Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Nữ Bác Sĩ Gốc Việt Và "Tháng 3 Bão Táp"


BS Trinh Trang Yarett

NỮ BÁC SĨ GỐC VIỆT VÀ "THÁNG 3 BÃO TÁP" Ở NEW YORK

(NLĐO) - Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 sẽ qua đi và cuộc sống sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.

LTS: Tâm sự về "tháng 3 bão táp" của nữ bác sĩ Trinh Trang Yarett, làm việc tại khoa Nhi của bệnh viện New York Presbyterian, vừa được chia sẻ trên Facebook cá nhân hôm 28-3 đã nhận được rất nhiều đồng cảm. Được sự cho phép của bác sĩ Trinh Trang Yarett, Người Lao Động đăng tải lại bài viết, qua đó giúp bạn đọc có một góc nhìn về "tâm dịch" Covid-19 tại Mỹ hiện nay.


Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở TP New York thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, New York của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.

Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau đi chơi xuyên bang. New York và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh hầu hết chỉ ở Seattle, bang Washington. Ngay trong bệnh viện, mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày.

10 ngày thay đổi mọi thứ
Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.
Hoa anh đào nở rộ trên đường phố vắng người ở TP New York ngày 28-3. Ảnh: REUTERS
Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.
Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.
Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này.
Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.
Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã "chôm" hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, không được dùng thoải mái như xưa nữa.
Nhân viên y tế đưa một bệnh nhân lên xe cấp cứu ở TP New York hôm 28-3. Ảnh: REUTERS
Ngày thứ sáu, thành phố New York có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân.
Ngày thứ bảy, thành phố New York có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.
Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.
Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện New York nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.
Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại TP New York, chuẩn bị đi làm lại và bước thẳng vào tâm bão.
Bệnh viện quá tải, bệnh nhân ra đi trong đơn độc
Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:
Là tất cả bệnh viện ở thành phố New York hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chồng mình chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi.
Thị trưởng TP New York Bill de Blasio (giữa) trong lễ tiếp nhận 250.000 khẩu trang mà Liên Hiệp Quốc tặng cho đội ngũ y tế thành phố hôm 28-3. Ảnh: REUTERS
Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viện mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến được dựng lên khắp nơi và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ.
Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường.
Và hiện tại, khi số lượng khan hiếm cùng cực, mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, nếu bị bắt gặp sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết.
Đồ bảo hộ và khẩu trang dùng rồi được vệ sinh khử trùng và tái sử dụng tại bệnh viện Mount Sinai do thiết bị y tế tại New York đang thiếu hụt. Ảnh: REUTERS
Nỗi sợ hãi của các bác sĩ
Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.
Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà.
Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà và Ian phải nói: "Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh phải vào bệnh viện, mẹ phải vào một mình và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ không bao giờ tha thứ cho mình được". Thế là bà lại phải quay ra.
Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc Airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hai đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi.
Sự vắng lặng khó tả trên phố Wall đêm 27-3 bởi New York được mệnh danh là thành phố không ngủ. Ảnh: REUTERS
Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi "Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi" trong thời điểm này lại thành ra nói thật.
Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.
Chỗ dựa rộng lớn
Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:
Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Nhờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.
Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hy vọng về các bệnh viện.
Một người mặc quần áo bảo hộ đến bệnh viện Elmhurst ở TP New York để ủng hộ các trang bị bảo vệ hôm 26-3. Ảnh: AP
Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7 giờ cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt nhưng vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.
Và vì tất cả những điều đó, mình tin là New York sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được nhưng Covid-19 sẽ qua đi và thành phố sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.
Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp!
Bác sĩ Trinh Trang Yarett (từ TP New York - Mỹ

Thiên Long Sơn Phong Cảnh




Cảm Tác Bài 'Em Gái Dễ Thương'




Em Gái Dễ Thương




Bác Sĩ Bệnh Viện Nhiệt Đới Chỉ Cách Loại Bỏ C­O­VlD - 1­9

TIẾN SĨ BÁC SĨ BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI CHỈ CÁCH LOẠI BỎ COVID-19 KHI LỠ HÍT PHẢI.
Khoa Học Sức Khỏe

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị theo dõi




Chúc Mừng Tháng 4-2020




Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Xin Trả Lại Cho Tôi




Nhớ Tuy Hòa




Buổi Sáng Trong Vùng Dịch




Hơn 80% Dân Mỹ Sẽ Nhận Được Tiền Trợ Cấp Của Chính Phủ


TT Donald Trump ký ban hành sắc lệnh cứu nguy kinh tế

DỊCH CORONA: HƠN 80% DÂN MỸ SẼ NHẬN ĐƯỢC TIỀN TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ.

Tổng thống Donald Trump ký ban hành gói cứu nguy kinh tế trị giá 2,2 ngàn tỷ đô la chiều ngày 27/3/2020.
Đại đa số dân Mỹ sắp được chính phủ gửi ngân phiếu hay chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, với gói cứu nguy kinh tế trị giá 2,2 ngàn tỷ đô la vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành chiều ngày 27/3 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở y tế, và giúp dân chúng vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Gói tài trợ sẽ cấp 1.200 đô la cho những người có thu nhập hằng năm dưới 75.000 đô, cộng thêm 500 đô la cho mỗi đứa con. Những người có lợi tức trên 75.000 đô la/năm cũng sẽ nhận được tiền hỗ trợ nếu hội đủ một số điều kiện. Phần đông sẽ nhận được tiền vào tháng Tư qua hình thức chuyển khoản trực tiếp vào ngân hàng. Những người nhận ngân phiếu gửi qua đường bưu điện có thể sẽ chờ lâu hơn.
Người nào đủ điều kiện nhận tiền?
Các cá nhân có thu nhập dưới 75.000 đô la/năm sẽ đủ điều kiện nhận được ngân phiếu tài trợ 1.200 đô la. Người có thu nhập lên tới 99.000 đô/năm thì nhận được số tiền ít hơn (trên mức thu nhập 75.000 đô, cứ 100 đô thu nhập thì bị giảm đi 5 đô tài trợ).
Vợ chồng khai thuế chung được lãnh 2.400 đô la nếu tổng thu nhập được điều chỉnh theo các khoản chiết khấu cho phép của họ dưới 150.000 đô la một năm. Những cặp vợ chồng thu nhập tới 198.000 đô la một năm thì số tiền tài trợ sẽ giảm bớt theo tỷ lệ. Các cặp vợ chồng cũng nhận được 500 đô la cho những đứa con dưới 17 tuổi.
Những người khai thuế dưới dạng “chủ hộ gia đình” (thường là cha hay mẹ sống một mình với con) đủ điều kiện nhận 1.200 đô la nếu lợi tức dưới 112.500 đô la một năm. Nếu thu nhập lên tới 136.500 đô la một năm thì số tiền tài trợ nhận được sẽ giảm xuống theo tỷ lệ. Diện này cũng được nhận thêm 500 đô la cho mỗi đứa con dưới 17 tuổi.
Làm sao tiền đến được tận tay?
Những người ở Mỹ đã khai thuế năm 2019 thì Sở thuế Liên bang IRS sẽ dùng những tin tức ngân hàng trực tiếp trên tờ khai thuế năm 2019 để gởi tiền vào tài khoản ngân hàng của họ. Nếu ai không cung cấp cho IRS những chi tiết về tài khoản ngân hàng hoặc đã đóng tài khoản thì IRS sẽ gởi ngân phiếu cho họ.
Những người chưa khai thuế năm 2019, IRS sẽ dựa vào thông tin khai thuế năm 2018 để quyết định và tiến hành việc gửi tiền.
Khi nào tiền sẽ đến?
Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin đặt mục tiêu gửi ra những tấm ngân phiếu đầu tiên trong tuần lễ đầu tháng Tư. Nhiều chuyên gia nói đây là thời khóa biểu nhiều tham vọng và có thể bị đẩy lùi vào cuối tháng 4. Lần cuối cùng chính phủ Mỹ thực hiện điều tương tự là vào năm 2008, tiền được gởi cho dân hàng loạt và phải mất khoảng 8 tuần để những người cuối cùng nhận được ngân phiếu.
Những người đang nhận tiền an sinh xã hội thì sao?
Những người đang nhận tiền an sinh xã hội đủ điều kiện nhận trợ cấp virus corona với điều kiện tổng lợi tức của họ không vượt quá giới hạn. Những người Mỹ lợi tức thấp được hưởng tiền an sinh xã hội không cần phải khai thuế. Chừng nào họ còn nhận mẫu đơn SSA-1099 (tuyên bố lợi tức An sinh Xã hội) thì chính phủ Liên bang sẽ có thể gởi tiền cho họ theo cách thức mà họ thường nhận trợ cấp An sinh Xã hội. Những người về hưu và những người khuyết tật đều đủ điều kiện nhận được tiền trợ cấp đặc biệt vì dịch bệnh corona lần này.
Bao nhiêu người Mỹ sẽ nhận được các khoản tiền này?
Có khoảng 125 triệu người sẽ nhận được ngân phiếu, hay khoảng 83% những người khai thuế, theo Kyle Pomerlo, một chuyên gia về thuế tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.
Ai sẽ không nhận được tiền?
Những người không nhận được tiền là những người giàu, những người không phải thường trú nhân (tức là người nước ngoài không có thẻ xanh) và những ai được khai là người phụ thuộc trong hồ sơ khai thuế của người khác.
Sẽ có khoản hỗ trợ nào khác?
Có thể có. Tổng thống Trump nói ông sẵn sàng cho một đợt chi trả mới, nhưng chỉ khi nào nền kinh tế vẫn còn yếu sau mùa xuân và phải cần một lần thúc đẩy kinh tế nữa.
Tiền này có bị đóng thuế hay không?
Không, không bị đóng thuế. Tuy nhiên có một điều cần để ý là về phương diện kỹ thuật, lợi tức năm 2020 của một cá nhân là điều để biết họ có đủ điều kiện để nhận tiền hay không. Nhưng vì chưa ai biết được lợi tức năm 2020 của mình ra sao nên chính phủ sử dụng tờ khai thuế năm 2019 và 2018 để biết được ai đủ điều kiện. Có thể có người phải trả lại toàn phần hoặc một phần tiền hỗ trợ nhận được nếu lợi tức trong tờ khai thuế năm 2020 lớn hơn nhiều so với năm 2019 hay 2018. Khả năng này không lớn, và số tiền phải hoàn lại trước ngày 15/4/2021.
Điều gì xảy ra cho những người kiếm được nhiều tiền trong năm 2018 và 2019 nhưng hiện thất nghiệp?
Đó là tình huống khó khăn. Tiếc thay những người này không đủ điều kiện nhận ngay 1.200 đô la. Họ sẽ nhận được tiền khi khai thuế 2020 vào năm tới. Bộ Tài chánh có thể lập một chương trình để những người này có thể nhận được tiền hỗ trợ sớm hơn, nhưng chưa có chi tiết cụ thể được loan báo.
(Nguồn: The Washington Post)

Bác Sĩ Ngủ Ở Gara, Tránh Lây Bệnh Cho Vợ Con


Bác sĩ Timmy Cheng ở thành phố Irvine, 

BÁC SĨ NGỦ Ở GARA, TRÁNH LÂY BỆNH CHO VỢ CON


Là bác sĩ chuyên khoa phổi và tham gia tuyến đầu chống Covid-19, Timmy Cheng lo mình sẽ lây bệnh cho vợ con nên ngủ ngoài gara, từ ngày 14/3.

Trên trang cá nhân ngày 23/3, bác sĩ Timmy Cheng ở thành phố Irvine, bang California viết: "Ngày 14/3/2020 là ngày trọng đại. Tôi tự nguyện trở thành người vô gia cư để bảo vệ gia đình, phòng trường hợp mình nhiễm bệnh và mang virus về nhà", Cheng chia sẻ.

Timmy Cheng ngủ ngoài garage để không lây bệnh cho gia đình. Ảnh: Timmy Cheng.

Cheng cho biết anh ngủ một đêm ngoài ôtô và bốn đêm ở bệnh viện. Sau đó, vợ Cheng đã nảy ra sáng kiến dựng lều cho chồng ở gara. "Đây là sẽ ngôi nhà của tôi trong những tuần, những tháng kế tiếp", bác sĩ nói.
Để mang đồ ăn đến cho Cheng, vợ và bố mẹ anh phải tuân theo "một quy trình nghiêm ngặt". Họ mang đến cửa gara rồi quay đầu luôn. Đợi họ đi khỏi, Cheng mới ra lấy.

Cheng hiện có một con nhỏ. Bác sĩ vẫn có thể gặp gia đình nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.

Bên trong túp lều của Cheng. Ảnh: Timmy Cheng.

Cuối bài đăng của mình, Cheng kêu gọi cộng động ở nhà để "giúp các nhân viên y tế khỏi rơi vào cảnh vô gia cư".


"Không ai đủ khỏe để không mắc bệnh. Hãy ở nhà và góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus", Cheng nhắn nhủ. "Vô số bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác đang nỗ lực để cứu sống bạn. Ít nhất, bạn hãy ở nhà. Như vậy, một ngày nào đó, chúng tôi cũng có thể trở về với gia đình thân yêu". 

Hiện bài đăng của bác sĩ Cheng nhận được hơn 34.000 lượt thích, 5.400 bình luận và 38.000 lượt chia sẻ.
Thu Nguyệt (Theo NBC Southern California)

Nguồn tham khảo:
Bác sĩ ngủ ở gara, tránh lây bệnh cho vợ con
https://www.tin247.com/bac-si-ngu-o-gara-tranh-lay-benh-cho-vo-con-10-27003188.html


Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hoa Mới Bình Cũ


Tác giả Thu Tuyết

HOA MỚI BÌNH CŨ
Thu Tuyết

"Cám ơn chị đã cho chúng tôi một cuộc đời mới": Lời thì thầm từ những bông hoa trong chiếc bình pha lê xanh nhạt làm tôi thật sự hạnh phúc. Trong không gian vừa đủ, một bình hoa đơn giản với ba sắc màu: xanh của lá, tím nhạt của hoa và trắng xanh của chiếc bình cũng đã làm cho căn phòng trở nên tươi mát, thoảng mùi thiên nhiên.

Vào một buổi chiều, người bạn trẻ từ xa đến tặng tôi một bó hoa cúc tím, tím hoa cà. Đơn giản nhưng tấm chân tình của em đã làm tôi xúc động. Vài ngày sau, hoa và lá úa tàn, rũ xuống và héo dần. Tôi bẻ đôi, chuẩn bị cho vào bao để bỏ thùng rác. Bất chợt một giọng nói yếu ớt thốt lên: "Xin đừng, mặc dầu đã cũ, nhưng chúng tôi vẫn còn giá trị nếu chị cho chúng tôi một cái nhìn mới".

Câu nói ấy làm tôi giật mình. Quãng đời của quá khứ hiện về: những người đàn bà tội nghiệp, sau khi đã đem hết tinh hoa của độ tuổi sung mãn nhất cuộc đời để vun vén, xây đắp một gia đình đạt những yếu tố cần và đủ, thậm chí còn dư thừa; nhưng như những bông hoa kia, họ bị ném vào thùng rác chỉ một lý do ĐÃ CŨ!!!

Tôi bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu thế giới của đàn ông trong môi trường đầy bóng tối của một xã hội mà đạo lý gần như bị đảo lộn. Khi vật chất dư thừa, điệu kiện hưởng thụ dư thừa, lòng người cũng dư thừa thay đổi.

Tôi ngưỡng mộ tình yêu quá đặc biệt của bà Brigitte Marie - Claude Macron và ông Emmanuel Macron (đương kim tổng thống Pháp), họ đã cùng nhau làm nên những kỳ tích cho dẫu người phụ nữ ấy đã đầy vết chân chim không chỉ trên khoé mắt mà cả hình hài cơ thể.

Tôi khâm phục Edward VIII (một vị vua của nước Anh - 1936) đã từ bỏ ngai vàng để sống với Wallis, người đàn bà ông yêu đã hai lần ly hôn; không phải một cô gái chân dài hay một tài tử mới nổi; mặc cho sự phản đối dữ dội của Giáo hội Anh, gia đình và công chúng lúc bấy giờ. Họ đã sống hạnh phúc với nhau cho đến cuối đời. Và còn biết bao tình yêu không phải trong tiểu thuyết mà giữa đời thường cao quí như thế! Đấy mới thật sự là tình yêu.

Tất cả họ đâu cần sự ràng buộc của một lễ giáo ngàn đời để gắn bó, để xem người phụ nữ như một công cụ cho việc duy trì nòi giống và hơn thế nữa là một người giúp việc không lương; nhưng họ biết trân quí nâng niu người đồng hành đi bên cuộc đời họ.

Tôi đã từng xót xa khi chứng kiến những vật vã chịu đựng của những người phụ nữ trong căn nhà lạnh lẽo với đêm trắng. "Giấy rách phải giữ lấy lề". Cái "LỀ" ấy đã nhốt người phụ nữ vào ngục tối của tâm hồn, vào sâu thẳm của cô đơn và vào héo hắt của hình hài vốn dĩ đã tàn tạ vì những hy sinh vô bờ một cách tự nguyện.

Tôi cũng đã chứng kiến không ít người chồng sau khi vượt qua giai đoạn khó khổ của buổi ban đầu, họ sẵn sàng bỏ lại phía sau những ân tình sâu nặng của người phụ nữ đã một thời cùng nhau khốn khó!

Tình yêu thật sự là một cảm xúc tự nhiên. Nó đến từ tâm hồn, từ trái tim, và mãnh liệt đủ để vượt qua mọi rào cản chỉ để được đến với nhau, được sống một cuộc đời bình dị. Nhưng loại tình được định giá bằng vật chất để sẵn sàng phá bỏ một nền tảng đạo lý căn bản thì đó là tình yêu hay chỉ là sự cuồng nhiệt của lòng ham muốn vật chất?

Một đàn hải âu sà xuống giòng sông trước nhà đã kéo tôi về thực tại. Tôi bước ra mảnh vườn nhỏ phía sau lấy vài cành lá, đem vào cắt tỉa để làm điểm nhấn và thêm sắc màu cho những bông hoa cúc tím. Tôi cắt bỏ phần hư của hoa rồi thả chúng vào bình nước trong vắt. Những bông hoa cúc được hồi sinh. Chúng dần tươi lại trong tiếng reo vui của nước. Cuối cùng là một tác phẩm mới tôi yêu, phong phú về hình thức và nội dung vô cùng nhân bản.

Vậy sao chúng ta, những người phụ nữ, không tự làm mới mình để không là người đàn bà đã cũ!

Melbourne, tháng 3/2020

ThuTuyet

Tin Vui! - Sẽ Có Đủ Máy Xét Nghiệm Cho Dân Mỹ Và Nhân Loại


Abbott’s ID NOW system. Abbott

TIN VUI ƠI LÀ VUI!!
SẼ CÓ ĐỦ MÁY XÉT NGHIỆM CHO DÂN MỸ và NHÂN LOẠI!
Chris Phan thực hiện

Theo bản tin của Washington Post, Cơ quan kiểm soát an toàn thuốc men và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép khẩn cấp công ty Abbott chuyên sản xuất máy móc y khoa được sản xuất bộ dụng cụ mới thử COVID-19 ngay tại chỗ trong vòng 5 phút mà không cần phòng thí nghiệm. Công ty ABBOTT sẽ bắt đầu sản xuất trong tuần tới với số lượng 50 ngàn bộ thử nghiệm một ngày.

Bộ thử nghiệm mới của hãng ABBOTT chỉ nhỏ bằng một dụng cụ nhà bếp.

Kích thước và sự kiện bộ thử nghiệm mới này cho kết quả dương tính trong vòng 5 phút, và âm tính trong vòng 15 phút đã giúp mở rộng việc thử nghiệm tới nhiều nơi hơn hiện nay, kể cả các bệnh viện và văn phòng bác sĩ, giúp giảm thời gian chờ đợi kết quả.

Theo cơ quan FDA, các bộ thử nghiệm nhanh hiện được dùng tại các nước khác đã không cho kết quả chính xác.

Tin tốt lành là bộ thử nghiệm mới này sẽ có thể được dùng rộng rãi ở khắp các văn phòng bác sĩ, phòng cấp cứu cũng như các cơ sở y tế khác.

Hiện nay công ty ABBOTT tin rằng sẽ sản xuất được 5 triệu bộ thử nghiệm trong tháng 4.

Cũng nên nhắc lại, hiện tại cả Châu Âu phải thất vọng vì nhập cảng quá nhiều bộ xét nghiệm Chinese Virus - MADE IN CHINA, qua sự kiểm nghiệm, những bộ máy xét nghiệm của Trung cộng sát xuất sai lệch trên 80%... Đó không ngoài sự giả thuyết, lãnh đạo Tàu cộng tiếp tục gây hoang mang, và tang thương cho nhân loại qua những bộ máy xét nghiệm này.
Chris Phan

A NEW COVID-19 TEST CAN RETURN RESULTS IN 5 MINUTES

It can run at urgent care clinics and doctors’ offices
By 

A new COVID-19 test from the medical device company Abbott can return positive results in five minutes — and it can be run in a doctor’s office. The test was approved for emergency use in the United States by the Food and Drug Administration last night.

The test uses Abbott’s small, portable ID NOW platform, and doesn’t have to be sent to a central lab for analysis. Instead, it can be done directly in an emergency room or urgent care clinic, which could cut down on the days-long wait time some patients now face for test results. Doctors could take a swab from a patient’s nose or throat and insert it directly into the machine, and have results within 15 minutes (it can take up to 13 minutes if the sample is negative for the virus).

“With rapid testing on ID NOW, healthcare providers can perform molecular point-of-care testing outside the traditional four walls of a hospital in outbreak hotspots,” said Robert B. Ford, president and chief operating officer of Abbott, in a press release.

This is the second point-of-care test for COVID-19 approved by the FDA. The first, from the biotechnology company Cephid, takes 45 minutes. That test is primarily intended for emergency rooms and hospitals, not for doctors’ offices or urgent care clinics.

Tests that give doctors answers quickly are critical during disease outbreaks, because they can help them know how much protective equipment they need to wear when they’re interacting with a patient, where in a hospital to send them, and what sort of care to provide. Tests done in a doctor’s office can also help diagnose patients with mild or asymptomatic cases of COVID-19, and help stop them from unknowingly spreading the virus.

The Abbott test works differently than the types of tests that have been the standard in the US during the pandemic. Normally, a patient sample gets sent to a lab so it can be processed using a method called PCR, which searches for tiny bits of coronavirus genetic material. For PCR to work, the sample has to be repeatedly cycled up to a high heat and then back down again. The Abbott test also looks for virus genetic material, but it works at one single temperature. That’s why the device it runs on can be so small — it doesn’t need as much energy.

Abbott says it plans to start shipping 50,000 ID NOW COVID-19 tests a day starting next week.

The US struggled to ramp up testing for the coronavirus, which is one reason the public health system wasn’t able to contain the virus before case numbers started to climb. Commercial and state labs are now running upwards of 100,000 tests per day, but the US is still running fewer tests per capita than many other countries. President Donald Trump promised that there would be easy to access drive-through testing sites in parking lots across the country, but there aren’t enough tests available to put that type of system in place.


Mãi Có Nhau




Giữa Mưa Xuân




Hạ Buồn




Vĩnh Biệt Tình Em




Tây Ban Nha Mua Phải Hàng Trăm Nghìn Bộ Kit Sars-Cov-2 Không Chính Xác

TÂY BAN NHA MUA PHẢI HÀNG TRĂM NGHÌN BỘ KIT SARS-VOV-2 KHÔNG CHÍNH XÁC CỦA TRUNG QUỐC
Thời Sự Online

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị theo dõi bản tin



Bộ Kit Xét Nghiệm Của Trung Quốc Sai 70%

SAU CH SÉC, BỘ KIT XÉT NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC SAI TỚI 70% 
Minh Nhật - VoteTV

Trân trọng
NHHN


Xin mời quý vị theo dõi bản tin




Ngây Thơ Tà Áo Tím




Lối Cũ Ta Về




Ngập Ngừng Chiếc Bóng




Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Vợ Chồng Gốc Việt ở Massachusetts Tặng 1 Kho Thiết Bị Y tế

VỢ CHỒNG GỐC VIỆT TẶNG 1 KHO THIẾT BỊ Y TẾ.

Phóng sự cộng đồng: Vợ chồng gốc Việt ở Massachusetts tặng 1 kho thiết bị y tế cho các bệnh viện.

Thiết bị y tế đặc biệt là các dụng cụ bảo vệ an toàn cho bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và bệnh nhân đang thiếu hụt trầm trọng tại các bệnh viện trên toàn quốc, nhiều hội đoàn và cá nhân trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi sự đóng góp của đồng hương.
Trường Giang - SBTN

Trân trọng
NHHN

Xin mời quý vị xem video phóng sự




Thư Ngỏ Và Đôi Lời Tâm Sự




Nhìn Nhau




Mấy Bờ Bể Dâu