Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Cố Vấn TT Trump Tấn Công Trực Diện Ý Thức Hệ Cộng Sản Trung Quốc

CỐ VẤN TT TRUMP TẤN CÔNG TRỰC DIỆN Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
DTV Thuyết Minh

DTV Thuyết Minh Tiếng Việt: Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien, một chiến lược gia hàng đầu của Tổng thống Donald Trump đưa ra bài phát biểu chấn động về ý thức hệ và các tham vọng toàn cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với các chính sác ứng phó của chính quyền TT Trump.

Xin mời quý vị theo dõi qua video



Mỹ Đẩy Mạnh Cuộc Săn Lùng Gián Điệp Trung Quốc


Ảnh minh họa. Các nhà nghiên cứu của Mỹ về virus corona đã được chính quyền cảnh báo về nguy cơ tin tặc, gián điệp Trung Quốc. © REUTERS - POOL

Covid-19: MỸ ĐẨY MẠNH CUỘC SĂN LÙNG GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC
Thùy Dương

Gián điệp Trung Quốc là chủ đề được báo chí Pháp nhắc đến nhiều trong những ngày qua, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung đặc biệt gia tăng trong tuần trước.

Các cường quốc gài gián điệp dọ thám lẫn nhau không phải là điều mới mẻ. Việc Mỹ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau làm gián điệp cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng điều đáng nói là trong vòng một tuần, Washington liên lục đưa ra ánh sáng các vụ tin tặc, gián điệp Trung Quốc dọ thám và đỉnh điểm là quyết định yêu cầu tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, Texas, đóng cửa, kéo theo đòn trả đũa của Bắc Kinh là đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.
Quyết định của Washington ngày 21/07/2020 về việc cho đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston như « tiếng sấm nổ bên tai ». Trên đài France Info ngày 25/07, bà Valérie Niquet, phụ trách cơ quan nghiên cứu châu Á, thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp, nhấn mạnh : « Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979 và kể từ khi Trung Quốc và Mỹ tái lập quan hệ, một tòa lãnh sự của Trung Quốc bị Mỹ yêu cầu đóng cửa ».
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Morgan Ortagu, giải thích quyết định của Washington là nhằm « bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các thông tin cá nhân của người Mỹ »,khẳng định « Hoa Kỳ sẽ không dung thứ cho việc Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Mỹ và đe dọa nhân dân Mỹ ».

Hàng loạt vụ bắt tin tặc, gián điệp Trung Quốc

Theo giới quan sát, cuộc chiến của Washingtion chống gián điệp Trung Quốc đặc biệt gia tăng giữa lúc khủng hoảng Covid-19. Chỉ trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 21/07, hàng loạt vụ việc liên quan đến gián điệp Trung Quốc bị Washington « lôi ra trước ánh sáng ».
Ngày 21/07, trong một thông cáo, bộ Tư Pháp Mỹ thông báo đã phát lệnh truy nã hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc (Xiaoyu Li) và Đổng Gia Chí (Jiazhi Dong). Hai người này hiện đang ở Trung Quốc và bị Mỹ cáo buộc đã tiến hành các cuộc tấn công tin tặc nhắm vào hàng trăm tổ chức phi chính phủ, công ty công nghệ cao, định chế và cơ quan hành chính của Mỹ và 10 quốc gia khác, trong đó có Đức, Anh, Bỉ, Úc, Nhật, Hàn Quốc … trong suốt hơn 10 năm. Phó giám đốc FBI, David L. Bowdich, khẳng định hai tin tặc này hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan tình báo Trung Quốc.
Ngày 23/07, bộ Tư Pháp Mỹ lại thông báo đã bắt giữ một người phụ nữ Trung Quốc tên là Juan Tang, 37 tuổi, chuyên gia về bệnh ung thư, đến học tập, nghiên cứu tại đại học California từ tháng 01/2020. Trước đây, bà Tang làm việc trong một quân y viện của Trung Quốc. Sau khi bị FBI phát giác dùng hộ chiếu giả, che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi xin visa nhập cảnh vào Mỹ nhằm mục đích dọ thám, Juan Tang đã đến ẩn náu ở lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco, nhưng cuối cùng, bà Tang cũng bị Washington bắt.
Các chưởng lý liên bang tố cáo bà Tang là sĩ quan và là nhà nghiên cứu của bệnh viện của lực lượng không quân Trung Quốc. Nếu bị tòa kết tội, Juan Tang sẽ phải chịu án tù giam lên tới 10 năm và nộp phạt 250.000 đô la. Trước khi bà Tang bị bắt, có ba nhà khoa học khác của Trung Quốc cũng bắt vì cáo buộc tương tự ở California và Indiana. Theo trang tin Fr 24 News, bộ Tư Pháp Mỹ nhận định các vụ đó mới chỉ là một phần nhỏ trong một mạng lưới lớn tại ít nhất 25 thành phố của Mỹ.
Đến ngày 24/07, bộ Tư Pháp Mỹ lại thông báo một công dân Singapore thú nhận trước một tòa án liên bang là đã làm gián điệp cho Trung Quốc thông qua việc dùng danh tính giả, tự nhận là người tuyển dụng nhân viên phục vụ chính phủ và quân đội Mỹ để thu thập và cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin nhạy cảm của Whasington.

Nghiên cứu Covid-19 : mục tiêu mới của tin tặc, gián điệp Trung Quốc

Trở lại vụ hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc và Đổng Gia Chí, theo bộ Tư Pháp Mỹ, ngoài các bí mật liên quan đến các vệ tinh của quân đội, pin mặt trời và hóa chất …, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc và Đổng Gia Chí đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp nghiên cứu vac-xin ngừa virus corona. Theo chưởng lý liên bang phụ trách hồ sơ, mới đây, hai người này đã tấn công vào một số doanh nghiệp ở California, chuyên về nghiên cứu vac-xin, điều trị và xét nghiệm tầm soát virus corona, cũng như hai doanh nghiệp công nghệ sinh học ở Maryland và Massachusetts.
Ngoài ra, phải kể đến tổ hợp y khoa lớn ở thành phố Houston, Texas, trong đó có đại học y Baylor và bệnh viện Houston Methodist. Đài France 24 cho biết các cơ quan tình báo Mỹ cũng khẳng định đại học Oxford của Anh và ngành công nghệ dược phẩm của Pháp, trong đó có cả hãng dược nổi tiếng Sanofi, cũng bị gián điệp Trung Quốc « nhòm ngó ».
Chính quyền Mỹ không nói rõ hai tin tặc Trung Quốc đã lấy được thông tin bí mật của các doanh nghiệp hay chưa, nhưng theo AFP ngày 22/07, ông John Demers, đặc trách các vấn đề an ninh quốc gia của bộ Tư Pháp, lo ngại là các vụ tấn công tin tặc hoặc các âm mưu tấn công mạng khiến công tác nghiên cứu, vốn đang rất cấp bách để có thể khống chế dịch bệnh, bị chậm lại.
Đài France Info ngày 25/07 trích dẫn ông Julian Barne, chuyên gia của New York Times, tác giả các bài điều tra về gián điệp Trung Quốc, theo đó kể từ khi virus corona xuất hiện, các hoạt động gián điệp đã tăng mạnh và « vào thời chiến tranh lạnh, người ta đánh cắp các bí mật quân sự và các bí mật về công cuộc chinh phục không gian … còn hiện giờ, mục tiêu lớn bị nhắm đến là các nghiên cứu về vac-xin. Các doanh nghiệp về công nghệ sinh học và dược phẩm bị nhắm đến, nhưng các trường đại học cũng vậy, vì đó là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu, và máy tính của các trường đại học thì dễ bị xâm nhập hơn. Khác với doanh nghiệp, trường đại học không có nhiều tiền để đầu tư vào an ninh mạng. »
Ngay từ hôm 13/05, cảnh sát liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ đã cảnh báo các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu về virus corona về nguy cơ bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Theo các nhà bình luận, rất hiếm khi cảnh sát liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ làm như vậy. Đến ngày 07/07, giám đốc FBI Christopher Wray tố cáo Trung Quốc đang tìm cách gây hại cho công tác nghiên cứu của Mỹ về Covid-19.
Theo các chuyên gia, những vụ phát giác liên tục trong tuần trước chỉ là « phần nổi của tảng băng chìm ». « Cuộc chiến gián điệp » của Mỹ chống Trung Quốc sẽ còn quyết liệt, nhất là trong bối cảnh cả thế giới đang ngóng chờ vac-xin, niềm hy vọng để vượt qua đại dịch. Không phải vô cớ mà cả chính quyền và các dân biểu Mỹ đều khẳng định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ thời Covid-19!  
Thùy Dương - RFI

Tin Tặc Trung Quốc Tấn Công Hãng Dược Mỹ Bào Chế Văc-Xin Ngừa Covid-19


Trụ sở hãng công nghệ sinh học Moderna Therapeutics tại Cambridge, bang Massachusetts của Mỹ - Ảnh: REUTERS

Reuters: TIN TẶC TRUNG QUỐC TẤN CÔNG HÃNG DƯỢC MỸ BÀO CHẾ VẮC -XIN NGỪA COVID-19

TTO - Nguồn tin độc quyền của Reuters cho biết phía Mỹ tin rằng tin tặc có liên quan chính phủ Trung Quốc đã tấn công hãng dược Moderna, hãng nghiên cứu phát triển văc-xin hàng đầu của Mỹ.

Theo Hãng tin Reuters, một quan chức an ninh Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động tấn công mạng từ Trung Quốc tiết lộ với họ về vụ tấn công mạng xảy ra với Moderna nhằm đánh cắp các dữ liệu.
Tuy nhiên do tính chất nhạy cảm của sự việc, Reuters không thể nêu tên vị quan chức và nguồn tin cũng chưa cung cấp được nhiều thông tin chi tiết hơn về sự việc.
Tuần trước Bộ Tư pháp Mỹ công bố cáo trạng ngày 7-7 với 2 công dân Trung Quốc là Li Xiaoyu và Dong Jiazhi bị buộc tội làm gián điệp ở Mỹ.
Trong số các mục tiêu bị những người này do thám trong cả chục năm qua ở Mỹ, có 3 mục tiêu gần đây liên quan tới công tác nghiên cứu y học nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Cáo trạng của tòa Mỹ nêu các tin tặc Trung Quốc đã "tiến hành do thám" với mạng máy tính của một hãng công nghệ sinh học ở Massachusetts, cũng là hãng trong tháng 1 công bố đang tiến hành nghiên cứu văcxin ngừa COVID-19.
Moderna là hãng công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts. Trong tháng 1 năm nay hãng này đã công bố có một ứng cử viên tiềm năng văc-xin ngừa COVID-19.
Hãng Moderna xác nhận với Reuters việc công ty này đã liên hệ với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và cũng đã được thông báo về "các hoạt động do thám thông tin" khả nghi của nhóm tin tặc được đề cập trong cáo trạng tuần trước của Bộ Tư pháp.
Người phát ngôn của Moderna cho biết công ty này vẫn rất cảnh giác trước các nguy cơ tấn công mạng, tiếp tục hợp tác với các cơ quan chức năng để đánh giá mức độ nguy cơ và bảo vệ các thông tin giá trị của họ.
FBI và Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ từ chối tiết lộ thông tin cụ thể về các công ty bị hacker Trung Quốc tấn công.
Hiện tại, văc-xin của hãng Moderna là một trong những văc-xin triển vọng được công bố sớm nhất và cũng là loại văcxin được chính quyền ông Trump kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho công cuộc kiểm soát đại dịch COVID-19.
Chính phủ liên bang Mỹ vẫn đang hỗ trợ Moderna trong quá trình phát triển văc-xin này với khoản đầu tư gần 1 tỉ USD và hỗ trợ công ty này thực hiện chương trình thử nghiệm quy mô lớn lên tới 30.000 người vừa bắt đầu trong tháng này.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực có thể trong cuộc đua tìm kiếm văc-xin ngừa virus corona toàn cầu.
Liên quan sự việc, đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nhắc lại những tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói "Trung Quốc từ lâu đã là một nạn nhân chịu nhiều tổn thất của nạn trộm cắp và tấn công mạng". Họ cũng khẳng định Trung Quốc "kiên quyết phản đối và chống lại" những hành động này.
Chính phủ Trung Quốc cho tới nay vẫn luôn khẳng định không liên quan tới bất cứ vụ tấn công mạng nào. Reuters cho biết người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc không trả lời những câu hỏi cụ thể họ nêu trong email.
TTO

Hydroxychloroquine Đã Có Thể Cứu 100 Ngàn Mạng Sống, Nếu Được Sử Dụng Cho Wuhan Coronavirus Pandemic



HYDROXYCHLOROQUINE ĐÃ CÓ THỂ CỨU 100 NGÀN MẠNG SỐNG, NẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC

Chuyên gia dịch bệnh Đại học Yale: Tiến sĩ Harvey Risch tuyên bố: Hydroxychloroquine đã có thể  cứu 100 ngàn mạng sống, nếu được sử dụng cho WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC.

Một giáo sư dịch tễ học tại Đại học Y khoa Yale cho biết hydroxychloroquine có thể đã cứu sống 100.000 người khỏi coronavirus nhưng nói thêm rằng loại thuốc chống sốt rét gây tranh cãi thay vào đó đã được sử dụng trong một cuộc chiến tuyên truyền. 

"Tôi nghĩ 75.000 đến 100.000 sinh mạng sẽ được cứu," Tiến sĩ Harvey Risch nói trong một cuộc phỏng vấn vào tối thứ ba với Fox News. Laura Ingraham sau khi cô hỏi liệu hàng ngàn sinh mạng có thể được cứu nếu một kho dự trữ hydroxychloroquine được phát hành.

Bây giờ, đây là một loại thuốc chính trị, không phải là thuốc y khoa và điều đó đã gây ra sự thiếu hiểu biết của người dân. Và tôi nghĩ rằng về cơ bản chúng ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến tuyên truyền chống lại sự thật y khoa, và màu sắc đó không chỉ là dân số, họ nghĩ như thế nào, mà còn là các vị bác sĩ, ông R Risch nói trước đó trong cuộc phỏng vấn.

Risch cũng đề cập đến các đồng nghiệp đã tố cáo sử dụng thuốc như một phương pháp điều trị cho bệnh nhân coronavirus. Có rất nhiều bác sĩ mà tôi đã nhận được sự nhận xét thù địch, nói rằng tất cả các bằng chứng đều không tốt cho nó, và trên thực tế, điều đó không đúng chút nào, ông R Risch nói, tuyên bố rằng thuốc có thể được sử dụng như một "phương pháp dự phòng" Cho chuyên viên tuyến đầu.

Tất cả các bằng chứng thực sự tốt khi nó được sử dụng trong điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, những người duy nhất thực sự nhìn thấy đó là cả số đống bác sĩ đang ở tuyến đầu điều trị cho những bệnh nhân đó trên khắp đất nước, và họ là những người có nguy cơ bị buộc không làm điều đó, ông Risch nói.

Tổng thống Trump đã mời chào hydroxychloroquine trong những ngày đầu của đại dịch và thậm chí tiết lộ vào tháng 5 rằng ông đã dùng thuốc như một biện pháp phòng ngừa chống lại WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC.

"Rất nhiều điều tốt đẹp đã xuất hiện. Và bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng người đang sử dụng nó, đặc biệt là các chuyên viên tuyến đầu, trước khi bạn nhận biết được nó. Các chuyên viên tuyến đầu có - nhiều, rất nhiều người đã, đang sử dụng nó. Tôi đã sử dụng nó, " ông nói vào ngày 18 tháng Năm.

Các cơ quan truyền thông chính thức, chuyên gia truyền thông đã chỉ trích rất cao việc sử dụng thuốc trong thời gian đại dịch vì một bằng chứng rõ ràng rằng nó có khả năng chống lại hoặc xua đuổi coronavirus.

"Mặc dù có kết quả tích cực từ việc sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine ở một số bệnh nhân nhập viện vì bệnh coronavirus 2019 (WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC), những lo ngại đã bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới về cách các loại thuốc này ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bệnh nhân, đặc biệt là tim", một thông báo cho biết. xuất hiện trên trang web American Journal of Managed Care hồi tháng 4 cho biết. "Các loại thuốc an toàn và hiệu quả của khu vực này đã bị loại bỏ do thiếu dữ liệu thực hành từ các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn."

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thậm chí đã đưa ra cảnh báo về việc sử dụng thuốc để điều trị coronavirus bên ngoài bệnh viện hoặc thử nghiệm lâm sàng, nói rằng nó có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim. FDA đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho phép các mẫu hydroxychloroquine được tặng cho Kho dự trữ quốc gia chiến lược được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC trong khi không có thử nghiệm lâm sàng, nhưng đã bị thu hồi vào tháng trước. FDA cho biết các tiêu chí pháp lý của họ đối với ủy quyền sử dụng khẩn cấp đã không còn được đáp ứng vì họ xác định loại thuốc này khó có hiệu quả trong điều trị coronavirus. FDA cũng lưu ý rằng loại thuốc này có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Một nghiên cứu được đánh giá ngang hàng được công bố trong tháng này từ Hệ thống Y tế Henry Ford cho thấy bệnh nhân coronavirus đã uống hydroxychloroquine trong khi được điều trị trong bệnh viện có nhiều khả năng sống sót. "Trong đánh giá đa bệnh viện này, khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC, điều trị bằng hydroxychloroquine đơn thuần và kết hợp với azithromycin có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến WUHAN CORONAVIRUS PANDEMIC.", tác giả của nghiên cứu viết.

Nguồn:





EU Trừng Phạt Trung Quốc Vì Luật An Ninh Hồng Kông


ảnh: Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels vào ngày 18/7

EU TRỪNG PHẠT TRUNG QUỐC VÌ LUẬT AN NINH HỒNG KÔNG, HƯỚNG TỚI LẬP TRƯỜNG CỨNG RẮN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
Khánh An dịch

(VNTB) – Brussels hạn chế xuất khẩu thiết bị mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đàn áp đồng thời đánh giá lại các thỏa thuận dẫn độ

BRUSSELS, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì cách xử lý các vấn đề liên quan đến Hồng Kông vào thứ ba, EU có lập trường đối với Bắc Kinh gần giống với lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Trump.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế xuất khẩu các thiết bị mà Trung Quốc có thể sử dụng để đàn áp và đánh giá lại các thỏa thuận dẫn độ sau khi Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia hà khắc lên Hong Kong. Vương quốc Anh, rời EU hồi đầu năm nay, gần đây đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông.
Các chính phủ EU sẽ làm việc để cư dân Hồng Kông có thể xin chiếu khán và tị nạn dễ dàng hơn. EU cho biết họ có thể thực hiện các bước tiếp theo vào cuối năm nay.
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với các lệnh trừng phạt, phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc tại EU nói rằng EU  nên ngừng can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông và nội bộ Trung Quốc. Người dân Hồng Kông là những người biết rõ nhất liệu hệ thống “một quốc gia hai chế độ” hiện có hoạt động tốt hay không và “đại đa số” người dân Hong Kong ủng hộ bộ luật này, phát ngôn viên này nói.
“Trung Quốc kiên quyết chống lại các động thái sai trái này và đã có những phản ứng nghiêm túc với phía EU,” người phát ngôn này nói.
Các lệnh trừng phạt của Châu Âu diễn ra cùng ngày khi các quan chức EU và Trung Quốc tổ chức một vòng đàm phán về một thỏa thuận đầu tư đã được thảo luận từ lâu mà khối này hy vọng sẽ giúp các công ty của họ tiếp cận rộng rãi và công bằng hơn vào thị trường rộng lớn này. Các quan chức EU đã nói rằng thái độ miễn cưỡng của Bắc Kinh trong các lĩnh vực đó gây nguy hiểm cho mối quan hệ.
Một tuyên bố của Trung Quốc nói cuộc đàm phán thành công và đôi bên đã đạt được sự đồng thuận về thỏa thuận đầu tư và các chủ đề khác.
Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết hai bên vẫn cần phải giải quyết các vấn đề gây rắc rối chẳng hạn như quy tắc có qua có lại trong cách đối xử với các công ty của chúng tôi.
EU năm ngoái đã xem Trung Quốc một đối thủ hệ thống và từ đó đã tăng việc sàng lọc các khoản đầu tư của Trung Quốc. Brussels đã cảnh báo Bắc Kinh rằng nếu không có thỏa thuận đầu tư, họ sẽ không ký kết với các hiệp định kinh tế mới.
Các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là các công ty Đức, dựa vào thị trường Trung Quốc để đạt được mức lợi nhuận và tăng trưởng mong muốn. Do đó, một sự rạn nứt sâu sắc như tình trạng của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như không thể xảy ra. Các chính phủ châu Âu cũng khác nhau về tư thế đối với Trung Quốc và ngay cả văn phòng EU đặc trách việc chống thông tin giả từ nước ngoài cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra một lập trường nhất quán đối với chính sách ngoại giao hung hăng của Trung Quốc.
Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy thái độ của EU đối với Trung Quốc đang dịch chuyển gần hơn với quan điểm của Hoa Kỳ, Brussels và Washington gần đây đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc tạo ra một kênh xuyên Đại Tây Dương mới để phối hợp các lập trường đối với vấn đề Trung Quốc. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã đề xuất diễn đàn này vào tháng trước và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nhanh chóng đồng ý.
Một khi chúng tôi tin tưởng rằng có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động, ông Pompeo nói sau khi tiếp nhận đề xuất của ông Borrell.
Một số quan chức châu Âu lo ngại EU có thể trở thành một công cụ để Hoa Kỳ đưa ra một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng hầu hết đều tin rằng Hoa Kỳ và châu Âu chia sẻ mối quan tâm chung về Bắc Kinh, cho dù EU muốn theo đuổi một chính sách riêng để giải quyết các mối quan ngại của mình.
Các cuộc thảo luận về việc tạo ra diễn đàn được Brussels xem như một thử nghiệm về mức độ hợp tác xuyên Đại Tây Dương có thể có về vấn đề Trung Quốc, một phần vì chính quyền Trump đã nhiều lần chỉ trích châu Âu trong ba năm qua và áp thuế đối với các sản phẩm của EU. Người châu Âu nhận thấy sự thừa nhận của Hoa Kỳ rằng Brussels không luôn làm theo yêu cầu của Washington trong vấn đề Trung Quốc là rất quan trọng đối với thành công của diễn đàn.
Các công việc chuẩn bị cho diễn đàn mới đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào tuần trước khi Phó Trợ lý Ngoại trưởng Philip Reeker, quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Châu Âu, đến Brussels để nói chuyện với các đối tác EU. Ông Pompeo cho biết ông muốn diễn đàn hoạt động trong tương lai gần.
Người châu Âu muốn tách các vấn đề thương mại với Trung Quốc vàcông nghệ như 5G ra khỏi các cuộc thảo luận xuyên Đại Tây Dương. Họ xem diễn đàn này là nơi cùng nhau phân tích các mối đe dọa do lập trường địa chính trị ngày càng hung hăng Trung Quốc gây ra và phối hợp việc đáp trả, hơn là một liên minh thực sự với một lập trường thống nhất, và cùng hành động.
Trước khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017, Washington và Brussels thường xuyên thảo luận về các vấn đề như vậy, các quan chức của cả hai bên cho biết, vì vậy trong một số cách, kênh này sẽ phục hồi các liên lạc bị đình trệ.
Đã rất khó khăn EU mới đạt được sự thay đổi lập trường về Trung Quốc, điều này phản ánh cách tiếp cận đồng thuận khối 27 quốc gia và ảnh hưởng kinh tế quan trọng của nó đối với châu Âu. Các quan chức EU cho biết họ không muốn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu toàn cầu đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.
Virus Corona đã  Châu Âu thay đổi nhanh, bắt đầu vài tuần sau khi đại dịch xảy ra vào giữa tháng ba. Chính quyền Trump đã nhanh chóng tập trung đổ lỗi cho Trung Quốc về việc phát tán virus nhưng châu Âu đã không đồng ý với Hoa Kỳ. Trung Quốc quảng bá lập trường của họ rằng nhiều quan chức châu Âu bị các thông tin sai lệch về đại dịch khiến họ thay đổi lập trường.
Vào tháng Tư, bộ phận chính sách đối ngoại của Brussels đã soạn thảo một báo cáo về thông tin giả liên quan đến Trung Quốc. Theo một thông tin nội bộ của EU, Bắc Kinh đã gây sức ép để báo cáo được giảm nhẹ xuống sau khi bị rò rỉ một phần báo cáo.
Sự phản đối xảy ra sau khi có thông tin rằng có khả năng EU tự kiểm duyệt trước áp lực của Trung Quốc khiến Brussels thay đổi lập trường của mình theo hướng cứng rắn hơn. Tháng trước, khối này đã đưa ra một kế hoạch chống lại thông tin giả mà lần đầu tiên ghi rõ tên thủ phạm là Trung Quốc, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể.
Vera Jourova, phó chủ tịch ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của khối này, nói rằng, nếu chúng ta có bằng chứng, chúng ta không nên né tránh việc nêu tên và làm cho thủ phạm xấu hổ.
Phái bộ Trung Quốc tại EU cho biết: Trung Quốc luôn phản đối việc tạo ra và phổ biến thông tin giả của các cá nhân hoặc tổ chức. Trung Quốc là nạn nhân của thông tin sai lệch.
Tranh chấp xung quanh báo cáo thông tin giả tháng 4 đã để lộ các quan điểm cạnh tranh nhau trong nội bộ Châu Âu về Trung Quốc. Một số người coi đó là mối đe dọa đối với dân chủ và cần chống đối kiên quyết.
“Chúng ta cứ đòi chơi cờ vua với họ trong khi họ đang đấu quyền anh,” ông Jakub Kalensky, người đã từng làm việc tại Ban Chống Tuyên Truyền của EU và hiện làm tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Điều Tra Kỹ Thuật Số của Ủy Ban Đại Tây Dương nói.
Những người khác ủng hộ một con đường ít đối đầu hơn nhấn mạnh đối thoại và thúc đẩy lợi ích kinh tế. Nhưng kể từ cuộc tranh chấp tháng Tư, ngay cả những người châu Âu ủng hộ sự cởi mở đã chấp nhận một đường lối cứng rắn hơn.
“Trung Quốc đã hành xử quá đáng. Sự hung hăng của Bắc Kinh đã giúp thuyết phục những người còn do dự,” một quan chức EUnói.
Trong khi nhiều quan chức châu Âu hy vọng vẫn có thể đu dây giữa Washington và Bắc Kinh, ngày càng có nhiều người cảnh báo rằng Trung Quốc, giống như Nga trước đó, đang tận dụng sự cởi mở của châu Âu để mua chuộc các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy lợi ích của họ.
Monika Richter, một nhà phân tích trước đây của Lực lượng đặc nhiệm East Stratcom, người gần đây đã bỏ việc vì cuộc tranh cãi trong việc xử lý các báo cáo về thông tin giả do Trung Quốc phát tán. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi tập trung quá mức vào việc cho Nga và Trung Quốc một phiên điều trần công bằng.
Khánh An dịch

Mỹ Cam Kết Giúp Nhật Giám Sát Tàu Trung Quốc


Một tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang có tranh chấp Trung-Nhật. Ảnh tư liệu do tuần duyên Nhật Bản chụp ngày 22/12/2015. AP

Biển Hoa Đông: MỸ CAM KẾT GIÚP NHẬT GIÁM SÁT TÀU TRUNG QUỐC
Trọng Nghĩa

Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản ngày 29/07/2020 đã cho biết sẽ giúp Tokyo giám sát các hành vi xâm nhập nhiều “chưa từng thấy” của tàu Trung Quốc vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Cam kết được đưa ra vào lúc tàu đánh cá Trung Quốc bị tình nghi là sẽ tràn ngập vùng biển Nhật Bản.

Phát biểu nhân một cuộc họp báo trực tuyến, tướng Kevin Schneider khẳng định: “Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp đỡ chính phủ Nhật Bản 100% để giải quyết tình hìnhở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.”
Theo vị tư lệnh Mỹ, nếu trước đây tàu Trung Quốc chỉ ra vào khu vực tranh chấp vài lần mỗi tháng, thì giờ đây “ta thấy là các chiếc tàu đó thực sự là ồ ạt tiến vào và thách thức quyền quản lý của Nhật Bản”.
Lực lượng tàu thuyền Trung Quốc bao gồm những đội tàu cá có khả năng sẽ tràn ngập vùng Senkaku/Điếu Ngư sau khi lệnh cấm đánh cá hàng năm mà Bắc Kinh áp đặt hết hiệu lực từ ngày 15/08 tới đây. Kèm theo đội tàu này là các tàu dân quân biển đội lốt tàu cá, được tàu hải cảnh, thậm chí tàu hải quân Trung Quốc đi theo bảo vệ.
Tướng Schneider đã tuyên bố như trên trong bối cảnh bản thân ông, cũng như nhiều quan chức cao cấp khác của Hoa Kỳ, đã chỉ trích Bắc Kinh lợi dụng lúc dịch Covid-19 đang hoành hành ở châu Á để đẩy mạnh các hoạt động áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại cả vùng Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.
Tư lệnh Mỹ không ngần ngại đánh giá rằng Trung Quốc đã có những hành vi “hung hăng và thâm hiểm”.
Không đầy một tiếng đồng hồ sau tuyên bố của phía Mỹ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng nhắc lại rằng “tất cả các đảo trong khu vực tranh chấp đều là lãnh thổ Trung Quốc” và kêu gọi các bên “duy trì sự ổn định trong khu vực".
Trọng Nghĩa - RFI

Mưa Tháng Bảy




Di Ngôn




Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Cuộc Chạy Đua Tìm Vắc-Xin Đang Tới Đâu?



