Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Thông Báo Số 2 - Đại Hội 10 CHS Liên Trường Phú Yên

 


     THÔNG BÁO SỐ 2

     Kính gởi quý thầy cô cùng các đồng môn và thân hữu,


     1- Tiền ăn cho hai đêm:
               - Tiền Đại Hội ngày 07/10/2023:  $70
               - Đại Hội ngày 08/10/ 2023:  $80
     Tổng cộng  $150 cho một người (đã được tính thuế và tip)

     2 - Khách sạn được giảm 20% cho nhóm (Group) - (chưa tính thuế và tiền phục vụ)

               - Giường King: $90 /1đêm
               - Giường Queen (2 giường):  $105/1đêm

     Chúng ta có 80 phòng một giường30 phòng hai giường
     Gọi số (713)270-6100 để đặt phòng!
     Nói với nhân viên là Group code - TLG mới được giảm giá

     Hạn chót ghi tên tham dự ĐH và đặt phòng là cuối tháng bảy để BTC tổng kết.

     Con việc tiền đi du ngoạn và tiền xe bus sẽ thông báo sau.


     Ghi danh đóng tiền xin gọi về
     - Tuyết Hương (Tanya Chen): (909) 630-6961.

     Các chi tiết khác xin liên lạc:

     - Lê Thọ (832)618-3129

     - Trần Hoàng Thân (408)314-4462

     - Đỗ Trọng Tiên (408) 234-9212

     Việc đặt phòng và ghi tên tham dự ĐH sẽ được bắt đầu từ ngày 01/04/2023.

     Mong quý anh chị phổ biến rộng rãi thông báo này cho bạn bè khắp nơi được biết.

     Kính thông báo.

     Houston ngày 18/03/2023

     TM BTCĐH10

     Lê Thọ


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Đồng Cảm Bài Ước Hẹn

 




Buồn Tàn Thu



Nhạc Phẩm BUỒN TÀN THU - VĂN CAO
Tran Nang Phung 

* So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...

* Tình ca

- Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2

- Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã giành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.

- Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên Thai, Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thưởng không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.

- Mùa xuân đầu tiên, nhạc phẩm cuối cùng đi vào lòng công chúng

...”Cung đàn xưa" là một trong những bản nhạc đầu tay (viết năm 1942) thuộc dòng nhạc tình trước 1945, của nhạc sĩ Văn Cao.

- Cung đàn xưa chia làm 4 đoạn khúc rõ rệt, đoạn đầu giới thiệu cung đàn năm xưa, đoạn hai nói tới cung đàn và tiếng hát, tức cung thương và cung nam trong nhạc Đông phương, tức tiếng đàn và tiếng người, đoạn ba chuyển qua một nhịp điệu réo rắt diễn tả nét buồn trong cung đàn xưa, đoạn bốn nói đến người tình tuyệt thế giai nhân trong trí tưởng đầy mộng mị.

Tran Nang Phung chia sẻ

Xin mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm "Buồn Tàn Thu"



PPS Nhạc - Suối Mơ

PPS Nhạc - SUỐI MƠ 

Sáng tác: Văn Cao 
Trình bày: Thanh Lan 
PPS: Tâm Hữu
Thực hiện: Tran Nang Phung 

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức 



Vui Cười - Bất Thường

 


Truyện Cười Thư Giãn - BẤT THƯỜNG
Frank Vũ

BẤT THƯỜNG

Anh nọ đi công tác xa, thuê bà hàng xóm trông ngó cô vợ trẻ.

Anh ta dặn nếu thấy có chuyện gì khác thường thì báo cho anh ta biết ngay.

Một tuần trôi qua êm ả.

Tuần kế tiếp, anh nhận được điện thoại của bà hàng xóm:

- Người đàn ông vẫn đến thăm vợ anh vào mỗi tối, hôm qua không thấy đến nữa!

FRANK VŨ (SƯU TẦM)


Bánh Củ Cải - Món Gia Truyền Người Tiều Ở Bạc Liêu

BÁNH CỦ CẢI - MÓN GIA TRUYỀN NGƯỜI TIỀU Ở BẠC LIÊU
Khói Lam Chiều 

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức 



The Best Magic Illusion Are Performed On Stage , Everyone is WOW by this...

THE BEST MAGIC ILLUSION ARE PERFORMED ON STAGE, EVERYONE IS WOW BY THIS MAGIC SHOW!

Xin mời quý vị thưởng thức



Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Mây Lang Thang

 



Uống Rượu Với Công Nguyễn

 



Mơ...

 



Nửa Đời Người Sống Lưu Vong, Lang Bạt Từ Việt Nam Cho Tới Campuchia, Thái Lan

 

Gia định Ông Thạch Soong cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Thái Lan ngày 30/10/2022 

Câu Chuyện Một Người Khmer Krom: NỬA ĐỜI NGƯỜI SỐNG LƯU VONG, LANG BẠT TỪ VIỆT NAM CHO TỚI CAMPUCHIA, THÁI LAN
Song Chi

http://machsongmedia.org


LTS: Trong 2 tháng đầu năm 2023, hơn 300 người dân tộc J’rai đã đến Thái Lan từ Việt Nam, mỗi người phải đóng từ 800 đến 1000 Mỹ kim cho đường dây đưa họ đi. Khai thác các tin giả hoặc tin không đầy đủ và không chính xác về chương trình tư nhân bảo lãnh định cư người tị nạn, một số đường dây hứa hẹn là chỉ trong vài tháng những đồng bào nhẹ dạ này sẽ định cư Hoa Kỳ. Để ngăn ngừa phần nào sự tác hại của tin giả, tin không chính xác, chúng tôi sẽ có loạt bài giới thiệu về hành trình tìm tự do đầy gian truân, đầy hiểm nguy và đằng đẵng của những người đi tị nạn vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. 


Một mặt, chúng tôi, BPSOS, muốn cảnh giác đồng bào ở trong nước và ở hải ngoại về các tin giả, các lời hứa hẹn hão. Mặt khác, chúng tôi muốn giới thiệu những hồ sơ tị nạn xứng đáng và cần được định cư. Hiện nay có khoảng 1000 đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan, phần lớn nhờ sự can thiệp của các luật sư của BPSOS. Chúng tôi tiếp tục vận động các quốc gia đệ tam sớm định cư họ. Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ, Canada, và New Zealand bắt đầu nhận định cư thêm nhiều hồ sơ người tị nạn Việt Nam, nhưng vẫn không đủ. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng người Việt tiếp tay định cư một số đồng bào đã có quy chế tị nạn theo chương trình bảo lãnh tư nhân đã có ở Canada và đang được triển khai ở Hoa Kỳ.


Dưới đây là tóm tắt câu chuyện của ông Thạch Soong và gia đình, từ bài viết của tác giả Song Chi.


Gia đình Ông Thạch Soong được thân hữu tiễn lên đường định cư Hoa Kỳ, phi trường Bangkok ngày 30/11/2022. Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Mỹ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 17 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…

xxxxx

Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống ở Việt Nam.


Thạch Soong bắt đầu tham gia hoạt động trong phong trào Khmer Krom năm 1983, tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Xuất phát chỉ vì anh thấy người Khmer Krom bị nhà nước cộng sản đàn áp tôn giáo nặng nề. 


Phong trào Khmer Krom hình thành trước hết là để đấu tranh đòi tự do tôn giáo. Thạch Soong là người đứng đầu ở huyện Long Phú, nhưng giai đoạn này anh chưa làm được gì nhiều, vì sự kiểm soát, đàn áp chặt chẽ của nhà nước cộng sản Việt Nam. Anh chỉ đi nói chuyện vận động anh em bà con, giải thích để cho họ hiểu thế nào là tự do tôn giáo, chính phủ đang đàn áp ra sao. Dần dần anh không chỉ nói về tự do tôn giáo mà còn nói về nhân quyền. Người dân phải có quyền phát biểu, lên tiếng, dám nói khi bị nhà nước đàn áp. Cả chuyện được quyền học chữ, văn hóa, được duy trì những phong tục tập quán, lễ hội đậm đà bản sắc của người Khmer.


Những cuộc họp mặt, hội họp thường xuyên của Thạch Soong và bà con anh em khiến chính quyền địa phương bắt đầu để ý. 


Từ năm 1985 trở đi nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp, bắt bớ dữ dội, kể cả sư sãi trong chùa. Cảm thấy không an toàn, năm 1985, Thạch Soong bỏ nhà trốn tới Bạc Liêu một thời gian. Mấy tháng sau, khi Thạch Soong trở về thăm cha mẹ bệnh thì bị bắt, bị nhốt 1 tháng ở huyện Long Phú, toàn bộ giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu của cả nhà bị tich thu. Sau khi được thả ra thì anh thường xuyên bị công an theo dõi, xách nhiễu không làm được gì. Thạch Soong quyết định cùng gia đình-vợ và 1 con nhỏ, bỏ làng xóm ra đi.


Bắt đầu giai đoạn đi ở ẩn, lang thang chỗ này chỗ khác. Khi thì ở Cà Mau, khi thì ở Châu Đốc, đi làm thuê làm mướn, đào đất vét sình ai thuê gì làm nấy. Giai đoạn ở Cà Mau làm việc tại các vuông tôm, gia đình anh và nhiều người dân đi làm thuê khác phải đốn cây dựng lều trong rừng tràm, rừng đước Năm Căn làm chỗ tá túc qua ngày. Ở trong rừng điện nước tất nhiên không có, chỉ thắp đèn dầu, nấu củi. Hàng ngày hai vợ chồng đi làm thuê, mấy đứa nhỏ ở trong lều nấu nướng, tự chăm sóc nhau.


Khi bỏ nhà ra đi, vợ chồng anh chỉ mới có một đứa con gái nhỏ là con riêng của vợ. Đến Bạc Liêu sinh thêm 1 đứa, đến Cà Mau thêm 1 đứa, đến Châu Đốc thêm 3 đứa nữa, tất cả là 6 đứa con. Không đứa nào được đi học, được biết tới trường lớp là gì.


Sau 16 năm, Thạch Soong cảm thấy không thể sống ở Việt Nam vì không thể trở về địa phương, cứ tạm trú chỗ này chỗ kia không có giấy tờ tùy thân, con cái không đi học được. Anh quyết định tìm người quen đưa cả gia đình đến Campuchia. 


Gia đình Thạch Soong đến Campuchia vào năm 2001. Ở Campuchia, cũng lại cuộc đời làm ruộng làm rẫy, nhổ cỏ hốt đất, ai mướn gì làm đó. Được một thời gian, dù biết luật pháp Campuchia không cho phép, nhưng Thạch Soong vẫn quyết định cùng một số người lập trại tỵ nạn của người Khmer Krom, để lên tiếng cho quốc tế biết về tình trạng của người Khmer Krom lưu vong ở Campuchia. 


Lần thứ nhất họ lập trại ở tỉnh Battambang gần biên giới Thái Lan. Được hơn một tuần thì quân đội Campuchia ập tới, giải tán trại, bắt 4 người trong đó có Thạch Soong, nhốt 3 ngày. 


Một tuần sau Thạch Soong lại lập trại ở tỉnh Banteay Meanchey. Được hơn nửa tháng cũng lại bị bao vây bắt, bị bỏ tù 64 ngày.


Sau khi được thả ra lần thứ hai thì Thạch Soong bị quản thúc, cả cảnh sát Campuchia, cả công an Việt Nam tại khu vực đó đều theo dõi, không làm gì được. Lại một lần nữa Thạch Soong quyết định ra đi, lần này là sang Thái Lan. 


Thạch Soong và gia đình đến Thái Lan năm 2004.


Ngay khi vừa đặt chân đến Thái Lan, anh đã tìm đến văn phòng Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, Thái Lan nộp đơn xin quy chế tỵ nạn nhưng đơn bị bác. Lý do thiếu tư liệu để chứng minh mình đủ điều kiện tỵ nạn. Lần thứ hai nộp đơn, lại bị bác, viên chức ở Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói Thạch Soong là người Khmer Krom thì có thể sống ở Campuchia được.


Kể từ đó Thạch Soong quyết định ở lại Thái Lan. Để mưu sinh, anh và gia đình lại tiếp tục những công việc lao động phổ thông nặng nhọc. Thạch Soong lại thành lập Hội Khmer Krom tỵ nạn tại Thái Lan ở khu vực chợ Simummuang, tỉnh Pathum Thani, Thái Lan.


Từ năm 2013, Thạch Soong đi khám, bác sĩ cho biết anh bị bị bệnh tim, phải uống thuốc hàng ngày, cũng không nên làm việc nặng. Nên anh phải nghỉ lao động từ năm 2015.


Thạch Soong lại kiên trì nộp đơn xin quy chế tỵ nạn lần thứ ba.


Năm 2014 sau 6 tháng bất ổn về chính tri, lực Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Prayut Chan-o-cha, Tổng tư lệnh của Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA), phát động cuộc đảo chính, thành lập một chính quyền quân sự. Chính phủ quân đội lên bắt bớ dữ dội những người nhập cư bất hợp pháp. Người Khmer Krom, Lào, Myanmar…đều bị lùng bắt để trục xuất. Có người chạy trốn nên bị bắn chết, cũng có người bị lùa lên xe chở đi, xe quá đông, bị ngộp thở chết. Sợ bị bắt, bị trục xuất về Campuchia, Thạch Soong đến văn phòng trung tâm tỵ nạn Bangkok Refugee Center (BRC) gần như “nằm vạ”.


Năm 2014 Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc mở lại hồ sơ gia đình Thạch Soong. Câu chuyện về trường hợp của anh Thạch Soong tổ chức BPSOS đã được nghe từ trước, khi gia đình anh được mở lại hồ sơ, Giám đốc BPSOS là ông Nguyễn Đình Thắng đích thân tìm đến nhà anh, văn phòng BPSOS có luật sư bảo trợ cho người tỵ nạn giúp anh trong việc làm lại giấy tờ. 3, 4 tháng sau tức năm 2015 Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc công nhận quy chế tỵ nạn cho gia đình Thạch Soong. 


Năm 2019 văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Bangkok gọi gia đình anh Thạch Soong lên phỏng vấn làm hồ sơ tái định cư. Nhưng phải đến 3 năm 9 tháng sau anh mới có kết quả được đi tỵ nạn. Và rồi, cuối cùng, Văn phòng Tổ chức Di cư Quốc tế (The International Organization for Migration, viết tắt IOM) thông báo là ngày 30.11.2022 gia đình Thạch Soong sẽ được lên máy bay đến Hoa Kỳ.

Bây giờ thì gia đình anh đã được đặt chân đến đất Mỹ. Nhìn lại 37 năm sống trong tình trạng tỵ nạn, cô con gái đầu, sinh năm 1980, lúc đó mới có 4 tuổi, bây giờ đã 42 tuổi, con trai út cũng đã 22 tuổi. 37 năm, từ Việt Nam đến Campuchia, Thái Lan, ở đâu gia đình anh cũng sống “ngoài lề xã hội”, không giấy tờ, không có công ăn việc làm, nói một cách khác, như những người vô tổ quốc!


Nhưng Thạch Soong không hối tiếc đã bị mất một nửa cuộc đời. Một cách giản dị, anh chỉ nghĩ, lỡ rồi, không hối hận, những gì anh đã làm cũng chỉ là vì muốn cho người Khmer Krom có tự do, xã hội có tự do mà thôi. Chị Kim Suôn, người vợ gắn bó chia ngọt sẻ bùi bao nhiêu năm của anh còn suy nghĩ đơn giản hơn, chồng đi đâu thì mình đi đó, chồng con ở đâu thì mình ở đó, vậy thôi. Còn bây giờ, đến Mỹ, cuộc sống như thế nào, sẽ làm gì, anh chị cũng chưa tính được, cứ đến đâu hay đến đó, nhưng chắc chắn là không thể nào khổ hơn những năm tháng đã qua được!


Song Chi - Mạch Sống



Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Vui Cười - Khoe

 



Truyện Cười Thư Giãn - KHOE
Thu Vũ

KHOE

Ông chồng sầm sập chạy về nhà, lôi bà vợ vô phòng ngủ,

đẩy bà lên giường, xong chui vô lấy mền phủ kín hai người.

Bà vợ sững sờ. Gần 20 năm qua, bà chưa bao giờ thấy cảnh này.

Ông chồng hổn hển:

- Bà coi nè, tui mới mua được cái đồng hồ dạ quang!

THU VŨ (ARLINGTON - EMAIL)


Nem Lai Vung - Món Quà Miền Tây

NEM LAI VUNG - MÓN QUÀ MIỀN TÂY
Khói Lam Chiều 

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức 



The odd boy gets the golden buzzer on America's Got Talent 2023

THE ODD GETS THE GOLDEN BUZZER ON AMERICA'S GOT TALENT 2023
Abu Al-Ezz

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức 



Hoàn Cảnh Sáng Tác Ca Khúc 'Cho Tôi Được Một Lần'


HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC 'CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN' CỦA NHẠC SĨ BẢO THU
Thiên Giang

Cho tôi được một lần nhìn hoa giăng đầu ngõ

Một lần cài hoa đỏ lên tim
Một lần dìu em sang nhà mới
Tình yêu trong tầm với
Ngọt tiếng nói thơm môi

Cho tôi được một lần nhìn trăng soi trọn tối
Một lần nhìn mây ngủ quên trôi
Một lần chợt thương yêu ngàn lối
Niềm tin xa về tới
Ngời sáng trên lưng đồi

Xin cho tôi được một lần
Nhìn đàn chim trắng bay
Dập dìu qua đó đây

Ngày đó được nghe sú.ng im hơi
Ðời thôi oán thôi hờn
Mến thương cùng kiếp người

Cho tôi được một lần
Nhìn quê hương đợi sáng
Một lần nhân nghĩa sống lên ngôi

Người người cùng chung vui một lối
Ðời thôi không lừa dối
vì đã yêu thương rồi

Bài hát “Cho tôi được một lần” được nhạc sĩ Bảo Thu sáng tác vào khoảng năm 1967 trong tâm trạng mong muốn có một mối tình, một đám cưới mơ mộng, ngoài ra nhạc sĩ còn mơ ước được hòa bình, được “nghe tiếng súng im hơi”, bài hát khi ra đời được rất nhiều người đón nhận, được hãng dĩa Việt Nam kí độc quyền. Ca khúc “Cho tôi được một lần” lúc đấy được hòa âm bởi dàn nhạc Văn Phụng và tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu.

Sau đó ông có hợp soạn bài “Tôi thương tiếng hát học trò” dưới tên Trần Anh Mai cho hãng đĩa Tri Âm do nhạc sĩ Mạc Thế Nhân biên tập, sau đó là bài “Lính và tình yêu” “Xuân trong rừng thẳm”.

[Bút danh Trần Anh Mai là tên viết tắt từ chứ T.A.M là Tâm – những người có duyên với mình – theo như ông nói. Sau đó ông dùng bài hát “Cho tôi được một lần” làm sính lễ cầu hôn ca sĩ Thanh Tâm. Thanh Tâm là một ca sĩ từng được ông đào tạo, nổi tiếng một thời với nghệ danh Song Thanh (với ca sĩ Thanh Mai).]

Thiên Giang - Nhạc Vàng


Xin mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm "Cho Tôi Được Một Lần"



Cho Tôi Được Một Lần

PPS Nhạc - CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN 

Sáng tác: Bảo Thu
Trình bày: Diễm Thùy
PPS: NDD
Thực hiện: Ngoc tran

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị thưởng thức 



Câu Chuyện Của Một Người Chị

 

Hoa Thu 1951. Ảnh từ Vienkhach.free.fr

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI CHỊ
Viễn Khách 

Như là một cuốn truyện hư cấu, nhưng lại là một truyện thật, và câu chuyện này đã kéo dài bẩy chục năm.

Chị sinh năm 1926, năm nay đã 95 tuổi. Chị hơn tôi 10 tuổi. Với từng đó tuổi, vào những quãng thời gian đó, chị đã đi vào những biến cố xa hơn tôi rất nhiều.

Chúng tôi đều sinh ra trong thời nước Việt Nam còn có vua, nhưng lại là thuộc địa của người Pháp. Tôi nhớ lại thời đó là một thời thanh bình. Rồi chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên suốt hơn ba mươi năm trời.

Đệ Nhị Thế Chiến 1939-45, quân Nhật tràn vào Đông Dương lật đổ người Pháp. Trên trời thì máy bay Mỹ dội bom xuống doanh trại của lính Nhật và phá hủy các trục lộ giao thông. Cùng chứng kiến cảnh hai triệu người chết đói ở các làng quê và một số đông đã lần về thành phố Hà Nội mong có miếng ăn, nhiều người nằm chết la liệt hàng ngày trên các đường phố. Nguyên do lính Nhật cấm nông dân trồng lúa và phải trồng các cây phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của họ.

Thế chiến chấm dứt, cả một sư đoàn Quốc quân Tầu chuyển sang giải giới quân Nhật. Rồi Cộng sản đội lốt Việt Minh lợi dụng tình thế cướp chính quyền, phá bỏ chế độ quân chủ, diệt trừ các đảng quốc gia đối lập. Người Pháp quay lại Đông Dương, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, kéo dài nhiều năm 1946-54. Pháp thua trận Điện Biên Phủ, rút khỏi Việt Nam. Đất nước chia đôi. Chúng tôi sợ Cộng sản, với đấu tranh giai cấp và diệt trừ những người mà họ liệt vào hàng địa chủ, tiểu thương, phản động… hành động diễn ra thật là khủng khiếp. Gần triệu người rời bỏ miền Bắc, di cư vào Nam  tìm tự do và đã hưởng được những năm đầu an bình và thịnh vượng ở đó.

Không bao lâu, cuộc nội chiến tương tàn lại bắt đầu giữa Bắc-Nam. Miền Bắc được cả một khối Cộng sản khổng lồ kiên trì hỗ trợ, miền Nam được Hoa Kỳ mang quân vào chống lại. Cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm, hơn một triệu lính chết, mấy triệu thường dân bỏ mạng. Nước Mỹ cuối cùng bỏ cuộc và ngưng yểm trợ cho miền Nam, khiến cho Cộng sản miền Bắc thôn tính cả đất nước năm 1975.

Một lần nữa chúng tôi lại cố thoát khỏi Cộng sản bất chấp nguy hiểm. Mỗi người tìm đường vượt biển một cách. Cuối cùng Hoa Kỳ đã chấp nhận cho tỵ nạn. Chúng tôi đã trở thành công dân Mỹ, và đã sống ở đây đến nay đã hơn 45 năm rồi. Cuộc đời biết bao nhiêu biến đổi, mất mát trắng tay.

… Trở lại chuyện của chị tôi.  Những năm cuối đời, sau khi chồng mất, chị cư ngụ một mình trong một căn cao ốc của các cao niên trong thành phố tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Vốn thích văn thơ, lãng mạn chị sống lại cái quá khứ của một thời. Chị bắt đầu soạn lại tác phẩm kịch thơ mà chị đã giúp viết chung với một người và viết hồi ký.

Chị góp lại và nhờ một người học trò cũ, là một bác sĩ đã về hưu, thuê người đánh máy, layout và sẽ in thành sách. Chị cho biết bản thảo dầy khoảng trên sáu trăm trang. Nhưng trong nhiều năm cuốn sách mãi không xong vì cô giáo và ông học trò cứ mãi tranh luận về nội dung. Riêng tôi cũng có một chút kinh nghiệm viết lách, thường các bài được đăng trên các tạp chí văn học tại Cali. Khi tôi chọn ra một số bài để in cuốn sách đầu tiên và được Thư Viện Trung Ương Seattle giúp ra mắt tại thính đường, thì chị tin tôi có thể hoàn thành ý nguyện của chị. Chị đành cám ơn ông học trò cũ và chuyển lại những phần ông đã làm cho tôi. Dĩ nhiên ông ta vui vẻ được rảnh tay, an hưởng tuổi hưu.

Tôi đọc lại tập bản thảo đã đánh máy và layout. Phần đầu là vở kịch thơ “Viễn Khách”, khi chị đem từ khu Kháng Chiến về Hà Nội năm 1948, đưa cho nhà văn Vũ Bằng, phải đổi tên tác giả và lấy tên hai người ghép lại thành “Hoa Thu”. Vở kịch thơ đã được đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy và đã được trình diễn tại nhà Hát Lớn Hà Nội năm 1951, với nhiều nghệ sĩ tên tuổi đóng góp như Vũ Khắc Khoan, Hoàng Thư, Văn Phú, Phan Tại, Tạ Tỵ, Mộng Lan… 

Nhưng sau nhiều năm tên vở kịch bị gắn lầm vào tên hai nhà thơ viết kịch tên tuổi khác là Hoàng Cầm và Hoàng Công Khanh. Vì người xưa, chị đã mất nhiều công sức liên lạc với hai nhà thơ trên để lấy lại chính danh cho tập “Viễn Khách”.

Chị cho là chưa đủ, nên đã bỏ rất nhiều thời giờ để viết những lá thư dài cho các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, và các tạp chí có ảnh hưởng trong và ngoài nước về hoàn cảnh và việc của chị đang làm như: Thượng Sỹ, Phan Tại, Võ Văn Ái Tạp chí Quê Mẹ, Đỗ Quý Toàn báo Người Việt và Tạp chí Thế Kỷ 21, Nguyễn Thị Giáng Châu Tạp chí Hợp Lưu, Băng Sơn Tạp chí Sân Khấu, Vương Trùng Dương Báo Saigon Nhỏ, hai học giả Nguyễn Huệ Chi, Đặng Tiến, nhà Biên Khảo Thụy Khuê, Tạp chí Văn Học và Thư Viện Đại học Cornell. Tất cả đều sốt sắng hồi âm và đã có bài viết hỗ trợ cho việc giải mã tên tác gỉả của cuốn kịch thơ Viễn Khách trên các tạp chí..

* * * * * 

Phần hai là những trang hồi ký cùng những tài liệu, hình ảnh không được xếp đặt một cách hợp lý. Tôi đề nghị với chị, sẽ chia cuốn bản thảo ra hai phần riêng biệt để dễ dàng thực hiện và không ảnh hưởng đến nhau. Lúc đó sức khỏe chị đã suy yếu, trí óc không còn như xưa, chị để cho tôi quyết định. Chúng tôi đã không khó khăn lắm khi biên soạn cuốn kịch thơ Viễn Khách. Khi cuốn thơ này được in thành sách dầy khoảng 250 trang, chị đã rất hài lòng cả về nội dung cũng như hình thức. 

Bìa kịch thơ Viễn Khách. Ảnh do tác giả gửi

Cuốn thứ hai là phần hồi ký, khó khăn hơn. Tôi cũng đã có nhiều dịp nghe chị kể chuyện về cuộc đời, sau những bữa ăn gặp nhau trong mùa Hè hay những tối ngồi bên lò sưởi trong những ngày tuyết mùa Đông trên vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.

Có lần có cả mấy cô con gái của chúng tôi và cô bạn Mỹ ngồi nghe, đã thốt lên “Truyện đời của bác còn ly kỳ hơn cả truyện phim “Gone with The Wind “.

Tôi tìm đọc lại bản tóm tắt của tác phẩm “Gone with The Wind”. Cuộc đời của Scarlett phức tạp hơn. Nàng có ba đời chồng, mà đời nào cũng có con, nhưng cả đời Scarlett chỉ yêu có Ashley, một người mà không thể lấy được. Những người mà Scarlett gặp trong cuộc, họ ở trong cùng một giới tuyến miền Nam nước Mỹ trong thời nội chiến.

Điểm khác biệt với truyện của chị là chị ngẫu nhiên gặp ba người, thì những người trong cuộc này ở trong ba giới tuyến khác nhau, trong cùng một thời gian của một cuộc chiến: Thực dân, Quốc gia và Cộng sản. Họ ở trong ba guồng máy đối nghịch nhau và đều phải tìm cách hủy diệt lẫn nhau. Chị kết hôn với một người, nhưng giữ mãi mối tình đầu tiên với người trước suốt đời, vì đã không lấy được nhau.

Tôi đọc lại nhiều lần tập hồi ký, có lúc tôi có ý định không để nguyên văn những gì chị đã viết, mà dựng thành một tiểu thuyết trường thiên, một “saga” như những truyện đã được dựng thành phim ảnh mà tôi vẫn hâm mộ theo kiểu “War and Peace”, “Gone with The Wind” hay “Doctor Zhivago”. Việc này chắc tôi không đủ tài, sợ sẽ kéo dài và không thể xong. Trong thời gian đó, chị càng ngày càng yếu, lại hay bị ngã, phải vào Rehab mấy lần. Các cô con gái của chị phải đem mẹ về nhà săn sóc, trả lại căn phòng cho chính phủ và khuân đến nhà chúng tôi hơn chục thùng sách và các tập hồi ký cùng thư từ trao đổi mà chị từng giữ gìn trân quí.

Tôi đọc đến ngàn trang thư viết tay chữ nhỏ, thẳng hàng mà chị và người đó trao đổi với nhau. Đó là những tư liệu hiếm có, không những chỉ liên quan đến cá nhân của họ mà còn phản ảnh đến thời cuộc. Tôi quyết định tôn trọng giữ hồi ký của chị, những gì chị đã viết, chỉ thay đổi chút ít, và trích các đoạn thư trên cùng viết thêm các đoạn nối để cấu tạo thành truyện cho diễn tiến liên tục. Truyện của chị có nhiều tình tiết, tôi muốn tóm tắt ngắn gọn sau đây trước khi soạn để khỏi đi ra ngoài cái khung và những gì tôi muốn nói lên cái ý nghĩa cuối cùng của cuốn truyện. Chị lấy tên là Liên trong truyện, chỉ giữ tên một số người và đổi tên một số khác.

* * * * * 

“Bố Liên là một người có chức quyền tại địa phương và là chủ một trang trại lớn ở một vùng đồi núi, góa vợ có một con trai. Mẹ Liên là con gái Hà Nội, lỡ duyên đầu với một sinh viên Y khoa gốc người miền Trung, vì thân sinh của bà từ chối không muốn con lấy chồng xa. Sau đó lại phải theo tục lệ thời cổ, để tang hai cụ cố nên lỡ thì. Đến năm hai mươi bẩy tuổi thì một bà mai giới thiệu, bà kết hôn với bố Liên và theo lên ở đó.

Mẹ Liên thuở nhỏ có được học chữ Nho và chữ Quốc ngữ ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Bà thích đọc những truyện Tầu như bộ Tái Sinh Duyên … và hay làm thơ, nhưng đều là thơ than thân trách phận. Sẵn tài quán xuyến, mẹ Liên mở mang trang trại, xây kho dự trữ thóc gạo, hầm chứa nước mưa, các chuồng nuôi gia súc, xây tường cao bao quanh thành một dinh cơ có tiếng trong vùng, thế mà cũng vẫn bị cướp đến mấy lần. Có ai bán ruộng thì mẹ Liên mua, sau này có thể nói là ruộng thẳng cánh cò bay.

Liên được gửi lên Hà Nội học cùng với con trai riêng của chồng sau khi cả hai cùng đỗ xong Certificate, tức là bằng Tiểu học. Hồi đó học hành lên cao rất là khó khăn, thường bị hạn chế, nhất là đối với con gái, phần lớn chỉ dành cho con cái nhà có tiền và có đầu óc cấp tiến ở thành phố. Cấp trung học, các môn học đều bằng tiếng Pháp, học lịch sử Pháp, văn chương Pháp. Liên đậu được bằng Brevet, tức là bằng Trung Học đệ nhất cấp và đang tiếp tục học lên Tú Tài thì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ cuối năm 1946.

Liên rời Hà Nội, trở về trang trại và bắt đầu lao vào một cuộc phiêu lưu của thời lửa đạn. Liên gặp lại được một số bạn cũ và một số sinh viên cũng tản cư về quanh vùng. Họ tổ chức thành một đoàn tuyên truyền hô hào dân chúng ủng hộ kháng chiến, chống lại người Pháp. Sẵn có tinh thần yêu nước, Liên hăng hái gia nhập với họ. Lại thêm có tài viết, Liên thảo các truyền đơn, diễn thuyết… Liên tháo vát và can đảm nên trở thành một phần tử chính của phong trào. Bố mẹ Liên cũng đóng góp công của đáng kể và còn cho các thành viên của phong trào họp hành, tá túc tại gia trang của ông bà.

Chiến tranh lan rộng, quân Pháp mở rộng vòng kiểm soát tiến ra xa Hà Nội và chiếm đóng một số tỉnh lỵ khác. Lực lượng chính qui Việt Minh yếu thế, phải rút lui về vùng rừng núi để bảo toàn lực lượng và chủ trương trường kỳ kháng chiến, nhưng vẫn cố tổ chức du kích quấy phá trong các vùng quê do Pháp kiểm soát. Quân Pháp đến lập một đồn lớn trên một quả đồi gần trang trại nhà Liên.

Một lần họ hành quân tảo thanh và ập đến nhà Liên, lục soát tìm ra được vũ khí và một số tài liệu. Họ tra khảo ông bố của Liên và định đưa ông và một số người trong gia đình giải lên đồn. Sẵn biết tiếng Pháp, Liên nói với viên Đại úy Pháp, tất cả là do Liên, bố Liên và các người khác không có liên hệ gì, Liên chịu bị bắt và theo lên đồn một mình. Vụ việc của Liên được báo về Hà Nội. Ngay ngày hôm sau, một Thiếu tá cấp trên đến đồn, họ bàn chuyện với nhau những gì Liên không được biết, nhưng trước khi ra về, viên Thiếu tá dặn viên Đại úy gần như muốn cho Liên nghe được, là đừng để ai hãm hại và phải bảo vệ Liên.

Liên bị giữ ở lại đồn hơn một tuần lễ, không ai tra hỏi, và được tự do đi lại trong vòng trại. Trại khá nhiều lính, gồm lính Pháp, lính thuộc địa Phi châu và một số đông lính Việt Nam. Không ai dám trêu chọc. Liên nghĩ rằng trong chương trình bình định của người Pháp, họ muốn có nhiều người hợp tác với họ. Họ có ý phủ dụ và lấy lòng Liên và gia đình. Liên biết tên viên Đại úy là Marchadier, trước hắn thường “tutoyer” mày tao với Liên, sau đổi thành “vouvoyer” cô với tôi đàng hoàng.

Minh hoạ: Pixabay

Một lần đi qua văn phòng của hắn, Liên thấy có một số sách văn thơ và hỏi mượn cuốn thơ Alfred de Vigny. Trong lúc ngồi chép một đoạn thơ sau:

Gémir, pleurer, prier, est également lâche
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le sort a voulu t’appeler,
Après, comme moi. Souffres et…”

(Rên rỉ, khóc lóc, cầu xin đều là hèn nhát.
Hãy hăng hái thực hiện nhiệm vụ lâu dài và khó khăn của bạn 
Theo như mà số phận muốn gọi bạn,
Rồi, cũng như tôi.  Khổ đau và …)

Marchadier đi tới, nhìn vào và đọc tiếp: “…meurs sans parler”, (…chết mà không nói nên được) và y nói thêm có ai làm gì cô mà phải chết? Có khi Liên kiếm được mảnh vỏ cau, chà răng và lấy gương soi thử, hắn nhìn thấy nói: Cô đâu có xoàng (vous n’êtes pas mal), cô có nụ cười tuyệt vời (vous avez un sourire épatant). Liên nhớ đúng như ngày lên Việt Bắc, đến các đơn vị bộ đội, các người lính trẻ đều khen Liên như thế. 

Nhiều khi Marchadier tự tay săn sóc Liên trong các bữa ăn. Hai người vì thế nói chuyện với nhau dễ dàng hơn. Họ nói với nhau về văn chương Pháp, những tác phẩm mà Liên học trong thời trung học. Có những tối họ thức khuya, ngồi trên đồi nhìn xuống làng quê, họ nói đến những bài thơ trữ tình của thời thi ca lãng mạn như Lamartine, Paul Verlaine, Beaudelaire… Họ bàn luận luôn cả các vấn đề thời cuộc. Họ đều trẻ, có tri thức.

Marchadier cố gắng giảng cho Liên những gì mình tin tưởng: Nước Pháp muốn đến khai hóa và phát triển cho một nước Việt Nam nghèo đói, lạc hậu. Liên thì khăng khăng nói Việt Nam cần chiến đấu để dành quyền độc lập, thoát ách thuộc địa. Marchadier còn giảng thêm cho Liên biết về Cộng sản, Việt Nam sẽ được độc lập, nhưng không thể đứng một mình được, mà phải Liên Lập trong khối Liên Hiệp Pháp…Chắc Liên lúc đó cũng chưa nghĩ đến điều đó, và đang bị Việt Minh mê hoặc, lợi dụng lòng yêu nước mà bị lôi cuốn theo họ.

Dù có quan điểm khác nhau, Marchadier lại mê luôn Liên, anh ta vẫn tin ở mình sẽ chinh phục được Liên. Cũng không đáng ngạc nhiên lắm, Liên lúc đó khoảng hai mươi tuổi với sắc đẹp tỉnh thành, có học, thông minh, gan dạ, không biết gì là nguy hiểm. Liên xuất hiện nổi bật giữa những đám dân quê nghèo nàn, thất học, sợ sệt.

Rồi Liên được thả về nhà, nhưng vẫn phải lên đồn trình diện. Marchadier đề nghị Liên làm xã trưởng, Liên giẫy nẩy từ chối. Nếu không thì bố Liên phải làm, nhưng đời nào bố Liên nhận. Liên về gặp Hồng Phong, người chỉ huy Việt Minh trong vùng và báo cáo cho họ biết những việc xẩy ra vừa qua. Việt Minh lợi dụng luôn tình trạng của Liên và giao cho Liên hai công tác, tìm hiểu các tin tức như quân số, vũ khí, tin tức hành quân của địch. Việc thứ hai là địch vận, tìm cách dụ các lính Việt Nam bỏ súng quay về với cách mạng.

Một lần lên đồn, Marchadier đột nhiên đòi cầu hôn, và trao chiếc nhẫn cho Liên. Liên quýnh lên, hồi đó chuyện lấy Tây là một điều nhục nhã cho bản thân và cả gia đình, nhưng vì lo ngại không dám từ chối, đành nhận chiếc nhẫn. Marchadier hẹn ngày mai sẽ mang lễ vật theo đúng nghi lễ đến nhà bố mẹ Liên xin cầu hôn và sẽ đưa Liên và gia đình về Hà Nội. Liên về báo cáo cho Hồng Phong và y bèn  phái người đưa Liên sang sông vào vùng Việt Minh kiểm soát ngay đêm đó.

Sáng hôm sau, khi Marchadier đến nhà, thấy Liên đã bỏ đi, anh quá thắt vọng thốt lên “Sao cô ta đã quá vội vàng”, cùng lúc chắc anh cũng tự trách mình cũng quá vội vàng.

* * * * * 

Sau một đêm và gần một ngày lặn lội đi bộ, đến nơi Liên mệt lả nằm thiếp đi. Lúc tỉnh dậy hỏi ra mới biết mình đang nằm trong một trại giam. Những người xung quanh đều là tù nhân, nhiều nhất là buôn lậu, rồi đến trộm cắp, giết người và những người bị liệt là Việt gian. Họ giam nam nữ riêng phòng nhưng trong cùng một trại, vì không có đủ chỗ và người canh giữ. Họ giam Liên ở đó khá lâu, không tra hỏi, không xét xử. Liên lại còn nhìn thấy một thanh niên bị còng cả chân lẫn tay ở cuối phòng, hỏi thêm thì họ xì xào nói đó là một “Đại Việt gian”. Ít lâu sau anh ta không bị cùm nữa và được đi lại thong thả. Trong trại có một người lớn tuổi, là một công chức thời Pháp không biết chống đối gì mà bị coi là phản động cũng bị nhốt, nhưng lại được mọi tù nhân kính nể. Ông nói cho Liên biết, người bị cùm tên là An, trước làm công chức Phủ Toàn Quyền và là một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ba người đó tự nhiên hợp chuyện hay gặp nhau, có khi họ nói nhỏ với nhau bằng tiếng Pháp. Sau này có một chuyện mà ai cũng cảm kích và còn nhắc lại hoài là khi được gia đình tiếp tế cho một chiếc xe đạp, An xin phép trưởng trại đem bán và chia cho cả trại giam. 

Liên ở trại giam gần một tháng, thì được tin An bị đưa đi quản thúc ở một trại tù khác trên Bắc Kạn, Liên nghĩ ngay chắc An bị đem đi thủ tiêu, như một số tù trước đây. Lúc bị giải đi, anh nói với Liên một câu bằng tiếng Pháp: “Dans une semaine, je serai dans la capitale”,: trong một tuần nữa, tôi sẽ ở thủ đô (Hà Nội). An là Việt gian hạng nặng, bị đưa đi nơi khác, Liên nghe An nói lấy làm lạ, nhưng không có thời giờ hỏi. Đột nhiên Liên xúc động vì có người tin cẩn và chí tình với mình, Liên xé vội một mẩu giấy ở một góc tờ báo viết mấy chữ: “Courage, je vous attendrai”, Hãy can đảm, tôi sẽ chờ anh, và dúi vào tay anh ta. Thực tâm khi Liên bồng bột viết dòng chữ trên, Liên chỉ vì lòng vị tha, như thương một người bạn trong cơn hoạn nạn, mà không có tình ý riêng gì, vì thực ra không ai biết tính mạng An rồi sẽ ra sao.  

* * * * * 

Thời gian ở trại giam Đại Bàng quá lâu, Liên làm đơn giải thích trường hợp của mình nhiều lần, nhưng không thấy động tĩnh gì. Liên nghĩ lại, cũng không thể trách họ nghi ngờ và đặt những câu hỏi về mình. Tại sao Liên không bị người Pháp hại, lại được đối xử một cách khác thường. Có thể Liên là một gián điệp của Pháp. Một mặt Liên và gia đình tuy là thành phần địa chủ nhưng có nhiều thành tích với cách mạng. Liên là một cô gái rất tỏ ra rất thành thật. Họ chưa biết xử trí ra sao, nên cứ tạm giam để theo rõi, nếu không đã bị mang đi thủ tiêu như những người khác rồi. Họ có câu “Giết nhầm còn hơn tha nhầm”. Trong thời gian trong tù, Liên tổ chức lớp học cho những người không biết chữ trong trại, được một số tù nhân yêu mến và họ thường săn sóc đến Liên. Giám thị trại cũng tin cậy Liên, thường nhờ Liên giải quyết những vụ lộn xộn giữa các tù nhân. Trại giam này trực thuộc một ty Công an, có nhiều quyền, coi cả vùng lớn từ đường số 5 và cả vùng ven đô Hà Nội, có thời kiêm cả nội thành khi các lực lương rút lui khỏi thành phố.

Ít lâu sau, trại thêm quá nhiều tù nhân và sợ bị lộ nên phải di chuyển đến một địa điểm khác, là trại Đông Lâu, đồng thời có sự thay đổi cấp chỉ huy. Nhờ giám thị trại đưa trường hợp của Liên lên ủy ban chuyển tiếp. Họ quyết định để Trưởng ty mới giải quyết. Trưởng ty mới nhận chức tên là Nghiêm, một người trông cao ráo, nghiêm túc. Ông ta đã xem kỹ hồ sơ của Liên và cho người gọi Liên lên trình diện, trước mặt mình là một cô gái tỉnh thành có sắc đẹp, có học, thông minh, bạo dạn và có vẻ thành thật. Ít lâu sau, Nghiêm đưa Liên ra khỏi trại giam và chỉ định Liên làm thư ký trong văn phòng của mình.

Chuyện của Liên và Nghiêm gần giống như chuyện của Liên với Marchadier. Làm thư ký nhưng không có việc gì, Liên ngồi nhớ và chép lại những bài thơ mà mình làm trong thời gian qua. Nghiêm đi qua, hỏi xem và không nói gì. Những ngày sau, Nghiêm hay đến gợi chuyện bâng quơ, rồi dần chuyển sang văn thơ. Điều tất nhiên là Nghiêm cũng không tránh khỏi lụy tình với Liên. 

Trong đám thuộc hạ chỉ biết răm rắp theo lệnh và đám tù nhân khốn khổ, nay Liên cũng lại nổi bật lên như một đóa hoa trong sáng, thông minh. Phần Liên cũng dậy lên một tình yêu chưa bao giờ có, Nghiêm trí thức, hiểu rộng, đã từng viết báo, viết kịch, làm thơ, rất hợp chuyện với Liên và nhất là người đã cứu Liên ra khỏi vòng tù tội. Đó chính là mối tình đầu và cũng là “mối tình lớn” của Liên.

Từ đó, Liên được Nghiêm tin cậy và đã giúp Nghiêm trong một số việc của cơ quan, giữ một kho hàng thực phẩm và hàng hóa tịch thu của dân buôn lậu. Liên lại thích thú ngồi chữa lại bản thảo còn đầy những gạch xóa thêm bớt của cuốn kịch thơ “Viễn Khách” mà Nghiêm đã viết từ năm 1943.

Trong hơn một năm trời, hai người đã chung sống với nhau thắm thiết. Nghiêm lại cho phép Liên bảo lãnh mấy cô gái trong trại giam ra để giúp việc, sai bảo. Nghiêm chiều chuộng Liên và cuộc sống của Liên thay đổi khác hẳn với đời sống loạn lạc kiệt quệ xung quanh. Liên nhờ người về đưa cha mẹ già và hai đứa em nhỏ lên ở cùng, vì lo ngại có thể bị hại nếu còn ở lại trại.

Cho đến một ngày quân Pháp mở một mặt trận lớn đến nơi cơ quan của Nghiêm. Tất cả đều phải di chuyển sâu vào vùng rừng núi. Liên không muốn đưa gia đình đi xa hơn nữa, không muốn các em mất học và nhất là ông bố Liên nhất định trở về trang trại, nên Liên nói với Nghiêm là sẽ đưa gia đình về quê và sẽ trở lại. Buổi tối, trên đường đi, khi gần đến trang trại, gặp một toán lính tuần tiễu, thấy động, họ xả súng bắn.  Liên đi đầu bị trúng đạn vào bàn tay trái, vội kêu to: “Ne tirez plus, je suis blessée”, Đừng bắn nữa, tôi bị thương rồi . Nghe thấy tiếng Pháp, lính Pháp ngưng bắn ngay. 

Sau đó là họ cho phép gia đình Liên hồi cư về trại. Riêng Liên được đưa về một bệnh viện ở Hà Nội để chữa trị. Khi khám trong người Liên có một số giấy tờ khả nghi nên họ giữ trong một phòng riêng để theo rõi. Lúc một bác sĩ người Pháp vào khám, ông ta xem qua và bảo mấy sinh viên nội trú cắt luôn hai ngón tay đó đi. Mấy sinh viên thấy một cô gái xinh đẹp, có học như thế không đành nên bảo nhau cố nối lại ngón tay cho Liên và tìm cách đổi Liên sang khu khác. Một lần nữa Liên thoát nạn.

Sau khi ra khỏi bệnh viện, Liên lo việc ăn ở cho gia đình và thi vào trường sư phạm. Ra trường, Liên được gửi đi dậy học ở Hải Dương. Năm 1952, được thư của Nghiêm, nhân dịp nghỉ Hè, Liên cùng mẹ lặn lội ra hậu phương, xuyên đường rừng vào tận ‘An Toàn Khu’, nơi Hồ Chí Minh đặt bản doanh tìm Nghiêm, có mẹ chứng kiến để mong được kết hôn chính thức. Khi gặp lại Nghiêm, Liên mới biết là Nghiêm đã bị tước hết chức vụ, đảng tịch và đang bị quản thúc, vì bị kết tội có liên hệ với địa chủ và tiểu tư sản, nhất là lại lo liệu cho Liên đưa gia đình về vùng Pháp.  Tuy nhiên vì Nghiêm là người có nhiều khả năng nên họ vẫn xử dụng trong một số công tác.

Sau khi hai người gặp nhau trong một cuộc họp mặt ngắn ngủi, có cảnh vệ đi kèm để kiểm soát, Liên và Nghiêm không nói được điều gì với nhau và đều hiểu là đành phải xa nhau. Từ đó, họ không được tin nhau nữa. Liên trở về Hà Nội và Nghiêm ở lại chiến khu. Liên suốt đời lúc nào cũng xót xa ân hận vì mình mà Nghiêm gặp nhiều hoạn nạn.

* * * * * 

Liên về Hà Nội với trái tim tan nát, nàng cho như cuộc đời mình thế là xong rồi.  Cũng có nhiều người muốn kết thân để tiến đến hôn nhân thì Liên đều nói là đã có chồng. Chợt một hôm, An, người tù Việt Quốc xuất hiện. An người bạn trong tù bị cùm mà Liên đã gặp mấy năm trước. An đưa ra mảnh giấy báo mà Liên đã viết vội  cho An khi anh bị chuyển trại, tưởng là đã bị thủ tiêu. Chừng ấy năm mà An vẫn còn giữ. Liên không biết rằng cái mảnh giấy báo và mấy chữ Liên viết trên đó trong lúc bồng bột đã là định mệnh của đời Liên. An cũng coi đó như là định mệnh đi tìm Liên và nay An đã tìm được Liên. Liên không hề hỏi tại sao hồi đó An thoát được, ngay cả những năm về sau. Liên cũng cho An biết mình là một người đã có chồng, và nói rõ người đó là Nghiêm đã giúp ra khỏi lao tù, mà An cũng đã nghe biết chuyện. Nhưng nói thế nào, An cũng không nghe, không thể lay chuyển lòng An. Anh nhất định là Liên đã có duyên nợ ràng buộc với anh. 

An là con nhà khá giả trên Lạng Sơn, bố mẹ giao du rộng, quen biết nhiều người Pháp ở đó, mà lại cũng thường dùng nhà của mình làm trạm chuyển tiếp những người làm cách mạng tìm đường sang Tầu, phần lớn họ thuộc đảng Đại Việt hay Quốc Dân Đảng. 

Năm 1954, Pháp thua trận. Hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam làm hai. Việt Minh chiếm miền Bắc và sắp đem quân vào tiếp thu Hà Nội.  Không có kỳ vọng gì khi ở lại và về tương lai, Liên chấp nhận An. Họ kết hợp ngay lúc đất nước chia đôi, rồi vội vã cùng gần một triệu người di cư vào miền Nam. Liên đem theo mẹ và mấy đứa em nhỏ vào Saigon. 

Bố Liên không chịu theo vào Nam, ở lại coi dinh cơ và chờ người con trai theo kháng chiến trở về. Sau khi ông gặp được con trai, thì phong trào Cải Cách Điền Địa, tố khổ địa chủ sắp đến làng. Đúng dịp ông đi ăn đám giỗ, lúc về bị một trận cảm cúm và qua đời. Người con trai bị chính quyền nghi là cố tâm đầu độc bố để tránh bị đấu tố. Hậu quả là đã bị lột hết quân hàm, thu hồi đảng tịch, gian khổ suốt đời.

* * * * *

Định cư ở Saigon từ năm 1954 đến 1975, hơn hai mươi năm, Liên với An có với nhau năm người con. Được coi như thành công, xây dựng được cơ ngơi giữa thành phố, nhà rộng hai mặt tiền, cao năm tầng và gửi hai con đi du học tại Pháp, được vào trường lớn. Năm 1975, Cộng sản chiếm hết Miền Nam, Liên đưa được gia đình vượt biển đến Mỹ.  

Khi ra khỏi nước, An không muốn ở Mỹ và sang Pháp sống, vì thông thạo tiếng Pháp và hận Mỹ cho rằng đã phản bội Việt Nam. Mấy năm sau Liên mới sang đón được An về Mỹ cùng với gia đình. Nay An đã qua đời khi đã ở Mỹ nhiều năm.

Nhiều năm sau, khi các con cái đều có đời sống vững vàng, Liên nghĩ đến chuyện đi tìm lại những người xưa như để trả lễ. Liên sang Pháp thăm con gái và nhờ Bộ Quốc phòng tìm Marchadier. Họ cho biết Marchadier sau khi hết hạn kỳ tại Việt Nam đã chuyển sang Cam Bốt và tiếp tục sang Algérie tham dự một chiến tranh khác. Nay đã qua đời, còn người vợ là Josette đang ở vùng phía Nam nước Pháp. Liên đến thăm, hai người trở nên thân nhau và đã thư từ qua lại một thời gian dài. Liên cũng đã đến thăm mộ Marchadier, nói lời xin lỗi: “Cám ơn mối tình của anh và xin anh hiểu cho rằng mỗi người ở một chiến tuyến khác nhau”.

Minh hoạ: Pixabay

Còn về Nghiêm, Liên được biết, khi hết chiến tranh năm 1954, Nghiêm trở lại Hà Nội tìm Liên thì được biết Liên đã đi rồi. Nghiêm đã thốt lên:

“Những dấu chân em mất hẳn rồi,
Thế là tôi đã phá đời tôi…”

Năm 1975, sau khi miền Nam bị chiếm, Nghiêm lại vào Saigon tìm Liên một lần nữa, mà sao tìm thấy được. Nghiêm như mất hồn, lòng tan nát. Lý tưởng mình theo đuổi thì bị ruồng bỏ, người mình yêu thì đã bỏ ra đi. Nghiêm nhiều lần làm đơn xin xét lại để phục hồi đảng tịch, nhưng vô hiệu. Sau này, trong tình trạng mất ân sủng lại bị trù dập, Nghiêm phải lấy những bút danh khác nhau để dịch sách kiếm sống.

Nghiêm, người của một mối ân tình và là mối tình đầu. Khi được lại tin nhau năm 1990, hai người đã hẹn gặp nhau tại Hà Nội, nhưng Nghiêm đã mất năm 1992, trước ngày Liên trở về. Một lần họ nữa lại lỡ hẹn! 

Liên về Việt Nam, tìm đến ngôi mộ của Nghiêm ở một tỉnh sát biên giới Hoa Việt, thắp nén hương trên mộ. Con gái Nghiêm đã đưa cho Liên tất cả những tác phẩm và những gì mà Nghiêm đã viết. Liên mang về Mỹ, khi ngồi xem lại, Liên gặp bài thơ “Dấu Chân Em” mà Nghiêm đã làm khi trở lại Hà Nội tìm Liên mà không gặp. Có một đoạn, như một lời tiên tri, thấy mà thật xót xa:

“Là dấu chân em từng để lại
Một lần qua đó, giữa tim anh
Em về, theo dấu bàn chân ấy
Sẽ thấy anh nằm dưới cỏ xanh” 

Cuối cùng, cả ba người, một sĩ quan viễn chinh Pháp, một Quốc Gia, một Cộng sản ở ba giới tuyến đối nghịch với nhau trên một đất nước tang thương, trong một thời khói lửa thì cả ba người ấy đã đi vào thiên thu, không còn ai nữa. Chỉ còn lại Liên, cuối cùng cũng phải bỏ cái miền đất khốn đốn, đầy hận thù ấy mà ra đi…  

* * * * * 

Ngày cuối cùng của chị, tôi nhận được điện thoại của con gái chị, báo là bác sĩ cho biết chị chỉ còn vài ngày nữa, bây giờ chị chỉ nằm yên. Tôi nói chuyện với chị. Tôi không hiểu chị có nghe được tôi không, nhưng cháu tôi nói, cậu cứ nói đi mẹ cháu sẽ hiểu. Tôi đã nói những gì không còn nhớ hết, nhưng tôi đã nói là chị bình tâm, chị đã sống một cuộc đời thật là phong phú, đầy đủ. Tôi cũng đã nhắc đến quyển kịch thơ “Viễn Khách” tôi đã làm xong cho chị, còn quyển thứ hai tôi đã soạn xong hơn hai trăm trang và nay mai sẽ hoàn thành… Tôi mong là trong tâm thức cuối cùng, chị đã hiểu được những lời tôi nói.

Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, cháu tôi gọi lại, báo tin chị vừa ra đi, trước ngày hẹn của bác sĩ và cô cũng cho tôi biết sau khi nghe tôi nói, hơi thở của chị dịu xuống và ra đi thanh thản. 

Chị mất năm 2020, đám tang của chị diễn ra vào thời đại dịch. Buổi sáng tại nghĩa trang, số người giới hạn, đeo khẩu trang và đứng xa nhau. Bình tro của chị được chôn bên cạnh mộ anh An, người chồng chị. Hai anh chị đã sống bên nhau 35 năm.

Tôi cùng các con chị đến đặt những bông hồng lên ngôi mộ mới. 

Cơn gió nhẹ nào đã đến lật trang cuối cuốn trường thiên, saga của cuộc đời chị.

* * * * * 

Ít tháng sau, tôi hoàn tất cuốn thứ hai và đem in cuốn hồi ký của chị. Tôi rút gọn xuống còn khoảng 250 trang lấy tên là “Đi Vào Khói Lửa”. Ngày giỗ đầu chị, tôi gọi cô cháu, nếu có đi thăm mộ mẹ nhớ mang cuốn sách ra mộ đốt để chứng tỏ tôi đã hoàn thành lời hứa của tôi mà chị mong đợi.

Tưởng như chuyện đã xong, chuyện của quá khứ đã qua rồi, tôi nghĩ tìm cách thanh toán mấy thùng đựng các trang hồi ký và thư từ của chị cùng những người liên hệ đang chiếm một chỗ ưu thế trong nhà mấy tháng vừa qua.Tôi gọi cô cháu gái, cô nói tùy ý cậu, nhưng cô biết ý là tôi tự tay không dám hủy bỏ và  nói sẽ đến lấy và xem lại rồi đem đi “recycle’ thì dễ dàng hơn. Nhưng khi cô soát lại mấy thùng giấy đó và đọc cuốn sách mà tôi soạn, cô biết rõ và hiểu rõ hơn về cuộc đời của mẹ cô mà cô thường nghĩ. Cô cho tôi biết cô sẽ chuyển dịch cuốn này sang Anh ngữ, cốt để chị em, con cháu của cô biết về người mẹ, người bà có một cuộc đời trên mức bình thường. 

Suốt mấy tháng trời cô gọi tôi gần như hàng ngày hỏi về những từ ngữ, những địa danh và những khúc mắc của lịch sử Việt Nam và nhất là những diễn biến bất ngờ trong các cuộc kỳ ngộ của mẹ cô. Cô cũng truy lùng trên Google để biết làng mạc, những trại giam và những cuộc hành trình đi bộ ròng rã trong các chiến khu của mẹ cô trong thời ly loạn. 

Cuối cùng cô đã hoàn thành, cuốn bằng Anh ngữ này được lấy tên là “Into The Fire”, tôi đem đi in, trang bìa hai cuốn được con gái của cô minh họa.

Tôi đọc lại cả hai cuốn, tự nhiên cảm thấy mình còn phải làm một cái gì thêm nữa. Nhân có sự quen biết mấy người trong Chương Trình Literature & Humanities –Community Engagement Services của Seattle Public Library, tôi gửi thử cuốn ‘Into the Fire” để hỏi ý kiến của mấy cô ra sao, không ngờ họ trả lời là muốn tổ chức một cuộc phỏng vấn trên Zoom như họ thường làm để giới thiệu các tác giả và  sách của họ. Nhưng sau đó, thư viện biết thêm là tác giả đã qua đời, nên  đã ngưng lại không tiến hành nữa.  

Ảnh do tác giả gửi

Lúc nào trong trí tưởng tượng của tôi, nếu như có một nhà sản xuất, một đạo diễn phim ảnh nào đó biết đến dựng thành phim, như những cuốn phim trường thiên mà tôi từng hâm mộ. Tôi hình dung ra những cảnh như khi Liên rời Hà Nội trở về quê lao vào cuộc kháng chiến: Cảnh Liên bị bắt và được người sĩ quan Pháp đã không hãm hại mà còn cảm mến muốn cưới làm vợ. Cảnh Liên được đưa trốn qua sông và bị Việt Minh đưa vào trại giam vì nghi ngờ làm gián điệp của Pháp. Cảnh gặp người chiến sĩ Việt Quốc bị cùm và mẩu giấy định mệnh khi người này bị đưa khỏi trại và nghĩ là sẽ bị thủ tiêu. Cảnh Liên được một đảng viên Cộng sản quyền thế nhưng lãng mạn cứu thoát khỏi trại giam trở thành một mối duyên văn thơ. Cảnh người chiến sĩ Việt Quốc giữ mảnh giấy báo trở lại Hà Nội tìm Liên và cả hai đưa nhau theo một triệu người di cư vào Nam khi đất nước chia đôi. Rồi cảnh 20 năm sau hai người lại đưa được gia đình tìm cách vươt biển tới miền đất hứa…Tất cả lồng trong khung cảnh của một thời nhiễu nhương của lịch sử Việt Nam vừa qua. 

Cảnh cuối cùng sau khi chồng chết, Liên đi tìm hai người xưa để trả ơn. Cảnh Liên sang Pháp ngồi bên mộ người sĩ quan viễn chinh, như một cánh hoa trong thời ly loạn. Cảnh Liên về Việt Nam ngồi bên mộ người cán bộ Cộng sản đã bị khai trừ khỏi đảng, như một mối tình thiên thu. Sau nữa là cảnh Liên ngồi một mình viết hồi ký trong một căn phòng cao niên, cảnh đám tang trong thời đại dịch và nấm mộ mới của Liên bên cạnh người chồng Việt Quốc, như một định bệnh đã an bài.

Tôi luôn tin rằng ý nghĩa câu chuyện của đời chị mãi sẽ là một tuyệt phẩm. 

10/2021
Viễn Khách 

Viễn Khách