Quyết định sai lầm của lãnh đạo vào tháng 3/1975 (45 năm trước), đã đưa đến hậu quả thủ đô Sài Gòn thất thủ. Miền Nam VN (VNCH) lọt vào tay cộng sản Bắc Việt. Một số con dân Việt phải sống lưu vong nơi "đất khách quê người".
Nhà thơ Cao Ngọc Cường ghi lại cảm xúc và nỗi đau thương của dân tộc qua bài thơ THÁNG BA NHỚ LẠI.
Xin chia sẻ đến quý độc giả của Diễn Đàn NHHN
Trân trọng
NHHN
THÁNG BA
NHỚ LẠI
Cao Ngọc Cường
Bốn mươi lăm năm trôi qua, từ ngày ấy - 1975-2020
10/3/75 Ban Mê Thuột thất thủ kéo theo những quyết định
sai lầm liên tiếp của các cấp chỉ huy cao nhất đã triệt tiêu sức chiến đấu
của quân dân miền Nam.
Đường di tản bi thảm trên Tỉnh Lộ 7B Pleiku-Phú Bổn-Tuy
Hòa của quân khu II là bước đầu cuộc khổ nạn của dân tộc tôi từ đó.
Tháng Ba nhớ lại, những đoạn buồn này như những nén nhang
được thắp lên để tưởng niệm hơn 200 nghìn quân dân miền cao đã tử nạn trên
tầng đầu địa ngục có thật ấy.
Lòng
bỗng chạnh buồn giữa tháng Ba
Hằn
trong ký ức chẳng nhạt nhòa
Tháng
Ba bốn mươi lăm năm trước
Như
vết thương buồn đến nứt da
Thành
sẹo trong hồn khi nhớ lại
Quân
dân giữa địa ngục trần ai
Tức
tưởi khi chưa là chiến bại
Làm
sao kể hết nỗi đau dài
Tháng
Ba địa ngục mùa Xuân ấy
Một
thoáng đã tròn bốn lăm năm
Cao
nguyên nghiêng ngửa trong binh lửa
Tháng
ba bi thảm khúc bảy lăm
Làm
thân lính thú miền biên trấn
Gửi
lại chiến trường chút máu xương
Vuốt
mắt cho bạn bè nằm xuống
Dạo
tháng ba buồn đến thê lương
Ngày
10 giặc chiếm Ban Mê Thuột
Tin
về thêm rúng động lòng quân
Biết
đâu vận nước lâm tuyệt lộ
Dã
quỳ vẫn nở buổi tàn xuân
Triệt
buộc, quân lui về duyên hải
Đoàn
xe tan tác giữa rừng già
Tỉnh
Lộ 7 B đầy máu lửa
Căm
hờn trào ngập nước sông Ba
Quân
đoàn chạy tự hôm mười sáu
Ta
còn mê mải trấn Chu Pao
Kon
Tum hớt hải đường 14
Pleiku
khói lửa ngút trời cao
Căn
cứ 41, 42 cầu số Sáu (*)
Suốt
đêm trái sáng bắn như sao
Ta
cứ như đang ngồi trên lửa
Lệnh
truyền cố thủ đến khi nào!
Mở
đường dân chạy như đàn vịt
Bế
bồng gồng gánh bước thấp cao
Dân
lẫn vào quân đông kìn kịt
Thượng
lên Kinh xuống! Thế là sao!
Người
nói thế này người thế khác
Tin
đồn nhiễu sóng loạn cào cào
Mình
như là ếch ngồi đáy giếng
Biết
đâu đất thấp với trời cao
Nấn
ná rán thêm đôi ngày nữa
Lệnh
lạc chờ hoài cứ êm ru
Đành
phá súng xuôi đường 14
Về
ngang hậu cứ đến Pleiku
Hậu
cứ chẳng còn ai trực gác
Biển
Hồ nước lặng đến tang thương
Khu
Gia Binh vắng hoang tàn quá
Từng
vùng đất chết rất thê lương
Phố
Núi tan hoang trong khói lửa
Biên
Trấn tịnh không một bóng người
Chợ
Cũ đám người đang hôi của
Diệp
Kính cháy đen kịt góc trời (**)
Xe
qua Hàm Rồng còn ngoái lại
Pleiku
lửa khói bốc sau lưng
Chưa
đụng đã co chân bỏ chạy
7
B Lộ máu bước đường cùng
Hai
chục vạn dân không tấc sắt
Quay
lưng trốn chạy khỏi Pleiku
Trên
con Lộ máu trong đói khát
Làm
đích cho bom đạn giặc thù
Xác
phơi la liệt trong rừng rú
Máu
dọc đường di tản kinh hoàng
Người
hiện nguyên hình loài quỉ dữ
Khắp
trời đất nước phủ màu tang
Lính
cũng chẳng hơn gì dân chúng
Hỗn
loạn trên đường đánh tháo lui
Giống
như đàn kiến trong miệng thúng
Dân
lẫn vào quân cứ rối nùi
Lẩn
quẩn loanh quanh rừng Phú Bổn
Mười
phần chết bảy chỉ còn ba
Kẻ
sống như hồn ma vất vưởng
Người
chết làm phân bón rừng già
Quân
hồi vô phèng trông chán quá
Cao
nguyên khắc nghiệt lúc tàn xuân
Nắng
khô đổ lửa khi đầu hạ
Dân
theo quân chạy nhích từng phân
Bụi
đỏ mù trời theo bánh xích
Đoàn
xe triệt thoái chậm như rùa
Tan
tác theo từng làn pháo địch
Chưa
đụng mà chừng ngó đã thua
Dân
khiếp cứ theo quân mà bám
Lính
mệt đứ đừ chẳng còn hơi
Gục
trên mũi súng không còn đạn
Cục
sắt nặng thành món đồ chơi
Lạc
lõng quân dân trong khổ nạn
Giặc
thù truy đuổi sát sau lưng
Dân
lành như cá phơi trên cạn
Loạn
quân làm giặc quậy tưng bừng
Đám
người chạy nạn theo Lộ máu
Dắt
díu tận cùng bước bơ vơ
Lúc
sống chia nhau chung nỗi sợ
Chết
thôi đủ kiểu chết không ngờ
Chết
khi chen lấn tìm đường thoát
Bom
ta, đạn địch dội trên đầu
Chết
nghiền trong những lằn bánh xích
Hay
chìm mất xác dưới dòng sâu
Chết
vì kiệt sức hay đói khát
Thây
phơi bụi đỏ nắng đầu hè
Đầy
những hồn oan chưa siêu thoát
Nặc
nồng tử khí khắp sơn khê
Mẹ
già đuối sức không theo nổi
Con
đành để mẹ tựa gốc cây
Khóc
lạy mẹ rồi quay đầu chạy
Đau
thương cho nỗi đoạn trường này
Cả
đại đội còn dăm ba mống
Sức
tàn lực cạn nghĩ càng đau
Cố
nhắm hướng Đông tìm đường sống
Đàn
bà con nít bám theo sau
Đứa
bé lên ba xiêu lạc mẹ
Hãi
kinh chẳng khóc nổi tiếng nào
Bám
lấy tay ta không đành đoạn
Phó
mặc cho trời biết làm sao
Đoạn
đường máu hai trăm cây số
Dòng
dã đi hoài chẳng đến nơi
Mịt
mùng lạc giữa trùng vây địch
Đành
ngửa mặt than hỡi trời ơi!
Thế
cùng tuyệt lộ anh hùng tận
Vất
vưởng oan hồn lạc nơi nao
Thân
sống mà lòng đau khóc hận
Bầm
gan Từ Thứ lúc qui Tào
Mới
biết thế nào là tủi nhục
Như
kẻ qua sông bị đắm đò
Chìm
trong những tháng năm tù ngục
Càng
hiểu vô cùng chữ tự do
Tháng
Ba nhớ lại trong ký ức
Dọc
đường máu lửa ở Tây nguyên
Mới
chỉ là tầng đầu địa ngục
Kéo
dài thêm mãi bốn thập niên
Đau
thương dân tộc tôi lãnh đủ
Đến
giờ chưa ngóc nổi đầu lên
Tháng
ba ngày cũ ai còn nhớ
Muốn
quên không chắc dễ gì quên
Rót
chén rượu vào trong thinh lặng
Giải
hờn oan trái tháng Ba xưa
Trên
con đường máu và xương trắng
Khổ
nạn e chừng đã đủ chưa!
Cao Ngọc Cường - 18 tháng 3
(*) Các Căn cứ hỏa lực trên QL 14 Kontum-Pleiku
(**) Khu Diệp Kính, thị xã Pleiku
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét