Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Lời Hay Ý Đẹp




Chúc Mừng Tháng 5-2018




Hollywood Vinh Danh 5 Nghệ Sĩ Gốc Việt

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài HOLLYWOOD VINH DANH 5 NGHỆ SĨ GỐC VIỆT do đồng môn Tuyên Trần chia sẻ. Đây là Những Gương Mặt Trẻ sáng giá người Mỹ gốc Việt trong làng điện ảnh Hoa Lệ Ước.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN



Hollywood vinh danh 5 nghệ sĩ gốc Việt, họ là ai?

Những nghệ sĩ gốc Việt này đã được Hollywood vinh danh sau nhiều đóng góp cho nền điện ảnh. Họ thực sự xứng đáng với điều này và cũng là niềm tự hào của người Việt. Hãy xem họ là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào.

1/- Diễn viên người Pháp gốc Việt - Phạm Linh Đan 


Linh Đan sinh ra tại Sài Gòn, sau đó cô cùng gia đình tới định cư tại Pháp vào năm 1975. Vai Camille trong Indochine là vai diễn đầu đời của Phạm Linh Đan khi cô mới chỉ 17 tuổi.

Tình cờ tìm thấy mẩu quảng cáo đăng tuyển diễn viên cho bộ phim trong một nhà hàng Việt Nam tại Pháp, bố Linh Đan đã khuyến khích cô thử vai nhưng cô không tham gia vì không nghĩ mình có khả năng diễn xuất... Sau đó, một người bạn đã nghi danh hộ cô, từ đó Linh Đan nhận được vai diễn con gái nuôi của Eliane Devries do Catherine Deneuve thủ vai.

Phạm Linh Đan &  Catherine Deneuve

Bộ phim được Linh Đan thừa nhận là 'sự mở màn tuyệt vời' cho sự nghiệp diễn xuất của cô. Với vai diễn Camille, cô đã nhận được đề cử tại giải thưởng điện ảnh César của Pháp dành cho Nữ diễn viên trẻ triển vọng nhất.


Đến năm 2006, Linh Đan tham gia một dự án của đạo diễn Jacques Audiard mang tên De Battre Mon Coeur S'est Arrêté. Tác phẩm này đã dành được 8 giải César và đem lại cho cô giải Nữ diễn viên triển vọng nhất.

2/-Diễn viên người Mỹ gốc Việt - Maggie Q (Lý Mỹ Kỳ) 


Lý Mỹ Kỳ tên thật là Margaret Denise Quigley (sinh ngày 22/5/1979) là nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt.

Xuất thân từ một người mẫu thời trang nhưng sau đó cô lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất và thành công lớn, đặc biệt với series phim hành động kinh dị Nikita.. Cô còn xuất hiện trong những phim như Giờ cao điểm 2 hay Nhiệm vụ bất khả thi 3.


Trong LHP quốc tế Hawaii lần thứ 29, Maggie Q đã được trao tặng giải thưởng Maverick nhờ vai diễn trong bộ phim The Warrior and the Wolf.

Đây là giải thưởng dành tặng những nghệ sĩ dám phá vỡ những rào cản, xây dựng sự nghiệp điện ảnh vượt ra ngoài khuôn khổ để thành công ở cả Hollywood và các nền điện ảnh khác.

Maggie Q diễn xuất khá tròn vai trong The Warrior and the Wolf

3/- Đạo diễn người Canada gốc Việt - Kim Nguyễn
Kim Nguyễn sinh ra và lớn lên ở Montreal (Canada), anh là con trai của một du học sinh Việt Nam sang Canada từ thập niên 1960. Anh tốt nghiệp Ðại học Concordia chuyên ngành sản xuất phim.

Ngoài ra, anh còn tham gia học nhiếp ảnh, viết kịch bản phim và thiết kế kỹ xảo điện ảnh. Nhờ vốn kiến thức đồ sộ tích cóp được trong nhiều năm, Kim Nguyễn đã được mời giảng dạy tại Học viện Sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu đồ họa.


Thế nhưng, chỉ đến khi bộ phim War Witch (Phù thủy chiến tranh) của anh được nhận đề cử 'Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất' ở Oscar 2013 thì cái tên Kim Nguyễn mới thực sự tỏa sáng. Không chỉ được đề cử tại giải thưởng danh giá này, War Witch còn giành hơn 10 giải thưởng điện ảnh ở Canada và một số nơi khác.


Mới đây nhất, bộ phim 'Two Lovers and A Bear' của đạo diễn này cũng tham gia chương trình 'Directors' Fortnight' (Tuần lễ đạo diễn) trong khuôn khổ Liên hoan Cannes năm 2016.

4/- Đạo diễn người Pháp gốc Việt Nguyễn - Phương Mai 


Đạo diễn Nguyễn Phương Mai sinh ra và lớn lên tại sài Gòn Năm 15 tuổi, Mai sang Paris (Pháp) sinh sống và học tập.


Phương Mai theo học nhiều chuyên ngành nghệ thuật, trong đó phải kể đến như đạo diễn, biên kịch và hoạt hình. Đạo diễn trẻ này đã chứng tỏ thực lực của bản thân khi bộ phim chuyên nghiệp đầu tay của cô - phim hoạt hình Nhà tôi (My home) lọt vào top 10 đề cử cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc tại Oscar 2016.


Được biết, trước khi lọt vào vòng tiền đề cử Oscar, My Home đã giành gần 10 giải thưởng ở các liên hoan phim ngắn khác nhau. Tác phẩm cũng nằm trong danh sách rút gọn cho giải César 'Phim hoạt hình ngắn xuất sắc' của Pháp.

5/- Đạo diễn người Mỹ gốc Việt - Minh Tâm (Tom Cross) 


Tom Cross (tên đầy đủ là Thomas Cross, tên Việt là Minh Tâm) là con trai độc nhất của bà Võ Hồng Lộc và ông James Cross. Bà Võ Hồng Lộc là một họa sĩ gốc Huế, còn ông James Cross tốt nghiêp ngành Thể dục thể Thao tại Đại Học Wisconsin và là một trong những vận động viên bơi lội nổi tiếng từng giành nhiều giải thưởng tại đại hội thể thao các trường đại học tại Mỹ.

Thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ mẹ và được sự ủng hộ từ gia đình, Minh Tâm quyết định theo học ngành điện ảnh tại Đại học Purchase College, tiểu Bang New York. Sau khi tốt nghiệp, anh được nhận vào vị trí trợ lý biên tập cho một hãng phim tư nhân năm 1997.


Sau gần 20 năm trong nghề, Minh Tâm góp mặt trong trên dưới 40 bộ phim nổi tiếng Hollywood như We own the night (2007), Crazy heart (2009), The switch (2010), Whiplash (2014)...

Cuộc đời của vị đạo diễn tài năng này thực sự sang trang mới khi bộ phim Whiplash đã giúp anh giành cú đúp Biên tập phim xuất sắc nhất tại lễ trai giải BAFTA và Dựng phim hay nhất tại Oscar 2015 .



Tom Cross trở thành nhà làm phim gốc Việt đầu tiên giành được tượng vàng Oscar.

Nỗi Nhớ Hè Về




Xin Ngày Bình Yên




Song Mỹ




Em Làm Thơ Để Tặng Cuộc Đời




Nỗi Buồn Không Tên




Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Thủ Đô Của Hoa Anh Đào Thế Giới

GIỚI THIỆU
Kính mời quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Xem hoa Anh Đào nở rộ ở thành phố Macon, tiểu bang Georgia Hoa Kỳ. Đây mới là Thủ Đô Của Hoa Anh Đào Thế Giới. Sưu tầm do thầy Hồ Văn Phú chia sẻ.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN



Nghĩ đến hoa anh đào, hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến Nhật Bản. Tuy nhiên, nơi chính thức giữ danh hiệu “thủ đô anh đào của thế giới” lại là một thành phố nằm ở Georgia, Mỹ.

Ngoài Nhật Bản là nơi nổi tiếng với loại hoa xinh đẹp này, bạn có thể nghĩ đến Washington D.C. (Mỹ) là nơi lý tưởng để ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, ít người biết rằng thành phố Macon ở bang Georgia của Mỹ mới là nơi giữ danh hiệu “Thủ đô hoa anh đào của thế giới”(Ảnh: Sean Pavone Photo/iStock).


Thành phố tưởng chừng chẳng có gì nổi bật này nằm ở trung tâm Georgia, cách Atlanta 135km. Đến đây vào mùa xuân, bạn sẽ thấy một cảnh tượng ngoạn mục hiếm nơi nào có được. (Ảnh: Macon).


Cây anh đào giống Yoshino đầu tiên ở Macon được phát hiện bởi William A. Fickling Sr., một chuyên gia môi giới bất động sản. Ông nhận thấy một cây ra hoa màu hồng lạ lùng ở sân sau vào năm 1949. (Ảnh: Macona).


Đến tận năm 1952, khi tới Washington D.C., ông mới nhận ra đó là loại cây được trồng dọc Tidal Basin, và được biết rằng đó là giống anh đào Yoshino. (Ảnh: Dang Travelers).


Sau đó, ông Fickling học cách nhân giống cây và chia sẻ cho cộng đồng Macon. Người dân yêu thích loại cây này và ngày càng nhiều cây anh đào được trồng khắp thành phố. (Ảnh:Ashah Photography).


Ngày nay, Macon có khoảng 350.000 cây anh đào Yoshino và các giống anh đào khác - nhiều gấp 90 lần Washington D.C. (Ảnh: Insider).


Mỗi mùa xuân, Macon lại ngập trong màu hồng phớt, trắng và hồng đậm của những cây hoa anh đào. Đây cũng là thành phố diễn ra Lễ hội Hoa anh đào Quốc tế, với nhiều hoạt động giải trí và sự kiện văn hóa hấp dẫn. (Ảnh: Insider).


Lễ hội diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Du khách có thể đi bộ khám phá thành phố, hoặc đi xe ngựa để ngắm những đường hoa lộng lẫy. (Ảnh:Cosmos Mariners).


Ban đêm, hoa càng trở nên rực rỡ và huyền ảo dưới ánh đèn. (Ảnh: Insider).


Hàng năm, quỹ Fickling Family ủng hộ hàng nghìn cây anh đào cho các cư dân Macon. Vì thế, số cây anh đào ở thành phố này sẽ ngày càng nhiều hơn. (Ảnh: Insider).

Theo Zing

Thương Kính Thầy Cô




Duyên




Chiều Ly Biệt



Như Mai - Như Một Ánh Sao Mai?

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài NHƯ MAI - NHƯ MỘT ÁNH SAO MAI? của đồng môn  Lê Thị Hoài Niệm. Câu chuyện về một người bạn trong giới "cầm bút" của tác giả đang ở trong hoàn cảnh rất "buồn". Cầu xin Ơn Trên phù hộ cho "người trong truyện" được bình an và "tai qua nạn khỏi".  
Trân trọng giới thiệu.
NHHN



Đêm đen, đêm yên tĩnh vô cùng. Nằm trên giường với chăn êm nệm ấm, duỗi thẳng hai tay và lâm râm đọc kinh cầu nguyện như mọi đêm để tìm vào giấc ngủ. Nhưng làm gì thì làm, tôi cứ trằn trọc trăn trở mãi không cách chi chợp mắt, đã vậy ruột gan cứ quặn lên, không phải vì đau bụng dạ gì, mà mắt cứ rưng rưng muốn khóc vì văng vẳng đâu đây tiếng khóc rấm rứt của cô bạn ban chiều.

Tiếng điện thoại reo, tôi bắt lên để kịp nhìn thấy số đìện thoại của Như Mai từ New Mexico, và tiếng khóc liền theo: “chị Hoài Niệm, chị đã quên em rồi sao? Em đang ở trong tình trạng “hospice” để chờ chết chị ơi, bác sĩ cho em thuốc ngủ, em nằm ngủ li bì, nhưng em đau nhức lắm, không biết lúc nào em chết? chị ơi…! Huhuhu..”

Tôi không mở miệng được, một khoảng im lặng nơi tôi và nơi Mai. Rồi lại tiếng Mai khóc rấm rứt ở đầu dây bên kia. Tôi luống cuống trong suy nghĩ: “… làm sao quên Mai được, tại lâu nay có việc bận nên chưa liên lạc thường xuyên”. Tôi cũng cố giải thích cho Mai hiểu lý do tôi chưa gọi Mai. Nhưng rồi tôi chỉ cầm đìện thoại nghe Mai khóc, tôi âm thầm khóc theo không thành tiếng, tôi bảo Mai cứ khóc đi tôi nghe, mà ruột gan đau nhói, nước mắt chực trào ra mà cố kìm hãm lại. Tôi cũng cố an ủi Mai: nếu lúc này tôi ở gần, tôi đã chạy ù sang nhà Mai, ngồi nghe Mai khóc cũng được, nhưng Mai nói chị đến ngồi bóp tay chân dùm cho em…, em đau lắm...!

Mai nói con trai Mai sắp ra trường tuần tới, nhưng vợ chồng Mai không đi được, tôi hỏi Mai nếu cháu cần, vợ chồng tôi đi đại diện dự lễ cho cháu, nhưng Mai nói cháu Nam không đợi ra trường, gìờ phải về gấp với Mẹ. Mai không còn ăn được nhiều, dù phải cố gắng đưa vào bụng thức ăn để uống thuốc khỏi cồn cào bao tử. Vài người bạn hàng xóm tốt bụng nấu thức ăn đem đến và để ăn từ từ.

Mai đau nhức quá, không nói chuyện được nữa nên gác máy.

Tôi thẫn thờ không muốn làm gì cả…, nghĩ tới một người bạn nữa sắp ra đi rồi sao? “Chúng tôi ba đứa” cùng một chứng bệnh “nan y thời đại”, Mai trước tôi, kế là tôi và sau cùng là em trai Hoàng Nam. Nhưng HN đã đi gần một năm nay, giờ chẳng lẽ đến lượt Mai? Chúng tôi sinh hoạt chung trên một diễn đàn rất nhiều năm nay, thân nhau lắm vì cùng chung một thành phố đã bỏ lại sau lưng: Nha Trang, và gần đây lại cùng chung một chứng bệnh, nên hay trao đổi “thông tin” cần thiết.

Thật sự thì tôi biết Như Mai qua bút danh Mai Sa Mạc từ những năm 90 ở cuối thế kỷ trước, khi tôi phụ trách tờ đặc san Nha Trang-Khánh Hòa tại Houston, và Mai là một trong những tác giả viết bài đóng góp. Mai viết văn rất dễ thương, thường thì kể chuyện về gia đình, bè bạn xưa ở Nha trang... Và cảm động nhất là câu chuyện Mai viết về người con trai lớn…

Cách đây hai năm, con trai út của Mai về Houston học thêm chuyên ngành ở đại học Rice, Vợ chồng Mai cũng… theo con đi tựu trường. Năm rồi vì tôi đang trong con bệnh ngặt nghèo, nên vợ chồng Mai chỉ ghé lại thăm một ngày. Năm nay khá hơn, trong khi Nam vô trường, Mai và chồng, anh Kỳ; trú tại nhà tôi vài hôm, chuyện trò rất rôm rả, nói đủ thứ chuyện, nhất là chuyện nấu ăn, những thức ăn nào mà những người bệnh như chúng tôi cần và phải tránh xa. Mai ăn uống và chọn lựa rất kỹ, còn dự trữ sẵn cả nước nha đam, vì theo Mai, đó là món thuốc… ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Mai còn khỏe và đi đứng thì chỉ có chút trở ngại, nhưng không đến nỗi nào. Tôi còn đưa Mai và anh Kỳ đi xem “hội chợ đêm” do cộng đồng NVQGHT tổ chức hằng tháng.

Đêm nằm Mai có đau nhức chân, nhưng cũng có thuốc uống, và nhờ anh xã…bóp chân cho. Anh Kỳ rất tận tình với vợ, và là một người rất có tâm hồn “nghệ sĩ”. Anh có thể “chơi” được vài nhạc cụ ở nhà tôi, và nói chuyện thi văn cả giờ chưa hết, không quên nói chuyện một thời… bay bổng với nhà tôi, vì hai người cùng quân chủng Không quân.

Tôi cứ băn khoăn: làm sao thăm Mai được một lần nữa? Dẫu biết rằng mình không làm được gì cho người bệnh. Nhưng một lời an ủi, một câu nói đùa vui cho bạn quên đi chốc lát cơn bệnh cũng là điều cần thiết lắm. Mai có rất nhiều bạn bè chung quanh, mong rằng lời cầu nguyện cho Mai bình an của nhiều người, giúp Mai vượt qua được cơn đau. Mong lắm, mong lắm!

Dẫu biết rằng “sinh-lão-bệnh-tử” là cửa ngõ mà mỗi con người phải đi đến khi cuối đoạn đường đời, ở lứa tuổi cũng không còn… trẻ nữa, nhưng nghĩ đến sao nó cũng buồn quặn ruột.
Một người đang vui vẻ, yêu đời, “Trời” ban cho căn bệnh. Mang án tử khơi khơi, có ai muốn đâu nào.

Như Mai mà, như ánh sáng ban mai đi nhé Mai, ánh sao mai cũng sáng một góc trời vậy. Đang sáng sủa mà dễ gì… biến. Vươn lên đi bạn tôi, chúng ta cùng cố gắng nhé Mai yêu quí!

Đêm yên bình, đêm không muốn nghe tiếng thở dài, buồn lắm!

Lê thị Hoài Niệm - 4/2018

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Tình Yêu Đơn Phương




Nắng Trong Mưa




Giấc Mơ Trưa

GIỚI THIỆU
Xin  hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài thơ GIẤC MƠ TRƯA, tác giả Tiên Trương, Nhà thơ là CHS Quốc Học Huế. Xin hân hoan chào mừng thi hữu lần đầu tiên đến với Vườn Thơ NHHN. 
Trân trọng giới thiệu.
NHHN




Khi Mùa Xuân Gọi Cửa




Hoài Niệm




Đời Mấy Mùa Đông




Sự Giản Dị Của Thủ Tướng Hòa Lan

GIỚI THIỆU
Xin mời quý Thầy Cô và quý Anh Chị  đọc câu chuyện ngắn nói về cuộc sống bình dị của ông Mark Rutte, thủ tướng Hòa Lan làm nhiều người mến phục. Do thân hữu Bùi Năng Phán chia sẻ.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN




Lắng Nghe




Chiều Trên Cổ Tháp




Đau




Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Tang Lễ Ông Phạm Trọng Tuấn





Phóng Sự Hình
TANG LỄ ÔNG PHẠM TRỌNG TUẤN

Tang lễ của Ông Phạm Trọng Tuấn, pháp danh Tâm Tú tổ chức vào Thứ Sáu, ngày 27-4-2018, lúc 10:00 am tại Nhà Tang Lễ Martinez Funeral Home, 1680 Alum Rock Ave, San Jose, CA 95116.

Ông Phạm Trọng Tuấn sinh ngày 29 tháng 7 năm 1952 tại Nam Định. Mệnh chung ngày 18-4-2018 (nhằm ngày mồng ba tháng ba năm Mậu Tuất) tại San Jose, California, USA. Hưởng thọ 67 tuổi. Ông là bào đệ của đồng môn Nguyễn Huệ Phạm Thị Lan Anh và cũng là đồng hương Phú Yên.

Tang lễ được cử hành rất trang nghiêm theo nghi lễ Phật Giáo. Dưới sự chủ lễ của Thượng Tọa Thích Minh Thiện và Ban Tụng Niệm Chùa Tuệ Viên.

Tham dự tang lễ, ngoài tang gia còn rất đông thầy, đồng môn, đồng hương Phú Yên và thân hữu.

Sau lễ Phát Tang và cầu siêu cho hương linh người quá cố sớm được vãn sanh nơi Miền Cực Lạc. Linh cữu của ông Phạm Trọng Tuấn được đưa đến hỏa táng tại nghĩa trang Irvington Cemetery, 41001 Chapel Way, Fremont, CA 94538.

Tang lễ và lễ hỏa táng kết thúc vào lúc 2:30 pm cùng ngày trong sự đau buồn, bùi ngùi tiếc thương của bà quả phụ Phạm Trọng Tuấn, nhũ danh Huỳnh Ngọc Gấm, con cháu, anh chị em, đồng môn, đồng hương và thẫn hữu gần xa.

Xin mời quý Thầy Cô và quý Anh Chị xem một số hình ảnh Tang Lễ và Lễ Hỏa Thiêu dưới đây.

Trân trọng,
NHHN