Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài TỰ MÌNH LÀM THẦY BÓI, tác giả Phạm Đà Giang là đồng hương Phú Yên hiện đang định cư tại Úc Đại Lợi
Tác giả năm nay tuổi hạc đã 87 nhưng trời cho sức khỏe vẫn còn tốt, tinh thần minh mẫn. Thường xuyên theo dõi sinh hoạt của CHS Phú Yên (nói chung) và Nguyễn Huệ Hải Ngoại (nói riêng).
Đây là lần đầu tiên đồng hương Phạm Đà Giang gửi bài cho diễn đàn NHHN.
Xin chân thành cám ơn
Trân trọng giới thiệu
NHHN
ĐỂ XEM CHO CHÍNH MÌNH LÀ ĐÚNG NHẤT
Coi Số Mệnh: Công danh, sự nghiệp, tình duyên, gia đạo
của chính mình
*********
Ta có thể tự đoán vận mệnh của chính
mình một cách chính xác, miễn sao ta nhận diện mình như mặt gương phản chiếu
chân dung của mình vậy. Có sai chăng là mình đã đánh giá sai về mình, hoặc nhìn
không thấy mình, hay chỉ nhìn mình một vài góc cạnh nên bị phiến diện, thay vì
phải nhìn toàn diện mới đúng được.
Tự
mình làm thầy bói cho mình sẽ có nhiều cái lợi vô cùng:
* Thứ
nhất, không bị mê tín dị đoan dẫn dắt mình lên chùa xin xâm bói quẻ, hay cô đồng
thầy cốt nói mò để moi tiền của mình. Như thầy Thích Thanh Từ viết:
“Mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn,
mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh chúng ta
không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành” (Thích Thanh Từ).
* Thứ
nhì, có điều kiện quay trở lại mình, tìm mình! Đó là một cách “Xám hối” (theo Phật) hay “Xưng tội” (theo Chúa) hoặc “Tự kiểm điểm” lại mình
về những việc đã làm, đã nói và đã suy nghĩ… Tựa hồ như một ‘Thiền sinh’ đang
tĩnh tâm “Thiền định”, suy tưởng, quán chiếu, soi rọi về một công án của nhà
thiền.
*Như một cách trầm tư mặc tưởng để mình đối diện với chính mình; y như trong buồng tắm đã cởi hết áo quần mà không sợ ai nhìn thấy thân thể trần truồng của mình đẹp, xấu như thế nào!Đây là cơ hội để mình thấy được cái thật tướng về điểm tốt, điểm xấu của mình. Ngõ hầu phát triển cái tốt và sửa chữa cái xấu… Như thế là một cách tốt nhất để tự hoàn thiện mình mà không bị thất bại và mất thời gian, mất thể diện…
*Như một cách trầm tư mặc tưởng để mình đối diện với chính mình; y như trong buồng tắm đã cởi hết áo quần mà không sợ ai nhìn thấy thân thể trần truồng của mình đẹp, xấu như thế nào!Đây là cơ hội để mình thấy được cái thật tướng về điểm tốt, điểm xấu của mình. Ngõ hầu phát triển cái tốt và sửa chữa cái xấu… Như thế là một cách tốt nhất để tự hoàn thiện mình mà không bị thất bại và mất thời gian, mất thể diện…
* Thứ
ba, căn cứ vào những điều tư duy ở trên đểmình so sánh với những lý lẽ mà pdg
viết dưới đây. Khả dĩ tự mình xác định được “Mạng số” của mình là do chính mình
chứ không phải do ông trời nào cả. Từ đó, mình tuỳ nghi điều chỉnh sao cho phù
hợp với: ‘Khả năng nhận thứccủa mình’ hầu giảm thiểu ‘Bất như ý’ ngõ hầu có thể
thành đạt hơn và nhất là mình biết được chính mình hơn !!!.
Tự Mình Bấm Quẻ !
(Vấn Đáp)
QUẺ! CÔNG DANH, SỰ NGHIỆP:
H:
- Bẩm thầy, con định mở một cơ sở làm bánh mỳ để làm ăn và nhất là để gây dựng sự
nghiệp cho tương lai đời mình! Liệu có được không, thưa thầy?.
Đ:
- Được chứ, nhưng con cần hiểu những yều tố cơ bản về doanh nghiệp trước khi tiến
hành xây dựng cơ sở, thì sẽ thành công mà không lo thất bại.
H:
- Thưa thầy, đó là những yếu tố gì vậy?
Đ:
- Yếu tố then chốt để đầu tư vào doanh nghiệp, đó là nguồn vốn! Vốn gồm có hai
loại, nếu thiếu một trong hai thì xin đi làm công nhân chứ đừng làm ông chủ.
Như vậy sẽ tránh cho ta khỏi phải thất bại ê chề!. Trên đời này, biết bao nhiêu
nhà kinh doanh làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản và khổ đau! Nhưng vẫn không biết
nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó, chỉ biết đổ thừa là tại số mệnh do ông trời
định đoạt mà khôi. Kỳ thật không phải vậy. Là tại không có một trong hai, hay
không có cả hai loại vốn căn bản mà ra.
H:
- Xin thầy giải thích rõ về hai loại vố đó là gì ạ?
Đ:
- Đó là “Vốn vô hình” và “Vốn hữu hình”.
Vốn
Vô Hình Là Gì?
Gồm
có:
a,
Kiến thức hiểu biết về chuyên ngành mà mình định kinh doanh.
* Chẳng
hạn bạn định mở lò bánh mỳ, thì ít nhất bạn phải có khái niệm hiểu biết về “Lên
men” là gì? Và sao gọi là men? Ví dụ: Men là chất xúc tác, làm cho môi trường
(bột mỳ> làm bánh mỳ) chuyển hoá thành sản phẩm (Men có nhiều tên khác nhau
như Tầu gọi là ‘phân hoá tố, diêu tố… Pháp gọi là facmance. Tiếng La tinh gọi
là enzim. Còn ta thì gọi là ‘men tiêu hoá’. Biết nhiệt độ nào là thích hợp, độ ẩm
thích hợp và môi trường nào thích hợp…v.v.
b,Kiến
thức tổ chức cơ sở sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm… Ví dụ:
* Người
xưa bảo muốn thành công mọi lãnh vực thì cần 3 yếu tố, đó là: “Thiên thời, Địa
lợi và Nhân Hoà”.Nhưng Thầyyêu cầu trước tiên là chúng ta dùng chữ “Thời cơ” thay vì “Thiên thời”. Tại
sao ư? Bởi ‘Thiên thời’ là do trời định, số mệnh của ai đó là do ông trời sắp
xếp trước cả rồi. Không cách chi thay đổi được, cho dù ta có nỗ lực tới đâu
cũng đành cam phận số kiếp đã an bài mà thôi! “Bắt phong trần, phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh
cao” (Kiều). Chúng ta không nên chấp nhận thuyết định mệnh như thế, mà đổi
thành ‘Thời cơ’, Thời cơ là do chính ta quyết định, ta lựa chọn cho chính ta,
chứ không có ông trời nào xía vào cả. Có như thế, ta mới cố công học tập, phấn
đấu không ngừng trong mọi lao động, sáng tạo, nghiên cứu và rèn luyện đức hạnh
nghị lực mỗi ngày mỗi thăng tiến hơn để đạt thành sở nguyện…
Nhưng thời cơ là thế nào? Là những điều kiện, vận hội, hoàn cảnh đưa đến, thời cơ tựa như con chim Phượng hoàng đeo ở cổ một bao bố toàn kim cương, bởi nặng quá nên chim sà xuống gần chỗ ta đang đứng để nghỉ, rồi lấy lại sức sẽ bay tiếp. Vậy là thời cơ đã đến với chúng ta, nếu ta không nắm ngay lấy đầu con chim Phượng hoàng thì chim sẽ cất cánh bay đi! Thế là ta đã bỏ lỡ thời cơ đáng tiếc. Nếu nắm được thời cơ và tạo được bước chuyển biến lớn thì thành công nhanh chóng, bỏ lỡ thời cơ thì khó tránh khỏi thất bại, suy vong. Tuy nhiên, chớp được thời cơ rồi chưa đủ, còn phải đánh giá những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục mà thời cơ đem lại thì ta mới vận dụng khai thác đúng mức được. Như vậy là do mình chứ chẳng phải ông trời. Con hiểu không?
Nhưng thời cơ là thế nào? Là những điều kiện, vận hội, hoàn cảnh đưa đến, thời cơ tựa như con chim Phượng hoàng đeo ở cổ một bao bố toàn kim cương, bởi nặng quá nên chim sà xuống gần chỗ ta đang đứng để nghỉ, rồi lấy lại sức sẽ bay tiếp. Vậy là thời cơ đã đến với chúng ta, nếu ta không nắm ngay lấy đầu con chim Phượng hoàng thì chim sẽ cất cánh bay đi! Thế là ta đã bỏ lỡ thời cơ đáng tiếc. Nếu nắm được thời cơ và tạo được bước chuyển biến lớn thì thành công nhanh chóng, bỏ lỡ thời cơ thì khó tránh khỏi thất bại, suy vong. Tuy nhiên, chớp được thời cơ rồi chưa đủ, còn phải đánh giá những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục mà thời cơ đem lại thì ta mới vận dụng khai thác đúng mức được. Như vậy là do mình chứ chẳng phải ông trời. Con hiểu không?
H:
-Thưa thầy, con hiểu và xin thầy chỉ tiếp ạ!
Đ:
- Vấn đề: “Địa lợi”. Mà người xưa nhắm tới
là cầu sự may mắn từ cuộc đất linh địa; ngày nay người ta gọi là phong thuỷ sẽ
đem đến cho ta sự phát đạt: “cầu sao được nấy”. Tức là người mê tín không có
đức tin vào chính mình, nên mới vọng cầu ở bên ngoài giúp cho mình thành đạt.
Địa lợi chúng ta nên hiểu theo một nghĩa rộng lớn hơn. Chẳng hạn như:
* Đối
với quân sự: Địa lợi là một yếu tố quan trọng đến sự thắng hay bại ngoài
mặt trận. -Quân bên nào chiếm được địa hình địa vật có lợi thế thì cuộc chiến
thắng đã nghiêng hẵn về bên đó rồi. Ví dụ lính Pháp đóng quân dưới lòng chảo
Điện Biên Phủ, thì Pháp dù có hỏa lực mạnh, quân lính thiện chiến đến đâu cũng
không thể chống cự lại với lực lượng Việt Minh được, vì họ ở trên núi cao bắn
xuống lòng chảo. Cho nên Pháp phải thua trận là điều không tránh khỏi.
* Đối
với chính trị: Ví dụ như Nguyễn Cao Kỳ, nếu ông ta sinh sống ở thượng du
Bắc Việt thì làm gì ông có được đất dụng võ như những năm ông sinh sống ở Nam
Việt, nhờ “thời thế tạo anh hùng” mà ông ta có được cơ hội “lên voi” và điều
kiện “xuống chó”… đó là vì‘địa lợi’ tạo nên.
* Đối
với văn học: Nếu nhạc sĩ Văn Cao vào
Sài gòn định cư. Thì Văn Cao đã có biết bao nhiêu là đóng góp cho văn hóa VN
rồi, nhờ vào chế độ tự do ngôn luận của VN/CH (Địa Lợi)... -Trái lại Phạm Duy ra Bắc ở, thì đâu có được những sáng
tác văn hóa đồ sộ như ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà, vì chế độ cai
trị miền Bắc không có tự do ngôn luận... Đó là khái quát về ‘Địa lợi’.
* Cuối
cùng là: “Nhân hoà”!Nhân hòa là yếu tố ‘Đắc Nhân Tâm’ để chinh phục tâm lý
bằng phương tiện đạo đức, chân thật chứ không phải là thủ thuật. –Nhân hòa có
nghĩa là sự hòa thuận; quý mến và thương yêu lẫn nhau. Nhân hòa được xây dựng
bằng lời nói đúng với việc làm, bằng sản phẩm y như nhãn hiệu đã quảng cáo,
bằng sự ân cần, nồng hậu, vui vẻ. Nhất là bằng sự chân thật, không gian dối,
chẳng lọc lừa…v.v. Như vậy “Nhân hòa” được làm bằng thời gian; từ năm này đến
năm khác, từ thập niên này đến thập niên nọ mới có. Nếu ai đó làm kinh doanh mà
muốn “bốc hốt” “ăn xổi ở thì” thì chẳng bao giờ có được nhân hòa cả. Tên khác
của nhân hòa là “Uy tín”!
Tóm lại, phải tích lũy từ nhiều năm tháng bằng việc làm cụ thể mới có uy tín
hay ‘Nhân hòa’ cũng thế. Cho nên ở đây chúng ta gọi là “Uy Tín”.
c,
Sức khẻo bản thân. Sức
khoẻ cũng là cái vốn vô hình rất qun trọng mà ít ai nghĩ tới, nếu phải nằm trên
giường bệnh thì không thể làm nên sự nghiệp được.
Vốn
Hữu Hình Là Chi ?
Gồm
có:
Hiện
kim và hiện vật, là tiền mặt và đồ vật. Chẳng hạn có bao nhiêu tiền mặt, nhà cửa,
xe cộ, dụng cụ trang thiết bị…
H:
-Bẩm thầy, nếu vốn hữu hình mà không có hoặc có chỉ có chút chút thôi. Thì phải
làm sao ạ?
Đ:
-Trong vốn hữu hình lại có hai loại, đó là: Vốn tự có (Tức tiền của riêng mình) và Vốn ngoại lai (là vốn vay của ngân hàng hay mượn bà con, hoặc chơi huê hốt hụi…).
Thầy xin có lời khuyên chân thành: “Nếu vốn hữu hình mà ta chỉ có dưới 30% so với
tổng số vốn đầu tư thì ta nên kinh doanh thu nhỏ lại, người xưa có câu: “Mèo nhỏ,
bắt chuột nhỏ”, kẻo kiếm lãi được bao nhiêu, phải trả tiền lời cho ngân hàng bấy
nhiêu. Có khi không đủ để trả tiền lờicho vốn ngoại lai là khác. *Như thế đừng
nghĩ rằng: Mở doanh nghiệp là để ta sai khiến đồng tiền; bắt đồng tiền phải phục
vụ cho mình! Kỳ thật ngược lại: Chính mình sẽlàm nô lệ cho đồng tiền, đang bị
nó dẫn đắt như một tên đầy tớ, một kẻ tôi đòi mà không hề biết mình đang còng
lưng ra cõng cái danh hão là ông chủ tiệm… để trả lãi cho ngân hàng.
H:
- Thưa thầy, nếu chỉ có 5-10%số vốn mà thầy vừa nêu, thì thầy khuyên phải làm gì
ạ?
Đ:
- Thì phải làm phương án “3” Đó là: “Cần và Kiệm”. Chỉ cần hai yếu tố đó cũng có
thể thành công một cách chắc chắn, nhưng nếu ai có tính hám danh làm chủ lớn để
nở mày nở mặt với thiên hạ hay để vênh vang ta đây! Thì không thể làm ăn kiểu
này được. Chỉ người có tínhẩn mình, khiêm tốn, với quan niệm: “Hữu xạ, tự nhiên
hương”, chứ không cần phải khoe khoang là tôi có cái này, tôi biết cái kia…thì loại
người này không thể làm phương án ‘3’ được.Chỉ ai có khả năng “Làm thì nhiều, nhưng
tiêu không bao nhiêu”. Đó là ‘chuyên cần’ và ‘tiết kiệm’.
H:
- Bẩm thấy, trường hợp chẳng có vốn liếng gì cả thì phải làm sao chứ?
Đ:
- Đi xin việc, tuỳ khả năng mà chọn nơi mình tới xin việc làm! Và an vui với điều
kiện mình đang có!.
H:
- Nhưng thưa thầy, con lại không muốn làm dưới quyền điều khiển của ai cả thì
sao cơ ?.
Đ:
Vậy thì cứ làm theo ý mình với khả năng mình có và không được: “Bóc ngắn cắn
dài”, nếu cắn dài hơn sẽ cắn vào tay mình đó. Trái lại hãy “Bóc dài cắn
ngắn” thì vẫn có thể tồn tại được như thường.
H:
- Thưa thầy, nhưng con muốn hưởng thụ nhiều hơn muốn làm. Nếu thầy bảo: Bóc thì
dài, mà cắn lại ngắn thôi. Con e rằng ‘cắn ngắn’ quá không đủ tham vọng của con.
Đ:
- Thì làm những điều vi phạm pháp luật, phạm luân thường đạo lý và phạm tính
vô liêm xỉ. Nhưng làm được việc này, thì
cần tính “Không Biết Xấu Hổ” là gì (tức
là kẻ vô liên xỉ). Nghĩa là: Gian xảo, điêu ngoa, lật lọng, lường gạt. Thủ
đoạn mánh mung, thậm chí trộm cước, đâm thuê chém mướn… nhưng con không được xem
việc làm đó là đê tiện, hèn mọn, cứ việc lên mặt trââng trââng xem như chẳng có
gì cả. *Nhưng nói cho cùng, làm được việc này con cũng cần phải có ‘vốn vô
hình’, chẳng hạn, phải có miệng lưỡi uốn éo như con lươn mới dễ lừa gạt thiên hạ
được, hay phải có sức khoẻ mới cầm nổi vũ khí đi cướp của, tống tiền, hoặc đâm
thuê chém mước được, nhất là phải có tính tàn bạo, ác đức mới dám làm. Và còn
phải biết lên kế hoạch “Ăn hàng”
và phân công đồng bọn nữa.*Cho đến khi vào nhà tù, hay ra pháp trường dựa cột!
Lúcđó con mới hối hận thì đã muộn màng.
H:
- Thưa thầy, nếu con cũng không có khả năng làm nổi những việc phạm pháp nữa,
thì phải làm chi hả thầy?
Đ: - Thôi
đành làm kiếp ký sinh; tầm gửi ăn bám cha mẹ, anh chị em, vợ con và ăn bám xã hội
vậy.
H:
- Kính bạch thầy, con xin thầy xem cho con một quẻ về tình duyên và gia đạo của
con sao cứ lận đận mãi mà con vẫn chưa thành gia thất được ạ! Phải chăng Ông
Tơ-Bà Nguyệt không xe sợi chỉ hồng cho con?
Đ: - Làm
gì có Ông Tơ Bà Nguệy nào. Có chăng là có chính mình tự xe vào hay tở ra mà
thôi. Để thầy kể trường hợp của cô cậu sinh viên có tên là Thu và Hoàng cho con
nghe rồi tự mình xem xét lại chính mình, chứ đừng đổ tại những tác động bên
ngoài mình nhé!
* Thu và Hoàng là sinh viên y
khoa năm thứ hai trường Đại học Monash Melbourne, là bạn cùng chuyên ngành,
cùng trường, cùng tuổi tác và cùng quê quán. Nên cô cậu tìm hiểu nhau, nếu hợp
thì sẽ tiến xa hơn tình bạn! –Thu, cô nàng thầm nghĩ: Mình phải kén thằng nào
thật hoàn hảo để lấy làm chồng, nhưng xét anh chàng Hoàng đẹp trai, nhưng học
không giỏi, nhà không giầu, tính tình không phóng khoáng, ăn nói thiếu lưu
loát! Và keo kiệt; xem đồng tiền to như ngọn núi Ba-vì… Không thể xứng đáng làm
chồng mình được.*–Anh chàng Hoàng thì mơ ước: Sẽ chọn em nào hoàn hảo nhất, để
lấy làm vợ sau khi tốt nghiệp! Chàng nhận định về Thu: Nhan sắc thiếu duyên
dáng; chân không dài, đường mông và ngực thiếu nét thẩm mỹ, cặp nàng đi bát-phố
không gợi cảm được sự chiêm ngưỡng thèm thuồng của người khác! Học không giỏi,
ăn nói cục mịch quê mùa, hay ngồi lê đôi mách… Không làm vợ mình được.
Phải chi, hai người ấy tự xét
về mình một cách khách quan trước khi nhận định về đối tượng mà mình nhắm tới,
thì “đẹp và quí” biết chừng nào!. *Đó là tại họ không tự soi vào trong mình để
thấy mình, mà chỉ rọi ra ngoài mình để bới lông tìm vết kẻ khác! Trong lúc bản
thân thì: “Chó chê mèo lắm lông, ai ngờ chó lại lắm lông hơn mèo”.
H - Thưa thầy, nói tóm lại bây
giờ con phải làm gì ạ?
H - Vậy, bẩm thầy: “Con người có
số mệnh không ạ?”.
Đ - Nếu con người sinh ra đã
được tạo hoá ấn định một sô mệnh an bài, cứ thế mà thọ nhận. – Vậy thì chúng ta
khỏi phải lao động, không cần học tập sáng tạo gì cả. Vì mọi sự tự nhiên sẽ
đến: giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu, sống chết đều có số mạng sắp đặt trước cả
rồi, thì mọi việc tất nhiên sẽ đến: Giàu nghèo, sang hèn, khổ sướng, sống chết
đều có số, cho dù có tích cực cố gắng làm việc cũng chẳng thay đổi được gì.
– Người nghèo, cam số phận mình nghèo, có làm cho lắm khi tắm cũng cởi truồng.
Còn người giàu, thì cứ ung dung hưởng giàu sang phú quí… Nếu tin như thế là sai
lầm lớn. – Nếu không ham muốn, không
học hành, không làm
việc thì không có sự
thành đạt. – Không ai sinh ra đã là kỹ sư, bác sỹ, lả bác học, là văn nhân thi sĩ được. Mà họ phải:
“gieo ý nghĩ được hành vi,
“gieo hành vi được thói quen,
“gieo thói quen được tính cách,
“gieo tính cách được số phận
(Ngạn ngữ Tây Phương).
Tức
là: “Số phận do chính ta tạo ra”
chứ không có ông trời bà thánh nào tạo ra cho ta cả.
H
- Bạch thày, nếu không có sự sắp đặt của Trời, Phật, Thánh thần thì các tôn giáo
và các “thày cò” làm nghề môi giới với các đấng, các thần linh vẫn tồn tại và
xem ra đang đà phát triển đấy ạ!.
Đ
- Những hoạt động về cúng bái, lạy lục, cầu xin mà phát triển đặng là do “Nhu cầu”
của những người mê tín dị đoan, nên mới có việc “Cung cấp” của những người hành
nghề thầy cúng. Nếu không có “Cầu” thì làm gì có “Cung” chứ?.
Cho
nên Thầy Thích Chân Tuệ (PHTQ/CANADA) đã trích dẫn lời Phật để giảng giải cho
chúng ta hiểu rằng: “Phật dạy: bớt lòng si mê, đừng
tin những chuyện huyễn hoặc, huyền bí, linh thiêng nào cả, cũng đừng mong cầu
thấy phép lạ, được phép lạ”. Như vậy thì, mọi sự
chỉ tin vào chính mình mà thôi./.
Phạm Đà Giang
(Đồng Hương Phú Yên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét