Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Nam Trung Tạp Ngâm (Tập 2)

 


THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU - NAM TRUNG TẠP NGÂM (Tập 2)     南中雜吟 (1804-1812)
Thầy Dương Anh Sơn

Bài 1

PHƯỢNG HOÀNG LỘ THƯỢNG TẢO HÀNH             鳳凰路上早行
Chinh phu hoài vãng lộ,                                                    征夫懷往路,
Dạ sắc thượng mông mông.                                              夜色尚蒙蒙.
Nguyệt lạc viên thanh ngoại,                                            月落猿聲外,
Nhân hành hổ ơch trung.                                                  人行虎跡中.
Lực suy thường úy lộ,                                                      力衰常畏路,
Phát đoản bất cấm phong.                                                髮短不禁風.
Dã túc phùng Ɵều giả,                                                      野宿逢樵者,
Tương liên bất tại đồng.                                                   相憐不在同.
Nguyễn Du                                                                       阮 攸

Dịch nghĩa:

Người đi xa nhớ lại con đường đã đi qua, - Sắc màu của trời đêm vẫn còn mờ tối có mưa rơi lác đác. - Ngoài xa trăng đã lặn và có Tiếng vượn hú, - Người đi ở trong chốn có dấu chân loài hổ.(c.1-4) - Sức lực yếu đuối nên vẫn thường sợ lo cho việc đi đường, - Mái tóc cắt ngắn không kham được những cơn gió. - Lúc nghỉ ngơi ở cánh đồng đã gặp bác Tiều phu, - Thương mến nhau dẫu hoàn cảnh không giống gì nhau.

Tạm chuyển lục bát:

TRÊN ĐƯỜNG ĐI PHƯỢNG HOÀNG LÚC SÁNG SỚM

Người đi xa nhớ đường qua,
Sắc đêm mờ tối là đà mưa sa.
Bên ngoài vượn hú trăng tà,
Người đi vết cọp hẳn là ở trong.
Thường lo sức yếu đi đàng,
Tóc kia hớt ngắn chẳng kham gió lồng.
Gặp ông đều nghỉ cánh đồng,
Thương nhau cho dẫu chẳng cùng giống nhau.

Chú thích:

**Bài thơ này được làm ra khi Nguyễn Du vào kinh đô Huế nhận chức sau thời gian cáo bệnh về nghỉ ở quê nhà (1804) đã đi qua vùng núi ở phía nam Hà Tĩnh có một quán tên là Phượng Hoàng và cũng là tên con đường núi này.

- thượng 尚: vẫn còn, ngõ hầu, coi trọng, thêm, chuộng....
- mông mông 蒙蒙: mưa lác đác rơi lúc trời mờ tối.
- hổ tích 虎跡: dấu chân cọp, dấu vết loài cọp...
- tương liên 相憐: thương yêu nhau.

Bài 2

NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH (Kỳ Nhất)                 偶書公館壁(其一)

Triêu xan nhất vu phạn,                                                    朝餐一盂飯,
Mộ dục nhất bồn thuỷ.                                                      暮浴一盆水.
Bế môn tạ tri giao,                                                            閉門謝知交,
Khai song kiến kinh kỷ.                                                    開窗見荊杞.
Song ngoại kinh kỷ mạn thả trường,                                窗外荊杞蔓且長,
Mỹ nhân du du cách cao tường.                                       美人悠悠隔高牆.
Đỗ Vũ nhất thanh xuân khứ hĩ,                                        杜宇一聲春去矣,
Hồn hề quy lai bi cố hương.                                             魂兮歸來悲故鄉.
Nguyễn Du                                                                      阮 攸

Dịch nghĩa:

Sáng mai sớm ăn một chén cơm,- chiều tối tắm rửa với một chậu nước. - Bạn bè thân thiết xin tạ lỗi, cửa đã đóng không tiếp được! - Mở cửa sổ chỉ thấy cây gai cây kỷ.(c.1-4) - Bên ngoài cửa sổ, cây gai cây kỷ mọc quấn quanh dày đặc, - Người đẹp xa xôi ở cách tường cao. - Tiếng con chim quốc kêu báo mùa xuân đã đi qua, - Hồn ơi! Hãy về đi thôi! Quê hương cũ ơi nhớ thương xót xa! (c.5-8)

Tạm chuyển lục bát:

NGẪU HỨNG ĐỀ VÁCH CÔNG QUÁN (Bài 1)

Cơm ăn một bát sáng hôm,
Tắm khi chiều tối một bồn nước thôi.
Bạn thân cài cửa tạ người,
Mở song cửa thấy kia rồi kỷ gai.
Ngoài song gai kỷ quấn dày,
Tường cao người đẹp cách đây xa vời.
Quốc kêu một Ɵếng: xuân trôi,
Nhớ thương quê cũ. Hồn ơi! Hãy về!

Chú thích:

- công quán 公館: nơi đề các quan lại, chức việc triều đình nghỉ ngơi và làm việc khi đi công tác ở một địa phương.
- vu 盂: chén đựng thức ăn hoặc đồ uống, dàn trận săn bắn.
- dục 浴: tắm rửa sạch sẽ.
- tri giao 知交: những người giao Ɵếp thân quen, hiểu biết nhau.
- kinh 荊: cây có nhiều gai mọc ở chỗ bị bỏ hoang.
- kỷ 杞: cây kỷ mọc um tùm thành bụi rậm.
- mạn 蔓: cây cỏ bò quấn quanh các cây khác.
- Đỗ Vũ 杜宇: vua nước Thục là Đỗ Vũ buồn vì nước mất, hóa thành chim đỗ quyên ngày đêm kêu “gia gia” nhớ thương về nước cũ. Chim đỗ vũ, đỗ quyên còn có tên là chim “tử quy” mà ta vẫn quen gọi là chim “quốc quốc”.

Bài 3

NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH (Kỳ Nhị)                   偶書公館壁(其二)

Xương hạp môn Ɵền xuân sắc lan,                                   閶闔門前春色闌,          
Cách giang diêu đối Ngự Bình san.                                  隔江遙對御屏山.
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ?                                  春從江上來何處,
Nhân ỷ thiên nhai trệ nhất quan.                                      人倚天涯滯一官.
Mãn địa phồn thanh văn dạ vũ,                                        滿地繁聲聞夜雨,
Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn.                                  一床孤悶敵春寒.
Đào hoa mạc trượng đông quân ý,                                   桃花莫仗東君意,
Bàng hữu phong di ơnh tối toan.                                     傍有風姨性最酸.
Nguyễn Du                                                                      阮 攸

Dịch nghĩa:

Trước cửa chính của cung điện sắc xuân sắp tàn rồi, - Cách dòng sông, núi Ngự Bình hướng về ở xa xa. - Mùa xuân theo dòng sông đến nơi nào? - Người dựa vào góc trời, chỉ vì một chức quan phải lần lữa bấy lâu.(c.1-4) - Khắp nơi nghe nhiều tiếng mưa đêm, - Một giường riêng ta chịu đựng khí xuân lạnh lẽo với nỗi muộn phiền. - Hoa đào chớ dựa vào ý nghĩ của chúa xuân, - kề bên có dì gió tính tình rất chua chát.(c.5-8)

Tạm chuyển lục bát:

NGẪU HỨNG ĐỀ VÁCH CÔNG QUÁN (Bài 2)

Sắp tàn xuân ở cửa cung,
Hướng về núi Ngự bên sông xa nào.
Xuân theo dòng nước về đâu?
Chức quan lần lữa bấy lâu chân trời.
Đêm nghe mưa trải khắp nơi,
Một giường xuân lạnh riêng người phiền dâng.
Hoa đào chớ cậy chúa xuân,
Kề bên dì gió ơnh nàng rất chua!

Chú thích:

- xương hạp 閶闔: cửa chính đi vào cung điện.
- lan 闌: sắp hết, sắp tàn, lẻn ra, lan can dưới hiên nhà.
- Ngự Bình 御屏: tên hòn núi nhỏ nằm bên kia dòng sông Hương trước cửa cung điện Huế.
- đối 對 đối: hướng về, phía trước mặt, đối đáp, sóng đôi, so sánh, hợp...
- trệ 滯: lâu ngày, lần lữa,nước tù đọng, ở một chỗ “lâu ngày chày tháng”
- phồn 繁: nhiều, đông đúc...
- muộn 悶: buồn phiền, bực bội.
- trượng 仗: binh khí dựa vào, cậy nhờ
- ý 意: lòng dạ, ý nghĩ, ý định...
- đông quân 東君: thần thái dương, thần mùa xuân, chúa xuân.
- phong di 風姨: chị em của gió, dì gió.
- tối toan 最酸: rất là chua như giấm.

Bài 4

NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH (Kỳ Tam)                  偶書公館壁(其三)

Đông vọng giang đầu vọng cố giao,                                  東望江頭望故郊,
Phù vân vô định thủy thao thao.                                        浮雲無定水滔滔.
Phong xuy cổ trủng phù vinh tận,                                     風吹古塚浮榮盡,
Nhật lạc bình sa chiến cốt cao.                                         日落平沙戰骨高.
Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi,                              山月江風如有待,
Nham thê cốc ẩm bất từ lao.                                             岩棲谷飲不辭勞.
Bình sanh dĩ tuyệt vân tiêu mộng,                                   平生已絕雲霄夢,
Phạ kiến bàng nhân vấn vũ mao.                                     怕見傍人問羽毛.
Nguyễn Du                                                                      阮 攸

Dịch nghĩa:

Ngoảnh nhìn về phía đông của đầu con sông để trông ngóng về quê cũ, - thấy chăng là những đám mây nổi trôi lang thang và dòng nước chảy cuồn cuộn. - Cơn gió thổi trên những nấm mồ xưa làm mất tất cả và tan đi những vinh hoa giả tạm; - lúc chiều tà, trên bãi cát bồi là những đống xương cao của những người lính trận.(c.1-4) - Vầng trăng trên núi, gió trên dòng sông như có sự đợi mong. - Cho nên, dẫu phải ở chốn vách núi, sườn non hay uống nước suối khe cũng không ngại chuyện gian khó , khổ cực.- Cả đời ta đã dứt bỏ hết giấc mộng mây bay ở khoảng trời cao rộng, - chỉ e ngại người chung quanh hỏi xem lông cánh thế nào để bay thôi!(c.5-8)

Tạm chuyển lục bát:

NGẪU HỨNG ĐỀ VÁCH CÔNG QUÁN (Bài 2)

Quê nhà ngóng ở đầu sông,
Lang thang mây nổi nước cuồn cuộn trôi.
Vinh hoa mồ cũ gió vời,
Chất cao xương lính bãi bồi chiều hôm.
Gió sông, trăng núi chờ mong,
Uống khe, nghỉ đá cũng không ngại ngùng.
Mộng trời mây rộng dứt xong,
Sợ người quanh thấy cánh lông hỏi nào!

Chú thích:

- cố giao 故郊: vùng đất xưa, quê cũ, quê nhà.
- thao thao 滔滔: nước chảy cuồn cuộn, nước ròng chảy xiết.
- phù vinh 浮榮: danh vọng, giàu sang giả tạm, không bền vững.
- nham 岩: vách núi, sườn núi đá.
- thê 棲: dừng lại, nghỉ ngơi, ở...
- cốc 谷: suối, khe giữa các vách đá núi hoặc thung lũng.
- lao 勞: sự gian khó, khổ cực.
- Tiêu 霄: khoảng trời cao rộng. -
- phạ 怕: e ngại, sợ...

(Lần đến: NAM TRUNG TẠP NGÂM bài 5, 6, 7 và 8)


Hoàn Cảnh Sáng Tác Ca Khúc ‘Anh Cho Em Mùa Xuân’


HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC 'ANH CHO EM MÙA XUÂN' CỦA THI SĨ KIM TUẤN VÀ NHẠC SĨ NGUYỄN HIỀN 
Nhạc Vàng 

Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ

Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây.

Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá

Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi.

Đất mẹ gầy cỏ lúa, đồng ta xanh mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió, thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa, trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh, cát trắng bờ quê xưa.

Anh cho em mùa xuân
Trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới

Bàn tay thơm sữa ngọt
Giải đất hiền chim hót
Mái nhà xinh kề nhau.

Anh cho em mùa xuân
Đường hoa vào phố nhỏ
Nhạc chan hoà đây đó

Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Rung nắng vàng ban mai.

Anh cho em mùa xuân
Nhạc thả tràn muôn lối.

Bài hát Anh Cho Em Mùa Xuân, Lời thơ : Kim Tuấn, Nhạc : Nguyễn Hiền. Bài hát được viết theo điệu Tango Habanera vui tươi, rộn rã, lời nhạc trong sáng, yêu đời.

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc này thì vào mùng 5 tết năm 1962, nhạc sỹ Nguyễn Hiền (lúc đó làm việc trong Bộ Thông Tin) được gửi tặng một tập thơ 40 bài của các tác giả Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn. Trong đó có bài thơ năm chữ Nụ hoa vàng ngày xuân của Kim Tuấn, ông lập tức phổ nhạc trong vòng 1 tiếng. Sáng hôm sau, Kim Tuấn đến gặp, tình cờ chủ hãng đĩa Asia cũng có mặt nên Nguyễn Hiền và Kim Tuấn liền thỏa thuận cho hãng đĩa Asia cho ca sỹ Lệ Thanh hát và thâu đĩa đầu tiên. Sau đó thì nhà xuất bản Tinh Hoa của Lê Mộng Bảo được xuất bản tờ nhạc. Bài hát từ đó được quần chúng yêu thích và nhiều ca sĩ trình bày. Cho đến nay bài hát vẫn còn được yêu thích mỗi độ xuân về, kể cả giới trẻ hiện đại.

Thi sĩ Kim Tuấn đã có lần chia sẻ thêm : “Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ: Hà Tĩnh – vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa” – có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập Ngàn Thương (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…

Phúc Ben - Nhạc Vàng



Xin mới quý vị thưởng thức Anh Cho Em Mùa Xuân 



Những Viên Ngọc Ẩn Mình Dưới Bóng Của Đấu Trường La Mã

 

Khu phố cổ của tầng lớp lao động ở Trastevere là một địa danh tuyệt vời để khám phá. (Ảnh: Catarina Belova/Shutterstock)

Rome: NHỮNG VIÊN NGỌC ẨN MÌNH DƯỚI BÓNG CỦA ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ
Tim Johnson

Khi ghé thăm thành phố huyền thoại này, hãy tìm đến một số điểm tham quan chưa được nhiều người biết đến dưới đây

Một thời, Rome từng là thủ đô của đế chế vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến, bao quanh Địa Trung Hải và trải dài từ các sa mạc ở Trung Đông cho đến tận Bức tường Hadrian ở Anh. Khẳng định quyền lực và tầm ảnh hưởng trên khắp các vùng rộng lớn của thế giới cổ đại, người La Mã đã xây dựng các cống dẫn nước để cung cấp cho các nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh, và đài phun nước, cùng với một mạng lưới đường cao tốc rộng lớn dài hơn 250,000 dặm tỏa ra từ thủ đô của họ. Nổi tiếng như câu ngạn ngữ: “mọi con đường đều dẫn đến La Mã.”

Tuy đế chế La Mã sụp đổ vào thế kỷ thứ 5, nhưng thủ đô của Ý vẫn còn lưu giữ nhiều tàn tích của những ngày tháng huy hoàng của đế chế này. Đấu trường La Mã, được hoàn thành vào năm 80 Sau Công Nguyên, vẫn là đấu trường vòng tròn lớn nhất trên thế giới. Tàn tích của Quảng Trường La Mã, từng là trung tâm thương mại nhộn nhịp của thành phố này, vẫn còn giữ được nhiều cây cột và cổng vòm trải dài khắp Đồi Palatine. Những kiến trúc được xây dựng sau này cũng rất thu hút khách du lịch, chẳng hạn như kiệt tác trên trần Nhà nguyện Sistine gần đó của nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo; mái vòm cao vút của Vương cung thánh đường St.Peter, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Công giáo; và Đài phun nước Trevi, nơi hầu hết các du khách đều chen chân ném một đồng xu xuống hồ nước với hy vọng có dịp quay lại Rome.

Nói chung, những kiến trúc này đã ghi dấu trong trái tim và tâm hồn của bất kỳ khách du lịch nào đến Rome, và các du khách xếp hàng nhiều giờ để có một cơ hội bước vào bên trong và chụp ảnh. Và, thành thật mà nói, bất kỳ du khách nào cũng nên thăm quan tất cả các điểm du lịch này. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với đám đông và hàng dài người đứng chờ đợi, thì tiếp theo bạn nên làm gì? Trong một số lần đến thăm thành phố này, tôi đã thực hiện một vài khám phá.

Hãy thử thăm khu phố cổ Trastevere của thành phố Rome

Thành phố 3 triệu dân này có rất nhiều địa điểm ẩn khuất níu giữ chân bạn khi bạn muốn làm điều gì đó khác biệt một chút. Chẳng hạn như khu phố cổ Trastevere. Tên của khu phố này, theo nghĩa bề mặt, tức là “phía bên kia sông Tiber,” khu phố ngày càng thời thượng này được ngăn cách với phần còn lại của Rome bởi Sông Tiber — và từ lâu đã là một nơi tách biệt.

Đây là một thành phố đa văn hóa và là nơi cư ngụ của tầng lớp lao động trong suốt bề dày lịch sử. Những con đường nhỏ lát đá cuội quanh co tại đây càng thể hiện sự nghèo khó của khu phố cổ này — lối đi chật hẹp đến mức những chiếc xe ngựa sang trọng không thể đi qua được. Giờ đây, khu phố này được lấp đầy bằng những cửa hàng đồ lưu niệm thú vị, những chiếc bàn phía trước được sắp xếp bằng những món đồ thích hợp: những chiếc nón ngộ nghĩnh, những món đồ trang sức thú vị, và những chiếc chăn dệt thủ công. Dây thường xuân leo trên những bức tường cổ kính trong khi các quán ăn bên vỉa hè phục vụ những dĩa mì ống đang bốc khói.

Bạn hãy đến đây để lạc bước trên những vỉa hè lát bằng đá cuội. Trên đường đi, hãy ghé vào Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (Basilica di Santa Maria Maggiore), một nhà thờ có niên đại từ thế kỷ thứ 4, để chiêm ngưỡng những bức tranh khảm của danh họa Pietro Cavallini. Hai kiến trúc khác nhau — Biệt thự Farnesina thời Phục hưng và dinh thự Galleria Corsini theo phong cách baroque — tọa lạc ở vị trí đối diện nhau. Đây là những kiệt tác kiến trúc. Công trình đầu tiên có các bức bích họa do danh họa Raphael thực hiện, công trình còn lại là tác phẩm của hai họa sĩ Titian và Caravaggio.

Nhưng bạn hãy cố gắng hết sức để giữ lịch trình vừa phải và chỉ tha thẩn dạo chơi. Tại đây, bị lạc đường là một niềm vui. Và khi bạn đã thấm mệt, hãy chọn trong số nhiều nhà hàng có hiên ngoài phục vụ những ly nước mát lạnh. Khi ở Rome, bạn hãy nhập gia tùy tục: Nghỉ ngơi trong một buổi chiều muộn với thức uống đặc biệt kết hợp của Aperol, Prosecco, club soda, và một lát cam, đây chính là hoạt động được yêu thích vào cuối buổi chiều ở đây.

Vương Cung thánh Đức Bà Cả. (Ảnh: Nattee Chalermtiragool/Shutterstock)


Biệt thự Farnesina được đặt tên theo người chủ sở hữu có tên Cardinal Alessandro Farnese. (Ảnh: Anna Pakutina/Shutterstock)

Thăm thú các khu vườn ở Rome

Tuy thành phố này không nổi tiếng với các không gian xanh, nhưng Vườn Bách Thảo Rome chỉ cách đó một đoạn đi bộ ngắn. Rome là một thành phố xô bồ và có khí hậu nóng. Những khu vườn này là cách hoàn hảo để tạm lánh mình khỏi sự huyên náo đó. Trong một chuyến thăm gần đây, vào một ngày tiết trời đặc biệt ẩm thấp, tôi rất vui khi tìm thấy một chiếc ghế dài và thưởng thức chút nước mát trong bóng râm.

Nhưng còn có nhiều nơi khác nữa để thăm thú ở đây. Với diện tích đất đô thị khoảng 30 mẫu Anh, vùng đất này từng thuộc về một nữ hoàng Thụy Điển thế kỷ 17 và nằm cạnh một trường đại học mang tên nhà thám hiểm người Ý John Cabot (Giovanni Caboto). Khi bước qua các cánh cổng, màu xanh bao trùm lấy bạn và nhiệt độ ở đây dường như giảm xuống vài độ chỉ trong vài giây. Bạn hãy khám phá khu vườn Nhật Bản, khu vườn Địa Trung Hải, vườn hoa hồng, và một trong những bộ sưu tập tre phong phú nhất ở Âu Châu. Khu nhà kính cũng rất đáng thăm quan: Một nơi chứa hơn 400 loài phong lan; thêm vào đó, có những đài phun nước tung bọt trắng xóa và những con đường uốn lượn, cùng một chiếc lều đầy những cánh bướm đang vỗ.

Sau khi chìm đắm buổi chiều thơ mộng ở những công viên và khu vườn, tôi dành vài ngày tiếp theo để khám phá những ngóc ngách bí ẩn khác của thành phố. Tôi đi bộ giữa những bộ xương dưới lòng đất tại các hầm mộ, ghé vào các cửa hàng dọc theo con đường Via del Corso nhộn nhịp, tận hưởng những làn gió nhẹ và phóng tầm mắt ngắm nhìn từ công viên đồ sộ, xiêu vẹo trên đỉnh đồi xung quanh Villa Borghese. Trên đường đi, tôi đã uống nước từ những đài phun nước nasoni — theo sát nghĩa câu từ, là “những cái mũi to” — 2,500 đài phun nước miễn phí dẫn nước từ các dòng suối trong lành từ những ngọn núi gần đó, dòng nước lạnh tuôn chảy ra từ một vòi kim loại cong nhô ra (giống hình cái mũi) về phía trước.

Vườn bách thảo Rome cung cấp một ốc đảo xanh tươi ở giữa thành phố nhộn nhịp. (Ảnh: tozzi.marta/Shutterstock)

Hãy tự chiêu đãi bản thân tại nhà hàng Trattoria della Stampa

Và sau nhiều ngày với những bữa ăn vội vã cùng những chiếc bánh pizza nhanh gọn nhưng ngon lành ngoài hiên, những chiếc bánh mì xinh xắn trong công viên — đã đến lúc bạn nên thưởng cho bản thân một bữa ăn ngồi trong một nhà hàng tuyệt vời. Một điểm du lịch điển hình sẽ không có được điều này. Tôi tìm hiểu, tra cứu những địa điểm bình dị trong phạm vi mà tôi có thể đi bộ đến được từ khách sạn của mình.

Cuối cùng thì tôi đã tìm thấy một nhà hàng như vậy: nhà hàng Trattoria della Stampa, nằm trên một làn đường phía sau. Khi đến gần, tôi để ý thấy bên ngoài cửa họ trưng bày các loại rau và thảo mộc tươi mà họ định dùng để chế biến cho ngay bữa tối hôm đó. Một chiếc bàn bày những hộp lớn hành lá và húng quế và dưa chuột và, tất nhiên là cả cà chua nữa.

Dưới một mái nhà cong, trong một không gian mơ hồ giống như hang động, đầu bếp Roberto Cavalli thái thịt và đặt bánh tiramisu tại một quầy bếp nhỏ. Khu vực này được đặt ngay giữa nhà hàng một cách có chủ đích. Đầu tiên, tôi thưởng thức món ăn, món salad caprese với phô mai được làm từ sữa trâu tươi ngon nhất, sánh mịn nhất mà tôi từng thưởng thức; tiếp theo là các món mì pasta đơn giản, đẹp mắt, bao gồm cacio e pepe (một món mì ống mà sợi mì làm từ trứng), carbonara (loại sốt từ thịt xông khói xào với hành tây), và nước sốt amatriciana. Đây là ba món ăn đặc trưng của thành phố Rome.

Sau đó, tôi đã đề nghị có một cuộc trò chuyện với vị đầu bếp. Ông ấy lặng lẽ đi cùng tôi ra ngoài ngõ, và tôi hỏi ông ấy về những sáng tạo ẩm thực của ông. Hóa ra, ông ấy là một cựu cầu thủ túc cầu chuyên nghiệp, và đã chuyển sang làm bếp sau khi về hưu. Ông đã có được một danh hiệu ngôi sao Michelin danh giá trong sự nghiệp mới này.

“Tôi có hai niềm đam mê, túc cầu và ẩm thực,” ông ấy nói với tôi. “Tôi lớn lên trong căn bếp của bà ngoại và mẹ tôi.” Trong khi ông ấy trò chuyện với tôi, có một chiếc xe Ferrari gầm rú chạy qua, lách qua lối đi nhỏ với tốc độ quá nhanh, suýt tông vào chân chúng tôi. Cả hai chúng tôi cùng cười sảng khoái vì suýt bị xe tông, vỗ lưng nhau, rồi quay trở lại nhà hàng, hơi ấm và hương thơm dễ chịu của món chính vẫn còn vương vấn, món tráng miệng gần như đã sẵn sàng.

Vài thông tin nếu bạn chuẩn bị đến Rome

Nếu bạn đi bằng đường hàng không: Phi trường quốc tế Leonardo da Vinci-Fiumicino của Rome (FCO) là phi trường tấp nập nhất của Ý, với các chuyến bay thẳng đến từ khắp nơi trên thế giới và nhiều phi trường lớn của Hoa Kỳ. Nằm ngay phía tây thành phố, có một chuyến tàu chạy đến Termini, nhà ga trung tâm của Rome, kết nối với phần còn lại của thành phố.

Di chuyển xung quanh thành phố: Rome khá rộng, vì vậy tuy du khách có thể dễ dàng khám phá các khu vực lân cận (như khu phố cổ Trastevere) bằng cách đi bộ, nhưng nếu đi vào trung tâm thành phố thì đi bằng tàu điện ngầm là thuận tiện nhất. Mặc dù hệ thống tàu điện ngầm tương đối nhỏ, chỉ có ba tuyến, nhưng đây là một cách đi lại hiệu quả với giá cả hợp lý, và xe buýt cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể mua vé tích hợp, không giới hạn trong 24, 48 hoặc 72 giờ.

Nơi lưu trú: Khách sạn Hotel delgi Artist nằm trên một con đường yên tĩnh mà từ đây có thể đi bộ đến Đài phun nước Trevi, Bậc thang Tây Ban Nha, Biệt thự Borghese, và một ga tàu điện ngầm đông đúc. Các phòng ở đây rất sang trọng và phong cách, đồng thời có một sân thượng mát mẻ với một bồn tắm nước nóng, tạo cảm giác dễ chịu tách biệt với sự nhộn nhịp bên dưới.

Lưu ý: Vị trí tương đối xa xôi của khu phố cổ Trastevere tính từ trung tâm thành phố đồng nghĩa với việc giao thông công cộng ở đó không dễ dàng như ở gần Vatican — không có tuyến tàu điện ngầm nào gần đó, và các điểm dừng xe buýt có thể cách đó vài dãy nhà đi bộ. Vì vậy, bạn nhớ hãy dành thêm một chút thời gian để đến đó (hoặc quay lại).

Minh Châu biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Bánh Baguette Tuyệt Vời Của Người Pháp

 

Nguồn hình ảnh, Emily Monaco.  Mỗi năm, khoảng 200 thợ làm bánh tham gia cuộc thi làm bánh được thèm muốn nhất ở Paris: Le Grand Prix de la Baguette.


BÁNH BAGUETTE TUYỆT VỜI CỦA NGƯỜI PHÁP 
Emily Monaco

Hàng năm, Paris tổ chức một giải Grand Prix để trao vương miện cho chiếc baguette (bánh mỳ nhỏ và dài) ngon nhất thành phố - và trong những năm gần đây, những người chiến thắng là những thợ làm bánh có 'nguồn gốc' ở xa nước Pháp.

Đi dạo qua Paris vào buổi sáng thì điều đầu tiên bạn thấy là những dòng người ra khỏi các cửa hàng bánh địa phương để mua bánh ăn sáng. Đó là vì, trên khắp nước Pháp, dậy sớm và mua bánh baguette không chỉ là bản chất thứ hai; đó là một cách sống. Theo tổ chức Observatoire du Pain (vâng, Pháp tổ chức khoa học 'Quan sát bánh mỳ'), người Pháp tiêu thụ 320 baguette mỗi giây - nghĩa là trung bình 1/2 baguette/1người/1ngày và 10 tỷ cái/năm.

Vậy, không ngạc nhiên là nước Pháp rất coi trọng baguette. Trên thực tế, vào tháng 4 hàng năm từ 1994, một ban giám khảo gồm các chuyên gia tập trung tại Paris để xét giải Le Grand Prix de la Baguette: một cuộc thi để xác định người làm baguette giỏi nhất thành phố.

Mỗi năm, khoảng 200 thợ làm bánh ở Paris tham gia cuộc thi, giao 2 chiếc baguette ngon nhất cho một hội đồng chuyên gia giám khảo vào buổi sáng. Các baguette được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng có chiều dài từ 55-65cm và nặng từ 250-300g. Gần một nửa trong số hơn 400 baguette được tham gia cuộc thi đáp ứng các tiêu chí khắt khe này và chuyển sang vòng hai: đánh giá.

Ở vòng tiếp theo, ban giám khảo gồm 14 thành viên - gồm các nhà báo ẩm thực, người chiến thắng năm trước và một vài tình nguyện viên may mắn - sẽ phân tích các ổ bánh còn lại dựa trên 5 phạm trù khác nhau: độ nướng bánh, ngoại hình, mùi bánh, vị ngon và ruột bánh. Ruột baguette nên mềm nhưng không ẩm; đàn hồi, có các lỗ hổng lớn, không đều, cho thấy nó đã được lên men từ từ và phát triển hương thơm.

Nhà vô địch năm ngoái, Mahmoud M'Seddi, là người chiến thắng trẻ nhất từ trước tới nay, ở tuổi 27. "Tôi đã may mắn lớn lên trong một tiệm làm bánh," M'Seddi kể khi anh dẫn tôi đi qua cạnh những chiếc bánh không đều, được tạo hình bằng tay, tại tiệm bánh mì M'Seddi Moulins des Prés nhỏ của anh, ở quận 13. "Tôi đã lớn lên cùng cha mẹ, trái ngược với những đứa trẻ được chăm sóc ở nhà trẻ hoặc có vú em. Tôi luôn ở trong tiệm bánh mì.

Niềm đam mê làm bánh của M'Seddi là rõ ràng và bắt nguồn từ người cha. Xuất thân từ Tunisia, cha của M'Seddi đến Pháp vào cuối những năm 1980 khi theo đuổi bằng cấp về kỹ thuật điện. "Trong kỳ nghỉ ở trường, ông đến Paris làm việc tại một tiệm bánh để kiếm tiền tiêu vặt, và thấy yêu nghề nướng bánh mì. Ông bỏ dở việc học. Thay vào đó, ông bắt đầu làm nghề bánh mì." M'Seddi kể lại.

M'Seddi nhớ những kỷ niệm đẹp nhìn bố nặn bột nhào thành các thanh baguette hình dùi cui và làm việc cùng ông khi còn nhỏ.

"Như một nhà ảo thuật," anh nhớ lại. "Tôi đã làm như vậy khi còn nhỏ, trộn các thứ với nhau. Tôi rất thích làm điều đó."

Mặc dù mẹ anh đã cảnh báo anh không nên trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp vì phải làm nhiều và vất vả, và không có thời gian nghỉ lễ, M'Seddi vẫn quyết định tham gia công việc kinh doanh của gia đình. M'Seddi và cha hiện đang điều hành 3 tiệm bánh ở Paris: Boulangerie MỉSeddi Moulin des Près, nằm ở phía nam của khu phố Butte aux Cailles đẹp như tranh; Boulangerie Maison M'Seddi Tolbiac, cách đó vài trăm mét; và Boulangerie Maison M'Seddi ở quận 14.

Mỗi sáng M'Seddi thức dậy lúc 4 giờ để bắt đầu chuẩn bị bột cho những chiếc bánh hiện nay nổi tiếng của mình, được làm hoàn toàn bằng tay. Hình dáng mập và có màu nâu nhạt ở bên ngoài, nó là thí dụ điển hình của một baguette Paris thực sự phải như thế nào.

Nhưng anh giữ bí quyết làm baguette hoàn hảo của mình.

"Tôi sẽ không nói," M'Seddi nói với nụ cười gượng gạo.

Theo Sami Bouattour, người chiến thắng năm 2017, sự hoàn hảo của baguette cũng khó nắm bắt như sự thể hiện của M'Seddi.

"Khi tôi ở ban giám khảo," Bouattour nói, "thật dễ dàng để chọn được 10 hoặc 20 baguette nổi trội nhất. Nhưng sau đó, khi bạn so sánh số 3 và số 8, thì sự khác biệt là rất nhỏ."

Đối với M'Seddi, phép thuật khiến chiếc baguette của anh ta nổi bật lên so với hàng tỷ chiếc khác được tiêu thụ ở Pháp mỗi năm thì rất đơn giản: đó là niềm đam mê.

"Bạn có thể có chính xác cùng một công thức," ông nói. "Và nếu một người đam mê hơn người kia, người đó sẽ có kết quả tốt hơn. Cho dù khi bạn đã thực hiện đúng như thế, nó cũng không như nhau. Nó giống như ma thuật."

M'Seddi được quyền đặt một decal (hình in bóc) vàng lớn lên cửa sổ tiệm bánh của mình để quảng cáo vị thế là một nhà vô địch về baguette. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Người chiến thắng mỗi năm cũng được vinh dự cung cấp cho tổng thống Pháp bánh mì hàng ngày của mình - một đặc quyền mà M'Seddi tự hào chia sẻ với công chúng qua video trên truyền thông xã hội về thói quen sáng sớm của mình mang một giỏ baguette tươi tới cung điện Elysée rộng lớn.

Emmanuel Macron hiển nhiên là rất đam mê di sản làm bánh mỳ của nước Pháp: năm 2018, tổng thống đề nghị baguette Pháp được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Unesco. Pizza của Neapolitan, bánh gừng Croatia và bánh mì dẹt từ Trung Á đã xuất hiện trên danh sách của Unesco. Nhưng theo Macron, thì "baguette là sự thèm muốn của cả thế giới".

Bánh mì baguette không chỉ là một mặt hàng chủ lực - nó là biểu tượng của tính chất Pháp.

Nhưng trong khi ít biểu tượng mang tính chất Pháp tinh túy bằng baguette, thì tình trạng và chất lượng của nó là không chắc chắn trong những năm gần đây. Bắt đầu từ những năm 1950, các thợ làm bánh bắt đầu tìm cách làm tắt để tạo ra baguette nhanh hơn: dựa vào bột nhào làm sẵn và đông lạnh; và nướng baguette trong khuôn chứ không ở dạng tự do. Thay vì các chiếc bánh giòn ở bên ngoài, mềm ở bên trong mà M'Seddi nướng mỗi sáng, những chiếc baguette này sền sệt nhợt nhạt này sẽ mất ngon như bánh cũ ngay sau khi chúng nguội. Đến những năm 1990, chúng đã trở thành chuẩn mực cho thợ làm bánh và cho người Paris.

"Những thợ làm bánh lúc bấy giờ rất sung sướng," Bouattour nói trong khi dẫn tôi đi qua những ổ bánh mì mới ở cửa hàng Arlette & Colette của ông ở quận 17, Paris. "Nhưng điều đó đã giết chết nghề của chúng tôi."

Với nỗ lực nhằm cứu bánh baguette truyền thống của Pháp khỏi quá trình công nghiệp hóa rộng rãi, nước Pháp đã thông qua Sắc Lệnh Bánh Mì năm 1993, quy định theo luật một baguette thực sự truyền thống phải được làm bằng tay, được bán ở nơi nướng bánh và chỉ được làm bằng nước, bột mì, men và muối. Ngày nay, những chiếc 'baguette truyền thống' mới này chiếm khoảng một nửa số baguette được bán ở các thành phố lớn của Pháp - và là mẫu vật được đánh giá trong cuộc thi diễn ra hàng năm kể từ năm 1994.

Tuy nhiên, ngày nay, một số người cho rằng bánh mì siêu thị, rẻ hơn nhiều so với các ổ bánh bán tại tiệm bánh, đang khiến các nghệ nhân bị loại ra khỏi thị trường. Rốt cuộc, đài phát thanh Pháp 'Europe 1' báo cáo rằng 1.200 tiệm bánh nhỏ ở Pháp đóng cửa hàng năm.

"Thật là xấu hổ," M'Seddi nói. "Nó là bánh mì. Nó là nước Pháp. Bạn cần mua nó ở một tiệm bánh, nơi mọi người dậy sớm, nơi họ làm bánh bằng tay."

Ngoài việc giành chiến thắng trong cuộc thi lừng lẫy này, Bouattour và M'Seddi còn có một vài điểm chung khác. Cả hai đều đã qua trường thương mại truyền thống mà nhiều thợ làm bánh Pháp khao khát được vào ở tuổi 16. Cả hai đều là thợ làm bánh chuyên nghiệp trong chưa đầy một thập kỷ (cũng như người chiến thắng năm nay, cựu kỹ sư Fabrice Leroy). Và cả hai đều là người Pháp thế hệ đầu tiên mà Bouattour gọi cho hoa mỹ là 'gốc Pháp': nguồn gốc gia đình là từ nơi khác - hoặc trong trường hợp của họ, là Tunisia.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây tuyên bố rằng baguette là sự thèm muốn của cả thế giới.

Việc gợi nhớ nguồn gốc chủng tộc là điều cấm kỵ ở nước Pháp trên danh nghĩa là bình đẳng. Chính phủ đã không thu thập thông tin về chủng tộc hoặc tôn giáo của các công dân mình kể từ những năm 1970 (một chính sách bắt nguồn phần lớn từ các cuộc điều tra được thực hiện trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp). Nhưng trong khi lập trường chính trị chính thức của Pháp là tạo ra sự bình đẳng, thì thực tế việc các bãi biển cấm burkini (áo tắm biển kín mí của phụ nữ Hồi giáo) và văn phòng nhập tịch đề nghị Pháp hóa tên những công dân mới có vẻ muốn nói với những người 'gốc Pháp' một điều: hãy đồng hóa.

Ở tiệm Arlette & Colette, Bouattour bán một loạt bánh mì, bánh ngọt và viennoiseries, tất cả đều được làm bằng tay và tất cả đều sử dụng các thành phần hữu cơ được chứng nhận. "Thỉnh thoảng chúng tôi có khách hàng đến và nói, 'Khu này toàn người Tunisia- lạy Chúa, các bạn đây rồi!'" ông nói, ám chỉ ông và vợ ông, cùng làm ở tiệm bánh. "Nhưng chúng ta cũng là gốc Tunisia nữa."

Tuy nhiên, cuộc thi 'Le Grand Prix de la Baguette' làm một việc khá tốt là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thợ làm bánh, bất luận kiến thức và kinh nghiệm của họ.

"Tất cả các baguettes đều được đánh số, vì vậy chúng tôi không biết là đang đánh giá ai," Meg Zimbeck, người sáng lập trang web đánh giá nhà hàng 'Paris by Mouth', giải thích về kinh nghiệm của bà khi là thành viên ban giám khảo. "Khó khăn có thể có là lưỡi nếm bị mỏi mệt. Chúng tôi phải nếm rất nhiều quá."

Điều đáng chú ý là, trước chiến thắng của M'Seddi năm 2018, thì 3 trong 4 năm gần đây, những người chiến thắng cũng là thợ nướng bánh Pháp gốc Phi.

Djibril Bodian là thợ làm bánh của tiệm bánh Le Grenier à Pain ở Montmartre đẹp như tranh vẽ. Cũng là con trai của một thợ làm bánh - và là người Pháp thế hệ đầu tiên, gốc Senegal- Bodian quyết định ở tuổi 16 tiếp bước theo cha. Gần như ngay lập tức, các giáo viên trường dạy làm bánh đã nhận ra năng khiếu tự nhiên của anh cho nghề này.

"Giáo viên bắt đầu coi tôi như một ví dụ điển hình, nói với những người khác, 'Hãy làm như Djibril ấy!," ông kể lại. "Điều đó làm tôi được công nhận, nhưng cũng là áp lực với tôi. Tôi không muốn làm thầy giáo thất vọng."

Theo quy định, người chiến thắng cuộc thi 'Le Grand Prix de la Baguette' không được phép thi đấu trong 4 năm sau đó. Nhưng sau khi giành được danh hiệu baguette ngon nhất Paris năm 2010, Bodian nói, "Tôi chỉ có một mong muốn: lại được thi càng nhanh càng tốt. Vì vậy, trong 4 năm, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng tôi đang nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế, thì tôi đã làm việc, cố làm tốt hơn."

Năm 2015, Bodian đã chiến thắng cuộc thi lần thứ hai.

"Đó là một niềm vui to lớn và một vinh dự," ông nói và cười. "Nhưng khi tôi trở thành thợ làm bánh 22 năm trước thì không ai nghĩ rằng một chiếc baguette có thể đưa bạn đến Cung Điện Elysée."

Bodian thành công là nhờ ở cả nền tảng môi trường và giá trị Senegal của ông cũng như việc đào tạo ở Pháp.

"Tôi đã ngừng nghĩ mình là một người nước ngoài từ lâu, nhưng nguồn gốc của tôi đã làm cho tôi trở thành con người như hôm nay," ông nói. "Tất cả chúng ta đều bắt đầu với cùng dụng cụ, cùng giáo viên, nhưng một số người bắt đầu hiểu mọi thứ khác đi. Điều đó không liên quan gì đến nguồn gốc; đó chỉ là tài năng."

Những câu chuyện của Bodian, Bouattour và M'Seddi vang vọng với những câu chuyện của đội tuyển Pháp giành chiến thắng World Cup 2018. Do hơn một nửa đội hình là các cầu thủ có di sản Châu Phi, chiến thắng này kích hoạt cuộc tranh luận toàn quốc về bản sắc Pháp và khiến nhiều cầu thủ của đội bóng tuyên bố một cách quyết đoán về tính chất Pháp của họ. Giống như những cầu thủ này, Bodian lưu ý rằng những người tham gia và kết quả của giải Grand Prix là đại diện cho nước Pháp ngày nay: một đất nước đa dạng và đa văn hóa gồm những người tự hào mình là người Pháp.

"Ai thắng trong cuộc thi thì người đó là người chiến thắng," M'Seddi nói. "Người đó là nhà vô địch, cho dù là người nhập cư hay không."

Và trong khi anh gạt bỏ tầm quan trọng của việc gợi lên một gốc rễ nước ngoài, anh thừa nhận rằng có một yếu tố tự hào nhất định khi ai đó có nguồn gốc nước ngoài giành được giải cao nhất.

"Đó là người say mê văn hóa Pháp, người đã được hòa nhập như một người Pháp" anh nói. "Chúng ta cần làm cho mọi người thấy tự hào là người Pháp."

Để tự hào thì còn gì tốt hơn là véo một miếng bánh baguette?

Emily Monaco
BBC Travel