Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Đại Hội CHSLTPY Kỳ 10 - Thông Báo Số 5




THÔNG BÁO SỐ 5

Kính thưa quý thầy cô, các bạn và thân hữu,

Theo dự định ĐH10 CHSLTPY được tổ chức tại CANCUN và sẽ diễn ra vào ngày 01/10/2020 cho đến 06/10/2020, nhưng vì bệnh dịch Covid-19 đang lây lan khắp nơi trên thế giới và trong đất nước Hoa Kỳ, tạo ra nhiều xáo trộn và bất an trong cuộc sống, cho đến nay vẫn chưa trở lại bình thường, làm cho các tổ chức họp mặt không thể được tiến hành, và ĐH CHSLT PY kỳ 10 cũng thế.

Theo tình hình nói trên, việc tổ chức ĐH10 CANCUN sẽ không diễn ra như đã dự định, ban tổ chức vẫn luôn cân nhắc để tìm ra giải pháp tốt nhất và mới gần đây vào ngày 12/06/2020 ban tổ chức ĐH10 đã họp để quyết định lần cuối với thành viên tham dự gồm có:
Ban Tổ Chức:
- Lê văn Thọ (Trưởng ban) - TX
- Đỗ Trọng Tiên (Phó ban Ngoại vụ) - CA
- Lý Đình Tú (Phó ban Nội vụ)  - CO
- Trần Hoàng Thân (TTK) - CA
- Hàng Tuyết Hương (Thủ Quỹ) - CA
Ban Cố Vấn:
- Võ Thái Sắc - LA
- Bs. Benjamin Trương (Phong) - CA
- Nguyễn Văn Phú - TX
Trong buổi họp đưa ra hai phương pháp:
1- Vẫn giữ dự án cũ và dời lại cho tháng 10 năm tới.
2- Hủy bỏ dự án cũ và sẽ tổ chức vào năm 2021 tùy theo điều kiện thích hợp.
Cuối cùng đại đa số chọn giải pháp số 2.

Vậy ĐH10 CANCUN 2020 được hủy bỏ. Chiếu theo tinh thần của buổi họp 12/6/2020, BTC ĐH10 đã gởi văn thư cho nơi chúng ta ký hợp đồng, chiếu theo điều 03 phần A của hợp đồng, chúng ta sẽ chịu một số tiền phạt, có thể là 50 Mỹ Kim/người (chúng ta đã ghi danh cho 180 người, tổng số tiền phạt có thể lên tới $9,000.00) và đã đóng deposite trước là $19,600.00. Hiện giờ mình đang chờ chi tiết để kết toán từ nơi chúng ta ký hợp đồng.  

Tuy việc tổ chức ĐH10 CANCUN không được thực hiện vì tình hình dịch, Ban tổ chức cũng xin chân thành cảm tạ quý mạnh thường quân, quý thầy cô, và các bạn đã ủng hộ cho ĐH10 CANCUN trong thời gian qua, nhất là các bạn đã tình nguyện đóng tiền toàn phần để cho có một số tiền deposit trong bước đầu.
Các vị đã đóng tiền deposite cho đại hội sẽ được BTC gởi trả lại sau khi ban tổ chức kết toán hợp đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những thông báo cập nhật kế tiếp. Rất mong quý vị thông cảm!

Cuối cùng toàn thể anh chị em trong BTCĐH10 kính chúc quý thầy cô, các thân hữu, và các cựu học sinh liên trường luôn dồi dào sức khỏe và bình an.

Trân trọng thông báo.

Houston 25/08/2020
Lê Văn Thọ, Trưởng Ban Tổ Chức 




Trao Thân

TRAO THÂN
Thiền Định




TRAO THÂN

Cảm xúc yêu đương muốn được thăng hoa gấp bội. Nó thúc đẩy kết hợp với cảm xúc tự nguyện. Sự cộng hưởng này sẽ tăng tới mức cao nhất khi hai bên chấp nhận trao thân cho nhau, ước muốn thắt chặt quan hệ với nhau, mà thực chất chính là tình trạng muốn tương tác cao độ và ràng buộc cảm xúc của nhau. Sự kết hợp này nếu không đứng trên nền tảng của một tình thương đích thực thì đó chỉ là một sự lợi dụng hay một sự đổi chác cảm xúc. Và đó chính là điểm khác biệt của tình yêu - vừa muốn hưởng thụ cảm xúc mà cũng vừa muốn chịu trách nhiệm cho cuộc đời nhau.

Vậy mà khi quyết định trao thân, ta thường chỉ quan tâm tới cái khát khao muốn được nếm trải cảm xúc bay bổng nhất của tình yêu mà không hề ý thức (hoặc ý thức một cách mơ hồ) về trách nhiệm.

Tình yêu cũng vô ngã. Tình yêu cũng được tạo ra từ những thứ phi tình yêu. Nghĩa là không có cái gọi là tình yêu, nếu nó chỉ đứng riêng một mình. Vậy mà khi  yêu đương, người ta lại sẵn sàng gạt bỏ những yếu tố gắn bó mật thiết xung quanh, quên hết bổn phận trách nhiệm, chỉ sống theo cái tôi nông nổi nhất thời.

Dưới ánh sáng của tỉnh thức, những năng lượng tích cực như yêu thương hay trách nhiệm sẽ được khơi dậy.

Thương: Chân thật
Thương nhau trăm sự chẳng hề
Một ngàn chỗ lệch cũng kê cho vừa

Nhẫn: Trao Nhẫn cho nhau trong ngày vui nhất đời của lứa đôi như nhắc nhở.
Bên thẳng thì bên phải chùng
Hai bên cùng thẳng thì cùng đứt giây
Chồng giận thì vợ ít lời
Cơm sôi lửa nhỏ suốt đời không khê

Hòa: Nghe gặt, nói gieo, nhìn nhẫn, ngửi thương, nếm hòa, nuốt đạo.

Ai củng có khuyết điểm lẫn ưu điểm, thay vì nhìn nhau (bói ra ma, quét nhà ra rác), hãy cùng nhìn về một hướng (cùng chung sở thích). Thay đổi cách nhìn, đôi bên sẽ hòa hợp với nhau trong cùng một tầng số rung cảm.

Râu tôm và ruột bầu là những thứ coi như vất đi, tuy nhiên ca dao bình dân khéo hòa hợp như sau.

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Xả: Ông xả, và bà xả

Ông cũng Xả, và bà cũng xả hay buông, bỏ qua Nhửng OPTICAL DELUSION (ILLUSION, PARANOIA) OF OUR CONCIOUSNESS trong ngục tù thành kiến của đời sống.

"Trao thân gửi phận" là nguyên tắc rất trí tuệ để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi. Chỉ khi nào ta chính thức "gửi phận" thì mới chấp nhận "trao thân". Hai cái này không thể tách rời nhau được. Vì vậy, lễ cưới cũng trở nên quan trọng và cần thiết để gia đình, bạn bè, chòm xóm cùng chứng minh ngày ta chính thức trao trọn cuộc đời cho nhau. Năng lượng tập thể sẽ tiếp thêm sức mạnh, giúp ta vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trong đời sống hôn nhân. Nghĩ đến ngày đó, ta sẽ ít dám quyết định bỏ nhau khi chưa kịp lấy đủ sức để đi tiếp.

Chỉ có người hết lòng kính trọng ta mới có ý thức trách nhiệm với cuộc đời ta. Mà chịu trách nhiệm với nhau chính là đã yêu thương nhau đích thực rồi.

Kính trọng là nền tảng của đạo đức, là điều kiện không thể thiếu để thiết lập nền hòa bình của nhân loại. Vì khi kính trọng nhau thì những ý niệm lấn lướt hay xâm phạm quyền lợi của nhau sẽ không có cơ hội phát triển. Ta thấy được sự tồn tại của mình có liên quan mật thiết đến sự có mặt của mọi đối tượng, nên ta sẽ dùng sự tử tế và lòng chân thành để đối xử với nhau. Cách đối xử ấy là thuận theo nguyên tắc điều hợp tự nhiên của vũ trụ, mỗi cá thể đều bình đẳng với nhau vì đều được sinh ra từ một bản thể.

Đã là vợ chồng, nhưng mỗi khi liên hệ xác thân họ vẫn giữ gìn nhiều thủ tục rất trang trọng, để cho đối phương hiểu rằng: hai thể xác chỉ hòa quyện, khi hai tâm hồn đã thật sự hòa quyện. Thế nhưng, cụ Nguyễn Du lại có những vần thơ rất lạ: "Trong khi chắp cánh liền cành/ Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên" (Truyện Kiều). Quả thật, nếu thiếu sự tinh tế, thấu hiểu và trao nhau đầy đặn ân tình, thì đằng sau lớp cảm xúc thăng hoa kia sẽ phát sinh niềm khinh rẻ rất lớn về sự thèm khát vô độ hay sự buông mình dễ dãi của nhau. Sự thất kính này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những xung đột chẳng đáng vào đâu trong đời sống lứa đôi. Nên có thể nói thỏa mãn dục vọng chính là sự ích kỷ hoàn hảo nhất. Vì tuy được hưởng thụ nhưng lại thấy mình bị thiệt thòi ngay sau màn kết thúc.

Nếu đã thấy được khổ đau do hành vi thỏa mãn nhục dục không đúng nguyên tắc gây ra, thì từ nay ta hãy cam kết sẽ không trao thân với người không phải là vợ hay chồng của mình. Ta không tán thành kẻ phản bội lời cam kết hôn phối và còn học theo tinh thần trách nhiệm bảo vệ tiết hạnh và an toàn cho mọi người. Ngoài ra, ta còn quyết tâm ngăn chặn không cho thói tà dâm tiếp tục gây ra đổ vỡ gia đình và xã hội. Nếu tất cả các bạn trẻ ở khắp mọi nơi đều thực tập được như thế thì thế giới sẽ tiết kiệm được một nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng ấy dành để tạo dựng lại nếp sống văn minh tâm hồn.

Năm điều răn không được làm:
Sex misconduct, Steal, Kill, Intoxicate, Lie

Ôi đóa hoa thơm ngát
Đang nở nụ cười xinh
Nhìn nhau trong cẩn trọng
Đẹp thay những ân tình.

