Đứng ở Cầu Dinh quê tôi, nhìn về hướng tây, du khách sẽ nhìn thấy cây cầu xe lửa in những vệt màu đen thủy mặc lên màu xanh của núi Vọng Phu. Nhưng ngoài những đứa trẻ đa cảm vẫn hay nhìn về ngọn núi mang trên mình một câu chuyện cổ tích, người Ninh Hòa đã quá quen thuộc với hình ảnh cầu Sắt đến nỗi họ ít khi ngắm nhìn nó.
Một hôm họ ngỡ ngàng nhận ra cây cầu Sắt trăm tuổi đã biến mất từ hồi nào.
Thay vào đó, một cây cầu mới toanh màu xanh đọt chuối xuất hiện in bóng trên dòng sông Dinh cạn nước.
Một hôm họ ngỡ ngàng nhận ra cây cầu Sắt trăm tuổi đã biến mất từ hồi nào.
Thay vào đó, một cây cầu mới toanh màu xanh đọt chuối xuất hiện in bóng trên dòng sông Dinh cạn nước.
Ảnh: Huyền Chiêu
Nhưng rồi người ta lại vô tình với sự thay đổi. Nó có xanh hay đen thì cũng chỉ là cây cầu cho xe lửa chạy qua.
Có lẽ chỉ có tôi cứ vơ vẩn với nỗi buồn mất đi cây cầu già nua cũ kỹ.
Cầu sắt đã thọ hơn trăm tuổi, tôi nghĩ thế, vì khi tôi sinh ra đời cây cầu ấy đã có vẻ lớn tuổi và chững chạc lắm rồi.
Những năm tôi học ở Tuy Hòa, mỗi cuối tuần tôi vẫn về thăm nhà bằng xe lửa.
Và cuộc hành trình quá dài đối với một đứa trẻ sẽ chấm dứt khi tiếng còi tàu thét lên lảnh lót lẫn trong tiếng nghiến vang của bánh sắt khi đoàn tàu chạy qua cầu.
Và trái tim nhớ nhà của tôi đập rộn ràng khi con tàu bắt đầu giảm tốc để nặng nề tiến vào sân ga.
Chiều chủ nhật tôi lại lủi thủi ôm cặp lên ga ngồi chờ tàu.
Đôi khi tôi lang thang ngắm nhìn những con đường sắt cắt nhau ở đầu ga rồi kéo dài đến vô tận.
Tôi cũng thích ngắm nhìn những bụi bồn bồn mọc hoang, những cột dây thép ngả nghiêng bên lề đường sắt.
Ngày ấy tàu lửa chạy bằng hơi nước, nên từ xa người ta đã nhận ra nó từ cột khói được thở ra một cách nặng nề từ nồi súp-de khổng lồ.
Tiếng còi tàu cũng buồn bã nôn nao lòng người hơn bây giờ.
Rồi tàu lại chạy qua cầu bỏ lại sau lưng những hàng tre in bóng trên dòng nước cạn, bỏ lại ngôi nhà có mẹ, có em.
Thuở bé tôi đã từng được đến gần cầu Sắt không phải từ cửa sổ toa tàu mà từ con đường đất chui ngang dưới cầu nối làng Vĩnh Phú với làng Quang Đông.
Cầu Sắt nhìn gần thật đẹp với những thanh sắt màu đen in những nét gấp hình học lên nền trời xanh biếc. Một vài người đang ngồi câu cá, một vài đứa con trai gan lì nhảy ùm xuống sông từ những thanh sắt thành cầu.
Tôi đã có một tuổi thơ bình yên biết bao bên dòng sông Dinh bên chiếc ga nhỏ có những con tàu “chở mưa nắng đi” (TCS)
Có lẽ chỉ có tôi cứ vơ vẩn với nỗi buồn mất đi cây cầu già nua cũ kỹ.
Cầu sắt đã thọ hơn trăm tuổi, tôi nghĩ thế, vì khi tôi sinh ra đời cây cầu ấy đã có vẻ lớn tuổi và chững chạc lắm rồi.
Những năm tôi học ở Tuy Hòa, mỗi cuối tuần tôi vẫn về thăm nhà bằng xe lửa.
Và cuộc hành trình quá dài đối với một đứa trẻ sẽ chấm dứt khi tiếng còi tàu thét lên lảnh lót lẫn trong tiếng nghiến vang của bánh sắt khi đoàn tàu chạy qua cầu.
Và trái tim nhớ nhà của tôi đập rộn ràng khi con tàu bắt đầu giảm tốc để nặng nề tiến vào sân ga.
Chiều chủ nhật tôi lại lủi thủi ôm cặp lên ga ngồi chờ tàu.
Đôi khi tôi lang thang ngắm nhìn những con đường sắt cắt nhau ở đầu ga rồi kéo dài đến vô tận.
Tôi cũng thích ngắm nhìn những bụi bồn bồn mọc hoang, những cột dây thép ngả nghiêng bên lề đường sắt.
Ngày ấy tàu lửa chạy bằng hơi nước, nên từ xa người ta đã nhận ra nó từ cột khói được thở ra một cách nặng nề từ nồi súp-de khổng lồ.
Tiếng còi tàu cũng buồn bã nôn nao lòng người hơn bây giờ.
Rồi tàu lại chạy qua cầu bỏ lại sau lưng những hàng tre in bóng trên dòng nước cạn, bỏ lại ngôi nhà có mẹ, có em.
Thuở bé tôi đã từng được đến gần cầu Sắt không phải từ cửa sổ toa tàu mà từ con đường đất chui ngang dưới cầu nối làng Vĩnh Phú với làng Quang Đông.
Cầu Sắt nhìn gần thật đẹp với những thanh sắt màu đen in những nét gấp hình học lên nền trời xanh biếc. Một vài người đang ngồi câu cá, một vài đứa con trai gan lì nhảy ùm xuống sông từ những thanh sắt thành cầu.
Tôi đã có một tuổi thơ bình yên biết bao bên dòng sông Dinh bên chiếc ga nhỏ có những con tàu “chở mưa nắng đi” (TCS)
Ảnh: Huyền Chiêu
Sau năm 75, người dân quê tôi phải tự tìm mọi cách để sống sót.
Hòa bình đã đến trong cay đắng và nghèo đói.
Làm sao để có miếng ăn đây?
Ngoài việc lên rừng hái củi, lên núi làm rẫy trồng khoai mì, chặt tre về đan thúng, người dân quê tôi còn “Đi buôn xe lửa”.
Những năm đó, cây cầu Sắt dù đã bắt đầu già yếu cũng đã gắng còng lưng chở đoàn người lũ lượt ra tận Tuy An, La Hai mua đường về chợ bán.
Mía được ép thành mật và nấu thành đường. Từng bánh đường còn nguyên màu mật, muốn bán, phải dùng dao chặt thành tán nhỏ.
Vậy mà cây cầu Sắt già nua thân quen, đã cùng tôi trải qua những ngày vui thơ ấu, đã sống sót cùng người dân quê tôi sau một thời bom đạn, cùng sống với chúng tôi một thời hòa bình trong nghèo đói đã lặng lẽ qua đời.
Hòa bình đã đến trong cay đắng và nghèo đói.
Làm sao để có miếng ăn đây?
Ngoài việc lên rừng hái củi, lên núi làm rẫy trồng khoai mì, chặt tre về đan thúng, người dân quê tôi còn “Đi buôn xe lửa”.
Những năm đó, cây cầu Sắt dù đã bắt đầu già yếu cũng đã gắng còng lưng chở đoàn người lũ lượt ra tận Tuy An, La Hai mua đường về chợ bán.
Mía được ép thành mật và nấu thành đường. Từng bánh đường còn nguyên màu mật, muốn bán, phải dùng dao chặt thành tán nhỏ.
Vậy mà cây cầu Sắt già nua thân quen, đã cùng tôi trải qua những ngày vui thơ ấu, đã sống sót cùng người dân quê tôi sau một thời bom đạn, cùng sống với chúng tôi một thời hòa bình trong nghèo đói đã lặng lẽ qua đời.
Ảnh: Huyền Chiêu
Và cứ mỗi lần đi ngang đống sắt màu đen, xác thân của cây cầu trăm tuổi, tôi lại ngậm ngùi như thể đang nhìn nấm mộ của một người thân.
Huyền Chiêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét