Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Tiếng Ngáy Làm Tôi Yên Tâm

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy, Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Câu truyện TIẾNG NGÁY LÀM TÔI YÊN TÂM, tác giả Trần Mỹ Duyệt. Bài viết rất hay và cảm động làm cho người đọc nhiều suy nghĩ để hướng thiện. Xin cám ơn tác giả Trần Mỹ Duyệt và thân hữu Tạo Lương đã chia sẻ.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN


 Hình minh họa (internet)

Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Trần Mỹ Duyệt

Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình.

Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận.

Suy nghĩ vẩn vơ, tôi chợt nhớ ra câu truyện được kể trong một Khóa Nazareth. Thuyết trình viên kể rằng, trước đây bà thường dành 1 hoặc 2 tháng xa nhà để trông nom cho các con bà sau khi sinh nở. Nhưng gần đây bà chỉ dành 1 hoặc 2 tuần cho các con trong những trường hợp như vậy. Các con bà có hỏi tại sao, thì bà trả lời: “Má nghĩ đã đến lúc má cần dành nhiều thời gian cho ba các con. Ba các con lúc này mới thật sự cần má. Miếng cơm manh áo của ba, giấc ngủ và sức khỏe của ba luôn luôn là điều mà má phải quan tâm. Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, câu trả lời của bà rất ý nghĩa và đánh động tôi rất nhiều. Và nghĩ đến điều này tôi càng thấy thương cho các cặp vợ chồng trẻ mà không hiểu sao họ lại coi nhau như cỏ rác, như kẻ thù, và như những tạo vật đáng ghét. Cãi vã, chửi rủa, và làm cho nhau đau lòng là những chuyện thường ngày xảy ra mà họ không hề để ý quan tâm tới. Nhưng sẽ có một ngày mà nếu không nghĩ lại, họ sẽ hối hận rất nhiều.

Cũng một câu truyện trong nhiều câu truyện mà tôi vẫn nghe về đời sống hôn nhân, về những khó chịu, về những hiểu lầm, về những xích mích giữa vợ chồng. Nhưng trong những cái làm cho nhau khó chịu ấy, lần này tôi được nghe một nhận xét tích cực, và xây dựng. Truyện do một người vợ trẻ kể lại:

“Tôi thường ngày rất khó chịu và hay cằn nhằn chồng tôi vì anh có cái tật ngủ ngáy to. Bình thường thì cũng không đến nỗi nào, nhưng những đêm mất ngủ thì tiếng gáy của anh là một tra tấn dã man đối với người mất ngủ như tôi. Những đêm như vậy tôi khó chịu và ghét anh vô cùng. Nhưng gần đây thì tôi không còn thù ghét tiếng ngáy đó nữa, mà ngược lại, bất cứ lúc nào thức giấc ban đêm mà tôi không nghe tiếng gáy đó là tim tôi đập thình thịch, và ngớ ngẩn suy nghĩ không biết chuyện gì xẩy ra cho anh.

Thời gian gần đây tôi thường bị lo lắng, hốt hoảng, và sợ hãi. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện quan trọng, chuyện tầm thường, chuyện trong nhà, chuyện ngoài ngõ hễ cái gì đập vào mắt tôi, lọt vào lỗ tai tôi đều làm cho tôi suy nghĩ và lo lắng. Tôi trở thành mất ăn, mất ngủ, và mất hết nghị lực để sống.
Nhưng người mà phải gánh chịu mọi dằn vặt, kêu ca, cằn nhằn, khó chịu từ tôi đó chính là chồng tôi.

Tôi đã được khuyến khích đi gặp những bác sỹ chuyên môn và uống những thứ thuốc đắt tiền, nhưng cũng chẳng giúp gì ngoại trừ tôi phải trút đổ trên đầu chồng tôi hết mọi thứ lo lắng, bực bội trong tôi, họa may tôi mới được nhẹ nhõm một chút.
Thì ra, chồng tôi chính là cái thùng rác để tôi trút bỏ mọi thứ ngổn ngang trong cuộc sống vào đó.
Cho đến một ngày tôi bừng nhận ra tôi đã gây đau khổ cho chồng tôi quá nhiều. Tôi hối hận, và tôi cảm thấy hết sức lo lắng.

Tôi lo lắng cho sức khỏe của anh cũng như tôi đang lo lắng cho chính mình. Tôi sợ rằng điều mà tôi gây ra cho anh sẽ làm anh sớm bỏ tôi hơn là do căn bệnh quái ác của tôi khiến cho tôi phải bỏ lại anh. Tôi vẫn thường nghe nói, những người chăm sóc cho người bệnh thường lại chết trước người bệnh. Và điều này khiến tôi chợt tỉnh. Nó giúp tôi từ từ bình phục cùng với sự giúp đỡ, thương yêu và lo lắng của người chồng rất mực yêu thương tôi.

Cũng từ đó, mỗi đêm tôi đều ôm sát lấy anh dù là trong giấc ngủ vì sợ rằng anh sẽ vuột mất. Nhất là mỗi đêm tôi phải để ý, nghe ngóng từng hơi thở, tiếng ngáy của anh. Tiếng ngáy của anh lúc này đối với tôi có một ý nghĩa rất tuyệt vời. Nó bảo tôi rằng anh hãy còn khỏe mạnh, đang ngủ say bên tôi, và vẫn còn đang sống với tôi. Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Hình minh họa (internet)

Có những mối tình già mà người này không thể quên săn sóc cho người kia. Có những mối tình trẻ mà tiếng ngáy đã có lần làm khó chịu nhưng bỗng trở nên âm thanh mang lại hạnh phúc cho nhau. 
Cái đó gọi là tình yêu. Là quan tâm và lo lắng cho nhau.

Là vợ chồng, và là một xương một thịt. Còn gì trên đời đáng yêu, đáng quí, và đáng gìn giữ hơn người chồng, người vợ. Nhưng cũng không biết trên đời có bao nhiêu người đã khám phá, tiếp tục khám phá và trân quí món quà thiêng liêng nhưng cũng rất vật chất này? Hay phải chăng phải đợi đến khi không còn thấy mặt nhau, nghe tiếng nhau, nghe tiếng ngáy của nhau mới hốt hoảng, mới đau khổ đi tìm.  

Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ 
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn

Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ 
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa đời 
Đừng đợi ngày mai biết đâu tôi nằm im hơi
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người

Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ 
Đừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ngày mai có khi tôi đành xuôi tay
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương

Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết lụy người.”

Tiếng hát của ai đó qua nhạc phẩm Nếu Có Yêu Tôi của Trần Duy Đức vang vọng trong đêm khuya như âm vang tiếng ngáy của người chồng trẻ. Tiếng gáy mà theo vợ anh là “Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Cũng như thức tỉnh cái nhìn của những cặp vợ chồng sau những năm dài chung sống:
“Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, hạnh phúc luôn ở bên ta, quanh quẩn bên ta trong người chồng, người vợ mà hàng ngày gặp gỡ, chỉ cần ta:

thay đổi thái độ,
thay đổi cái nhìn, 
 thay đổi lại phán đoán về người đó.   

Trần Mỹ Duyệt



 Xin mời quý Thầy, Cô và quý anh chị thưởng thức
nhạc phẩm NẾU CÓ YÊU TÔI. Ca sĩ Quang Tuấn


6:47


Để Trả Lời Câu Hỏi




Màu Penseé Tím




Sương Đêm




Slideshow Thơ & Nhạc Anh Về Với Người Ta



Xin mời quý Thầ, Cô và quý Anh Chị thưởng thức
Slideshow Thơ & Nhạc ANH VỀ VỚI NGƯỜI TA
Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc & Hòa âm: Đỗ Hải
Ca sĩ: Ngọc Mỹ
PPS: Dĩ Vãng Buồn

(Mời click vào link hình)


7:11


Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Phân Ưu Cụ Ông Anphonsô Nguyễn Văn Chỉnh






Em Và Tôi




Chuyện Dài Facebook

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy, Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Tạp ghi CHUYỆN DÀI FACEBOOK, tác giả Hoàng Thanh Phước. Câu chuyện vui buồn của người đam mê facebook. Xin cám ơn đồng môn Hoàng Thanh Phước chia sẻ.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN




Lời mở đầu:

Lời đầu tiên cho tôi được nói là xin chân thành cám ơn đến tất cả các anh chị, bạn bè thân hữu Facebook của tôi, đã cho tôi mỗi ngày, mỗi giờ được nhìn thấy hình ảnh thân thương, "diễm kiều" của quí anh chị cũng như gia đình, con cháu sum họp quây quần bên nhau mà tôi cảm thấy hạnh phúc và vui lây niềm vui của quí anh chị.

Có những mẫu chuyện rất hay của thầy Phạm Xuân Cầu, anh Vang Võ, chị Kim Cai v.v... Chuyển tải, những bài thơ trữ tình gợi nhớ quê hương, rưng rưng cảm động, những tin tức sốt dẻo, có giá trị từ Núi Nhạn Sông Đà của anh Lê Kim Đạm. Những vần thơ tuyệt tác gởi ra từ Cựu Học Sinh Liên Trường Phú Yên mà các anh chị bên đại hội 8 đã khổ công biên soạn. Nói chung, đây cũng là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng những người già như chúng tôi. Xin cảm ơn... cảm ơn tất cả.

Chuyện dài Facebook

Bây giờ tôi mới thấm và cảm thấy "hối hận" nhiều, thà tôi chịu mang tiếng "dốt" còn hơn được tiếng thông thái (biết vào facebook) mà "vất vả" quá quí vị ạ, thời gian cứ như vàng ngọc ấy. Cuối tuần, con cái muốn mời ba mẹ đến nhà dùng cơm gia đình vui với các cháu thì cứ y như ngồi trên đống lửa, trông mau mau về lại nhà kẻo cái ipad nó đang chờ đợi từng phút từng giây. Thú thật có đêm tôi thức đến 2, 3 giờ sáng là chuyện thường. Vì tôi "quá thông minh" nên không biết xài iphone 6, 7 gì đó (con nó mua cho, không biết xài nên lấy lại). Đi đâu cũng có ông nhà tôi kè kè bên cạnh để "bảo vệ" thì cần gì cell phone nữa. Tôi cũng không biết lái xe luôn. Có ai như tôi ở Mỹ gần 30 năm mà xe không biết lái trong khi ông nhà tôi lại là thầy dạy lái xe mới "ác"  chứ. Đấy! chuyện đời nhiều khi "tréo cẳng ngỗng" như vậy. Cho nên "dốt" mà không chịu dốt là tôi đây chứ còn ai nữa.


Từ ngày tôi biết "chơi" facebook, cuộc đời cứ như "rồng gặp mây". Tôi vốn mê phim tình cảm Đại Hàn nay cũng đành gác qua một bên. Bạn bè xa gần gọi phone thăm cũng trốn luôn. Cứ mỗi lần "mò mẩm" xem facebook thì có phone reng, lo nói chuyện một hồi, mở xem lại, nó chạy đi đâu mất rồi, lại tiếc rẻ, lại buồn hiu hắt, cứ thế thời giờ như thể tên bay, vụt qua vèo vèo mà cuối cùng tôi cũng chẳng làm nên tích sự gì. Ôi! buồn làm sao?!...

Vào facebook tôi thích nhất xem hình ảnh của các anh chị, các bạn gần xa của tôi, nhiều lúc tôi tự hỏi tôi có phải "giới tính thứ 3" hay không mà cứ thích xem hình bạn gái không hà!. Ngắm tới ngắm lui rồi nhoẻn miệng cười với họ ra chiều cảm phục lắm lắm... Cũng có người bảo tôi "chị vô tư thật đấy" (ý nói trẻ con), mà cũng đúng thế, chả oan ức gì. Cứ con nít thế mà hay quí vị ạ. Khỏi phải bận tâm phiền não chuyện của "người lớn" làm gì cho mất vui. "Đời có bao lâu mà khóc với sầu...!". Nói nhỏ để quí vị thương, tôi không có gì để... khoe nếu không muốn nói là nghèo, chỉ có mấy tấm hình làm "tài sản quí giá" đem khoe với các anh chị cho vui để an ủi tuổi già. Rất mong quí vị thông cảm cho, đừng phiền trách gì tội nghiệp tôi lắm...

Nói gì thì nói chứ cái vụ sử dụng facebook tôi cũng học được nhiều thầy lắm, trong đó có cả con trai của tôi nữa. Ông nhà tôi thì cứ nhìn tôi lắc đầu "tôi hiểu tánh ý của bà nên không muốn chỉ cho bà là vì thế". Nói thì nói vậy nhưng thỉnh thoảng ông cũng rửa chén bát phụ dùm cho tôi. Tôi cũng hay đùa cho anh vui "người chồng lý tưởng là ở chỗ này đây". Còn tôi rất muốn được trở thành "văn thi sĩ" mà tối ngày cứ lo nấu cơm rửa bát thì lấy đâu ra "nguồn cảm hứng" hở trời, cho nên mỗi lần viết bài cứ "thành thật khai báo", có sao nói vậy là chắc ăn nhất.

Với tôi tất cả những ai đã từng giúp đỡ cho dù một việc rất nhỏ tôi cũng trân trọng, mang ơn suốt đời và ghi nhớ mãi trong lòng. Cũng không dám tỏ bày sợ bị... tan biến mất.

Thưa quí vị!, thật tình là tôi quá ư lẩm cẩm, quí vị thứ lỗi cho nhé. Dạ! trên 70 tuổi rồi còn gì, ngày xưa ở quê nhà là được thăng chức "cụ" rồi đấy.


Tôi xin kể vài chuyện "lỡ lầm" trong facebook để quí vị thương tình nhá. Cách đây không lâu chúng tôi có nhờ "cậu út" Trần Hoàng Thân design thiệp mời kỷ niệm 55 năm thành hôn. Làm xong Thân gởi qua cho xem thử, tôi khen "đẹp lắm em", thế là anh chàng gởi ra facebook "khoe" với xóm làng. Bà con bạn hữu vô comment chúc mừng rất nhiều với những lời thật tốt đẹp dễ thương. Tôi vui mừng khôn xiết, vội vàng hồi âm cảm ơn rối rít, rồi hoang mang thế nào không rõ, có thể bấm lộn nút nào đó mà nó chạy mất tiêu, tìm hoài không ra. Ôi thôi! tôi tiếc ngẩn ngơ. Hỏi Thân thì Thân bảo "em mới thấy đây mà, chị coi kỹ lại đi". Vô vọng, không tài nào tìm lại được nữa. Hình thì không thiếu nhưng tôi chỉ tiếc những giòng chữ comment chúc mừng đầy thương yêu của các anh chị, các bạn đã bỏ thì giờ quí báu dành cho chúng tôi.

Đêm ngủ không được, tôi cứ thắc mắc mãi, tại sao "nó" lại biến mất, tôi đã đụng vào cái gì mà lại bị như thế... Nhưng rồi cuối cùng cũng phải chịu thua, đành đưa ra tấm hình khác, cũng an ủi cho tôi là được các anh chị, các bạn lại tiếp tục comment vào. Mừng ơi là mừng. Có ai gặp trường hợp này giống như tôi không nhỉ? hay chỉ tại mình tôi "quá thông minh!" nên mới như thế.

Vẫn chưa hết đâu thưa quí vị. Chuyện dài facebook mà... xin quí vị ráng kiên nhẫn xem cho hết nhé.

Cũng vào dịp đó, có một người bạn cũng là thi sĩ của làng Nguyễn Huệ ta, anh comment vài giòng rất chân tình, quí mến lắm, tôi vui mừng hớn hở đang hồi âm cho anh chưa xong thì lại than ôi! đụng phải cái gì không biết mà nó mất luôn cả hồi âm đang viết dở và cả cái comment của anh luôn. Tôi mất tinh thần, ông nhà tôi lại đi vắng biết hỏi ai bây giờ nên tôi đóng ipat lại luôn. Khi tôi mở ra lại thì đã xóa hết sạch rồi. Đúng là dở khóc dở cười, không hiểu anh ấy có thấu "nỗi lòng" của tôi không hay là lại hiểu lầm sang ý khác, thật "oan" cho tôi lắm. Khi đó tôi muốn viết lại vài lời xin lỗi anh nhưng ngại bạn facebook trên toàn thế giới chê cười, cũng một phần bận nhiều việc quá nên quên bẵng luôn. Cho nên sống trên đời có rất nhiều chuyện mình nghĩ vậy mà nó không phải như vậy. Đúng không thứa quí vị?.

Hôm nay nhân tiện đây cho tôi được xin lỗi anh nếu chuyện này làm anh phật ý. Sự thật nó là như vậy anh ạ. Mong anh thông cảm cho sự "thiếu thông minh" của tôi anh nhé. Thật lòng đấy.



Vào facebook cũng có vui cũng có buồn, có lẽ vui nhiều hơn đấy, nhất là được xem hình ảnh của các bạn, kế đến những câu khôi hài ý nhị mà quí anh chị đối thoại với nhau. Có khi đêm ngủ mà nhớ đến cũng không nhịn được cười. Bao nhiêu đó cũng cảm thấy hạnh phúc rồi. Cô bạn thân Hoàng Yến nói với tôi "mãn nguyện rồi nhé, ông ôm computer còn bà ôm ipad thế là hết còn giờ nào để cãi nhau nữa. Kể từ đây gia đình hạnh phúc cũng là nhờ facebook đúng không. Mày vui là tao vui rồi".

Ngay cả chính "ông facebook" còn khẳng định là FB như con dao hai lưỡi, có mặt tốt và cũng có mặt xấu. Nếu chúng ta khôn ngoan biết sử dụng đúng cách và biết lấy phương châm đạo đức làm đầu, thương người như thể thương thân thì chác hẳn mọi điều sẽ được tốt đẹp. Mong là như vậy.

Lời cuối, chúng tôi xin kính chúc quí thầy, cô, bạn hữu facebook trên toàn thế giới lời cầu chúc tốt đẹp nhất, gia đạo an khang, phúc lộc đầy nhà.

San Jose, Xuân 2018
Hoàng Thanh Phước
  

Những Thực Phẩm Giúp Gan Phục Hồi Nhanh Chóng



Lỡ uống nhiều rượu bia khiến gan tổn thương, đây là những thực phẩm giúp gan hồi phục nhanh chóng

Dưới đây là chế độ chăm sóc giúp gan nhanh chóng hồi phục sau khi nạp quá nhiều rượu, bia trong dịp Tết.

Uống rượu bia là điều không thể tránh khỏi trên các bàn tiệc trong những ngày Tết đến xuân về. Nhưng nhiều khi “vui quá chén”, cánh mày râu không tự chủ được bản thân, uống liên tiếp nhiều ngày như vậy, rượu sẽ làm tổn hại đến gan, làm cho gan bị quá tải.
Muốn gan khỏe mạnh, trước hết bạn phải học cách kiềm chế nóng giận. Công thức của người xưa là không để tâm trạng nóng giận duy trì quá 3 phút.
Họ luôn giữ tâm trạng vui vẻ, điềm tĩnh, vô tư và lạc quan.
Khi bạn tức giận, cơ thể sẽ có những phản ứng vật lý bất lợi, tạo nên những cản trở khác, gây hại cho gan và nhiều bộ phận liên quan.

Chế độ ăn uống để chăm sóc và bảo vệ gan

1. Uống thêm nước

Sau khi uống quá nhiều rượu bia, cách đơn giản nhất là bạn nên uống thêm nước để bổ sung thành phần nước trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy các tuyến trao đổi chất, đặc biệt là sự bài tiết của tuyến tiêu hóa và dịch tụy, mật, để tạo điều kiện tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu và loại bỏ chất thải, giảm thiểu các chất chuyển hóa và độc tố gây thiệt hại cho gan.
2. Ăn thêm hoa quả, nước ép trái cây

Nước trái cây chứa các thành phần axit có thể giúp trung hòa rượu, thúc đẩy bài tiết rượu nhanh chóng. Điều bạn nên quan tâm đặc biệt là hệ thống tiêu hóa trong mùa xuân thường rất nhạy cảm, sau khi uống rượu nếu uống thêm các loại nước quả thì không nên làm lạnh hoặc uống kèm đá.
3. Ăn canh ấm, cá nấu gừng và các món canh bổ gan


Sau khi uống rượu, bạn có thể giải rượu bằng cách ăn thêm các món canh ấm nóng. Ví dụ như canh cá nấu gừng, các món canh rau dưỡng gan phổ biến.
Điều cần chú ý là có nhiều người có quan niệm uống trà đặc có thể giải rượu. Thực tế, trong trà đặc chứa rất nhiều chất theophylline có thể gây ra hiện tượng co mạch, tăng huyết áp, sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu sau khi uống rượu. Vì vậy, uống rượu xong không nên uống thêm trà đặc.
4. Tăng cường ăn thực phẩm thanh đạm, ít dầu mỡ
Theo các nghiên cứu Tây y, sau các dịp lễ hội ăn uống quá nhiều, bạn nên thay đổi thực phẩm trong bữa ăn bằng cách ưu tiên các món thanh đạm, ít dầu mỡ, dinh dưỡng cân bằng. Lựa chọn lượng protein và vitamin phù hợp, tạo nền tảng cho một lá gan khỏe mạnh.
  • Đối với những người lỡ uống rượu quá mức, Đông y khuyên rằng bạn nên bồi bổ lá lách và thận cũng là một cách chăm sóc gan.
  • Đối với những người có thể trạng lá lách yếu, nên ăn thêm lúa mạch, khoai từ, cháo hạt sen hoặc hạt súng.
  • Đối với những người bị thận hư yếu, nên ăn uống thêm hoàng kỳ, kỷ tử, thiên ma hầm cháo gà.
  • Đối với những người bị nóng trong gan, bốc hỏa, nên uống thêm trà hoa cúc và những thực phẩm tốt cho gan.
Theo lý luận y học cổ truyền Trung Quốc về hệ thống các kinh mạch và sự vận động của chúng, buổi sáng từ 1-3 giờ là khung thời gian hoạt động mạnh nhất của kinh gan. Trong thời gian này nhất định phải để cơ thể trong trạng thái ngủ sâu giấc, như vậy sẽ dưỡng gan và giúp gan thải độc thuận lợi.


Theo quan niệm của y học hiện đại, buổi tối 10 giờ đến buổi sáng 2 giờ ( 22h-2h) là thời gian thải độc và làm đẹp của cơ thể. Nếu không ngủ trong thời gian này, da sẽ trở nên xấu đi, khô hanh, dễ bị tổn thương và mệt mỏi khó chịu. Đồng thời có cảm giác khô miệng, đau họng và các bệnh khác, ảnh hưởng chung đến chức năng hoạt động chung của gan.

Tăng cường sức khỏe cho gan

Y học Trung Quốc truyền thống tin rằng các rối loạn gan sẽ không xuất hiện nếu như bạn có được một lối sống lành mạnh. Hầu hết các rối loạn gan có thể được trị dứt điểm, đặc biệt là ở giai đoạn sớm, điều trị đúng và thường xuyên, vì vậy, bạn cần duy trì sức khỏe của gan thật tốt.
– Đừng uống rượu, bia là cách tốt nhất.
– Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để phát hiện ra bệnh sớm, trong đó có cả các bệnh về gan.
– Cân bằng cuộc sống của bản thân, giảm tải công việc, chú ý tới sức khỏe của bản thân.
– Tập thể dục rất quan trọng trong việc giảm rối loạn gan, tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục nặng và quá sức. Bạn nên tập thể dục những bộ môn nhẹ nhàng với ba mươi phút mỗi ngày: bơi lội, yoga, đi xe đạp, nhảy múa với âm nhạc nhẹ nhàng mềm mại… Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên thể dục ở ngoài trời là tốt hơn cả.
– Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng quá liều.

Tình Bạn




Nơi Này Vẫn Nhớ




Em Đi




Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy, Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài viết VĨNH BIỆT NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG, nói về thân thế, sự nghiệp và một phần cuộc đời của nhạc sĩ. Tài liệu trích từ wikipedia.org (Tham khảo internet) do đồng môn Trần Hoàng Thân chia sẻ. 
Trân trọng giới thiệu.
NHHN




- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 19g30 ngày thứ hai 26 tháng 2 năm 2018 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hưởng thọ 86 tuổi.

- NGUYỄN VĂN ĐÔNG (sinh 1932), là một nhạc sĩ, quân nhân Việt Nam Cộng hòa nổi tiếng trước 1975. Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử.

- Cuộc đời binh nghiệp:

- Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1932 tại quận 1, Sài Gòn nhưng nguyên quán của ông ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Thuở bé, do điều kiện gia đình, ông học ở nhà dưới sự hướng dẫn của thầy học. Sau ông theo học bậc trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao.

- Năm 1945, chính quyền Pháp đóng cửa trường Huỳnh Khương Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu, khi đấy ông mới 14 tuổi.

- Thời gian tại trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn sau, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…

- Sau khi tốt nghiệp trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, ông nhập ngũ chính thức vào Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1951, ông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy vào năm 1952. Năm sau, ông được cử đi học khóa huấn luyện “Ðại đội trưởng” tại trường Võ bị Ðà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu đoàn trưởng” tại trường chiến thuật Hà Nội. Ra trường, ông nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trọng pháo 553, trở thành Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia Việt Nam khi mới 24 tuổi.

- Sau Hiệp định Genève, 1954, ông chuyển vào Nam, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trung úy Trưởng phòng Hành quân. Thời gian này, ông còn kiêm nhiệm chức Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là, tham gia Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu 1956. Bấy giờ, tướng Dương Văn Minh là Tư lệnh chiến dịch, từng đến bắt tay ông tỏ lòng ngưỡng mộ. Bức ảnh chụp tướng Minh bắt tay ông đã được in trên trang nhất của báo Chiến sĩ Cộng hòa. Ông thăng đến chức đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

- Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, Nguyễn Văn Đông bị bắt đi học tập cải tạo 10 năm và ngừng sáng tác từ đó. Hiện ông sống tại Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

- Hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc

- Nguyễn Văn Đông từng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 năm 1975. Trong thập niên 1950, Nguyễn Văn Đông nổi tiếng khi là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Ông đã tổ chức và điều khiển các chương trình đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng hòa.

- Từ năm 1958, Nguyễn Văn Đông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc… Năm sau ông là trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp quốc gia, đã quy tụ trên 40 đoàn văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải âm nhạc quốc gia, một giải thường do bà Trần Lệ Xuân trao tặng.

- Nguyễn Văn Đông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân… Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly với băng nhạc Sơn Ca 7, Thái Thanh và ban Thăng Long- Sơn Ca 10, Lệ Thu – Sơn Ca 9, Phương Dung – Sơn Ca 5 và 11, Giao Linh – Sơn Ca 6, Sơn Ca – Sơn Ca 8… và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.


 Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và phu nhân

- Nhiều sáng tác của Nguyễn Văn Đông viết về chủ đề người lính miền Nam thời đó. Nhạc phẩm “Phiên gác đêm xuân” được ông viết vào đêm 30 Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. “Chiều mưa biên giới” ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” đã từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa ra quyết định cấm phổ biến vì lý do phản chiến vào năm 1961. “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp” nổi tiếng qua tiếng hát của Hà Thanh nhưng thường bị nhầm với nhạc phẩm Khúc tình Kinh Kha của Phạm Duy. Hà Thanh cũng chính là ca sĩ trình bày thành công nhất các nhạc phẩm của ông.

- Nguyễn Văn Đông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như “Khi đã yêu“, “Thầm kín“, “Niềm đau dĩ vãng“, “Nhớ một chiều xuân“… Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng…

- Một số tác phẩm:

- Anh trước, tôi sau, Bà mẹ hai con, Bài ca hạnh phúc, Bến đò biên giới, Bông hồng cài áo trắng[3], Chiều mưa biên giới, Chúc tết (Đông Phương Tử), Chuyện tình hoa pensée, Cuốn theo chiều gió, Cung thương ngày cũ (đồng sáng tác với Mạnh Phát), Dáng xuân xưa, Đêm buồn (đồng sáng tác với Lam Phương), Đêm thánh huy hoàng, Đôi bờ thương nhớ, Đồng Tháp duyên gì (ký bút hiệu Vì Dân và viết chung với Minh Kỳ), Hải ngoại thương ca, Hiến dâng, Khúc tình ca,  Hàng hàng lớp lớp, Khúc xuân ca, Lá thư người lính chiến, Lời hứa ban đầu (Phương Hà), Màu xanh Noel (Phương Hà), Mấy dặm sơn khê, Mùa sao sáng, Ngày mai anh về, Ngày vui pháo nhuộm đường, Người tình yêu dấu, Nguyện cầu trên bến ngàn năm, Nếu có em bên anh, Nhớ một chiều xuân, Nhớ người viễn xứ (đồng sáng tác với Lâm Tuyền), Núi và gió, Phiên gác đêm xuân, Sắc hoa màu nhớ (Vì Dân), Thu hoài cảm, Tình cố hương, Tình đầu xót xa, Trái tim Việt Nam, Truông mây, Về mái nhà xưa, Vô thường, Việt Nam hôm nay (Phương Hà), Xa người mình yêu (Phương Hà), Xin chúa thấu lòng con.


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và các ca sĩ

- Phượng Linh

- Bóng nhỏ giáo đường, Cay đắng tình đời, Chiếc bóng công viên Cô nữ sinh Gia Long, Dạ sầu Đoàn chim cánh sắt (đồng sáng tác với Ngọc Sơn), Đom đóm, Đoạn tuyệt, Giáo đường chiều chủ nhật, Khi đã yêu, Lời giã biệt, Nỗi buồn duyên kiếp, Niềm đau dĩ vãng, Thầm kín (Bẽ bàng), Thương muộn, Thương về mùa đông biên giới, Tình người ngoại đạo, Xin đừng trách anh.

Soạn lời Việt:

Ave Maria (Franz Schubert), Đêm thánh vô cùng (“Stille Nacht” của Franz Xaver Gruber), Hồi chuông nửa đêm (“The One Horse Open Sleigh“, tức “Jingle Bells“, của James Pierpont).

Nguồn : wikipedia.org (Tham khảo internet)