Covid-19: CUỘC CHẠY ĐUA TÌM VẮC-XIN ĐANG TỚI ĐÂU?
Anh Vũ

Trong khi trận đại dịch Covid-19 đã làm gần 700 nghìn người thiệt mạng trên thế giới và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới từ nhiều tháng qua đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc chủng công hiệu, an toàn phòng ngừa Civid-19.  Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. Cùng lúc, các cường quốc cũng lao vào cuộc chạy đua khốc liệt nhằm tìm ra liều thuốc quý tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Trên thế giới hiện có bao nhiều « ứng viên vắc xin » ?

Trong ghi nhận gần đây nhất, ngày 24/07, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 « ứng viên vắc xin » đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người ( giữa tháng 6 chỉ có 11).
Ngoài các thử nghiệm đã tiến hành, WHO cũng đã thống kê được 139 dự án nghiên cứu vắc xin đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.
Đây là một tin tốt, vì như giải thích với AFP của ông Daniel Floret, phó chủ tịch Ủy ban tiêm chủng, thuộc Cơ quan Y tế cấp cao Pháp (HAS), «  càng có nhiều ứng viên vắc xin, và nhất là càng nhiều loại vắc xin, thì người ta lại càng có nhiều cơ may đạt được kết quả nào đó ».
Đa số các thử nghiệm nói trên vẫn còn đang trong « công đoạn 1 » ( tức nhằm đánh giá độ an toàn sản phẩm), hoặc ở «  công đoạn 2 »  ( thăm dò hiệu quả ).
Chỉ có 4 ứng viên vắc xin vào được vòng sâu hơn là « công đoạn 3 », tức là được đánh giá hiệu quả trên quy mô lớn. Ứng viên mới nhất là của công ty Mỹ Moderna. Công ty Mỹ đầu tuần này đã bắt đầu giai đoạn cuối, trong đó sẽ thử nghiệm trên 30 nghìn người tình nguyện.
Tiếp đến, dự án của Trung Quốc cũng bước vào công đoạn 3 từ giữa tháng 7. Đó là nghiên cứu của phòng thí nghiệm Sinopharm, đã được thử nghiệm ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, với trên 15 nghìn người tình nguyện. Dự án thứ 2 của Sinovac, thử nghiệm trên 9 nghìn nhân viên y tế Brazil, có đối tác là viện nghiên cứu Butantan của Brazil.
Dự án thứ 4 đang trong giai đoạn 3 là của châu Âu, do đại học Oxfortd hợp tác với công ty AstraZeneca ( Anh và Thụy Điển) tiến hành. Vắc xin đã được thử nghiệm ở Anh Quốc, Brazil và Nam Phi.

Các kết quả thử nghiệm hiện thế nào ?

Các kết quả sơ bộ của hai ứng viên vắc xin, một của đại học Oxford ( ở giai đoạn 1 và 2), và một của công ty Trung Quốc Cansino ( cho giai đoạn 2) đã được công bố hôm 20/07 trên tạp chí khoa học The Lancet. Kết quả được đánh giá khá khích lệ. Cả hai vắc xin đều tạo được «  phản ứng miễn dịch mạnh », sản sinh ra được kháng thể và bạch huyết bào T.  
Ngoài ra, hai vắc xin trên đều được người bệnh tiếp nhận tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. Các phản ứng phụ thường xảy ra khi tiêm vắc xin là đau đầu, sốt, mệt mỏi và đau ở  vết tiêm chủng.
Mặc dù vậy vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận. «  Người ta vẫn còn chưa biết các mức độ miễn dịch có thể bảo vệ trước nhiễm trùng, hay vắc xin này có thể bảo vệ những người yếu bị nhiễm nặng Covid-19 », một giáo sư virus học thuộc đại học Nottingham ( Anh Quốc) nhận xét.
Mặt khác, một nghiên cứu của Anh công bố hồi giữa tháng 7 nhắc nhở là miễn dịch dựa trên kháng thể có thể biến mất chỉ trong vòng vài tháng đối với trường hợp Covd-19. Điều này có nguy cơ làm phức tạp hóa việc triển khai vắc xin hiệu quả lâu dài.

Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt

Khắp nơi trên thế giới, tiến độ nghiên cứu vắc xin được thúc đẩy theo cách chưa từng có. Đặc biệt Trung Quốc, nơi virus SARS – CoV-2 xuất hiện, muốn là nước đấu tiên có vắc xin. Việc gây quỹ quốc tế cũng được nhiều nước tiến hành tấp nập. Điều đó cho phép các công ty có thể triển khai nhanh quy trình sản xuất công nghiệp cùng lúc với các công việc bào chế vắc xin. Bình thường thì hai quy trình trình này tách riêng với nhau.
Khác hẳn với châu Âu, Hoa Kỳ một mình một ngựa. Chính quyền Donald Trump đã mở chiến dịch «  Wapr Speed » ( Trên tốc độ ánh sáng) để tăng tốc quá trình triển khai vắc xin nhằm dành được ưu tiên tiếp cận vắc xin cho 300 triệu dân Mỹ. Để làm được như vậy, chính phủ Mỹ đặt cược vào nhiều nơi cùng một lúc, đầu tư hàng tỷ đô la cho các chương trình khác nhau.
Hôm 26/07, Nhà Trắng thông báo tăng gấp đôi tiền đầu tư, gần 1 tỷ đô la, để hỗ trợ công ty Moderna triển khai vắc xin. Vài ngày trước đó, liên minh hai công ty Đức - Mỹ BioNTech và Pfizer cho biết Washington có thể sẽ rót cho họ 1,95 tỷ đô la, nhằm bảo đảm có được 100 triệu liều trong trường hợp vắc xin của họ ra đời.
Cuộc chạy đua điên cuồng này còn mang dáng dấp của một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Anh Quốc, Ha Kỳ và Canada tố tình báo Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công tin tặc để chiếm hữu các nghiên cứu liên quan đến vắc xin. Tại Hoa Kỳ, hai người Trung Quốc đã bị buộc tội tương tự. Mátxcơva cũng như Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc đó.

Quá nhanh ?