Xuân Nguyễn chia sẻ

Phân Ưu BS Trần Vĩnh Thái - Hội Trưởng CHS Võ Trường Toản Bắc Cali





Nước Mỹ: Thử Nghiệm Lâm Sàng Vaccine Ngừa Covid-19 Tiến Sang Giai Đoạn 3 Trong Thời Gian Ngắn Kỷ Lục


Một bệnh nhân được tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19... (AP Photo/Ted S. Warren, File)

Nước Mỹ: TỬ NGHIỆM LÂM SÀNG VACCINE NGỪA COVID-19 TIẾN SANG GIAI ĐOẠN 3 TRONG THỜI GIẮN KỶ LỤC
Thanh Long

Thử nghiệm vaccine của công ty Moderna đang bước vào giai đoạn 3 - thử nghiệm lâm sàng, theo thông cáo của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) hôm thứ hai ngày 27/7.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới có loại vaccine ngừa Covid-19 được tiến hành thử nghiệm tới giai đoạn 3.
Vaccine nói trên (có tên mRNA-1273) được phát triển bởi Tập đoàn Moderna, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, cùng với Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID).
Thử nghiệm lâm sàng cho giai đoạn 3 của loại vaccine này sẽ diễn ra tại các điểm nghiên cứu lâm sàng tại Hoa Kỳ, có khoảng 30.000 người - trên 18 tuổi và không nhiễm COVID-19 - đã đăng ký làm tình nguyện viên cho thử nghiệm.
Theo thông cáo báo chí, những tình nguyện viên thử nghiệm này sẽ được tách thành hai nhóm để được cấp vaccine hoặc giả dược. Hai mũi tiêm riêng biệt chứa 100 microgam vaccine, hoặc dung dịch giả dược, sẽ được trao cho các tình nguyện viên, cấp cách nhau 28 ngày. Hơn nữa, thử nghiệm này sẽ là thử nghiệm mù, trong đó cả tình nguyện viên và các nhà nghiên cứu sẽ không biết ai được trao vaccine hoặc giả dược.
“Chúng tôi rất vui mừng vì đã được bắt đầu nghiên cứu COVE (coronavirus efficacy) giai đoạn 3. Chúng tôi vô cùng biết ơn nỗ lực của rất nhiều người trong và ngoài công ty để đưa chúng tôi đến mốc thời điểm quan trọng này. Chúng tôi mang ơn những người tham gia và các nhà nghiên cứu, những người bắt đầu dự án COVE. Chúng tôi mong muốn thử nghiệm này sẽ cho kết quả là vaccine của chúng tôi có thể ngăn chặn được COVID-19, để chúng ta có thể đánh bại đại dịch này”, ông Stephane Battery - CEO của Moderna phát biểu.
Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID, cho biết trong thông cáo báo chí của NIH rằng: mRNA-1273 đã trải qua thành công các giai đoạn thử nghiệm trước đó, cho thấy vaccine này được coi là an toàn và có đáp ứng miễn dịch, vaccine trên đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn thử nghiệm thứ 3 - với cộng đồng tham gia trên diện rộng.
Tạp chí Y học New England đã công bố một báo cáo về thử nghiệm vaccine trên, cho thấy những người tham gia bị tác dụng phụ nhẹ như mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, cũng như đau ở vị trí tiêm vaccine, tuy nhiên đó là tác dụng phụ chấp nhận được và vaccine vẫn được coi là an toàn.
Thử nghiệm kiểm soát giả dược được tiến hành nghiêm ngặt, ngẫu nhiên, được thiết kế để xác định xem vaccine có thể thực sự ngăn ngừa được COVID-19 hay không, và việc bảo vệ như vậy có thể kéo dài được bao lâu, theo thông cáo báo chí.
Theo ông Francis S. Collins, Giám đốc NIH, việc tìm ra một loại vaccine chống COVID-19 hiệu quả và có thể phân phối nó ra công chúng vào cuối năm 2020 có thể là một mục tiêu xa vời, nhưng đó là điều mà người dân Mỹ cần phấn đấu hướng tới.
“Việc có thể tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 tới nay là trong thời gian ngắn kỷ lục nhưng vẫn duy trì các biện pháp an toàn nghiêm ngặt, đây là nhờ phát huy tối đa sự khéo léo của người Mỹ và là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều cơ quan, viện nghiên cứu khi cùng hướng tới mục tiêu chung”, ông Collins nói.
Nhờ có sự lãnh đạo của Tổng thống Trump và sự làm việc chăm chỉ của các nhà khoa học Mỹ, vaccine do NIH và Moderna phát triển đã đạt được thử nghiệm giai đoạn 3 này với tốc độ kỷ lục, theo Alex Azar, thư ký Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
Thanh Long
- Theo The Epoch Times.

Covid-19: Những Ứng Viên Sắp Sửa Về Đích Trong Cuộc Đua Tìm Kiếm Vaccine


Một bác sĩ xem xét các mẫu protein tại các phòng thí nghiệm Novavax ở Rockville, Md. - một trong những phòng thí nghiệm đang phát triển vaccine cho virus Corona Vũ Hán, vào ngày 20/3/2020. (Andrew Caballero-Reynold / AFP / Getty Images)

Covid-19: NHỮNG ỨNG VIÊN SẮP SỬA VỀ ĐÍCH TRONG CUỘC ĐUA TÌM KIẾM VACCINE
Hương Xuân

Cuối tháng 7/2020 chứng kiến sự xuất hiện của 2 ứng cử viên bước vào giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm - trong cuộc đua chế tạo vaccine chống COVID-19...
Một cuộc đua với tốc độ kỷ lục. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt lịch sử nghiên cứu và chế tạo vaccine. Cuộc đua này là để tìm ra vaccine chống lại virus ĐCSTQ, thủ phạm của hàng trăm nghìn cái chết trên thế giới cùng hàng chục triệu ca nhiễm - chỉ trong vỏn vẹn hơn nửa năm.
Góp mặt trong cuộc đua hiện nay là hơn 100 loại vaccine chống COVID-19 đang được phát triển. Mười trong số đó đang trong quá trình đánh giá lâm sàng, nhưng chỉ có 2 ứng viên bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm - giai đoạn 3. Giai đoạn 2 có khá nhiều ứng cử viên, nhưng chỉ có 2 sản phẩm là sáng giá. Bốn thí sinh này đến từ các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Anh Quốc.

#4 - CanSino của Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh

Trong giai đoạn 2 của thử nghiệm, mũi tiêm được phát triển bởi CanSino Biologics của Trung Quốc tạo ra phản ứng miễn dịch ở gần 508 tình nguyện viên, dữ liệu được công bố hôm 20/7 trên tạp chí The Lancet.
Đa số người tham gia nghiên cứu có khả năng miễn dịch cao trước virus Ad5-nCoV, một loại virus cảm lạnh thông thường (adenovirus) được biến đổi gen để tạo ra S-protein của COVID-19. Cũng có phản biện cho rằng, việc tiếp xúc rộng rãi với virus vectơ mà CanSino chọn có thể hạn chế tính hữu ích của vaccine. 
Giai đoạn 1 của thử nghiệm vaccine CanSino được thực hiện tại Vũ Hán hồi tháng 3, trên 108 người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi 18-60. Giai đoạn 2 được thiết lập với sự tham gia của 500 người lớn: 250 người được tiêm liều trung bình của vaccine - liều đã được thử nghiệm ở trong giai đoạn 1, 250 người còn lại được tiêm liều thấp.

#3 - ChAdOx1 nCoV-19 của Đại học Oxford và AstraZeneca

ChAdOx1 nCov-19 là ứng cử viên đến từ Anh Quốc, cụ thể là từ trường đại học Oxford. Vaccine này cũng được chế tạo dựa phiên bản suy yếu của adenovirus, virus cảm lạnh thông thường gây nhiễm trùng ở tinh tinh, được biến đổi gen để không thể nhân lên ở người.
Giai đoạn 1 của thử nghiệm này được tiến hành hồi tháng 4 với hơn 1.000 mũi tiêm chủng. Giai đoạn 2 đã diễn ra vào tuần cuối của tháng 5 với quy mô rộng lớn hơn - ở các nhóm tuổi 56-69, trên 70 tuổi, và trẻ em 5-12 tuổi. Quy mô này là do các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem: liệu có sự khác biệt nào về độ tuổi trong việc đáp ứng với vaccine hay là không. Thử nghiệm giai đoạn 3 của ChAdOx1 sẽ được thực hiện với quy mô lớn ở nhóm trên 18 tuổi.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được thiết lập và thu hút tổng cộng hơn 10.000 người trên khắp Vương quốc Anh. Nếu hiệu quả, vaccine sẽ được sản xuất và phân phối cùng với tập đoàn dược phẩm AstraZeneca.

#2 - CoronaVac của công ty dược phẩm tư nhân Sinovac tại Trung Quốc

CoronaVac được phát triển bởi công ty Sinovac của Trung Quốc. Là đồng hương của CanSino, nhưng CoronaVac là chủng vaccine được phát triển dựa trên phiên bản bất hoạt của chính SARS-CoV-2. Đây phương pháp chế tạo vaccine rất truyền thống, một phương pháp đã chứng minh là thành công trong lịch sử.
Ngày 21/7, CoronaVac đã nhanh chân bước vào giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 3, giai đoạn cuối của thử nghiệm sẽ không tiến hành tại Trung Quốc, mà được triển khai tại Brazil. Viện Butantan - một trung tâm nghiên cứu y tế công cộng của Brazil, sẽ là nơi các tình nguyện viên nhận liều đầu tiên của vaccine. 
Theo các quan chức Brazil, nếu vaccine này được chứng minh là an toàn và hiệu quả, viện sẽ có quyền sản xuất 120 triệu liều theo thỏa thuận để thay đổi cuộc chơi trong đại dịch.

#1 - Vaccine mRNA-1273 của công ty Moderna và Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID)

Công ty công nghệ sinh học của Mỹ - Moderna là nơi đầu tiên thực hiện thử nghiệm lâm sàng cho vaccine mRNA-1273. Chỉ 8 tuần sau khi trình tự gen của SARS-CoV-2 được tìm thấy, giai đoạn 1 của thử nghiệm đã được triển khai. 
Trong giai đoạn 2 hồi tháng 5, vaccine này đã được thử nghiệm trên 45 người và sau đó tất cả đều sản xuất kháng thể có thể chống lại COVID-19. 45 tình nguyện viên này được chia làm 2 nhóm: từ 18 đến 55 tuổi, và trên 55 tuổi. Nhóm này vẫn đang được theo dõi, kéo dài tới 12 tháng sau khi tiêm chủng.
Giai đoạn 3 của thử nghiệm sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ với khoảng 30.000 đăng ký. Các tình nguyện viên đều trên 18 tuổi không nhiễm COVID-19. Họ sẽ được tiêm vaccine tại các điểm nghiên cứu lâm sàng ở trong nước.
Sản phẩm của Moderna thể hiện tính vượt trội khi có thể ngăn ngừa virus nhân lên ở vùng mũi - điều mà chưa vaccine nào khác có thể làm được. Đặc điểm này khiến virus giảm hẳn khả năng phát tán ra môi trường bên ngoài. 
Hương Xuân - DKN

Bí Mật Công Nghệ Phát Triển Vaccine Thần Tốc


Hãng Moderna đã dùng mã gen mRNA-1273 khiến cơ thể sản sinh những đoạn protein và virus SARS-CoV-2 sử dụng để tấn công tế bào thường, cơ thể người đã nhanh chóng sinh ra kháng thể theo ý muốn của các nhà nghiên cứu. (Ảnh minh họa: Pixabay)

BÍ MẬT CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN VACCINE THẦN TỐC - NHÀ MÁY CƠ THỂ NGƯỜI
Ánh Dương

Thay vì tiêm cả một số virus vào cơ thể người theo các phương pháp phát triển vaccine thông thường, các chuyên gia nghiên cứu của các hãng dược phẩm hiện nay chỉ đưa một đoạn protein của virus vào cơ thể người, đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch để có thể sản sinh ra kháng thể.

Công nghệ phát triển vaccine thông thường

Từ trước đến nay, phương pháp chế tạo vaccine hầu như theo một công thức chung, đó là tiêm những virus gần chết hoặc ở dạng yếu, hay thậm chí chỉ một phần virus vào cơ thể khỏe mạnh, từ đó sinh ra kháng thể để chống lại virus thực khi nhiễm bệnh.
Trong hàng chục năm nay, cách chế tạo vaccine này đã vô cùng phổ biến và được dùng để chế tạo chống các bệnh bại liệt, đậu mùa, thủy đậu, sởi, quai bị… Thế nhưng việc sản xuất vaccine như vậy chưa bao giờ đơn giản và nhanh chóng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp như đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) lần này.
Nếu phát triển theo cách thông thường, tuân thủ đầy đủ các quy trình thì cần ít nhất 1-2 năm để có thể sản xuất hàng loạt vaccine mới, thế nhưng tại sao nhiều công ty dược lại có thể nhanh chóng tạo được vaccine trong năm nay khi dịch viêm phổi Vũ Hán mới bùng phát từ đầu năm? Câu trả lời là họ đang dùng cơ thể người làm công xưởng sản xuất vaccine.

Biến cơ thể người thành công xưởng vaccine

Theo các chuyên gia nghiên cứu, thay vì tiêm cả virus vào cơ thể người thì họ có thể chỉ đưa một đoạn protein của chúng, qua đó kích thích hệ thống miễn dịch và sản sinh ra kháng thể. Những đoạn protein này hoàn toàn an toàn với cơ thể người mà không gây ra những rủi ro nhiễm bệnh hay tác dụng phụ.
Hàng loạt những hãng như Moderna, Mass hay BioNTech đã phát triển vaccine theo phương pháp mới này. Tuy nhiên thay vì chỉ tiêm những đoạn protein của virus, họ lại chủ động kích thích các tế bào cơ thể sản sinh kháng thể từ tác động bên ngoài. Cụ thể, những mũi tiêm chứa các đoạn mã khiến tế bào hiểu nhầm rằng chúng đang bị virus tấn công và sản sinh kháng thể theo ý muốn của chuyên gia.
Lấy ví dụ như hãng Moderna đang đi tiên phong trong việc sản xuất vaccine chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán, họ dùng mã gen mRNA-1273 khiến cơ thể sản sinh những đoạn protein và virus SARS-CoV-2 sử dụng để tấn công tế bào thường. Tuy nhiên mã gen này cũng như cơ chế sản sinh protein trên không gây hại cho cơ thể người bởi chúng không phải virus thật, thế nhưng cơ thể người lại nhanh chóng sinh ra kháng thể theo ý muốn của các nhà nghiên cứu.
Với sự an toàn này, những tình nguyện viên tiêm vaccine, hay mã gen được phát triển trên sẽ không phải chờ đợi để thử nghiệm xem có bị tác dụng phụ hay có phản ứng lạ hay khôngĐộ an toàn của vaccine cũng sẽ cao hơn do chỉ chứa các mã gen chứ không phải virus, qua đó giảm thời gian xét nghiệm và chờ đợi.
Hãng Moderna tiến tới giai đoạn 1 thử nghiệm trên người vào ngày 16/3/2020, tức là chỉ 63 ngày sau khi phát triển vaccine dạng mới này. Đến ngày 27/7/2020, tình nguyện viên đầu tiên trong số 30.000 người thử nghiệm đã được tiêm mũi thử trong đợt xét nghiệm cuối cùng. Chỉ 12 giờ sau đó, hãng BioNTech và Pfitzer cũng tuyên bố đang tiến hành những bước thử nghiệm cuối cùng cho vaccine chống dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong giai đoạn thử nghiệm 1 trên cơ thể người, cả Moderna và BioNTech đều khiến hệ miễn dịch của tình nguyện viên sản sinh kháng thể trung hòa virus, một tín hiệu vô cùng tích cực.
"Đây là phương pháp tạo vaccine mới nhưng chúng khá hiệu quả. Kháng thể trung hòa virus là tiêu chuẩn vàng cho vaccine", Giám đốc Viện nghiên cứu dị ứng và bệnh dịch quốc gia Mỹ (NIAID) Anthony Fauci nhấn mạnh.
Hãng Moderna đã nhận khoảng 955 triệu USD từ chính phủ Mỹ sau khi kỹ thuật mới có những bước tiến đột phá trong việc phát triển vaccine chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này.
Tuy nhiên, hiệu quả thực sự khi sử dụng những vaccine dùng đoạn mã gen này vẫn chưa rõ ràng bởi từ trước đến nay chưa có sản phẩm nào tương tự được sản xuất và kiểm nghiệm rộng rãi. Bất chấp điều đó, hy vọng về vaccine chống đại dịch lần này đã khiến cổ phiếu của Moderna tăng giá gấp 3 lần từ đầu năm đến nay, đưa tổng giá trị thị trường của công ty lên khoảng 28 tỷ USD.
Kỹ thuật phát triển vaccine này đã được nghiên cứu từ thập niên 1990
Trên thực tế, công nghệ sử dụng các mã gen để biến tế bào cơ thể người thành công xưởng sản xuất vaccine đã được thử nghiệm từ đầu thập niên 1990. Vào năm 1993, các nhà nghiên cứu của hãng Merck&Co đã tiêm một đoạn ADN vào chuột khiến cơ thể chúng sản sinh các protein của bệnh cúm. Điều kỳ diệu là những chú chuột thí nghiệm này vẫn sản sinh kháng thể chống cúm, khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên bởi không hề nghĩ rằng vaccine có thể được tạo dễ dàng đến vậy.
Mặc dù vậy, việc tiêm mã gen vào cơ thể người là chuyện hoàn toàn khác bởi các chuyên gia cần biết chính xác số mã gen, loại mã gen cần thiết tác động vào các tế bào cơ thể người để có thể bị "đánh lừa". Bởi vậy trong nhiều năm kể từ thành công của năm 1993, các nhà nghiên cứu vẫn tiến hành nhiều thí nghiệm mà chưa thể sản xuất vaccine theo cách mới.
Khi hãng Moderna tuyên bố có những bước tiến đột phá trong thử nghiệm vaccine vào ngày 18/5, các chuyên gia trong ngành đã cảm thấy khá bức xúc, bởi hãng không công bố chi tiết, qua đó khó xác nhận tính hiệu quả thực tế của thí nghiệm. Dẫu vậy, cổ phiếu của Moderna vẫn tăng 20% trong ngày hôm đó.
Bên cạnh đó, việc virus SARS-CoV-2 tấn công vào nhiều phần của hệ thống hô hấp cơ thể người nên nhiều khả năng vaccine được phát triển sẽ chỉ chống được phần nào mà không thể miễn dịch mãi mãi với dịch viêm phổi Vũ Hán. Điều này xảy ra với cả vaccine phát triển theo công nghệ cũ hoặc theo kỹ thuật mã gen mới. Do đó cộng đồng dân chúng có lẽ sẽ phải tiêm lại định kỳ vaccine khi liều cũ mất dần tác dụng theo thời gian.
Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng mua 100 triệu liều vaccine của Moderna với giá 1,5 tỷ USD. Đồng thời chính quyền Washington cũng chi tới 1,95 tỷ USD mua 100 triệu liều vaccine của hãng Pfizer.
Dù khá tin tưởng vào thành quả vaccine phát triển theo kỹ thuật mới dựa trên các kết quả thử nghiệm giai đoạn 1, CEO Stephane Bancel của Moderna cho biết họ vẫn chưa thể chắc chắn ngay cho đến khi kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 kết thúc vào cuối mùa thu năm nay.
Ánh Dương
Theo Bloomberg

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Những Gương Mặt Sáng Giá Có Thể Trở Thành Thủ Tướng Nhật Kế Nhiệm


Một màn hình ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, chiếu cuộc họp báo thông báo từ chức của ông Abe. (Ảnh: Reuters)

NHỮNG GƯƠNG MẶT SÁNG GIÁ CÓ THỂ TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG NHẬT KẾ NHIỆM
Bình Giang

TPO - Thông tin về việc Thủ tướng tại nhiệm lâu năm nhất Nhật Bản Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khoẻ đang làm dấy lên những bàn luận về việc ai sẽ trở thành người kế nhiệm ông để điều hành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Ông Abe hôm nay thông báo quyết định từ chức nhưng không bình luận về người kế nhiệm. 

Đảng Dân chủ tự do (LDP) sẽ tổ chức bỏ phiếu để chọn ra chủ tịch mới, sau đó chủ tịch này sẽ phải trải qua cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành thủ tướng tiếp theo.

Ông Abe và nội các của ông sẽ tiếp tục điều hành chính phủ cho đến khi thủ tướng mới được bầu ra, nhưng sẽ không được thông qua chính sách mới. Người chiến thắng trong đảng sẽ điều hành chính phủ cho đến khi nhiệm kỳ của của LDP kết thúc vào tháng 9/2021.

Chủ tịch đảng mới gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng, vì LDP đang nắm giữ đa số ghế trong hạ viện. 

Thông thường, đảng cầm quyền phải thông báo trước cả tháng về việc bỏ phiếu chọn lãnh đạo mới. Nhưng trong trường hợp thủ tướng từ chức bất ngờ, một cuộc bỏ phiếu bất thường sẽ được tổ chức càng sớm càng tốt. 

Một số gương mặt dưới đây đang nổi lên là ứng viên sáng giá cho ghế thủ tướng.

Taro Aso

Bộ trưởng Tài chính Aso, 79 tuổi, đóng vai trò là phó thủ tướng, đang là một thành viên cốt lõi của chính phủ hiện tại. Khi chưa có đồng thuận rõ ràng nào về người sẽ kế nhiệm ông Abe, các nghị sĩ của LDP có thể chọn ông Aso làm nhà lãnh đạo tạm thời sau khi ông Abe từ chức. 

Năm 2008, ông Aso được bầu làm lãnh đạo LDP, với hy vọng ông có thể làm sống lại những thành tích lâu năm của đảng. Tuy nhiên, LDP thất bại trong cuộc bầu cử năm 2009.
Là cháu của một cựu thủ tướng, ông Aso là người có nhiều kinh nghiệm về chính trị.

Shigeru Ishiba

Ông Ishiba, 63 tuổi, là một cựu bộ trưởng quốc phòng được đánh giá là cứng rắn và người hiếm hoi chỉ trích ông Abe. Ông Ishiba thường dẫn đầu các cuộc khảo sát mà cử tri muốn chọn là thủ tướng tiếp theo. Tuy nhiên, ông Ishiba không được lòng nhiều nghị sĩ trong đảng.

Ông Ishiba đánh bại ông Abe trong vòng bỏ phiếu đầu tiên để chọn chủ tịch đảng vào năm 2012 nhờ ủng hộ của dân chúng, nhưng lại thua trong vòng thứ hai khi chỉ có các nghị sĩ tham gia bỏ phiếu. Sau đó, trong cuộc bầu cử trong đảng năm 2018, ông Ishiba thua đậm trước đối thủ Abe. 

Fumio Kishida

Ông Kishida, 63 tuổi, là ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Abe từ năm 2012-2017. Ông là lựa chọn yêu thích của ông Abe để trở thành người kế nhiệm, nhưng không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận. 

Ông Kishida được đánh giá là người thuộc phe hoà nhã hơn trong đảng và không mặn mà lắm với việc sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp, điều mà ông Abe rất tâm huyết.

Taro Kono

Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, 56 tuổi, có tiếng là người phi chính thống nhưng ủng hộ các chính sách chủ chốt của ông Abe, trong đó có quan điểm cứng rắn về tranh cãi lịch sử với Hàn Quốc.

Tốt nghiệp ĐH Georgetown và giỏi ngoại ngữ, ông từng là ngoại trưởng và bộ trưởng cải cách hành chính. 

Ông có quan điểm khác biệt với bố và cũng là cựu bộ trưởng nội các Yohei Kono, người đưa ra lời xin lỗi năm 1993 về vấn đề “phụ nữ giải khuây”, tức những phụ nữ bị ép phục vụ trong các nhà thổ Nhật Bản thời chiến tranh.

Yoshihide Suga

Ông Suga, 71 tuổi, là một chính trị gia tự thân và là người trung thành từ nhiệm kỳ đầu trắc trở của ông Abe hồi năm 2006 và 2007. Ông là một trong những người đã hỗ trợ để ông Abe tiếp tục tranh cử vị trí này vào năm 2012. 

Trở lại cầm quyền, ông Abe chọn ông Suga làm tổng thư ký nội các, phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ, điều phối các chính sách và điều hành hoạt động của bộ máy.

Shinjio Koizumi

Cái tên Koizumi, 39 tuổi, hiện là bộ trưởng môi trường và là con trai cựu thủ tướng Junichiro Koizumi, được đánh giá là thủ tướng của tương lai, nhưng nhiều người cho rằng ông còn quá trẻ.

Ông chia sẻ quan điểm bảo thủ của ông Abe và nhiều lần đến thăm đền thờ gây tranh cãi Yasukuni, nơi thờ nhiều tướng lĩnh chiến tranh từng bị kết án. 

Toshimitsu Motegi

Hiện là ngoại trưởng, ông Motegi, 64 tuổi, từng là bộ trưởng kinh tế. Ông đối diện với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong các cuộc đàm phán căng thẳng. Ông cũng là bộ trưởng thương mại đã xử lý các cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại TPP.

Katsunobu Kato, Kasutoshi Nishimura

Là bộ trưởng y tế, ông Kato, 64 tuổi, được chú ý trong những ngày đầu Nhật Bản mới bị virus corona tấn công, nhưng sau đó Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, 57 tuổi, được chọn phụ trách chính sách đối phó với đại dịch. Ông từng là một quan chức của bộ tài chính.

Seiko Noda

Bà Noda, 59 tuổi, không giấu tham vọng trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Là một người chỉ trích ông Abe, bà không nhận đủ ủng hộ để trở thành lãnh đạo đảng trong cuộc đua năm 2018.

Bình Giang - Theo Reuters

Phản Ứng Của Thế Giới Trước Tin Thủ Tướng Abe Từ Chức


Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố từ chức vì không đủ sức khỏe phục vụ đất nước (ảnh: Reuters)

PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI TRƯỚC TIN THỦ TƯỚNG ABE TỪ CHỨC
Vương Nam

Hôm 28.8, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chính thức tuyên bố sẽ từ chức vì tình trạng sức khỏe kém. Ông Abe đã chiến đấu với bệnh loét đại tràng suốt nhiều năm. Thời gian gần đây, ông cũng phải tới bệnh viện 2 lần để kiểm tra bệnh tình của mình.

Ông Abe cho biết, mình muốn tránh “khoảng trống lãnh đạo” trong bối cảnh  Nhật Bản phải đối phó với dịch Covid-19 và tình hình thế giới có nhiều bất ổn. Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Nhật Bản phải từ chức khi chưa hoàn thành nhiệm kỳ vì lý do sức khỏe.
“Từ tận đáy lòng mình, tôi xin lỗi người dân và những người ủng hộ. Tôi sẽ rời khỏi ghế thủ tướng trước khi hết nhiệm kỳ”, ông Abe tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 28.8.
Trong khi phát biểu, đôi lúc ông Abe nghẹn ngào và rơi nước mắt. Ông Abe là Thủ tướng tại vị với thời gian lâu nhất của Nhật Bản.
Trước thông tin Thủ tướng Nhật Bản từ chức, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều gửi lời động viên và đánh giá cao vai trò của ông Abe đối với đất nước mặt trời mọc cũng như thế giới.
“Ông Abe Shinzo đã gặt hái được nhiều thành công với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản. Dưới sự lãnh đạo của ông ấy, quan hệ giữa Anh với Nhật Bản đã tiến triển rất tốt trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, quốc phòng và văn hóa. Cảm ơn ông và chúc ông có sức khỏe tốt”, Thủ tướng Anh – Boris Johnson – đăng trên mạng xã hội.
“Nga lấy làm tiếc về việc Thủ tướng Shinzo Abe quyết định từ chức. Mối quan hệ giữa ông Abe và Tổng thống Putin là vô cùng tốt đẹp”, Dmitry Peskov – phát ngôn viên của Điện Kremlin – nói.
“Thủ tướng Abe luôn thân thiện với Đài Loan. Ông ấy ủng hộ tích cực Đài Loan trong các chính sách vì lợi ích của người dân. Chúng tôi đánh giá cao tình cảm của ông Abe với Đài Loan và chúc ông ấy thật nhiều sức khỏe”, lãnh đạo Đài Loan – bà Thái Anh Văn – phát biểu.
Họp báo việc ông Abe từ chức được phát trực tiếp khắp Nhật Bản (ảnh: Reuters)
“Chúng tôi lấy làm tiếc về việc từ chức đột ngột của Thủ tướng Abe – người đã để lại nhiều thành tựu có ý nghĩa với cương vị là thủ tướng Nhật Bản. Ông Abe đóng vai trò to lớn trong phát triển quan hệ song phương Hàn – Nhật. Kính chúc ông thật nhiều sức khỏe và sớm bình phục”, phát ngôn viên Nhà Xanh của Hàn Quốc nói.
Không chỉ có lãnh đạo các nước, nhiều người dân Nhật Bản cũng bày tỏ sự tiếc nuối trước thông tin ông Abe từ chức.
“Tôi nghĩ ông ấy đã làm việc rất chăm chỉ, cần mẫn. Nếu người khác đứng lên lãnh đạo, tôi không rõ liệu họ có đạt được những thành tựu và sự ổn định như ông Abe từng làm được hay không. Ông ấy cũng có một số khuyết điểm, nhưng tôi thấy ưu điểm nhiều hơn”, Naohito Kojima, 55 tuổi – một người dân sống ở Tokyo – nhận xét.
Vương Nam – Reuters