Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Sân Bay Quốc Tế Changi Của Sangapore



SÂN BAY QUỐC TẾ CHANGI CỦA SINGAPORE


Theo báo Straits Times, trong cuộc khảo sát toàn cầu do hãng nghiên cứu có trụ sở tại London (Anh) Skytrax thực hiện với hơn 13 triệu hành khách, sân bay Changi của Singapore được vinh danh là sân bay tốt nhất ở châu Á, đồng thời là sân bay tốt nhất thế giới về các tiện nghi phục vụ khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Đứng thứ 2 là sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) của Nhật, thứ ba là sân bay quốc tế Incheon của Hàn Quốc.

Trong 20 năm giải thưởng World Airport Awards, sân bay Changi đã giành ngôi vị sân bay tốt nhất tới 10 lần.

Trong cuộc khảo sát, hành khách được yêu cầu chấm điểm các sân bay ở các mức điểm số liên quan tới các thủ tục như check-in, đến, quá cảnh, mua sắm, an ninh, thủ tục nhập cảnh và khởi hành.

Lễ trao giải World Airport Awards diễn ra ngày 27-3 tại trung tâm hội nghị Passenger Terminal Expo ở thủ đô London, Anh.

Ông Edward Plaisted, CEO công ty Skytrax, nói: "Việc được bầu chọn là Sân bay tốt nhất thế giới trong năm thứ 7 liên tiếp là một thành tựu thực sự đáng kinh ngạc với sân bay Changi, và giải thưởng này tiếp tục khẳng định sự phổ biến của sân bay này với các du khách đi lại đường không thế giới".

Top 10 sân bay dẫn đầu thế giới về chất lượng vừa được hành khách bầu chọn năm 2019 theo kết quả khảo sát của công ty Skytrax:

1. Sân bay Changi của Singapore
2. Sân bay quốc tế Tokyo (Haneda)
3. Sân bay quốc tế Incheon của Hàn Quốc
4. Sân bay quốc tế Hamad (Doha) của Qatar
5. Sân bay quốc tế Hong Kong
6. Sân bay quốc tế Nagoya ở miền trung Nhật Bản
7. Sân bay Munich của Đức
8. Sân bay London Heathrow của Anh
9. Sân bay quốc tế Narita của Nhật
10. Sân bay Zurich của Thụy Sĩ

Trong bảng xếp hạng các sân bay thế giới 2019 của Skytrax, sân bay Nội Bài ở Hà Nội xếp hạng 86, tụt 4 hạng so với vị trí 82 năm 2018.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không có trong danh sách top 100 sân bay dẫn đầu thế giới theo kết quả khảo sát của Skytrax.

Nhìn từ góc độ này, thác nước có tên Vortex HSBC Rain như từ trên trời đổ xuống 
- Ảnh chụp màn hình CNA

Jewel Changi, đúng như tên gọi của nó, được ví như một viên ngọc quý kiêu sa đính trên một chiếc nhẫn là Changi, sân bay nhộn nhịp hàng đầu thế giới của Singapore.

Theo Đài Channel News Asia, đây là tác phẩm của Moshe Safdie, kiến trúc sư bậc thầy nổi tiếng trên thế giới, cũng là tác giả của công trình tòa nhà Marina Bay Sands - biểu tượng kiến trúc hiện đại của đảo quốc sư tử.

Toàn bộ công trình cao 10 tầng có hình mái vòm đặc biệt này đã tiêu tốn hết 1,7 tỉ USD tiền xây dựng, trong đó điểm nhấn là thác nước cao 40m đổ xuống từ trần nhà cùng hệ thống hơn 2.500 cây xanh và 100.000 bụi cây. 

Đây được xem là thác nước trong nhà cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Dù đến ngày 17-4 mới chính thức đưa vào sử dụng, Jewel Changi đã bắt đầu mở cửa đón du khách tham quan, mua sắm và ăn uống kể từ hôm nay (11-4) với nửa triệu vé mời phát ra.

Để đảm bảo sự thoải mái của du khách và sự sinh trưởng của hơn 120 loài thực vật, nhiệt độ bên trong Jewel Changi luôn được giữ cố định ở mức 23 độ C.

Ngoài các gian hàng mua sắm và ăn uống có thể tìm thấy tại bất kỳ sân bay nào, Jewel Changi còn sở hữu một khách sạn tới 130 phòng. 

Những người đứng đầu Tập đoàn Changi và chính quyền Singapore rõ ràng đang thực sự kỳ vọng nhà ga mới sẽ trở thành điểm hẹn gặp gỡ, bàn chuyện làm ăn của giới doanh nhân chứ không chỉ là một nhà ga đơn thuần chỉ có khách đến và đi nữa.

Nhà ga Jewel Changi trong ngày đầu mở cửa - Ảnh: REUTERS

Theo tập đoàn sân bay Changi, thác nước mới có thể đổ xuống với tốc độ gần 38.000 lít nước mỗi phút. Tuy nhiên khi trình diễn ánh sáng và nhạc nước vào ban đêm, người ta sẽ điều chỉnh giảm xuống còn 5.000 - 7.000 lít nước. 52 chiếc loa được ngụy trang cẩn thận xung quanh sẽ cho khách tham quan trải nghiệm nhạc nước khó quên


Nước được sử dụng cho ngọn thác này được lấy từ một bể chứa 500.000 lít. Các đường ống được giấu kín sẽ hút nước từ bể chứa và đưa lên mái vòm. Toàn bộ việc điều khiển thác nước, từ âm thanh, ánh sáng đến tốc độ đổ xuống đều do một trung tâm đặt tại tầng hầm thứ 3 sân bay đảm nhiệm - Ảnh chụp màn hình CNA


Ông Ashith Alva, người đứng đầu dự án phát triển nhà ga Jewel Changi, cho biết chỉ riêng việc lên ý tưởng và thiết kế mô hình thác nước đã ngốn hết hai năm trước khi dự án được động thổ. Ít nhất 7 mô hình đã được đưa ra lấy ý kiến trước khi quyết định - Ảnh: REUTERS


Thảm hoa bên trong sân bay. Tổng diện tích của Jewel Changi là hơn 135.000m2, với nền cũ là một bãi đậu xe của nhà ga T1 - Ảnh: REUTERS


Vườn treo với nhiều loại cây bên trong sân bay. Những người thiết kế gọi thảm thực vật xung quanh thác nước là "Thung lũng rừng", trong đó chủ yếu gồm nhiều loài cây địa phương. Riêng hai cây ôliu hơn 100 năm tuổi được đưa về từ Tây Ban Nha được xếp vào diện chăm sóc đặc biệt - Ảnh: REUTERS


Nhà ga Jewel Changi nhìn từ bên ngoài... - Ảnh chụp màn hình


Và bên trong với nhiều cửa hàng mua sắm, ăn uống. Đặc biệt có hẳn một cụm cửa hàng chỉ chuyên bán đồ "cây nhà lá vườn" Singapore để bất kỳ ai, dù đến Singapore hay chỉ ghé qua đảo quốc sư tử trong lúc chờ nối chuyến đều có thể tìm thấy các đặc sản địa phương - Ảnh: AFP


Quầy tự làm dịch vụ check-in tại sân bay. Dự kiến khi Jewel Changi mở cửa, hành khách của 26 hãng hàng không, bao gồm Singapore Airlines, SilkAir, có thể vào phòng chờ nghỉ ngơi hoặc làm thủ tục sớm - Ảnh: AFP


Một tiểu cảnh muông thú được kết bằng hoa bên trong sân bay - Ảnh chụp màn hình ST


Phòng khách sạn bên trong Jewel Changi. Giường ngủ được thiết kế đặc biệt để những hành khách đi xe lăn có thể sử dụng dễ dàng - Ảnh: AFP


Nhà ga mới nhìn từ trên cao - Ảnh chụp màn hình CNAH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét