Sau Tết, lòng người miền Nam
chùng xuống khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời tại Sài Gòn (11 tháng
giêng âm lịch).
Nguyễn Văn Đông là nhạc sĩ
được yêu mến, ít tai tiếng và thân quen vô cùng với người dân miền Nam
thuở ấy. Qua tiếng hát Trần Văn Trạch trong bài “Chiều Mưa Biên Giới”.
Thuở ấy là thuở 20 năm chinh chiến, bất an của miềnNam
nước Việt. Thuở ấy là thuở những tác phẩm thơ văn, âm nhạc mang hơi thở của
người lính, cho đến muôn thu vẫn sống mãi trong tâm hồn người miền Nam mất
nước.Thật không thể tưởng tượng
được chỉ trong 20 năm, những nhạc sĩ miền Nam đã để lại hàng ngàn ca khúc tuyệt
đẹp, trong đó hầu hết chứa đựng cảm xúc về thân phận người trai thời chiến.
Những cảm xúc ấy không đồng phục như bộ đồ lính mà họ mang trên người, không bị trói buộc bởi một thế lực chính trị
nào, không làm nô dịch cho một định hướng của chủ nghĩa nào.
Hãy nghe tiếng sóng dạt dào trong tâm hồn chàng trai Minh Kỳ trước giờ ra lính:
“Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi”
Trần Thiện Thanh đi lính nhưng không “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” mà chỉ nhìn đâu đâu:
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
(Rứng Lá Thấp)
Người lính của Trúc Phương tả thực và vô cùng tuyệt vọng:
“Đơn vị thường xuyên nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng
Tiếng hát môi em tiếng hát ngọt mềm”
(Kẻ Ở Miền Xa)
Nguyễn Văn Đông cũng mô tả tâm trạng cô đơn của người lính đêm giao thừa ngồi gác một mình nơi tiền đồn xa xôi, nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ em nhưng ca khúc của ông đối với cảm nhận của riêng tôi không mang vẻ sầu thảm.
Có lẽ vì nhạc của ông luôn có giai điệu hướng về vần trắc. Câu hát của ông lúc nào cũng lên cao phơi phới như cánh diều trong gió.
“Chiều mưa biên GIỚI anh đi về đâu?
Sao còn đứng NGÓNG nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u RÉT MƯỚT
Chờ người về vui trong GIÁ BUỐT
Người về bơ vơ”
(Chiều Mưa Biên Giới)
Trong Về Mái Nhà Xưa chúng ta nghe tiếng ca cứ vút dần lên cao:
“Về đây NGƠ NGÁC chim bay tìm đàn
Về đây HOANG VẮNG LẠNH BUỐT cung đàn”
Lời hát của Nguyễn Văn Đông cũng thật giản dị nên ông Trần Văn Trạch mới hát được Chiều Mưa Biên Giới một cách rất dễ thương.
Thuở ấy là thuở 20 năm chinh chiến, bất an của miền
Hãy nghe tiếng sóng dạt dào trong tâm hồn chàng trai Minh Kỳ trước giờ ra lính:
“Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi”
Trần Thiện Thanh đi lính nhưng không “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” mà chỉ nhìn đâu đâu:
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
(Rứng Lá Thấp)
Người lính của Trúc Phương tả thực và vô cùng tuyệt vọng:
“Đơn vị thường xuyên nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng
Tiếng hát môi em tiếng hát ngọt mềm”
(Kẻ Ở Miền Xa)
Nguyễn Văn Đông cũng mô tả tâm trạng cô đơn của người lính đêm giao thừa ngồi gác một mình nơi tiền đồn xa xôi, nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ em nhưng ca khúc của ông đối với cảm nhận của riêng tôi không mang vẻ sầu thảm.
Có lẽ vì nhạc của ông luôn có giai điệu hướng về vần trắc. Câu hát của ông lúc nào cũng lên cao phơi phới như cánh diều trong gió.
“Chiều mưa biên GIỚI anh đi về đâu?
Sao còn đứng NGÓNG nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u RÉT MƯỚT
Chờ người về vui trong GIÁ BUỐT
Người về bơ vơ”
(Chiều Mưa Biên Giới)
Trong Về Mái Nhà Xưa chúng ta nghe tiếng ca cứ vút dần lên cao:
“Về đây NGƠ NGÁC chim bay tìm đàn
Về đây HOANG VẮNG LẠNH BUỐT cung đàn”
Lời hát của Nguyễn Văn Đông cũng thật giản dị nên ông Trần Văn Trạch mới hát được Chiều Mưa Biên Giới một cách rất dễ thương.
Tuy nhiên air nhạc của Nguyễn Văn Đông
không “bình dân” theo kiểu “lính mà em”. Giai điệu của Nguyễn Văn Đông rất sang
trọng làm cho nỗi buồn trong ca khúc của ông thật lộng lẫy.
“Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều”
(Phiên Gác Đêm Xuân)
Thật dễ hiểu khi chất giọng soprano rất trong trẻo, rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng đầy đặn của Hà Thanh như sinh ra để hát nhạc Nguyễn Văn Đông.
Ngay cả tựa đề của ông cũng ít khi thiếu dấu sắc:
“Sắc Hoa Màu Nhớ”, “Phiên Gác Đêm Xuân”, “Mấy Dặm Sơn Khê”, “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”...
Trong một bài phỏng vấn trước 1975, nhạc sĩ cho biết ông rất thích nhạc Pháp và yêu mến ca khúc “La Vie En Rose”.
Và Mùa Xuân hiện diện rất nhiều trong nhạc Nguyễn Văn Đông:
“Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều”
(Phiên Gác Đêm Xuân)
Thật dễ hiểu khi chất giọng soprano rất trong trẻo, rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng đầy đặn của Hà Thanh như sinh ra để hát nhạc Nguyễn Văn Đông.
Ngay cả tựa đề của ông cũng ít khi thiếu dấu sắc:
“Sắc Hoa Màu Nhớ”, “Phiên Gác Đêm Xuân”, “Mấy Dặm Sơn Khê”, “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”...
Trong một bài phỏng vấn trước 1975, nhạc sĩ cho biết ông rất thích nhạc Pháp và yêu mến ca khúc “La Vie En Rose”.
Và Mùa Xuân hiện diện rất nhiều trong nhạc Nguyễn Văn Đông:
“Nhớ Một Chiều Xuân”, “Phiên Gác Đêm
Xuân”, “Dáng Xuân Xưa”, “Khúc Xuân Ca” cho chúng ta biết nhạc sĩ là người lạc
quan, yêu người, yêu đời và yêu… nước.
Ta không tìm thấy hận thù trong người lính Nguyễn Văn Đông chỉ thấy ước mơ của ông thật cảm động:
“Mong sao nước Việt đời đời
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới”
(Hải Ngoại Thương Ca)
Nhưng đời không là màu hồng.
Ta không tìm thấy hận thù trong người lính Nguyễn Văn Đông chỉ thấy ước mơ của ông thật cảm động:
“Mong sao nước Việt đời đời
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới”
(Hải Ngoại Thương Ca)
Nhưng đời không là màu hồng.
Một tâm hồn đẹp đẽ như thế, một con
người đáng yêu, đáng sống như thế sau 1975 đã bị khổ sai mười năm trong tù.
Sau ngày ông qua đời chúng ta bàng
hoàng đọc được lời ông Chu Tất Tiến, người bạn tù của Nguyễn Văn Đông mô tả
hình ảnh nhạc sĩ lừng danh Nguyễn Văn Đông trong những ngày tù đày, ốm đau,
bệnh tật và đói rét:
"Anh chỉ có thể nằm trên một miếng ván nhỏ có gắn bánh xe do anh em cùng tù làm cho anh, để anh lấy tay đẩy miếng ván trôi đi, y như một người bị què cụt sắp chết. Nhìn hình ảnh đó, anh em đều sa lệ. Còn đâu người hùng năm xưa? Còn đâu hình dáng người nhạc sĩ với cây đàn và những bản nhạc tuyệt vời, hát mãi không chán?"(**)
Chúng ta cũng đau xót đọc được trong bài viết “Viếng Tang Lễ Giản Dị Của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông” của Trần Tiến Dũng trên báo Người Việt:
“Hầu chuyện phu nhân của nhạc sĩ, bà cho biết. Lúc ông từ nhà tù của chế độ Hà Nội về, bệnh tật khiến ông không đi, đứng được, ông chỉ nằm đó như một cái xác, không người thân nào tin ông có thể sống. Hàng xóm ai cũng thương cảm. Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường và sự chăm sóc của gia đình ông vượt qua tình trạng bạo bệnh mắc phải trong thời gian 10 năm chịu lao tù”.
Nguyễn Văn Đông cũng như nhiều thanh niên miềnNam đi lính như một bổn phận vì:
“Đi quân dịch là thương nòi giống”
"Anh chỉ có thể nằm trên một miếng ván nhỏ có gắn bánh xe do anh em cùng tù làm cho anh, để anh lấy tay đẩy miếng ván trôi đi, y như một người bị què cụt sắp chết. Nhìn hình ảnh đó, anh em đều sa lệ. Còn đâu người hùng năm xưa? Còn đâu hình dáng người nhạc sĩ với cây đàn và những bản nhạc tuyệt vời, hát mãi không chán?"(**)
Chúng ta cũng đau xót đọc được trong bài viết “Viếng Tang Lễ Giản Dị Của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông” của Trần Tiến Dũng trên báo Người Việt:
“Hầu chuyện phu nhân của nhạc sĩ, bà cho biết. Lúc ông từ nhà tù của chế độ Hà Nội về, bệnh tật khiến ông không đi, đứng được, ông chỉ nằm đó như một cái xác, không người thân nào tin ông có thể sống. Hàng xóm ai cũng thương cảm. Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường và sự chăm sóc của gia đình ông vượt qua tình trạng bạo bệnh mắc phải trong thời gian 10 năm chịu lao tù”.
Nguyễn Văn Đông cũng như nhiều thanh niên miền
“Đi quân dịch là thương nòi giống”
(Bức tâm Thư-Lam Phương).
Khi trận chiến trở nên khốc liệt, phi lý, họ chịu đựng như tai trời ách nước, không oán thù, trách móc, chỉ biết
“Người đi khu chiến thương người hậu phương”
(Chiều Mưa Biên Giới).
Tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu của Đại Tá, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông xứng đáng để chúng ta đưa tay lên trán chào vĩnh biệt.
Huyền Chiêu
Tháng 3 2018
(*) Trong Nhớ Một Chiều Xuân –Nguyễn Văn Đông.
(**) Trích trong bài “Nguyễn Văn Đông Và Những Điều Chưa Nói Hết” tác giả Trịnh Thanh Thủy – Việt Báo online
Khi trận chiến trở nên khốc liệt, phi lý, họ chịu đựng như tai trời ách nước, không oán thù, trách móc, chỉ biết
“Người đi khu chiến thương người hậu phương”
(Chiều Mưa Biên Giới).
Tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu của Đại Tá, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông xứng đáng để chúng ta đưa tay lên trán chào vĩnh biệt.
Huyền Chiêu
Tháng 3 2018
(*) Trong Nhớ Một Chiều Xuân –Nguyễn Văn Đông.
(**) Trích trong bài “Nguyễn Văn Đông Và Những Điều Chưa Nói Hết” tác giả Trịnh Thanh Thủy – Việt Báo online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét