GIÓI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và quý Thân Hữu
bài Tết Nguyên Đán, sưu tầm của anh Trần Hoàng.
bài Tết Nguyên Đán, sưu tầm của anh Trần Hoàng.
Trân trọng giới thiệu,
NHHN
Tết
Nguyên Đán
Bách khoa toàn thư
Hội Tết Sinh Viên Nam Cali
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất
của Việt
Nam, theo ảnh hưởng văn
hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày
khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và
"Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
Vì Tết tính theo Âm
lịch là
lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt
Trăng nên
Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật
3 năm nhuận một tháng của Âm
lịch nên
ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương
lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng
1 đến
giữa tháng
2 Dương
lịch. Toàn bộ dịp Tết
Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7
ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm
lịch trên
đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống.
Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân,
mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những
điều kiêng
kỵ.
Chợ Tết trong khu Phước Lộc Thọ
Lịch Sử
Từ nguyên
Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ
Hán; "nguyên"
có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng
sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết
Nguyên đán được người
Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" (春節) hoặc "Nông lịch tân niên" (農曆新年), và
vẫn là tết cổ truyền của họ, mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung
Quốc đã
chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên
Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như
vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).
Chợ hoa
Nguồn gốc ra đời
Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước –
do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong
một năm thành 24 tiết
khí khác
nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó
tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức
là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà
Hạ chuộng
màu đen nên chọn tháng
giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng
chạp, làm tháng đầu
năm. Nhà
Chu ưa
sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ
"tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất,
giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời Đông
Chu, Khổng
Tử đổi
ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà
Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tứctháng mười. Đến thời nhà
Hán, Hán Vũ Đế (140
TCN) lại đặt ngày Tết
vào tháng Dần, tức tháng
giêng. Từ đó về sau,
không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc
Kinh làm
chuẩn cho âm lịch. Ngày 8
tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi
giờ GMT+7
làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29
tháng 1 trong khi miền Nam thì ngày 30 tháng 1). Từ năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới
dùng chung múi giờ GMT+7.
Hoa Đào
Các Giai Đoạn Chính Trong
Tết
Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều
phải thật sớm và mới. Do
đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ
thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho
ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem
lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.
Cuối năm
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ
ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo
quân). Theo quan điểm
của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất
cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc
Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều
ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương (nhang), nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ
đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm
bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt
qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.
Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây
nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo
phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu
thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như:
tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa. Trước
ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy còn ở miền nam thì
loại bánh phổ biến là bánh tét và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ
tiên.
Ông Đồ
Tất niên
Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp
(nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất
niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29)
tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ
hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng
1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết.
Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ
và năm mới, nó được gọi là Giao
thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm
cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng
sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi.
Một số cộng đồng khác thì có một
phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.
Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà
(hay còn gọi ông Vải).
Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ
khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ
của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là
tinh tú. Hai bát hương để đối xứng.
Phía sau hai cây đèn thường có
hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm
"cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả
vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ
trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen hai cái
đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự
biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát
hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên
bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên
trời về hạ giới.
Giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển
giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình
thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn
pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem
bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới
sắp đến
Cúng Giao thừa ngoài
trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao
thừa được tổ chức nhằm đón
các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12
vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận
bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết
một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã
cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi
xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các
vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan (判官) gồm:
1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán
quan.
2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển,
Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển,
Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán
quan.
5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa
Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển,
Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
7. Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển,
Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển,
Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
9. Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển,
Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển,
Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển,
Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển,
Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời
đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ
cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản
công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo,
thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai
ngọn nến. Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã. Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì
là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia
chủ.
Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở
khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó
ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà
chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén
rượu, nén hương (như Thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức
trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Gói bánh chưng
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ
"trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là
lễ giao thừa.
Cúng Giao thừa trong
nhà
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình
thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và
vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà
mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời
tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông
là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công
ở bên trái).
Bảy ngày đầu năm
Ba ngày Tân niên
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên
và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người
tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ
thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân
niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia
đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố
theo tục: Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động
cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông
chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc
Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm
tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết
thầy dạy học theo tục Mồng Ba
Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau
những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.
Xông đất
Xông đất (hay đạp
đất, mở hàng) là tục
lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương"
một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn,
cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ
người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất
cho gia chủ.
Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà
quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà
con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang
thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ
không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy
thông suốt.
Cách chọn tuổi xông đất:
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước,
người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong
suốt năm tới. Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt
vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có
tuổi hợp tuổi với chủ nhà.
Xuất hành và hái lộc
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được
thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và
gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo
và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần...
Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi
lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành
lộc để mang về nhà lấy may,
lấy phước. Đó là tục hái lộc.
Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc
ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm
mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ.
Khác với miền Bắc, miền
Trung không
có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn
giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.
Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều
so với trước đó là: - Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có
"Vong" (linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang
"Vong" về theo, nếu "Vong" tốt thì không sao nhưng nếu
"Vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn...
Đây là vấn đề mang tính duy tâm tuy nhiên nó cũng có cái lý của
nó. - Tiếp theo việc hái lộc đôi khi làm ảnh hưởng đến cây xanh cảnh quan đô
thị vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, do vậy đã
không ít trường hợp làm hỏng hết cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường...
Hái lộc đầu năm
Cuối cùng việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát do việc tranh cướp
hoặc hái "trộm" lộc trong các cơ quan nhạy cảm như Ngân hàng chẳng
hạn... Những việc làm này không biết có mang lại may mắn không nhưng nó phản
ánh mặt xấu của Văn hóa ứng xử của những người trong cuộc...
Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi
nhà xem chiều gió thổi và có thể đoán được năm mới hên hay xui chẳng hạn:
·
Gió Nam: chỉ đại hạn;
·
Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn
lạc;
·
Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch
tả;
·
Gió Bắc: chỉ được mùa vừa
phải;
·
Gió Tây Bắc: chỉ được mùa
đỗ, đậu;
·
Gió Đông: chỉ có lụt lớn.
Chúc Tết
Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở
nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo
quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một
Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa,
các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm
một tuổi).
Tục thăm viếng
·
Thăm viếng họ hàng là để
gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài
phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ
gặp rủi ro thì động viên nhau tai
qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy
cái phúc, hướng về sự tốt lành.
· Đến thăm những người hàng xóm của mình và những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.
·
Đến thăm những người bạn
bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt
lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.
Mừng tuổi
Lì xì (压岁钱, phát âm: ya
sui qian): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay
"hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no,
chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng
tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để
xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.
Theo truyền thuyết:
Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa
khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm
cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ
mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua,
biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên
cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền
này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm
hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp
vía bỏ chạy.
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở
hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là
tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Hóa
vàng
Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong
ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều
vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho
con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc Bộ, người Việt
có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.
Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo
truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện
một năm mới nhiều may mắn. Theo nhà sử học Dương
Trung Quốc, tụchoá
vàng dựa trên tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người
ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng,
người ta kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.
Khai
hạ
Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là
ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây
nêu, gọi là lễ Khai hạ,
kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ
ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét