Tập Cận Bình có thể không chịu thừa nhận, nhưng ngày càng thấy rõ rằng những vụ đánh cược liều lĩnh của ông đã đẩy đất nước vào một hố sâu địa chính trị.
Kể từ khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, ông Tập đã phát động một số sáng kiến lớn ở nước ngoài và leo thang đàn áp chính trị trong nước.
Kết quả là bây giờ ông Tập thấy mình bị đè nặng bởi bốn con “chim hải âu” kềnh càng, bao gồm tranh chấp Biển Đông, Sáng kiến Vành đai và Con đường, Tân Cương và Hồng Kông.
Trong bài viết của mình đăng trên tờ Nikkei Asia, giáo sư Minxin Pei đã sử dụng một từ tiếng Anh là “albatross” (tên gọi của một loài chim hải âu lớn và hiếm) để mô tả 4 vấn đề đang đè nặng ông Tập. “Albatross”, còn được dùng như một thuật ngữ riêng trong golf, môn thể thao mà người chơi sử dụng gậy để đánh bóng vào một lỗ nhỏ trên sân golf. “Albatross” được dùng để miêu tả một điểm số rất khó xác lập nhất trong các trận thi đấu gofl, và “albatross” thách thức cả những golfer chuyên nghiệp.
Giáo sư Minxin Pei, đại học Claremont McKenna bình luận rằng: “Trừ khi đổi hướng, nếu không ông Tập sẽ phải đối mặt với một liên minh phương Tây ngày càng thống nhất đe dọa sự tồn vong cho chế độ của ông”.
Cách đây ít tháng, hình ảnh ông Tập Cận Bình đứng trước một cái hố lớn trong chuyến đi thị sát Ninh Hạ của ông đã khiến dư luận dấy lên nhiều suy đoán. Và điều này phần nào có thể lý giải cách sử dụng từ của giáo sư Minxin Pei.
Những “điểm số khó xác lập” liệu đang đưa ông Tập “xuống hố”?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thị sát Ninh Hạ (ảnh: Chụp màn hình video).
Tranh chấp Biển Đông
Giáo sư Minxin Pei khẳng định, cả BRI (Sáng kiến vành đai, con đường) và Biển Đông đều là những ví dụ kinh điển của chiến lược xâm phạm “mưu sâu kế hiểm” có thể đã bắt nguồn kể từ khi ông Tập đảm nhận vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ vào cuối năm 2012. Quan điểm thịnh hành ở Bắc Kinh khi đó là Trung Quốc nên nắm bắt cơ hội để khẳng định sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của mình trong khi phương Tây vẫn đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Mặc dù Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trước sự trỗi dậy của ông Tập, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, Bắc Kinh không chỉ áp dụng nhiều chiến thuật đối đầu hơn nữa, chẳng hạn như quân sự hóa một chuỗi đảo nhân tạo ở Biển Đông, và tìm cách xây dựng một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm như một đối thủ cạnh tranh đáng tin cậy với trật tự hiện có do Hoa Kỳ lãnh đạo. Như lời ông Tập, thế giới nên “lựa chọn Trung Quốc”.
Các đảo nhân tạo đã được quân sự hóa ở Biển Đông, và BRI nhanh chóng biến thành các khoản nợ chiến lược thay vì tài sản. Các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 80% Biển Đông đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Washington, điều vốn được xem là một phép thử về độ tin cậy của Hoa Kỳ. Nó đã giúp Hoa Kỳ tập hợp các đồng minh và bạn bè chủ chốt như Úc, Anh, Nhật Bản và Ấn Độ, đứng sau nguyên nhân chung là kiểm soát chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ngày nay, tuyến đường thủy yên tĩnh một thời trở thành một điểm bắt cháy nơi Trung Quốc đối mặt với với sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Giáo sư Minxin Pei đoán rằng, ông Tập và các cố vấn của ông có thể đã loại trừ khả năng xảy ra sự phản công như vậy từ Hoa Kỳ khi họ xây dựng các đảo nhân tạo này vào năm 2014. Rõ ràng Trung Quốc đã tính toán sai.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Giáo sư Minxin Pei cho rằng, BRI vừa là sản phẩm của những tính toán sai lầm trong chiến lược gây “tầm ảnh hưởng đế quốc dàn trải quá rộng”.
Được hình thành vào năm 2013 khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ở mức lạm phát một con số và kho bạc của Bắc Kinh đang phình to với hơn 4 nghìn tỷ đô la dự trữ đồng tiền mạnh, BRI được cho là một chương trình cơ sở hạ tầng mang tính chuyển đổi mà qua đó Trung Quốc có thể thể hiện ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của mình.
Mặc dù khái niệm này có vẻ khéo léo, nhưng tính khả thi của BRI đã bị nghi ngờ ngay từ đầu vì số tiền đầu tư cần thiết để biến nó thành hiện thực sẽ vượt quá cam kết đầu tư 1 nghìn tỷ USD ban đầu của Trung Quốc. Điều mà ông Tập không mong đợi là phản ứng tiêu cực từ phương Tây, vốn coi BRI là một âm mưu phá hoại trật tự quốc tế hiện có.
Mặc dù ông Tập không thể lường trước được rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng bốc hơi, hoặc rằng Hoa Kỳ sẽ dùng đến biện pháp tách rời kinh tế để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, thì chính BRI hiện đang phải cạnh tranh với các ưu tiên chiến lược khác của ông để chia sẻ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt của đất nước.
Tân Cương và Hồng Kông
Nếu BRI và Biển Đông là những ví dụ về sự tiếp cận quá mức, thì Tân Cương và Hồng Kông rõ ràng là những trường hợp quá mức cần thiết. Chắc chắn, thách thức đối với Bắc Kinh là thật và khó khăn ở cả hai khu vực. Nhưng phản ứng của Trung Quốc đã biến hai vấn đề có thể kiểm soát được thành thảm họa quan hệ công chúng đó sẽ vẫn là những trở ngại bất di bất dịch đối với việc cải thiện quan hệ phương Tây cho đến khi có một sự thay đổi chính sách.
Giáo sư Minxin Pei đưa ra các giải pháp: Trong trường hợp của Tân Cương, tình trạng bất ổn sắc tộc âm ỉ có thể được giảm nhẹ với các biện pháp phù hợp như bảo vệ nhiều hơn các quyền văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, đây là nhóm dân tộc Hồi giáo lớn nhất trong khu vực và các chính sách kinh tế ưu đãi. Cải thiện các biện pháp an ninh đủ để đối phó với các cuộc tấn công bạo lực không thường xuyên của các cư dân địa phương cực đoan. Đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông về dự luật dẫn độ gây tranh cãi, Bắc Kinh có thể dễ dàng kiên nhẫn chờ đợi các cuộc biểu tình tự đuối sức, cho phép cảnh sát Hồng Kông ngăn chặn bạo lực, như cách họ đã làm trong Phong trào Ô dù năm 2014.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp Hồng Kông và Tân Cương, ông Tập đều chọn biện pháp dùng vũ lực quá mức. Bằng cách giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo vô tội trong các “trại cải tạo” ở Tân Cương, và áp đặt luật an ninh quốc gia đơn phương đối với Hồng Kông vi phạm cam kết duy trì quyền tự chủ của thành phố, hành động của Trung Quốc đã khiến phương Tây liên kết với nhau hơn.
Niềm an ủi duy nhất của ông Tập là vụ nổ lõi của nền dân chủ Hoa Kỳ trong chiến dịch bầu cử tổng thống hiện tại. Chìm trong rối loạn chính trị, Bắc Kinh tin rằng Mỹ khó có thể tận dụng được những sai lầm của Trung Quốc.
Nhưng hả hê trước những tai ương của nước Mỹ sẽ không giúp ông Tập thoát khỏi 4 gánh nặng đang làm suy yếu vai trò lãnh đạo của ông. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thể là những kẻ thù không đội trời chung trên sân nhà, nhưng họ thống nhất trong việc đối đầu với Trung Quốc – và quyết tâm khiến Trung Quốc phải trả giá đắt cho hành động quá đà và quá mức cần thiết của mình, giáo sư Minxin Pei kết luận.
Triệu Hằng - DKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét