Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Pháo Hoa Đẹp Nhất Thế Giới

PHÁO HOA ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI TẠI DUBAI

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị thưởng lãm 



Pháo Hoa Chúc Mừng Năm Mới

PHÁO HOA CHÚC MỪNG NĂM MỚI - Happy New Year 2021

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị thưởng lãm 



Nhạc Xuân Hay Nhất - Happy New Year

HAPPY NEW YEAR - CHÚC MỪNG NĂM MỚI


Xin mời quý vị thưởng thức 



Chúc Mừng Năm Mới - Happy New Year

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - HAPPY NEW YEAR

Trân trọng

NHHN





🎄HAPPY NEW YEAR🎄 2021🎄

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2021

Kính chúc quý Thầy, Cô, Đồng Môn và Thân Hữu Năm Mới 2021 được BÌNH AN, MẠNH KHỎE. MỌI SỰ TỐT LÀNH hơn năm cũ.

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị thưởng thức 



Tự Do Báo Chí Dưới Thời Tổng Thống Trump

 

Hình minh họa - Internet

TỰ DO BÁO CHÍ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG TRUMP
Nguyễn Quang Duy

Chúng ta thường nghe nói: “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, nó có thể đúng ở nhiều nước nhưng không đúng ở Mỹ.

Tổng thống Mỹ có quyền ký sắc lệnh và Quốc Hội Mỹ có quyền ban hành đạo luật, nhưng người dân có quyền thách thức mọi sắc lệnh và đạo luật để luật pháp phải luôn trong vòng Hiến Pháp cho phép.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ nêu rõ: “Quốc hội không được quyền ra luật… ngăn cản tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc ngăn cản hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán người dân khiếu nại về việc làm của chính phủ.”

Khái niệm đã thế nên một bài viết ngắn không thể đi sâu vào chi tiết của từng vấn đề, tôi chỉ xin đưa ra một bức tranh tổng quát để có thể hình dung được quyền tự do báo chí tại Mỹ. 

Quyền lực thứ tư…

Phán quyết liên quan đến hai tờ the New York Times và the Washington Post khi họ cho đăng những tài liệu tối mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam (Pentagon Papers) có thể xem là phán quyết cốt lõi của quyền tự do báo chí tại Mỹ.

Các tài liệu tối mật này cho thấy nhiều đời Tổng thống Mỹ, từ 1945 đến 1967, đặc biệt là hai ông Kennedy và ông Johnson, đã lừa dối Quốc hội, công chúng và các nước đồng minh về nguyên nhân chiến tranh và khả năng Mỹ chiến thắng tại Việt Nam.

Các tài liệu này được một người làm việc trong nhóm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, ông Daniel Elisberg sao chép và vào năm 1971 đã giao cho hai tờ báo nói trên.

Các tài liệu này không liên quan đến thời kỳ của Tổng thống Nixon, nhưng đang thời chiến tranh, việc phổ biến tài liệu mật được đánh giá có lợi cho phía đối phương, nên Chính phủ Nixon đã ra lệnh cho hai tờ báo phải ngừng đăng.

Tờ the Washington Post không đồng ý đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện và thắng kiện với ý kiến các thẩm phán như sau:

“(Theo Tu chính án thứ nhất) các bậc tiền nhân lập quốc đã trao cho chúng ta quyền tự do báo chí. Quyền mà báo chí cần phải có để có thể thực thi vai trò căn bản về truyền thông trong nền dân chủ của chúng ta, báo chí là để phục vụ cho việc quản trị quốc gia, không phải để phục vụ cho nhà cầm quyền”.

Bởi vậy báo chí Mỹ được xem là quyền lực thứ tư nhằm kiểm soát và cân bằng quyền lực của hành pháp, lập pháp và tư pháp. 

Tự do và cạnh tranh

Ở Mỹ cứ 2 người thì có 1 người công khai ghi danh với một đảng chính trị, bởi thế các cơ quan truyền thông tư nhân Mỹ thường phục vụ những khách hàng có chung một khuynh hướng chính trị.

Mỗi tờ báo lại phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách khác nhau, nên cùng một tin tức nhưng hai tờ báo có thể đưa tin hai cách khác nhau, chưa kể chủ đích và quan điểm chính trị mỗi tờ báo mỗi khác.

Chính phủ Mỹ không có cơ quan truyền thông riêng, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự Do là hai cơ quan truyền thông nhận ngân sách từ chính phủ, nhưng mục đích là phục vụ người ngoại quốc, không phải là phục cụ những người sống ở Mỹ.

Tin xấu về chính phủ mới thực sự là tin, ước tính trên 90% tin về Tổng thống Trump là tin xấu hay được diễn tả một cách không tốt về ông, nhưng không riêng gì ông Trump mà các Tổng thống trước đây cũng cùng chung hoàn cảnh.

Cách đưa tin chọn lọc như vậy không phải chỉ mới xảy ra dưới thời ông Trump, như Mậu Thân 1968 báo chí Mỹ, và ngay cả các sách nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, gần như không đưa tin những cuộc thảm sát do cộng sản gây cho thường dân tại Huế.

Quyền tự do thông tin và cạnh tranh tự do là bản chất của báo chí Mỹ. Hiểu được điều này mới hiểu được tại sao có hiện tượng một bên quy kết cho bên kia là “cuồng” hay “cuồng chống”.