"Để cho phép sử dụng một loại vắc xin phòng Covid-19, các thử nghiệm lâm sàng cần phải chứng minh được độ an toàn cao, tính hiệu quả và chất lượng tốt », Cơ quan quản lý Thuốc Châu Âu (EMA) cảnh báo.
Lý do là đi quá nhanh trong thử nghiệm lâm sàng có thể gây ra nhiều vấn đề về độ an toàn, chuyên gia Daniel Floret nhấn mạnh. Theo ông, « một trong những điểm mấu chốt là phải có bằng chứng cho thấy vắc xin không có khả năng kéo theo tình trạng kịch phát bệnh », tức là làm những người khi được tiêm chủng lại bị mắc bệnh nặng.
Điều này đã xảy ra khi thử nghiệm với khỉ trong các lần triển khai vắc xin phòng bệnh MERS-CoV và SARS, cũng do hai chủng virus corona gây ra. Ở người, hiện tượng mắc bệnh nặng khi tiêm chủng cũng đã xảy ra trong những năm 1960 với một số loại vắc xin phòng sởi, hay bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các vắc xin này sau đó đã bị hủy bỏ.

Mùa thu này, hay sẽ không bao giờ có vắc xin?

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu EMA nhận định « có thể ít nhất phải đợi đến đầu năm 2021, một loại vắc xin phòng Covid-19 mới có và được sản xuất với số lượng đủ dùng cho cả thế giới ».
Những người lạc quan nhất, bắt đầu là một số hãng dược, bảo đảm mùa thu này có thể có vắc xin, nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin là phải đợi ít nhất đến quý đầu 2021. Đạt được thời hạn mùa thu này có vắc xin thì quả là điều thần kỳ, vì bình thường để cho ra đời một loại vắc xin mới phải mất nhiều năm. Tuy thế vẫn có kịch bản tồi tệ nhất đó là vắc xin sẽ không bao giờ được ra đời.
Cho dù các nghiên cứu có thể đi đến đích với thời hạn dài hay ngắn, vẫn còn một câu hỏi cuối cùng, rất quan trọng : Liệu mọi người có chấp nhận tiêm vắc xin trong tâm lý hoài nghi ngày càng lớn đối với việc tiêm chủng ?
« Như đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đợt dịch sởi, chúng ta đã không trả lời được các lo ngại của mọi người về vắc xin. Nếu chúng ta không rút ra bài học từ những sai lầm trước, toàn bộ chương trình tiêm chủng phòng virus corona đã bị kết liễu trước rồi », Phoebe Danzger, một bác sĩ nhi khoa Mỹ cảnh báo trong một diễn đàn mới đây đăng trên New York Times.
Việc triển khai vắc xin chỉ là một phần giải pháp. Việc chấp nhận rộng rãi các loại vắc xin cũng rất cần thiết, các chuyên gia Mỹ thuộc đại học Johns Hopkins và đại học Texas đã nhấn mạnh trong một báo cáo đầu tháng 7.
Theo AFP và Le Monde

Ai Hạnh Phúc Nhất Thế Gian?



AI HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIAN?
Như Nhiên

Có một con quạ đen sống ở trong rừng, và nó vô cùng thỏa mãn với cuộc sống của nó.

Cho đến một hôm nó nhìn thấy thiên nga…

“Thiên nga thật trắng, còn mình thì đen sì…”, nó tự nhủ.
Nó bèn tiến lại gần thiên nga và nói: “Cậu chắc là loài chim hạnh phúc nhất trên đời”.

Thiên nga nghe vậy bèn nói: “Thực ra tôi vẫn nghĩ tôi là loài chim hạnh phúc nhất trên đời, cho đến khi tôi nhìn thấy vẹt, chú ấy có những hai màu sắc sặc sỡ. Nên theo tôi, vẹt mới là loài chim hạnh phúc nhất thế gian này.”

Sau đó, quạ bèn đi tìm vẹt.
Vẹt nói: “Tôi cũng đã từng sống rất hạnh phúc, cho đến khi tôi nhìn thấy bác Công. Tôi thì chỉ có hai màu, bác ấy thì có đủ các màu sắc sặc sỡ.”

Quạ bèn đến bên bác Công và nói: “Bác Công à, bác thật là đẹp. Ngày nào cũng có hàng ngàn người ghé thăm bác trong khi nhìn thấy cháu thì họ chỉ xua đi. Có lẽ bác là loài chim hạnh phúc nhất trên đời.”

Bác Công trả lời: “Ta đã luôn nghĩ mình là loại chim hạnh phúc nhất trên đời… Nhưng chỉ vì vẻ đẹp bề ngoài mà ta suốt ngày bị giam cầm trong lồng sắt. Ta đã nghĩ rất nhiều và cảm thấy rằng, chỉ có loài quạ là không bao giờ bị giam cầm. Vì vậy suốt mấy ngày qua, ta đã nghĩ ước gì mình là một con quạ đen. Có thể tung cánh bay lượn khắp thế gian này.

Quạ nghe vậy hết sức ngạc nhiên và ... bừng tỉnh.

So đo chi với cuộc đời
Dành thời gian đó ngồi chơi với mình
Lao đao bởi tại cái nhìn
Hạnh phúc nơi mình, Ai biết, trọn vui!

Như Nhiên
TTT

Tiền Lấy Từ Đâu Để Chính Phủ Mỹ Phát Cho Dân?



TIỀN LẤY TỪ ĐÂU ĐỂ CHÍNH PHỦ MỸ PHÁT CHO DÂN?
Dương Hoài Linh


Đó là tiền mà cục dự trữ liên bang Mỹ FED mua trái phiếu của chính phủ Mỹ. Vừa qua FED đã mua 500 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ cộng thêm 200 tỷ tài sản thế chấp. 

Câu hỏi là tại sao các nước khác như Trung cộng và Việt Nam không thể làm như Mỹ?

Câu trả lời là chỉ có nước Mỹ mới có chuyện cơ quan phát hành tiền độc lập hoàn toàn với chính phủ.

Các chính phủ khác như Trung cộng và Việt Nam thì Ngân hàng nhà nước trung ương và chính phủ là một. Nếu tùy tiện in tiền thì sẽ xảy ra lạm phát và siêu lạm phát dẫn đến sụp đổ thể chế.

Nguyên tắc lấy tiền của Mỹ là:


Nếu thiếu tiền quốc hội sẽ cho phép nâng trần nợ công lên. Ví dụ lâu nay đã nợ 20 ngàn tỷ giờ xảy ra đại dịch quốc hội cho phép nợ 21 ngàn tỷ. Như vậy ông Trump sẽ có 1 ngàn tỷ để chi tiêu.

Ông Trump sẽ phát hành trái phiếu với tiền lời cho phép để dân giàu Mỹ hoặc các nước mua vào. Nếu không ai mua cả thì Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ mua bằng cách gom về và phát hành bằng tiền giấy tung ra thị trường.

Câu hỏi là FED sẽ lấy gì bảo chứng mà không sợ bị lạm phát? Ngoại tệ? Không. Vàng: chỉ khoảng 500 tấn chẳng bỏ bèn gì.


Tài sản để bảo chứng đó là: 90 ngàn tỷ của 1% dân giàu nhất nước Mỹ. Tiền này nằm trong các tài khoản ngân hàng dưới dạng credit tín dụng và nằm trong các bất động sản hoặc giá trị của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn.

Bởi vì số tiền 700 tỷ USD mà FED dùng để phát hành tiền mặt đó rất nhỏ so với 90 ngàn tỷ mà dân Mỹ có trong tay nên FED chẳng hề lo lạm phát.

Chính phủ Mỹ lấy gì để trả khoản nợ 700 tỷ đã vay này?


Chính là ở khả năng thu thuế của dân Mỹ những năm về sau khi kinh tế phục hồi trở lại. Sau này nếu có tiền nhờ tăng trưởng kinh tế chính phủ sẽ lấy tiền thuế trả dần để giảm trần nợ công.


Do vậy dân Mỹ cứ yên tâm mà xài. Tiền mà ông Trump ký check cho họ cũng là tiền mồ hôi nước mắt của họ được ứng trước mà thôi. Chính phủ Mỹ là chính phủ do dân bầu cho nên sẽ tồn tại vĩnh hằng. Từ đó không hề có chuyện nó vỡ nợ để chạy làng bất kỳ một chủ nợ mua trái phiếu nào.

Dương Hoài Linh

Khu Thương Mại Lớn Nhất Của Người Việt Tỵ Nạn Miền Đông Hoa Kỳ Bị Đập Phá


Nhà hàng Hương Việt bị đập phá

VATV | Eden Center: KHU THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN MIỀN ĐÔNG HOA KỲ BỊ ĐẬP PHÁ
SBTN-DC

Vào sáng sớm thứ Ba 28 tháng 7 năm 2020, tại trung tâm thương mại Eden một số các cửa hàng bị đập phá cửa kiếng. Trong số này có Mì La Cay Chợ Lớn, Hương Việt Restaurant, Tàu Hủ Thanh Sơn, Kim Phụng Bakery, Nhà Hàng Four Seasons  Tiệm Bánh Hương Bình.


Theo Phóng Viên Bích Phượng, SBTN-DC/VATV, cho biết hệ thống camera bên trong nhà hàng Hương Việt đã thu được một số hình ảnh những kẻ phá hoại đột nhập vào bên trong nhà hàng vào khoảng 3 giờ sáng. Các can phạm đã đi vào bên trong nhà hàng Hương Việt nhưng không lấy hiện kim. Anh Gia Huỳnh, nhà hàng Hương Việt, cho biết 3 người lạ vào nhà hàng, đi vào bếp rồi vào văn phòng làm việc lục đồ. Sau đó vào quầy nước nơi có "cash machine”. Trong ba người có một người bị thấy mặt nhưng chưa lấy được video. Sau đó 3 người đi ra, liền lập tức Anh gọi cảnh sát. Trong vòng 3 phút thì cảnh sát đến hiện trường nhưng không bắt kịp. Theo chia sẻ Anh Gia Huỳnh với Phóng Viên của Bích Phượng thì họ là 3 người đàn ông dân bản xứ hình tướng cao lớn hơn người Á Châu. Ba can phạm mặc áo loại có nón trùm lên đầu (hoodie sweatshirt). Vì không có đèn nên không nhận rỏ mặt. Theo Anh Gia Huỳnh, các tiệm bị đập cửa kiếng sau khi kiểm soát không bị mất gì hết. Ngay cả một cái bóp và một số tiền mặt để dành thối cho khách hàng, khoảng trên một trăm Mỹ Kim, cũng không bị mất. Anh Gia Huỳnh xác định là không mất bất cứ món gì trong nhà hàng.


Phóng Viên Bích Phượng cho biết, có thể họ không đọc các bản thông báo ở ngoài hay không biết nên đã đập cửa kiếng nhà hàng Hương Việt và Four Seasons (Going Out Of Business). Hai nhà hàng này đã đóng cửa từ khi dịch Covid-19 bắt đầu. Riêng nhà hàng Hương Việt thì chủ nhân định mở cửa vào ngày 1 tháng 8 nhưng bị tai nạn này thì chưa biết quyết định sẽ như thế nào. Theo một vài đồng hương, bên ngoài khu thương mại Eden, khoảng 1 dậm (mile) về hướng Tây trên đường 50, rồi quẹo trái đường Annandale, nhà hàng Bếp Việt ngay bên tay phải cũng bị đập cửa kiếng.


Cuối cùng Phóng Viên Bích Phượng cho biết mọi việc trong vòng điều tra nên cánh sát không cho biết tin tức. Nhưng số đông đồng hương đã lên tiếng phản đối mạnh trên facebook. Sự đập phá ở Eden Center thì kẻ lạ chỉ đập phá nhà hàng và tiệm bán thức ăn ở khu mặt tiền nhộn nhịp nhất của khu thương mại Eden. Họ không lấy thức ăn hay trộm tiền mặt. Nguyên nhân nào đã khiến cho những kẻ phá hoại đến khu thương mại Eden? Ngay trong ngày thứ Ba, các nhà hàng và tiệm bán thức ăn đã thay lại các cửa kiếng. Hy vọng mọi sinh hoạt sẽ trở lại bình tuy trong lòng mọi người còn lo lắng và chờ tin tức cập nhật của nhà chức trách.

SBTN-DC

Xin mời quý vị xem video