Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà Hillary Clinton (C) nhìn vào điện thoại di động của mình tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 23/7/2010. (Na Son Nguyen / AFP qua Getty Images)
Ngoại Trưởng Pompeo: CÓ THỂ SẼ CÔNG BỐ EMAIL CỦA BÀ HILLARY CLINTON TRƯỚC BẦU CỬDu Miên
Ngày 9/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công bố các email của Hillary Clinton, và ông ám chỉ việc tiết lộ có thể diễn ra trước Ngày bầu cử.
Ngày 9/10, Ngoại trưởng Pompeo nói với Fox News rằng: “Chúng tôi đã nhận được các email, chúng tôi đang lôi chúng ra. Chúng tôi đang làm việc nhanh nhất có thể. Tôi thật sự nghĩ rằng sẽ có nhiều điều để xem trước cuộc bầu cử”.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ công bố tất cả thông tin này để người dân Mỹ có thể biết. Các bạn sẽ nhớ rằng có thông tin cần bảo mật [được lưu trữ] trên một máy chủ riêng, mà đáng lẽ [chúng] không nên có ở đó, bà Hillary Clinton không bao giờ nên làm điều đó, đó là hành vi không thể chấp nhận được”.
Việc bà Clinton sử dụng trái phép máy chủ lưu trữ email riêng, để thực hiện công việc của chính phủ trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà đã trở thành một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử năm 2016. Tháng 7/2016, Giám đốc FBI khi đó là ông James Comey đã minh oan cho tất cả hành vi sai trái của bà Clinton, sau một cuộc điều tra kéo dài một năm tập trung vào việc liệu bà có sai phạm trong việc xử lý thông tin mật hay không.
Ông Comey sau đó đã công khai tuyên bố mở lại cuộc điều tra, sau khi văn phòng FBI ở New York phát hiện ra các email của bà Clinton lưu trữ trên máy tính xách tay của Anthony Weiner, vốn là chồng cũ của bà Huma Abedin - cánh tay phải của bà Clinton. Các nhà điều tra làm việc tại đơn vị Tội phạm Chống Trẻ em đã tìm thấy hàng trăm nghìn email của bà Clinton, khi kiểm tra máy tính xách tay của ông Weiner do ông này có liên quan đến cuộc điều tra về những tin nhắn gạ gẫm của ông ấy với một bé gái vị thành niên. Nhiều ngày sau, ông Comey thông báo rằng FBI đã xem xét các email mà không tìm thấy bằng chứng mới, sau đó lại đóng lại bộ hồ sơ này.
Giám đốc FBI James Comey điều trần trước Ủy ban Giám sát Hạ viện và Chính phủ tại Capitol Hill ở Washington vào ngày 7/7/2016. (Alex Wong / Getty Images)
Việc giải mật diễn ra sau những lời chỉ trích gần đây từ Tổng thống Donald Trump nhằm trực tiếp vào bà Clinton. Trong nhiều năm qua, ông Trump đã luôn lên án bà Clinton vì đã xóa hàng nghìn email vốn cần đảm bảo theo một lệnh bảo lưu. Có thời điểm, một nhà thầu CNTT làm việc cho bà Clinton đã xóa hàng nghìn email, dù biết rõ rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi trát yêu cầu đệ trình các hồ sơ này lên tòa. Nhà thầu này và một số cộng sự khác của bà Clinton đã nhận được các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm để đổi lấy lời khai của họ.
Ngày 8/10, Tổng thống Trump nói với Fox News rằng: “Bà ấy nói rằng bà ấy có 33.000 e-mail. Chúng đều đang nằm trong [kho lưu trữ của] Bộ Ngoại giao, nhưng ông Mike Pompeo không thể truy xuất chúng ra, điều này thực sự rất buồn. Tôi không hài lòng về ông ấy vì điều đó, [vì] lý do đó”.
Đầu tuần này, Tổng thống Trump cho biết ông đã cho phép giải mật hoàn toàn các hồ sơ liên quan đến cuộc điều tra "vụ Bê bối Nga" và cuộc điều tra về số email của cựu Ngoại trưởng Clinton.
Cả 2 cuộc điều tra đều bị lũng đoạn bởi sự thiên vị giữa các quan chức FBI có liên quan, bao gồm ông Peter Strzok và bà Lisa Page. Cặp đôi bày tỏ sự căm ghét đối với ông Trump và rất tôn sùng Clinton. Họ thậm chí thảo luận về việc ngăn cản ông Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, và còn đề cập đến chương trình đề phòng trong trường hợp bất lợi khi ông ấy đã thắng cử.
Một cuộc thanh tra về cuộc điều tra của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp đã kết luận rằng, sự thiên vị đã “che lấp” tính toàn vẹn của cuộc điều tra. Tuy nhiên, văn phòng này không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thiên vị đó làm thay đổi bất kỳ quyết định điều tra nào hoặc tác động đến kết quả cuối cùng.
Ông Comey đã không thể loại trừ tuyệt đối khả năng có một đối thủ nước ngoài với thủ thuật tinh vi, có thể đã tấn công máy chủ email của bà Clinton. Ngoại trừ 4 email, tất cả những email mà luật sư của bà Clinton đã chuyển cho Quốc hội đều chứa địa chỉ Gmail trong siêu dữ liệu như sau: carterheavyindustries@gmail.com. Địa chỉ mail này làm gợi nhớ đến tên của một công ty Trung Quốc.
“Các bạn có thể thấy, cho dù đó là Nga, hay Trung Quốc, hay Iran, hay Triều Tiên muốn tiếp cận loại thông tin này, dữ liệu tuyệt mật thì cần phải [lưu trữ] ở đúng nơi. Cựu Ngoại trưởng Clinton, khi còn ở đây tại Bộ Ngoại giao, đã không làm điều đó”, ông Pompeo nói hôm thứ Sáu (9/10).
Hai tổng thanh tra đã điều tra vụ việc liên quan đến địa chỉ Gmail này và kết luận rằng, email “carterheavyindustries” đã vô tình nằm trong kho siêu dữ liệu, trong quy trình phụ tá của bà Clinton sao chép email sang một máy chủ mới. Tuy nhiên, vẫn có những lỗ hổng trong lý thuyết đó, vì lẽ ra các luật sư của bà Clinton có thể truy cập các email được sao chép bằng địa chỉ Gmail. Tổ chức giám sát tư pháp Judicial Watch khi đó đã yêu cầu Google trình diện trước tòa và nhận được hồ sơ phản hồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa công khai bộ hồ sơ này. Khi FBI phát hiện ra sự tồn tại của tài khoản Gmail của bà Clinton, trong đó chứa đến hàng trăm email.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét