Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong - Memorial Day

 


LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG - MEMORIAL DAY
Wikipedia

Lễ Chiến sĩ trận vong (tiếng AnhMemorial Day) là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5 hằng năm. Trước kia với tên gọi là Ngày Trang trí (Decoration Day), ngày lễ này tưởng niệm những quân nhân Hoa Kỳ đã tử nạn trong quân ngũ.[1]

Ngày lễ đầu tiên tưởng niệm quân nhân Liên bang miền Bắc đã tử nạn trong cuộc nội chiến (được tưởng niệm gần ngày thống nhất sau cuộc chiến). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày lễ này bắt đầu được mở rộng để tưởng niệm các binh sĩ bị tử nạn trong các cuộc chiến khác nhau trong và ngoài nước.

Từ năm 1971 Ngày Lễ chiến sĩ trận vong chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỉ niệm; lá cờ Mỹ để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.

Nhiều người Mỹ coi Ngày Chiến sĩ trận vong là ngày bắt đầu mùa hè.[2] Theo truyền thống ngày này kèm theo các hoạt động gia đình, đi cắm trại hay các sự kiện thể thao.



Lịch sử

Ngày 5 tháng 5 năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, tổ chức cựu chiến binh Liên bang miền Bắc Grand Army of the Republic thành lập Ngày Trang trí làm ngày để trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ hy sinh trong chiến tranh. Thiếu tướng John A. Logan, người lãnh đạo tổ chức Grand Army of the Republic, chọn ngày 30 tháng 5 để làm lễ này. Người ta tin rằng ngày này được chọn vì lúc đó hoa đang nở rộ khắp nước Mỹ.[3]

Lễ quan trọng đầu tiên được tưởng niệm tại Nghĩa trang quốc gia Arlington gần Washington, D.C. Song nhiều địa phương cho rằng họ mới là nơi đầu tiên đã tưởng niệm ngày lễ này vào mùa xuân năm 1866.[3]

Vào cuối thế kỷ 19, Lễ Chiến sĩ trận vong được tưởng niệm vào ngày 30 tháng 5 toàn quốc. Các cơ quan lập pháp tiểu bang đã thông qua luật chọn ngày này để làm lễ tưởng niệm.[3]

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày này được mở rộng để tưởng nhớ tất cả các quân nhân tử nạn trong các cuộc chiến mà nước Mỹ đã tham gia. Năm 1971, Ngày Chiến sĩ trận vong được Quốc hội tuyên bố là ngày lễ quốc gia, nhưng nó vẫn thường được gọi là Ngày Trang trí. Cũng như một số ngày lễ liên bang khác, hàng năm lễ Chiến sĩ trận vong rơi vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5.[3]

Một số tiểu bang có ngày lễ để tưởng nhớ các quân nhân của phe Liên minh miền Nam, như Mississippi (ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 4), Alabama (ngày thứ Hai thứ tư của tháng 4), Georgia (26 tháng 4), Bắc và Nam Carolina (10 tháng 5), Louisiana (3 tháng 6), TennesseeTexas (19 tháng 1), và Virginia (ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5).



Truyền thống

Nhiều người tưởng niệm Lễ Chiến sĩ vong trận bằng cách thăm viếng các nghĩa trang và đài tưởng niệm. Vào đúng 3 giờ trưa giờ địa phương vào Ngày Chiến sĩ vong trận, người Mỹ được khuyến khích nhau dành một phút mặc niệm cho những binh sĩ đã hy sinh trên chiến trường tại bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể không nhất thiết phải ở trong lãnh thổ Mỹ.[4] Quốc kỳ Hoa Kỳ cũng được rũ xuống từ sáng đến trưa.[4]

Ngày lễ này cũng được nhiều người Mỹ coi là ngày truyền thống bắt đầu mùa hè[2] (Ngày Lao động vào tháng 9 được xem là ngày lễ chấm dứt mùa hè).Nhân dịp ba ngày cuối tuần và thời tiết đẹp nếu có thể,thường vào ngày lễ để sinh hoạt với gia đình và tham gia các hoạt động ngoài trời.[5]

Chú thích

  1. ^ “Memorial Day”. United States Department of Veterans Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  2. a ă “Lễ Chiến sĩ trận vong ở Hoa Kỳ”. Đài tiếng nói Hoa Kỳ. ngày 29 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  3. a ă â b “Memorial Day History”. Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  4. a ă “Presidential Proclamation--Memorial Day”. Văn phòng Nhà Trắng. ngày 28 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “WEEKLY ADDRESS: President Obama Invites All Americans to Honor America's Fallen Heroes this Memorial Day”. Văn phòng Nhà Trắng. ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Ở Miền Nam Việt Nam

 

Ông Trần Văn Giang

NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Trần Văn Giang (ghi lại)

1 – Tên do địa hình, địa thế: 

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre: 

“Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…”

Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: 

“trên đất giồng mình trồng khoai lang…”

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

“Ai dìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…” 

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

Truông là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

“Thương em anh cũng muốn vô 
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.”

Tại sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

Phá là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

Bàu là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

Đầm là chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

Bưng từ gốc Khmer là “Bâng,” chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

“… về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa.”

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

Láng chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

Trảng là chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

Đồng là khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

Hố là chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

2 – Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau, văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “Cần” và “Thơ.” Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho,” là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho.” Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho,”người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho.”

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “Mỹ” và “Tho,” không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại “Mỳ Xó” thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang.” Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng. Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là Giang; trăng là Nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “Bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là “K’sach,” như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach.”

Một số địa danh khác:

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran,” tức “cà ràn,” là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ “Prha Trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum,” là sông rau muống (Trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek,” Phsar là chợ, Dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “Srala,” là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau,” có nghĩa là nước đen.

3 – Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh.

Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi, người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ, cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là Chợ Cũ, Chợ Mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:

– Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo, chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

Xóm là một chữ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: Vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm).

Thủ

Thủ là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

Bến ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam…

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

4 – Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

“Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “Thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

5- Lời Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian.

Thí dụ:

Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn nói là “cái chợ có cái quán” thì đố ai mà tìm cho ra được.

Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn.

Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

Tái bút: Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Trần Văn Giang (ghi lại)

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

D.C. Ngày Buồn

PPS Nhạc - D.C. NGÀY BUỒN

Sáng tác: Thiên Phương 
Trình bày: Long Vũ
Thực hiện: Mai Thiên Phương 

Trân trọng
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức



Bánh Dân Gian Ngon Nhất Nam Bộ

Khói Lam Chiều - BÁNH DÂN GIAN NGON NHẤT NAM BỘ 

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị thưởng thức 



Vui Cười - Cám Ơn Sư Phụ!

 


Thư Giãn Cuối Tuần - CÁM ƠN SƯ PHỤ!

Vợ chồng ông X. sắp đi du lịch xa, lo lắng nhà mình bị kẻ trộm viếng thăm, lật đồ, lục tủ tìm không thấy tiền mặt nên sẽ sinh bực tức phá hoại đồ dùng trong nhà, bèn đặt 10 triệu tiền mặt lên bàn, kèm theo một mảnh giấy viết thế này:

"Đồng chí trộm thân mến! 

Xin lỗi vì đã để đồng chí vất vả! Nhà chúng tôi sau khi về hưu chỉ dựa vào tiền lương hưu sống qua ngày, trong nhà cũng không có nhiều tiền mặt. Biết rõ đồng chí tới nhà chúng tôi cũng là vất vả, lo là đồng chí mất công toi một buổi, chúng tôi để lại 10 triệu gọi là lệ phí công tác gửi đồng chí.

Nếu đồng chí muốn mở rộng nghiệp vụ làm ăn, thì biệt thự đối diện qua đường với nhà chúng tôi là tư gia của chủ tịch tập đoàn PVN, bên cạnh là nhà của Tổng giám đốc. Còn tầng 18 tòa nhà này có nhà của thứ trưởng bộ Tài chính, tầng 16 có Giám đốc NHNN ..tầng 12 có Giám đốc CA , nhà họ nhiều tiền mặt, hơn nữa kể cả sau khi bị trộm cũng sẽ không dám khai trình.

Trong tòa nhà từ tầng 10 trở xuống là cán bộ cấp vụ viện, sở, ngành, từ tầng 5 trở xuống là cán bộ cấp phòng nhà nước bình thường như nhà chúng tôi.

Xin chúc đồng chí thu hoạch đầy bồn, đầy bát!

Nên nhớ cắt camera trước khi hành sự."...

Một tuần sau, vợ chồng ông X. đi chơi về, nhìn thấy trên mặt bàn có tới 100 triệu tiền mặt cùng một tờ giấy, trên đó có ghi:

"Xin cám ơn sự phụ đã dạy bảo

Nhiệm vụ lần này đã hoàn thành, thu hoạch lớn.

Đặc biệt gửi lại sư phụ ít tiền để bày tỏ lòng biết ơn. Về sau xin sư phụ tiếp tục cung cấp thông tin.

Cảm tạ!". 

Đồng chí trộm.

Sưu tầm

Uống Rượu Vang Có Gây Béo?

 


UỐNG RƯỢU VANG CÓ GÂY BÉO KHÔNG?
VinMec

Rượu vang là một trong những đồ uống có cồn phổ biến nhất trên thế giới và là thức uống chủ yếu ở một số nền văn hóa. Bạn có thể thưởng thức một ly rượu vang khi bạn gặp gỡ bạn bè hoặc thư giãn sau một ngày dài, nhưng bạn có thể tự hỏi liệu uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn tăng cân.

1. Hàm lượng Calo trong rượu

Rượu vang là một loại đồ uống có cồn làm từ nước nho lên men. Hầu hết lượng calo trong rượu vang đến từ rượu và lượng carbs khác nhau.

Mặc dù uống rượu vang được coi là có lượng calo đặc biệt cao, nhưng nó lại dễ dàng tiêu thụ quá mức. Do đó, lượng calo từ rượu vang có thể tăng lên.

Tất nhiên, lượng calo trong rượu vang khác nhau và con số chính xác phụ thuộc vào loại. Rượu vang khô có xu hướng có ít đường hơn và do đó ít calo hơn rượu vang ngọt, trong khi rượu vang sủi bọt có lượng calo thấp nhất.

Trong khi lượng calo trong một ly rượu vang dường như rất nhiều, một vài ly chứa hơn 300 calo và một chai có tới 600 calo. Tùy thuộc vào số lượng bạn uống, rượu vang có thể đóng góp một lượng đáng kể lượng calo bổ sung vào lượng hàng ngày của bạn.

So sánh một cốc bia 355ml có khoảng 100 calo, trong khi cùng một lượng bia thông thường có gần 150 calo và thậm chí nhiều hơn nếu nó là một loại bia nặng.

Khi so sánh cạnh nhau, rượu vang có lượng calo cao hơn một chút so với bia nhẹ và hầu hết các loại rượu, nhưng ít hơn các loại bia thông thường và nặng. Các máy trộn như nước trái cây và soda có thể làm tăng đáng kể hàm lượng calo và carb của các loại rượu được chưng cất, chẳng hạn như vodka, gin và rượu whisky.

2. Uống rượu vang có béo không?

Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức đốt cháy, điều này có thể dẫn đến tăng cân. Hơn nữa, lượng calo từ rượu thường được coi là calo rỗng, vì hầu hết đồ uống có cồn không cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên, bạn có thể đã nghe nói rằng rượu vang đỏ, đặc biệt, có thể mang lại nhiều lợi ích hơn các loại rượu khác. Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một hợp chất chống oxy hóa có thể chống lại bệnh tật và có liên quan đến lợi ích của tim khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Uống quá nhiều rượu vang có thể gây tình trạng tăng cân ở người uống

Uống quá nhiều rượu dường như lớn hơn bất kỳ lợi ích có thể nào và đóng góp lượng calo dư thừa trong quá trình. Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể dẫn đến tăng cân theo những cách khác ngoài việc chỉ đóng góp lượng calo rỗng. Khi bạn tiêu thụ rượu, cơ thể bạn sử dụng nó trước khi carbs hoặc chất béo làm năng lượng. Do đó, các chất dinh dưỡng này có thể được lưu trữ dưới dạng chất béo.

Tiêu thụ rượu cao cũng liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống kém. Tuy nhiên, nó không rõ liệu đây có phải là kết quả của những lựa chọn thực phẩm không lành mạnh được thực hiện trong khi say, hoặc nếu những người uống nhiều hơn thường có chế độ ăn ít lành mạnh nói chung.

3. Một số nhược điểm

Tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc rượu có thể có những nhược điểm ngoài những thứ liên quan đến tăng cân có thể. Nói chung, uống rượu vừa phải không liên quan đến rủi ro sức khỏe.

Viện Quốc Gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu định nghĩa uống rượu vừa phải là tối đa một ly cho phụ nữ và tối đa hai ly cho nam giới mỗi ngày. Một thức uống được định nghĩa là 14 gam rượu, tương đương với 355mL bia, 148 mL rượu vang, hoặc 44 mL rượu mạnh.

Vì gan đóng vai trò lớn trong việc chế biến rượu, uống nhiều rượu có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo bên trong gan của bạn và cuối cùng có thể gây ra suy gan mãn tính và tổn thương được gọi là xơ gan. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớtrầm cảm, bệnh tim và một số loại ung thư.

4. Rượu ảnh hưởng đến việc giảm cân của bạn như thế nào

Uống rượu là một trò tiêu khiển yêu thích của con người, cả về mặt xã hội và văn hóa. Một số nghiên cứu cho thấy rượu có thể có lợi ích sức khỏe. Ví dụ, rượu vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, rượu cũng đóng một vai trò lớn trong việc quản lý cân nặng. Bất cứ ai muốn giảm cân cuối cùng có thể muốn xem xét bỏ qua ly rượu buổi tối của họ. Dưới đây là 8 cách uống rượu vang để giảm cân của bạn:

4.1. Rượu thường là loại trống rỗng

Đồ uống có cồn thường được gọi là calo rỗng. Điều này có nghĩa là chúng cung cấp cho cơ thể bạn lượng calo nhưng chứa rất ít chất dinh dưỡng.Có gần 155 calo trong một lon bia và 125 calo trong một ly rượu vang đỏ. Để so sánh, một bữa ăn nhẹ buổi chiều được khuyến nghị nên có từ 150 đến 200 calo. Một đêm đi chơi với nhiều đồ uống có thể dẫn đến việc tiêu thụ thêm vài trăm calo.

Rượu thường là loại trống rỗng chứa ít chất dinh dưỡng cho cơ thể con người

Tuy nhiên, rượu cũng đóng một vai trò lớn trong việc quản lý cân nặng. Bất cứ ai muốn giảm cân cuối cùng có thể muốn xem xét bỏ qua ly rượu buổi tối của họ. Dưới đây là 8 cách uống rượu vang để giảm cân của bạn:

4.1. Rượu thường là loại trống rỗng

Đồ uống có cồn thường được gọi là calo rỗng. Điều này có nghĩa là chúng cung cấp cho cơ thể bạn lượng calo nhưng chứa rất ít chất dinh dưỡng.

Có gần 155 calo trong một lon bia và 125 calo trong một ly rượu vang đỏ. Để so sánh, một bữa ăn nhẹ buổi chiều được khuyến nghị nên có từ 150 đến 200 calo. Một đêm đi chơi với nhiều đồ uống có thể dẫn đến việc tiêu thụ thêm vài trăm calo.

Đồ uống có máy trộn, chẳng hạn như nước ép trái cây hoặc soda, thậm chí còn chứa nhiều calo hơn.

4.2. Rượu được sử dụng làm nguồn nhiên liệu chính

Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể gây tăng cân ngoài hàm lượng calo. Khi rượu được tiêu thụ, nó đốt cháy đầu tiên như một nguồn nhiên liệu trước khi cơ thể bạn sử dụng bất cứ thứ gì khác. Điều này bao gồm glucose từ carbohydrate hoặc lipid từ chất béo.

Khi cơ thể bạn đang sử dụng rượu làm nguồn năng lượng chính, glucose và lipit dư thừa sẽ không may cho chúng ta, như mô mỡ, hoặc chất béo.

4.3. Rượu có thể ảnh hưởng đến các cơ quan của bạn

Vai trò chính của gan của bạn là hoạt động như bộ lọc của bộ lọc đối với bất kỳ chất lạ nào xâm nhập vào cơ thể bạn, như thuốc và rượu. Gan cũng đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein.

Tiêu thụ rượu quá mức có thể dẫn đến những gì được gọi là gan nhiễm mỡ do rượu. Tình trạng này có thể làm hỏng gan của bạn, ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển hóa và lưu trữ carbohydrate và chất béo. Những thay đổi trong cách cơ thể bạn lưu trữ năng lượng từ thực phẩm có thể khiến bạn rất khó giảm cân.

4.4. Rượu có thể góp phần vào mỡ bụng dư thừa

Thực phẩm chứa nhiều đường đơn giản, chẳng hạn như những loại có trong kẹo, soda và thậm chí là bia, cũng có lượng calo cao. Lượng calo bổ sung cuối cùng được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều đường có thể nhanh chóng dẫn đến tăng cân. Chúng ta có thể chọn nơi mà tất cả trọng lượng tăng thêm kết thúc. Nhưng cơ thể có xu hướng tích tụ mỡ ở vùng bụng.

Sử dụng nhiều rượu vang khiến cơ thể bị tích tụ mỡ vùng bụng

4.5. Rượu ảnh hưởng đến sự phán xét, đặc biệt là với thức ăn

Ngay cả những người hâm mộ chế độ ăn kiêng khó khăn nhất cũng sẽ có một thời gian khó khăn để chống lại sự thôi thúc muốn đào sâu khi say.

Rượu làm giảm sự ức chế và có thể dẫn đến việc ra quyết định kém trong thời điểm nóng đặc biệt là khi nói đến lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của rượu vượt qua cả nghi thức uống rượu xã hội.

Một nghiên cứu trên động vật gần đây Nguồn tin cho thấy những con chuột được cho uống ethanol trong khoảng thời gian ba ngày đã chứng minh sự gia tăng đáng kể lượng thức ăn. Nghiên cứu này cho thấy rượu thực sự có thể kích hoạt tín hiệu đói trong não, dẫn đến sự thôi thúc ăn nhiều thức ăn hơn.

4.6. Rượu và hormone giới tính

Từ lâu, người ta đã biết rằng uống rượu có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể, đặc biệt là testosterone.

Testosterone là hoóc môn giới tính có vai trò trong nhiều quá trình trao đổi chất, bao gồm sự hình thành cơ bắp và khả năng đốt cháy chất béo.

Một nghiên cứu cho thấy mức testosterone thấp có thể dự đoán tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở nam giới. Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi: cholesterol cao, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, chỉ số khối cơ thể cao. Thêm vào đó, nồng độ testosterone thấp hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những người đàn ông lớn tuổi.

4.7. Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn

Một chiếc áo ngủ trước khi đi ngủ nghe có vẻ giống như một tấm vé cho một đêm ngon giấc, nhưng bạn có thể muốn xem xét lại.Nghiên cứu cho thấy rằng rượu có thể dẫn đến tăng thời gian thức giấc trong chu kỳ giấc ngủ.Thiếu ngủ, cho dù thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc, có thể dẫn đến mất cân bằng các hormone liên quan đến đói, no và dự trữ năng lượng.

Sử dụng rượu vang đúng cách sẽ là một thức uống an toàn với cơ thể

4.8. Rượu ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng

Lo lắng xã hội của bạn là điều duy nhất mà rượu ức chế. Uống đồ uống có cồn cũng có thể ức chế chức năng tiêu hóa thích hợp.

Rượu có thể gây căng thẳng cho dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến giảm bài tiết tiêu hóa và di chuyển thức ăn qua đường ống.

Dịch tiết tiêu hóa là một yếu tố thiết yếu của tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng cơ bản được cơ thể hấp thụ và sử dụng.

Uống rượu ở tất cả các cấp có thể dẫn đến suy yếu tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất của các cơ quan có vai trò trong quản lý cân nặng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com