Những điều mà một phía không biết hay không muốn biết tới đều dễ dàng bị cho là tin giả.

Một bên cho rằng tất cả những tố cáo gian lận bầu cử đều là tin giả, còn bên kia suốt 4 năm trời liên tục đưa tin ông Trump đã thông đồng với Nga đánh cắp ghế Tổng thống của bà Clinton.

Bên nào cũng cho rằng là mình đúng bên kia sai, dựa vào báo chí để chứng minh là nguồn tin mình có được là đúng, rồi cho rằng bên kia không chịu theo dõi thông tin. 

Quyền lực thứ năm…

Sang thế kỷ thứ 21, sự bùng nổ của mạng xã hội là nhờ Quốc Hội Mỹ năm 1996 đã ban hành Đạo luật khuôn phép trong Truyền thông (47 U.S.C. § 230).

Theo điều mục 230 thì một trang web là một diễn đàn nơi mà chủ trang web không phải chịu trách nhiệm trước luật pháp, về thông tin của các bên thứ ba đăng tải.

Ông Julian Assange một nhà báo người Úc là người sáng lập WikiLeaks một trang web chuyên loan tải các tài liệu rò rỉ của các chính phủ và các đại công ty.

Trong năm 2010, WikiLeaks đã phổ biến chừng 470,000 tài liệu bí mật về hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, và khoảng 250,000 tài liệu bí mật của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Ngày 16/03/2016, WikiLeaks phổ biến trên 30,000 điện thư (emails) và văn bản từ hộp thư cá nhân của bà Hillary Clinton, trong số có 7,570 điện thư khi bà giữ chức Ngoại Trưởng Mỹ.

Nhiều điện thư có liên quan đến Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ và chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Clinton.

Ông Trump sử dụng các thông tin do WikiLeaks đưa ra để tấn công bà Clinton, nên nhiều người tin rằng đây là một yếu tố giúp ông Trump thắng cử.

Chính phủ Obama cho rằng WikiLeaks đã có được những điện thư này từ tin tặc làm việc cho tình báo Nga.

Còn Bộ Tư Pháp Mỹ truy tố ông Julian Assange đã vi phạm luật Mỹ (tội gián điệp) vì đã bẻ khóa, đột nhập và phát tán những tài liệu mật.

Ông bị Thụy Điển kiện với cáo buộc tấn công tình dục nên đã trốn vào tòa Đại sứ Ecuador ở London, đến tháng 4/2019 ông rời tòa Đại sứ Ecuador và bị cảnh sát Anh bắt chờ giải giao theo yêu cầu của Mỹ.

Ông Julian Assange nhiều lần thông báo ông và các cộng sự viên WikiLeaks chỉ đưa tin từ bên thứ ba mà không hề bẻ khóa đột nhập vào kho tài liệu của bất cứ quốc gia hay tổ chức nào.

Vừa rồi ông cho công bố một ghi âm điện thoại ông đã báo cho luật sư Cliff Johnson của Bộ Ngoại giao (thời bà Hillary Clinton) biết các tài liệu của Bộ đã bị bên thứ ba lấy cắp đưa lên mạng, trang WikiLeaks tìm thấy và sẽ phổ biến các tài liệu này.

Ông và gia đình ông, các chính gia ở Úc và cả Liên hiệp Quốc cũng xin Tổng thống Trump ân xá vì những nguồn tin WikiLeaks loan tải là trung thực và chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận theo điều mục 230 của Mỹ. 

Ảnh hưởng tin giả

Mặc dù chỉ phổ biến trên 3,000 tài liệu liên quan đến Việt Nam nhưng WikiLeaks đã gây được ảnh hưởng khá sâu đậm trong niềm tin của người Việt về “mật ước Thành Đô”.

Ngày 01/12/2010 blogger Kami phổ biến câu chuyện WikiLeaks sẽ công bố một tài liệu mật về Hội Nghị Thành Đô năm 1990 theo tài liệu này đến năm 2020 Việt Nam thành 1 tỉnh tự trị của Trung Hoa.

Bài viết đánh đúng vào tâm lý, tình cảm và niềm tin người Việt về cuộc họp bí mật tổ chức tại Thành Đô ngày 3 và 4/9/1990, đến nay vẫn chưa được hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam công bố nội dung cuộc họp.

Câu chuyện “mật ước Thành Đô” đã nhanh chóng được nhiều người biết tới, bước sang năm 2021 vẫn còn người tin.

Câu chuyện “mật ước Thành Đô” chỉ quanh quẩn trong phạm vi người Việt với nhau, câu chuyện “ông Trump thông đồng với Nga” được cả thế giới biết đến mới được xem là “tin giả” ảnh hưởng nhất từ trước đến nay.

Chính Phủ ông Obama phải cử công tố viên đặc biệt điều tra hơn 3 năm trời vẫn không tìm thấy bằng chứng, rồi Chính Phủ ông Trump lại cử thêm công tố viên đặc biệt khác để điều tra nguồn gốc tạo ra “tin giả” này. 

Ông Trump và truyền thông

Trở lại với nước Mỹ, tự do báo chí và truyền thông mạng đã lột trần nhiều góc cạnh của các chính trị gia và hệ thống chính trị Mỹ.

Ông Trump một người làm truyền thông, hiểu tâm lý và tình cảm quần chúng Mỹ, biết khai thác mạng xã hội, lại không bị vướng mắc vào hệ thống chính trị, nên được nhiều người Mỹ ủng hộ khi ông ra tranh cử.

Trong lần tranh cử tổng thống 2016 chỉ bằng Tweeter ông tạo ra nhiều tranh cãi buộc báo chí phải theo dõi đưa tin.

Mấy năm qua ông liên tục cập nhật thông tin gởi đến cử tri qua những tweet ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề cần thông báo, nên chỉ riêng tài khoản @realDonaldTrump đến nay đã có trên 88.5 triệu người theo dõi.

Ông thường xuyên công kích báo chí và các đại công ty công nghệ Google, Facebook và Tweeter, nên tạo ra nhiều tranh cãi và nhận thức mới về tự do báo chí và truyền thông mạng.

Như ông thẳng thừng tuyên bố truyền thông ảnh hưởng đến bầu cử và chính trị của Mỹ, người ghét ông cũng đồng ý vì như đã nói bên trên việc WikiLeaks phát tán điện thư của bà Clinton đã giúp ông thắng cử.

Còn những người ủng hộ ông Trump thì cho rằng việc báo chí cánh tả dấu nhẹm tin tức về ông Hunter Biden lợi dụng quyền thế Phó Tổng Thống của cha để làm ăn với Trung cộng nhiều người không biết nên mới bầu cho ông Joe Biden. 

Thử thách của quyền tự do

Mạng xã hội (Internet) là phát minh của Chính phủ Mỹ được đưa ra cho công chúng sử dụng nhằm giúp thế giới ngày càng mở rộng hơn về mọi mặt, nhất là về tự do ngôn luận và thông tin.

Mục đích trên đã không đạt được khi các quốc gia độc tài xây dựng tường lửa chặn người dân nước họ quyền tự do truy cập.

Mục đích trên lệch hướng khi các đại công ty công nghệ mạng, như Google và Facebook vì lợi nhuận kiểm duyệt những thông tin theo lệnh của các quốc gia độc tài và xóa những tài khoản của những người bất đồng chính kiến.

Google, Facebook và Tweeter còn thu thập thông tin người dùng để bán cho bên thứ ba sử dụng, vi phạm về quyền thông tin cá nhân.

Mục đích trên đã hoàn toàn bị đảo ngược khi các đại công ty Google, Facebook, Tweeter kiểm duyệt, chặn thông tin, can thiệp vào bầu cử và chính trị Mỹ.

Trong cuộc bầu cử Twitter đã sử dụng điều mục 230 nói bên trên để ngăn chặn các bài trên báo The New York Post về các giao dịch kinh doanh của ông Hunter Biden, con trai của ông Joe Biden.

Google, Facebook, Tweeter còn kiểm duyệt và dán nhãn các thông tin mà họ tự đánh giá là sai lạc ngay cả các thông tin do ông Trump đưa ra.

Quyền lực thứ năm lọt vào tay vài đại công ty độc quyền công nghệ đang khuynh đảo thế giới, họ chặn ý kiến của ông Trump thì họ sẽ chặn ý kiến của bất cứ Tổng thống Mỹ, chính trị gia Mỹ hay bất cứ ai mà họ đánh giá là không đáp ứng được quyền lợi của họ.

Đó không phải chỉ còn vi phạm quyền tự do ngôn luận, mà vi phạm quyền tự do chính trị, quyền cao quý nhất mà người Mỹ có được.

Tổng Thống Trump, Quốc Hội và Bộ Tư Pháp đang tìm cách để thay đổi điều mục 230 nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do chính trị.

Thời đại Tổng thống Trump là thời kỳ bộc lộ những vấn nạn, những thách thức mà nước Mỹ cần phải vạch trần, phải hiểu rõ và phải giải quyết để bảo vệ tự do cho Mỹ và cho thế giới.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

31/12/2020


Báo Cáo Tài Chánh 6 Tháng Cuối Năm 2020

 


 

CHS NGUYỄN HUỆ HẢI NGOẠI

Blog: nguyenhuehaingoai.blogspot.com

Email: nguyenhuehaingoai@gmail.com

 

BÁO CÁO TÀI CHÁNH

6 tháng cuối năm 2020

------------

 

    I/- THU

       01- Tồn quỹ đến ngày 01-7-2020                                               770.59         

                          

                                     Cộng                                                             770.59    

 

    II/- CHI

       01- Đăng báo Phân Ưu Cụ Bà Quả Phụ Phạm Văn Đạm               100.00

       02- Vòng hoa phúng điếu Cụ Bà Đỗ Thị Đức                                200.00

       03- Hành chánh phí (sửa computer, giấy, mực in)                        158.42                                                             

                                     Cộng                                                                 458.42                                             

     

    III/- KẾT TOÁN

          - Cộng Thu:                                                                                 770.59                           

          - Cộng Chi:                                                                                  458.42

           - Tồn quỹ:                                                                                  312.17

   

     Trân trọng thông báo

      San Jose, ngày 31 tháng 12 năm 2020

     

     Thủ Quỹ                                                                      TM. Ban Điều Hành

     

     Phạm Lan Anh                                                             Đặng Duy Nhượng


Chuyện Cuối Năm


Tác giả Lê Mỹ Hoa

 

CHUYỆN  CUỐI NĂM

Lê Mỹ Hoa

Rời thành phố Tuy Hoà những ngày gần hết tháng 12, trời không mấy tươi đẹp, một màu xám như nỗi buồn lên chơi vơi, chuyến du lịch gia đình đầu tiên và cũng là kết thúc một năm đầy tai ương hoạn nạn đã đi vào lịch sử của nhân loại.

Nỗi buồn vẫn chưa dừng lại, còn ray rứt còn nhức nhối. Một câu nói ở đâu đó “thà chọn một kết thúc buồn còn hơn nhìn một nỗi buồn không bao giờ kết thúc“ .

Hơn triệu người đã nằm xuống, mấy chục ngàn bệnh nhân điêu linh trong bệnh viện, bao nhiêu người đang hấp hối với đại dịch thần chết.

Hàng ngày những chiếc xe cứu thương, tiếng còi vẫn in ỏi trong các thành phố lớn
như tra tấn tâm hồn.
Ở Mỹ New York, California. Châu Âu Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Ý, Nga, Thổ nhĩ kỳ,
Ấn độ. Số người mắc nhiễm cứ đều đặn tăng lên chóng mặt, người ra đi âm thầm trong buồn bã, thế giới chìm trong bất ổn một năm rồi.

Noel đang về một lễ lớn của năm, trôi qua trong lặng lẽ, cả thế giới như đồng cảm với nỗi đau mất mát của một năm dài đầy chết chóc.

Mọi hoạt động kinh doanh toàn cầu gần như đình trệ. Du lịch món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người hoang phí đi qua.

Tất cả đang mong chờ một mũi thuốc nhiệm mầu có thể hàn gắn sự chia ly những chuyến bay trên bầu trời, một đại dịch chìm vào bóng tối, mọi hoạt động bình thường như chưa từng xảy ra không bình thường, nhưng sao mờ nhạt quá, vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và thử thách.....

Cái chết vẫn làm điên đảo loài người. Một câu hỏi từ đâu và vì đâu? Chưa ai trả lời, ai đã làm nên sự đau đớn bi thương này, cứ lùi dần vào dĩ vãng buồn tênh.....


Những cánh đồng no nước đến tận chân núi, đồi như một bức tranh sơn thủy.
Quê hương tôi đã đi qua một mùa đông khắc nghiệt đầy chết chóc, không thê lương như đại dịch, nhưng nghiệt ngã thiên tai bão lụt, cuốn trôi bao nhiêu nhà cửa tan hoang, cảnh màn trời chiếu đất, đói rét lầm than,  người chết chôn vùi dưới đất đá ngây ngô.

Trong một ngày tâm hồn tôi như xáo trộn, nhìn cảnh tang thương khúc ruột miền Trung nơi tôi được sinh ra, ngập trong dòng nước lớn, người chết, người mất tích,
trẻ em trôi dạt trong bùn đất, nước lũ, đất đai sụt lỡ, tiếng kêu cứu, những cánh tay tuyệt vọng trên những mái nhà ngập nước, sự sống mong manh như cơn gió lạc loài.   

Không nghĩ chỉ mình tôi, bên kia bến bờ xa lạ chị tôi cũng đau đáu nhìn về quê hương xót xa, đi đi lại lại trong căn phòng của thời gian phong tỏa đại dịch đứng ngồi không yên.
Sau cú phone cùng suy nghĩ về quê nhà, tôi giải tỏa cho chị cùng bạn bè số quà tặng, qua người thân vùng rốn lũ đã đến tay những người trong hoạn nạn.

Lòng chị nhẹ nhàng như trút được gánh nặng, sau những đêm trăn trở không biết bằng cách nào nhanh nhất để giúp đỡ kịp thời bà con trên quê hương.

Trong cơn đau vẫn dấy lên niềm hạnh phúc và tự hào, có lẽ trên thế giới hiếm quốc gia nào, dạt dào tình cảm bằng những con người Việt Nam ở khắp năm châu. Chỉ một khúc ruột đau, cả hai miền Nam, Bắc cùng sốt ruột cứu đói, người người nấu bánh tét, bánh chưng ngọn lửa cháy mãi thâu đêm suốt sáng như việc nhà đại tiệc.

Không quản ngại đêm dài khó khăn. Những đoàn xe nối đuôi mặc mưa mặc gió âm thầm đi trong đêm tối để đến kịp nơi cần cứu trợ, tinh thần tương thân tương ái cao vời vợi ở đất nước tôi.


Những món quà chất chứa bao la tình cảm, giữa con người với người. Cả đất nước như thương về Miền Trung.

Đến tay người nhận những tấm áo che thân, những gói mì tôm đơn sơ, hộp sữa ngọt ngào mà vô cùng ấm áp tình người không biên giới.

Có những người mấy ngày đói meo, được cái bánh chưng, chai nước lọc, mừng đến rơi nước mắt. Miếng khi đói bằng gói khi no là đây.

Nhà cửa mất trắng được cứu trợ, thực phẩm, chăn mền, quần áo và một số tiền như cái phao để đi tiếp cuộc đời gian nan bất hạnh. Những tấm lòng vàng không ngớt đem đến niềm vui chia sẻ cho người trong bão lũ cũng qua đi yên ả.

Thế giới cũng lắng dần cơn mưa bầu cử giữa hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà tốn nhiều giấy mực.
Một nước Mỹ tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh giàu có, văn minh bậc nhất,
công lý rỏ ràng, ấy vậy mà phải vướng vào sự đen tối gian lận bầu cử, hoang mang giữa đúng, sai, bằng chứng và không công nhận bằng chứng .
Đã làm tổn thương đến lòng ngưỡng mộ một tên gọi siêu cường quốc với các quốc gia khác, điều đó không nên xảy ra thì hơn.

Năm mới đang ngấp nghé bên thềm, mùa xuân không trọn vẹn niềm vui, đại dịch Covid vẫn lan tràn, chỉ mong phép mầu đến trả lại sự bình yên. Đại dịch thôi hoành hành, nhưng điều mơ ước chỉ là ước mơ của những ngày cuối năm.

Qua một đêm giấc ngủ thật ngon trên đảo, được hít thở không khí trong lành, gió từ biển chung quanh thổi vào người mát rượi, thư thái và hạnh phúc biết bao.


Thức dậy từ sớm dạo một vòng đến Tịnh viện Trúc Lâm , đi giữa hai hàng cây xanh mướt, hoa cỏ vẫn còn đọng hơi sương, những nhánh Lan rừng, mùi hương thoang thoảng của các loài hoa đong đưa trong gió, thiên nhiên thật lãng mạn làm sao.

Không phải lần đầu tiên đến đây nhưng cảm xúc lần này thật lạ, tôi chỉ thích những nơi yên tĩnh trong lành, không xôn xao dòng người qua lại, có lẽ để chiêm nghiệm cuộc đời và cả thế giới đang oằn mình trong dịch bệnh, mình được thảnh thơi, thả hồn trong một khu vườn gần như hoà mình với thiên nhiên sạch.

Và thương lắm gia đình,  người thâ , bạn bè rất rất nhiều đang sống những nơi tâm dịc , mọi tự do không còn, lúc nào cũng canh cánh lo sợ lây la .
Không biết là bao lâu......
Con số lây nhiễm, chết chóc hàng ngày quá lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ, đến nỗi không ai còn muốn quan tâm, người ta gần như vô cảm với cái chết, nói đến dịch bệnh chỉ còn tiếng thở dài, trầm lắng.

Tháng Chạp tháng của nhiều kỷ niệm, những cuốn lịch cũ sắp bỏ đi, người ta tặng nhau vài cuốn lịch mới, những cơn mưa mùa đông dài ngày sắp hết, bỏ lại những đám mây dày đặc sau lưng.  Mặt trời sẽ lên rực rỡ hơn, cuộc sống bắt đầu nhộn nhịp, khó mấy ai quên được không khí Tết ở quê nhà khi đã rời xa.

Một niềm vui lớn của người VN mấy chục năm qua là chờ đợi và đón người thân từ những chuyến bay khắp nơi bay về đoàn tụ ngày Tết truyền thống với gia đình.

Có những cuộc gặp gỡ sau bao năm xa cách tưởng chừng vô vọng sẽ không còn gặp nhau, nhưng điều kỳ diệu vẫn xảy ra.

Mùi hương tháng Chạp quê nhà không lẫn vào đâu được, phố xá rộn ràng buôn bán, các loại bánh mứt đủ màu sắc, dưa hành câu đối đỏ,  đâu đâu cũng có Mai, Lan  Cúc,Trúc.

Chợ hoa ngày Tết một nét văn hoá đặc trưng đã đi sâu vào tâm hồn người Việt.
Quần áo mới.  Bánh chưng, bánh tét, dưa hành củ kiệu chưa có chưa phải là Tết.

Thời sinh viên cũng thế một năm xa nhà đi học, chỉ mong gần Tết để được về nhà quây quần bên cha mẹ anh, chị em, gặp gỡ bạn bè khắp nơi hội ngộ.


Năm nay niềm vui ấy đã tắt, mọi hy vọng gần như tuyệt vọng.  Dẫu có văn minh tiến bộ, con người cũng phải lùi bước trước thời gian để loại trừ, để chóng chọi.

Nhiều sân bay vắng vẻ đìu hiu, những điểm du lịch chết lặng buồn lây, kinh doanh ế ẩm, điều tất yếu của đại dịch thế kỷ vẫn còn hiện hữu bên chúng ta. 

Nhiễm biến thể mới Sars-Covid-2 đã xuất hiện đầu tiên ở Vương quốc Anh, Bỉ, Australia,  Đan mạch, Hà Lan, Canada lây lan dễ dàng và nhanh hơn phiên bản gốc nhưng không gây chết người nhiều hơn, tạm quên lo lắng để có một mùa xuân yên vui.

Sau cơn giông bão bình yên sẽ đến, hy vọng mọi người trên thế giới sẽ được chích vaccine Sars-Covid an toàn trong một thời gian gần nhất.

Tự do đi lại sẽ trở về với chúng ta để thực hiện nhiều chuyến đi còn dang dở, thế giới du lịch đầy hấp dẫn và quyền năng. Những chuyến bay toàn cầu sẽ đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn.

LÊ MỸ HOA

 

 

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Bảng Chữ Cái Cuối Năm

 


 

BẢNG CHỮ CÁI CUỐI NĂM

Trần Duy Nhiên dịch

 

Ai cũng biết cuộc đời không hoàn hảo,

Bởi nơi đâu cũng thấy lắm buồn phiền,

Cho dù thế bạn vẫn mãi ngợi khen,

Dù đang sống qua những ngày khốn khổ.

Đừng hờn căm hoặc mở lời than thở

E ngại gì khi Chúa ở cùng ta?

Gió có to, cùng bão táp phong ba...

Hãy trông cậy Đấng Toàn Năng Bất Diệt.

Im lặng tin vào những điều mình biết

Không Tình Người cuộc sống sẽ ra sao?

Lấy đâu ra niềm vui lẫn tự hào?

Mãi cảm tạ vì những ơn quí giá

Người luôn ban, với tình yêu cao cả

Ôi! hãy ra cho khỏi “chốn thương đau”

Phải biết rằng khi tha thiết nguyện cầu

Quyền năng Người sẽ đem về chiến thắng,

Rạng ngời lên trong bóng đêm cay đắng.

Sao cứ chờ cứ đợi ở tương lai,

Thay vì nhìn hiện tại mỗi ban mai?

Ước mong bạn sống tâm tình cảm tạ

Vào những ngày sung túc hoặc tả tơi.

Xưng danh Người ở mọi lúc mọi nơi

Yêu mến Chúa... Bạn không còn buồn bã. 

Trần Duy Nhiên dịch 

 

ALPHABET REFLECTIONS 

Although things are not perfect
 Because of trial or pain
 Continue in thanksgiving
 Do not begin to blame
 Even when the times are hard
 Fierce winds are bound to blow
 God is forever able
 Hold on to what you know
 Imagine life without His love
 Joy would cease to be
 Keep thanking Him for all the things
 Love imparts to thee
 Move out of "Camp Complaining"
 No weapon that is known
 On earth can yield the power
 Praise can do alone
 Quit looking at the future
 Redeem the time at hand
 Start every day with worship
 To "thank" is a command
 Until we see Him coming
 Victorious in the sky
 We'll run the race with gratitude
 Xalting God most high
 Yes, there'll be good times and yes some will be bad, but...
 Zion waits in glory... where none are ever sad!

 

 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Theo Đường Thiên Thai

 


Trách Hờn

 


Lối Cũ Tìm Về

 


Lam Phương, Người Nhạc Sĩ Tài Hoa


 

Nhạc sĩ Lam Phương

LAM PHƯƠNG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA
Thanh Vân

Vào những năm của thập niên 50, ở miền Tây tỉnh Vĩnh Long nhỏ bé, tôi còn nhớ người chị cả của tôi, chị Xuân Đào, lúc đó khoảng đôi mươi, hay hát những bài Chuyến Đò Vĩ TuyếnTình Anh Lính ChiếnKhúc Ca Ngày Mùa. Lúc đó tôi còn rất nhỏ, chỉ vài tuổi đời, nhưng không hiểu sao, những hình ảnh và những bài hát mà chị Xuân Đào cùng các bạn, người đàn guitare, người hát vẫn còn in đậm trong đầu óc tôi đến hôm nay. 

Nhắc đến Lam Phương và những bài hát của người nhạc sĩ tài hoa nầy, tôi không thể nào không nhớ đến người chị của tôi. Chị Xuân Đào lớn hơn tôi 19 tuổi, khoảng cách giữa người chị cả và tôi, cô em thứ 7 trong gia đình, gần như là khoảng cách của mẹ và con, vì chị có thể lập gia đình và có con vào tuổi đó. Chị thay má tôi, chăm sóc tôi như con của chị, bồng ẵm, cho ăn, tắm rửa, ngay cả những lúc đi chơi, những lúc có bạn trai đến thăm viếng, lúc nào tôi cũng ‘lẩm đẩm’ dưới chân chị…. Và các bạn trai của chị, muốn được yên để chuyện trò cùng ‘người đẹp’ đã phải mua chuộc tôi bằng những gói bánh kẹo, nhất là những gói nho khô chỉ được vài hạt, tôi nhom nhem một chút là đã hết. Khi đã ăn hết gói nho khô mà tôi ưa thích nhất trong các loại bánh kẹo (tôi còn nhỏ mà đã khôn quá mức, phải không??), tôi nắm áo chị vòi vĩnh: «Chị Hai, em ăn hết nho rồi». Thế là để được ‘rảnh nợ’ hoặc chị hoặc các anh bạn của chị phải chạy ra trước nhà tôi để mua thêm vài gói nho khô của ông Tàu có chiếc xe đẩy, bán đủ thứ bánh kẹo. Lúc đó nhà tôi ở khu phố nhộn nhịp nhất Vĩnh Long, khu ‘rạp hát’ nên những ngưới bán hàng hay bày bán đủ thứ trước căn phố nhà ba má tôi.

 

Chị Xuân Đào và các bạn hay tụ tập tại nhà để ca hát. Hai người chị của tôi dạo đó là Xuân Đào, Xuân Hương nổi tiếng vì đẹp và thanh lịch, cả Vĩnh Long ai cũng biết tiếng 2 người chị lớn nầy (tờ báo Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp ở San José năm nào đó cũng nhắc đến 2 chị). Nhưng số phận của 2 người chị lớn của tôi không may mắn, lại thêm phần chua xót cho chị Xuân Đào….

 

Làm sao tôi quên được những bài hát mà chị Xuân Đào đã ngân nga: Xuyên lá cành trăng lên lều vải, Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…hay: Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu…. hay: Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát, Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác, Chiếu hồn quê qua khúc ca ngày mùa….

 

Xuyên qua người chị cả, nhạc sĩ Lam Phương đi vào lòng tôi, vào thế hệ của tôi như một dấu ấn, không xóa nhòa được. Tôi lớn lên với những bài hát của Lam Phương. Người nhạc sĩ tài hoa nầy sáng tác những bài hát vừa mượt mà về thể điệu mà lời ca cũng thật nồng nàng, ý nghĩa:


Xuyên lá cành trăng lên lều vãi.

Lòng đất ấm thương tình đôi mươi

Thương những người mạch sống đang khơi

Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương...

(Tình anh lính chiến)

 

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi

Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu

Lênh đênh trên sóng nước mông mênh

Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng

Vượt rừng vượt núi đến đầu làng

Đò em đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến

Phương Nam ta sống trong thanh bình

Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng…

(Chuyến đò vĩ tuyến)

 

Và bài Khúc Ca Ngày Mùa, năm 1954 là một tuyệt tác từ lời đến thể điệu, mà người miền Nam nào cũng biết, cũng hát được vài câu của bài nhạc nầy:

 

Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát

Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác

Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời

 

Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát

Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát

Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời

 

Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà

tiếng tiêu buồn êm quá

Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng

tiếng cười thơ ngây

Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng

khuất sau rặng tre

Tiếng ai hò chập chùng đưa xa

Hò là hò lơ hó lơ hò lờ

Này anh em ơi! Giả cho thật đều, giả cho thật nhanh

Giả cho khéo kẻo trăng phai rồi

Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài…

(Khúc ca ngày mùa, 1954)

 

Lam Phương có nghệ thuật viết những bài hát đi sâu vào lòng dân gian, đến nổi đôi khi người ta hát mà không biết bài hát thuộc về tác giả nào. Lúc còn ở VN vào thập niên 60, 70 khi tôi đã bắt đầu lớn, những bài nhạc của Lam Phương tôi vẫn nghe mãi bên tai, khi thì của chị hàng xóm, khi thì anh bán hàng rong, khi trong gia đình…

 

Lúc đó tôi nghe những bài Ngày Hạnh Phúc: Trời hôm nay xanh xanh, gió đưa cành mơn man tà áo…, Bức Tâm Thư


Vài hàng gởi anh trìu mến, 

Vừa rồi làng có truyền tin, 

nói rằng nước non đang mong, 

đi quân dịch là thương nòi giống…


Ước nguyền hứa duyên trao người, 

Cấm tay súng tòng quân anh tươi cười,

Lòng thầm đang lớn ươm đầy tơ, 

Nhờ trời cam quít đã lên mùa, 

Chờ ngày dệt xong áo chung tình, 

Em mang tới đồn mà tặng anh, 

Lạy trời tròn năm tròn tháng, 

Nợ làng ơn nước đã đền xong, 

Xóm làng hát câu thanh bình, 

Về nơi cũ tìm vui duyên lành.

 

Những bài nhạc nầy Lam Phương viết với tâm trạng yêu đời, nhìn cuộc sống với ánh mắt lạc quan. Thật vậy, vào thời 50, 60 miền Nam rất yên bình, người dân không quá vất vã, ruộng lúa, cây trái xum xê. Cứ về miền Tây lúc đó là thấy sự sung túc, dư thừa của người dân.

 

Dần dần, theo thiển ý của tôi Lam Phương mất đi nét tươi trẻ, yêu đời, lạc quan, ông bắt đầu sáng tác những bài buồn, thương khóc cho thân phận như những bài Kiếp Nghèo, Nghẹn Ngào, Trăm Nhớ Ngàn Thương.

 

Tôi vẫn nhớ bài Nghẹn Ngào (?) đã làm nhạc nền cho vở kịch ‘Áo người trinh nữ‘ trên Đài Truyền Hình vào những năm cuối của thập niên 60, với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng đóng vai cô thợ may. Đoạn cuối vở kịch, cô thợ may đã trầm mình tự vẩn và chiếc áo cưới mà cô may cho người vợ sắp thành hôn của người cô yêu, được thả theo dòng sông… Nhạc trổi lên: “Thôi anh đi về đi, Đau thương nầy em xin dành mang, Anh đi về đi cho vui lòng người ta”…. đã làm mủi lòng không biết bao nhiêu khán giả và đã in trong tâm não tôi.


 

Như vậy, Lam Phương là môt người nhạc sĩ in đậm dấu ấn của ông vào một thế hệ lớn lên ở thập niên 50, 60, 70. Sau 1975, người VN lưu lạc 4 phương trời, lâu lâu tôi mới nghe lại những bài nhạc VN xưa cũ, riêng những tác phẩm mới, được các nhạc sĩ miền Nam di tản ra ngoại quốc sáng tác, tôi thỉnh thoảng khám phá được qua những cassettes, những CD và những băng hình, DVD của các hãng sản xuất ở Mỹ, Pháp… Riêng Lam Phương ở ngoại quốc sáng tác nhiều bài nhạc, nhưng tôi thích những bài vui, yêu đời như Thiên Đường Ái Ân, Bài Tango Cho Em.

 

Biết về cuộc đời của Lam Phương ngày nay, tôi xót xa trong lòng vì ông bây giờ bịnh tật, sống âm thầm ở Cali… Một tài năng về âm nhạc như Lam Phương mà phải sống đạm bạc lúc về già, thật là bất công. Tại sao những người nghệ sĩ VN cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mà họ yêu mến và đeo đuổi, được quảng đại quần chúng trọng vọng thế mà vẫn không khá giả?? Đó là tình trạng chung của giới nghệ sĩ VN chăng?

 

Năm 1791 Mozart chết trong nghèo nàn, năm 1890 Van Gogh tuyệt vọng, tự vẫn bằng súng. Ngày nay Mozart được tôn sùng là thần đồng âm nhạc và những bức tranh của Van Gogh trị giá hàng trăm triệu Mỹ kim. Ở thời đại nầy người ta biết giá trị của người nghệ sĩ nhiều hơn. Nếu họ có tài và được vinh danh, họ sống sung mãn nhờ vào lợi lộc do tài năng của họ đem lại. Đối với VN, tại sao người nghệ sĩ không được trọng đãi như vậy?

 

Nước Pháp có cơ quan SACEM (Socìété des auteurs, compositeurs, et éditeurs de musique) chuyên lo bảo vệ bản quyền của nhạc sĩ được họ công nhận. Sacem đòi hỏi các hộp đêm, phòng trà, các buổi trình diễn âm nhạc, các Đài Truyền Hình, Truyền Thanh, các cửa tiệm, các cơ quan công hay tư có phát âm nhạc… tất cả phải trả bản quyền tác giả qua trung gian của Sacem. Sau đó họ chi trả lại cho nhà soạn nhạc tùy số lần tác phẩm được xử dụng. Nhờ vậy có những nhạc sĩ sống thoải mái nhờ tiền bản quyền. Điều đó được người Pháp xem là đương nhiên vì họ có câu nói rất hay: Toute peine mérite salaire. (Mọi sự cực nhọc, xứng đáng được trả lương) thì nhạc sĩ hao mòn tâm sức mình để sáng tác cũng phải được trả công hậu hĩnh.

 

Người VN không có cơ quan nào bảo vệ nghệ sĩ. Chúng ta có thói quen xem những tác phẩm nghệ thuật như một điều tự nhiên, sẵn có trong tầm tay, ‘của chùa‘, không cần biết tác giả là ai, và dĩ nhiên không hề nghĩ phải trả tiền bản quyền cho tác giả… Thật là buồn! Tôi có được biết một vài nghệ sĩ rất nổi tiếng, khi sang sinh sống ở các nước tự do, không còn muốn vấn vương vào con đường nghệ thuật vì cho đó là ‘hẩm hiu, bạc bẻo‘. Như nghệ sĩ Thành Được, đã bỏ hẳn cải lương, không muốn xuất hiện, chỉ muốn sống yên ổn để làm ăn. Ca sĩ Thanh Phong (ở Pháp) cũng vậy. Những nghệ sĩ nào còn vương nợ tơ tằm, vấn vương kiếp cấm ca lắm mới đeo đuổi con đường nghệ thuật dù biết là ‘bạc bẽo‘.

 

Từ hơn 30 năm xa quê hương, tôi chỉ về lại VN 2 lần. Một lần để giải quyết việc gia đình, lần sau tôi đi du lịch cùng với nhóm người Pháp, từ Nam chí Bắc. Tôi muốn biết quê hương VN có những gì… VN bây giờ không còn lưu luyến bước chân tôi, vì sau 2 lần trở về và sau đó với những gì tôi được nghe được thấy, tôi đau buồn, chua xót không muốn quay trở lại quê nhà nữa. Như bao nhiêu người VN khác, nhà cửa của gia đình tôi đã mất, anh chị em tôi tản lạc… Riêng chị Xuân Đào của tôi, sau năm 1975 đã sống tàn tạ vì là vợ sĩ quan VNCH, chồng đi học tập, chị một mình nuôi 5 đứa con dại… nhan sắc phôi phai, đau ốm và chị đã mất trong cảnh đạm bạc. Còn chị Xuân Hương mất ở tuổi đôi mươi vì một chứng bịnh ung thư hiểm ác.

 

Tôi chỉ thích nghe nhạc vui, hay nếu là nhạc buồn thì đừng quá tuyệt vọng, nhưng đôi khi nghĩ ngợi về VN nghe bài Biết Đến Bao Giờ của Lam Phương tôi cảm thấy thấm thía và cảm nhận cuộc đời thật ngắn ngủi và vô thường:


Đời là vạn ngày sầu 

Biết tìm vui chốn nào

Ta quen nhau bao lâu

Nhưng tình đã có gì đâu…

 

Dù đời mình còn dài

Nhưng ngày vui chóng tàn

Ta yêu nhau đi thôi

Cho mộng không vỡ thành đôi…

 

Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi

Đời chỉ là bạn cùng sương gió

Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn…

 

Ước mong sao người VN sẽ sống vui hơn, tương lai sẽ rạng rỡ hơn. Muôn vàn cảm ơn Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa đã cho đời nhiều bài nhạc thật khó quên, đã cho riêng tôi khi nghe lại những bài nhạc thời thanh bình cũ, thấy VN vào những năm 50, 60 thật tươi đẹp và hạnh phúc. Người ta chỉ có thể đi ngược lại dòng thời gian trong những giấc mơ, đôi khi tôi muốn nằm mơ thật nhiều.

 

Thanh Vân