Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Thư Cho Bạn

GIỚI THIỆU
Nhân dịp Hội Ngộ 2016 - CHS Nguyễn Huệ và Thân Hữu tổ chức vào tháng 12 sắp đến. 
Kính mời quý Thầy Cô và các bạn ôn lại những kỷ niệm êm đẹp một thời chung sống dưới mái trường Nguyễn Huệ thân yêu qua hồi ký THƯ CHO BẠN của hai đồng môn Lê Nguyễn Hằng và Nguyễn Hữu Hoàng.
Trân trọng giới thiệu,
NHHN


Hoàng mến,
Thật là một sự ngạc nhiên kỳ thú khi được anh Nhượng cho biết là Hoàng gửi lời thăm tôi sau cả một nửa thế kỷ xa cách, biệt tăm.
Không ngờ bài bút ký “Những Ngày Xưa Thân Ái” của tôi đăng trên trang “Cánh Chim Tìm Đàn” của trường Nguyễn Huệ đã mang cho tôi may mắn nối lại tình thân với mấy con chim lâu nay tản mát bốn phương trời.

Hoàng không tưởng tượng được tôi đã vui mừng như thế nào khi bắt liên lạc được với bạn, người bạn không những học cùng lớp với tôi trong suốt thời Tiểu Học qua đến Trung Học Đệ Nhất Cấp, mà còn là hàng xóm của tôi trong khu “Bắc Kỳ Di Cư” nữa. Dù trải qua bao vật đổi sao dời, tôi vẫn không bao gi quên quãng đời thơ ấu đầy biến đổi đó.

Những kỷ niệm còn đầy ắp trong tim, từ lúc bỏ miền Bắc ra đi đến những ngày định cư nơi một thành phố xa lạ. Cuốn phim dĩ vãng lại từ từ hiện về với bao cảm xúc bồi hồi của cái Hằng bé bỏng, vai đeo đẫy quần áo và tay nắm vạt áo Mẹ lon ton chạy theo sau lưng đểcùng Bố và các anh chị em leo lên máy bay bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi. Lúc đó tôi chỉ mới học xong lớp 5  trường Lê Ngọc Hân, Hà nội, tương đương với lớp một bây giờ.

Sáng hôm ấy, một buổi sáng chớm thu năm 1954, ngồi trong máy bay nhìn xuống phi trường Gia Lâm, Hà Nội mà lòng buồn rười rượi, tôi chưa đủ lớn để cảm được nỗi đau lòng sắp phải xa chốn mình sinh ra và lớn lên, nhưng buồn vì thấy Mẹ đi ra đi vào một cách vô hồn, rồi sụt sùi quệt nước mắt gói ghém quần áo để đem theo, mổi người một cái tay nải nhỏ, hành trang bỏ quê cha đất tổ ra đi chỉ có thế! Ngồi trong lòng Mẹ, thỉnh thoảng nghe tiếng nấc nhè nhẹ, Mẹ ôm chặt lấy tôi như thể sợ tôi cũng sẽ vuột mất khỏi tầm tay người như những gì thân yêu nhất đã phải bỏ lại. Tôi biết Mẹ đang khóc. Tôi thiếp đi trong lòng Mẹ cho đến khi những tiếng nhốn nháo nổi lên khắp máy bay.

Phi cơ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Saigon. Mọi người đều ngơ ngác, xôn xao như đàn gà con mất mẹ, chưa biết sẽđi về đâu?tương lai rồi sẽ ra sao? Tiếng gọi nhau ơi ới, mẹ gọi con, vợ gọi chồng vang lên khắp nơi.

Nắng Saigon rực rỡ nóng bỏng chào đón chúng tôi. Chẳng bao lâu một đoàn xe đưa chúng tôi đi vào thành phố và hướng về trại tạm trú  Cầu Chữ Y.

Saigon đẹp quá, nhộn nhịp, ồn ào, với những căn nhà đồ sộ, xe cộ dập dìu, không giống một tí gì trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Saigon như một cô con gái nhà giàu, đẹp lộng lẫy và kiêu sa, khác hẳn với Hà Nội của tôi, một cô bé nhu mì, dịu hiền mà vẫn duyên dáng. Mọi người trong xe đều dán mắt vào cửa kinh để nhìn ra bên ngoài, chiêm ngưỡng một thành phố lạ, xa hoa, tưng bừng, náo nhiệt, quên mất những lo âu trong lòng về một tương lai vô định. Đa số, họ là những người chưa từng đi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho đến ngày hôm nay. Từ khi  vào thành phố, một luồng khí mới đã thổi vào trong xe, những khuôn mặt ưu tư biến mất, thay vào đó  sự hân hoan, hăm hở như thể mọi người đều sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống mới ồn ào, náo nhiệt ngoài kia, nhất là đám con nít chúng tôi. Tôi ngước nhìn Mẹ, thấy một nụ cười rạng rỡ và giọt nước mắt âm thầm lăn trên má, Mẹ ôm và hôn lên tóc tôi. Tôi vẫn không hiểu tại sao Mẹ khóc. Người bóp tay tôi thật chặt, nhưng tôi không giám rút ra. Cảm giác đó tôi vẫn còn ôm ấp trong tim cho đến bây giờ. Sự xúc động của Mẹ ngày ấy, bây gi tôi đã cảm nhận được khi hiện tại, chính tôi cũng là một người mẹ phải bỏ nước ra đi lúc “biến cố 30 tháng 4” xảy ra. Lịch sử là một sự lập lại như ai đó đã từng nói, tôi bây giờ là hình ảnh của Mẹ “năm 54”.

Tôi còn nhớ rất rõ, hôm ấy là chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, họ cho tôi hai tiếng đồng hồ để gói ghém chỉ một kí lô hành lý cho mỗi người mang theo.  Cũng như Mẹ khi xưa, tôi thẫn thờ đi ra đi vào như một cái xác không hồn và nước mắt đầm đìa. Làm sao tôi có thể gói gọn những gì vợ chồng tôi làm lụng vất vả và dành dụm trong mười mấy năm qua vào túi nặng 5 kí lô đây?  Quê hương yêu dấu còn phải bỏ lại thì sá gì những món đồ vô nghĩa kia? Tôi chỉ xếp vào túi cho mỗi người một bộ quần áo và mấy quyển album đựng hình ảnh của gia đình tôi vì những báu vật này không thể nào có lại được nữa, hành trang lìa bỏ đất nước thân yêu ra đi chỉ có thế! Chẳng mấy chốc đã tới giờ hẹn, gia đình tôi đến phi trường chờ đợi trong hốt hoảng, bàng hoàng và đau đớn.  Hốt hoảng, bàng hoàng vì không biết mình có may mắn thoát được cơn hồng thủy này không và nếu thoát được thì lại đứt ruột vì phải bỏ quê hương và xa bà con, bạn bè. Sáu giờ sáng hôm sau, chúng tôi lên máy bay của Quân Đội Hoa Kỳ với cõi lòng tan nát. Khi máy bay vừa cất cánh, mọi người Việt Nam trong máy bay đều khóc òa lên vì nghĩ rằng lần bỏ nước ra đi này là một chuyến đi vĩnh viễn không có ngày trở lại. Chẳng ai bảo ai, chúng tôi đồng loạt hát bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa trong nghẹn ngào cho đến khi khản tiếng.

Thế rồi khi đến Hoa Kỳ, chúng tôi bị choáng ngợp bởi hình ảnh một nước Mỹ to lớn, xa hoa, đầy cơ hội. Hai đời người, một khoảng cách 20 năm, hai không gian khác nhau nhưng Mẹ và Tôi, hai người đàn bà trẻ, đã  cùng một cảm xúc và một mối thương lòng phải xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn! Bây giờ tôi đã hiểu vì sao Mẹ khóc, có những giọt nước mắt cho thương đau và  những giọt nước mắt cho hân hoan vì vừa trút được bao nỗi lo lắng trong lòng.

Trở lại với thời 54, sau khi liên lạc đuợc với Bác Hai, chị của Bố, chúng tôi rời trại tạm cư Cầu Chữ Y, dọn ra tá túc nhà Bác để chờ chính quyền phân phối đi địa phương như những gia đình công chức khác.

Trong thời gian tạm trú  Saigon, những ngày đi học tôi cứ bị mấy đứa bạn người Nam chọc ghẹo, chúng nó nói với nhau rằng “con nhỏ này nói gì tao hổng hiểu, chắc nó hổng phải là người Dziệc (Việt) bay ơi”, rất may, tôi không bị tụi nó hành hạ quá lâu.

Ba tháng sau, gia đình tôi lại một lần nửa, khăn gói quả mướp di cư ra Tuy Hòa, Phú Yên.  Chúng tôi được cấp một căn nhà trong khu “Bắc Kỳ Di Cư”, chỉ là nhà tranh vách lá. Thỉnh thoảng, nửa đêm đang cơn ngủ mê bị đánh thức vì những tiếng la hét cháy nhà.  Một sơ ý nho nhỏ cũng đủ thiêu rụi mấy căn nhà, có lần nguyên cả khu chìm trong biển lửa. Do đó, đợt thứ hai được lên cấp là  nhà tranh vách đất, đỡ bị cháy hơn.

Thời gian này, dù là con gái, chúng tôi cũng không có guốc mà đi dép làm bằng vỏ lốp xe, lúc đầu bị đau chân, nhưng mãi rồi cũng quen.

 cùng một khu, nhà sát vách nhau, đám con gái chúng tôi vừa bế em vừa nhảy dây, chơi chuyền, ô quan, rải ranh, u quạ và cùng tắm chung ngoài giếng công cộng lúc trời tối. Buổi trưa, rủ nhau qua bãi tha ma bên kia đường hái trái dâu, dú dẻ, chim chim, dãi nắng suốt mùa hè. Buổi tối chúng tôi đi theo những đốm lửa chớp sáng lung linh để bắt đom đóm, bỏ chúng vào trong một cái ly thủy tinh, ánh sáng rực rỡ tuyệt đẹp.  Những trò chơi tiêu khiển rất đơn sơ  nghèo nàn không tốn tiền, nhưng lại hạnh phúc một cách hồn nhiên.

Thời gian thần tiên đó chỉ kéo dài được vài tuần thì Thầy Cẩn, một thầy giáo cũng “Bắc Kỳ di cư” nhớ nghề  nên không đành lòng nhìn đám con nít lêu lổng, thầy bèn mở một “trường học bỏ túi” ngay trong cái miếu bỏ hoang gần cây đa cổ thụ để dạy dỗ tụi con nít. Bọn mình gọi đó là “lớp thập cẩm” vì mọi người đều học chung một lớp bất kể thứ bực và tuổi tác.

Lớp học thật đơn sơ, bàn ghế là mấy miếng gỗ mục kê trên vài cục gạch bể lúc nào cũng lung lay và trông rất thảm hại, bút mực là ngòi viết buộc vào cây đũa, chấm vào nước quả mùng tơi màu tím, thế mà lũ học sinh vô trật tự đó cũng chịu khó tới “lớp miếu” cho đến khi thầy Cẩn về Bộ Giáo Dục, xin được mấy gian nhà tranh làm “Trường Nam Tiểu Học”. Vài năm sau, Trường Nữ Tiểu Học ra đời, nhưng đám con gái lớp mình vẫn tiếp tục sát cánh với bạn học sinh con trai học  Trường Nam vì Trường Nữ chưa có lớp cao.

Thế rồi những năm Tiểu Học qua rất nhanh và bỗng một ngày chúng mình trở thành những chàng thanh niên bảnh bao và những nàng thiếu nữ duyên dáng, học sinh của Trường Trung Học Nguyễn Huệ, nghe oai ghê chưa!

Từ nãy đến giờ tôi toàn nói những chuyện bạn đã biết, nhưng Hoàng  ơi! nhắc lại chuyện xưa tích cũ càng thấy ấm lòng. Thêm nữa, rồi tôi sẽ “mách” chuyện của phe “kẹp tóc” cho bạn nghe.

Thư đã dài rồi, hẹn lần sau. Kèm theo đây là tấm hình chụp chung cả lớp một thời…
Hằng


Từ phải: Vũ Thị Thiêm, Lê Thị Chính, Cao Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghiêm

Hằng mến,
Bức hình Hằng gởi cho tôi, không nhận ra ai cả. Mọi người đều rất trưởng thành và chững chạc. Có lẽ lâu quá rồi, cả hơn năm chục năm rồi còn gì, thời gian đã phủ nhiều lớp bụi dày trên ký ức mơ hồ của tôi. Cũng có thể bức hình chụp lúc tôi đã đi khỏi Tuy Hòa.

Hồi nhỏ, Lập, Long, Tuấn, Hoành và tôi rất thân nhau Chúng tôi chỉ là mấy đứa con nít học trong lớp có nhiều bạn lớn tuổi, nên ít ai để ý.

Nhà Long ở sát vách nhà tôi trong trại di cư. Ông Nội Long và Ông Nội tôi có mối thâm tình đặc biệt mà chỉ có Long và tôi biết thôi. Long học rất giỏi nên Nội tôi vẫn lấy Long làm gương mà khuyên tôi chăm chỉ học hành. Hắn ít khi ra khỏi nhà, ngoài giờ học tôi chỉ gặp hắn ở giếng nước giữa trại di cư để tắm. Hắn với tôi có lẽ cùng một hoàn cảnh là sống cô đơn giữa gia đình vì không có cha mẹ bên cạnh, lúc nào cũng lủi thủi một mình.
  
Tôi thường ngồi ở bàn sau mấy chị lớn trong lớp (con gái ngồi 3 bàn đầu). Tôi nhớ hai người lớn con nhất trong lớp, cỡ tuổi có thể lập gia đình được rồi. Đó là anh Nguyễn văn Thành và chị Mai Thị Thảnh. Anh Thành người Bắc rất nghịch ngợm. Anh thường rủ chúng tôi cầu cơ mà phải con “CƠ” làm bằng ván “thiên” đàng hoàng đó nghe.  Mọi người đưa ngón tay trỏ đặt vào con "CƠ" rồi xem nó chạy, anh hay đặt những câu hỏi cắc cớ rồi chờ "Cơ" trả lời. Tỷ như "Thằng Tuấn thương con nào?"  Dĩ nhiên mặt Tuấn đỏ gay cãi "Xí, tui hổng có thương ai hết trơn á". Con cơ chạy về một số chữ ráp lại thành tên của một cô nào đó trong lớp, thế là cả đám chọc Tuấn đến khóc luôn. Bọn con nít tin cơ linh lắm, nên rất sợ mỗi khi anh Thành rủ chơi "CẦU CƠ". Tôi đoán là anh ấy đẩy con cơ chứ đâu phải linh thiêng gì.

Anh hay rủ chúng tôi chơi "u quạ", đứa nào cũng bị anh vật sứt trán, trầy sát tay chân. Có khi anh rủ chúng tôi vào ruộng mía bẻ trộm, nhưng có động tĩnh gì là anh chạy nhanh lắm, bỏ lũ chúng tôi lại bị cú xưng đầu. Những ruộng mía để làm đường thẻ, mênh mông bát ngát, chui vào giữa ăn cả ngày cũng chẳng ai biết. Ngược lại, chị Thảnh it nói và hiền hậu, vả lại chị cũng lớn tuổi đáng chị cả của chúng tôi, không đứa nào dám chọc ghẹo chị. Có một lần anh Thành nói mấy thằng ngồi sau bàn con gái là "Bợ đít con gái", tôi tức lắm bèn gán chị Thảnh cho anh ấy. Thế là cả bọn chúng tôi nhao nhao lên "Anh Thành bợ đít ..."

Buổi chiều sau khi tan học, chúng tôi thường rủ nhau đi tắm biển, cho đến một hôm, anh bạn ở gần nhà tôi bị chết đuối, từ đó không đi tắm biển nữa, quay sang đá banh. Đá banh trên ruộng khô cằn, bằng chân trần, chẳng ai có giầy. Nhiều khi đuổi theo banh ngã lăn vào bụi gai bàn chải, bạn bè kéo ra nhổ gai giùm, thê thảm lắm!

Sau này Tuy Hòa lập một sân vân động gần trại di cư Bắc Kỳ, chiều nào tôi cũng ra đó đá banh, hay thảy bóng rổ, tập thể thao. Tôi nhìn mấy anh làm việc trong Ty Thanh Niên, ngay trên sân vận động, anh nào cũng tập tạ bắp thịt vồng lên cuồn cuộn, thấy mà ham. Tôi cũng bắt chước đứng trước gương vặn mình, gồng tay khoe bắp thịt. Một anh đi ngang thấy vậy chỉ cần một tay đã nhấc bổng tôi lên và nói “người như con nhái mà làm tàng…”

Tôi học hành thì cũng làng nhàng thôi, chỉ mê đọc truyện và giải toán, nhất là toán hình học không gian. Toán càng khó tôi càng thích. Nhiều khi đi học buổi trưa lội bộ dưới trời nắng chang chang nhưng tôi vẫn mải mê giải toán hình học trong đầu, đi ngang qua cổng trường lúc nào không biết. Còn đọc truyện thì khỏi chê, nhiều khi ngồi trong lớp cũng dấu một quyển truyện dưới hộc bàn.  Ông Nội tôi rất quan tâm đến việc học hành nên nhiều khi cụ nằm lim rim trên giường, kêu thằng cháu ngồi dưới chân quạt hầu cụ và nghe giảng “moral”. Bài “luân lý” thường dài cả tiếng đồng hồ, tay tôi vẫn phất phơ cái quạt nan, đầu óc thì mơ mơ màng màng ngủ gà ngủ gật, chỉ chờ Nội nói “Cút Xéo!” là mừng lắm dông tuốt đi chơi. Thời trung học đệ nhất cấp tôi đã đọc hết các sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, thêm vào là các tác giả như Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng v…v…

Nhà Tuấn ở gần chân núi Nhạn, mẹ Tuấn rất thương tôi, nên tôi hay lại đó kiếm ăn và rủ nhau leo núi hái trái sim, có lần chọc đàn khỉ bị chúng rượt, hai đứa chạy tóe khói. Tôi đặt cho Tuấn biệt danh "Thằng Khỉ Đuổi" mặc dù khỉ đuổi cả hai chúng tôi. Tuấn rất có hoa tay, anh chàng nặn tượng đẹp khỏi chê, cho nên giờ thủ công tôi luôn luôn làm chung với hắn để được điểm cao. Ngược lại, tôi và hắn làm toán chung, dĩ nhiên phải chia sẻ rồi. Có lần Thầy Toản bắt Tuấn lên bảng giải bài tập, Thầy bảo sai, cho zero, tôi đứng lên cãi cho hắn, thế là cả hai bị đuổi ra khỏi lớp. Thầy nói một câu làm tôi nhớ đời "Xứ mù thằng chột làm vua mà bày đặt". Tôi chẳng oán hận gì Thầy, chỉ sợ bị đuổi khỏi trường thôi. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, mà Thày đã dạy tôi rất nhiều, ơn Thầy tôi chẳng bao giờ dám quên. Từ đó cứ đến giờ Thầy, hai chúng tôi phải ra khỏi lớp, đứng cửa mà nghe giảng bài để chừa cái tội dám cãi Thầy.

Sau năm học đó tôi dọn vào Saigon với Lập, bỏ Tuấn ở lại bơ vơ một mình.
"Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay!"

Lúc ở Sàigòn một hôm tình cờ gặp Tuấn, tôi dẫn hắn về nhà chơi trên căn gác trọ. Chúng tôi nối lại tình bạn xưa rất thắm thiết, hắn thường lại chơi ngày cuối tuần và dạy Yoga cho tôi, được vài lần lại biến mất. “Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người!”

Long cũng vậy, tôi chỉ gặp hắn một lần trong tòa Đại Sứ Mỹ. Hắn đi với một người ngoại quốc, gặp nhau hỏi thăm qua loa rồi đường ai nấy đi vì cả hai đều rất bận rộn. 

Bây giờ nghe bài hát “Nếu có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức tôi thấy thật thấm thía. Chúng ta lúc trẻ vì quá bận rộn cho cuộc sống, nên đã thờ ơ với bạn bè gia đình, anh em.
“Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ. Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người. Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi. Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn”.

Bạn có nhớ Nguyễn Hóa học lớp mình không? Anh chàng cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai đó mà, tôi nhớ chàng còn có má lúm đồng tiền nữa đó. Có lần Hóa theo một người đẹp trong lớp mình vào tận Nha Trang. Tôi hỏi hắn có gặp nàng không? Hắn nói chỉ leo lên cây nhìn vào nhà thôi, người nhà thả chó ra đuổi, hắn sợ quá tụt xuống dông tuốt về Tuy Hòa. Tuổi trẻ bồng bột và si tình như vậy kể là hiếm có! Thời buổi đó đi lại rất khó khăn, từ Tuy Hòa vào Nha Trang còn khó hơn là từ Việt Nam qua Mỹ bây giờ.

Tôi với Lập vô Saigon học nốt mấy năm cuối cùng ở Chu Văn An. Lập tốt nghiệp cao học Dược Khoa, còn tôi phải vừa đi làm kiếm sống vừa đi học vất vả lắm nên mấy năm “Học Đại” chẳng nên cơm cháo gì, được vài cái chứng chỉ vớ vẩn thôi. Sau ngày mất nước, Lập có liên lạc với tôi nhưng rồi nói chuyện không hợp, nên mất tin tức đã lâu.

Tôi không có nhiều kỷ niệm với Hoành, chỉ nhớ hắn tên Phan Huy Hoành, gia đình công chức, nề nếp ở ngoài trại di cư. Hoành có mấy bà chị rất thương tôi, hay cho ăn cơm chung với hắn và ngắm “hoa mười giờ”. Những chùm hoa sặc sỡ thật đẹp. Mỗi lần đến chơi nhà Hoành tôi thấy tủi thân và rất cô đơn vì sống xa cha mẹ. Tôi chơi thân với hắn có lẽ vì không khí gia đình ấm cúng đó. Lên trung học một thời gian ngắn hắn theo gia đình đi khỏi Tuy Hòa.

Các bạn trai khác tôi không nhớ nhiều lắm nhưng chơi và học chung có Trần Tứ Lân, Lân hay bị bạn bè chọc ghẹo vì hiền lành như con gái. Đặng Quốc Hiển, tài hoa và học giỏi, tôi nhớ trong cuốn “Lưu bút ngày xanh” có chữ và hình của Hiển. Ngô Hồng Phương, theo tôi biết có lúc đi du học bên Pháp về ngành giáo dục.

Các bạn gái tôi không nhớ nhiều lắm, chỉ một vài người học chung từ tiểu học. Những cô con gái “Bắc Kỳ nho nhỏ” hay “Tiểu Thư đất thần kinh” đẹp và ngây thơ như Thiên Thần, Hằng, Hạnh, Cẩm, Tấm, Chính, Phượng... Bạn hỏi tôi có “trồng cây si” cô nào không hả?  Con gái bằng tuổi với con trai thì họ khôn bằng chị hai của mình. Không dám đâu!

Thư dài rồi, chờ bạn kể về những “bí mật” của phe kẹp tóc đấy.
Hoàng

Từ trái: Nguyễn Thị Nghiêm, phu nhân Phạm Phích, Phạm Phích, Trần Khánh Toàn

Hoàng mến,
Bn đã thao thao bt tuyt v my người trong “phe húi cua” ri, thì tôi cũng phi gi li ha bt mí đôi điu v “phe kp tóc”.

Gi là phe kp tóc ch tht ra  Tuy Hòa do y, bn con gáichúng tôi toàn là “tóc th th gió lê thê” ngn ngang vai hoc cùng lm là dài ngang lưng thôi.  Hi đó chưa có  phòng để gi đầu nên lúc nào tôi cũng nu lá hương nhu vi  da và b kết để gi ri s bng nước ct chanh, nh vy lúc nào tóc cũng bóng, mượt và thơm.

Khi còn  Tiu Hc, con gái bao gi cng ngi nhng bàn trên cùng ri mi đến con trai.

Riêng Hnh và tôi, lúc nào cũng ngi bàn đầu và sát cnh nhau vì chúng tôi đã nh tui li nh con. Hai đứa tôi cùng là con công chc di cư, cùng c tui, cùng ni tiếng là “cây go”, và cùng rt s thy cô nên hình như Hnh và tôi chưa bao gi dám “cúp cua”, chúng tôi thân nhau đến ni ct tóc và mc qun áo ging nhau.  Thêm na, cui năm lp nht, Hnh và tôi cùng được đại din trường đi d “Tri Hè Nha Trang” t chc cho hc sinh toàn quc, đó  mt “biến c” vì nếu không thì chng biết bao gi chúng tôi mi có tin để đi du lch” như vy.

Tôi và Hnh chơi rt thân, hình như s phn đã ràng buc chúng tôi vi nhau. Hai đứa ngi cnh nhau trong c hai k thi Tú Tài I và II.  Sau này, chúng tôi cùng thi đậu vào Trường Sư Phm nhưng ch có Hnh theo đui ngh  đầu tr, còn tôi vì nhà nghèo nên phi  li Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình.

Chúng tôi mt liên lc cho mãi đến năm 1974, gp li nhau  Saigon thì c hai đã tay bế tay bng.  

Biến c 75 làm chúng tôi  mt liên lc mt ln na. Bng năm 1983, được tin Hnh đã mt mình vượt bin mang được ba đứa con qua định cư ở Qun Cam vi người em rut, c gia đình tôi lp tc xung vùng Nam California để gp Hnh. Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mng r trong nước mt chan hòa.

Thnh thong trong nhng chuyến công tác xung Santa Ana, tôi vn ghé thăm Hnh cùng 3 đứa con và nhng khi đi “shopping”, thy qun áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn mt cp, để hai đứa tôi vn còn được mc qun áo ging nhau như ngày xưa còn bé.
Mi ln tôi than th bị đau b vai vì dùng computer nhiu quá là Hnh vi vàng gi lên cho tôi, lúc thì thuc t, khi thì thuc viên. Biết gia đình tôi thích ăn bánh đậu xanh, khi nào Hnh lên San Jose hay tôi xung Santa Ana, Hnh cũng tìm mua cho bng được th bánh đậu xanh thơm ngon như bánh  bên nhà xưa kia.

Người bn mà tôi rt thương yêu y, mt cô giáo chân yếu tay mm như thế đó, tri qua bao nhiêu đau thương trong cuc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu vi cuc sng mi khó khăn  bên M, nuôi ba đứa con ngoan, ăn hc thành tài và đã t xây dng cho mình mt cơ s làm ăn vng vàng.

Tm cũng là mt người bn chí thân ca tôi. Thu nh, nhà chúng tôi  gn nhau, ch cách mt bãi tha ma, bui chiu sau khi tan hc, ly c là phi hc chung để làm bài, chúng tôi cũng có hc mt tý chiếu l, nhưng phn ln là th th chuyn trò vi nhau, sau đó chúng tôi đưa nhau v. Đưa qua đưa li mãi ri cũng phi có mt người đi v nhà mt mình. Phn ln, tôi chu hy sinh ba chân bn cng chy băng qua bãi tha ma không dám nhìn li đằng sau vì tôi rt s ma.  Dù vy chúng tôi cũng không “cha” gp nhau.  Bui trưa, trước khi đi hc, tôi và Tm thường hay vào vườn nhà người ta “mua” trái cây, thế là Tm thoăn thot trèo lên cây tha h hái quăng xung cho tôi nht, thế nào cũng có vài qu rơi “nhm” vào túi áo chúng tôi, ch nhà chc chn biết đấy nhưng cũng lờ đi coi như cho” đám nht qu nhì ma này.

Ln lên, hai đứa tôi cùng làm cho Đài Phát Thanh Phú Yên.  Mi ngày đi làm chung bng xe xích lô, thnh thong làm sang, ghé ăn phở ở tim Bình Minh.  Nhưng thường thì  không có đủ tin nên ch mua 1 bát ph và mượn 1 cái bát không để chia tô ph làm 2, chúng tôi trn vào tht nhiu giá và rau xà lách để ăn cho đủ no.  Đến khi tôi ly chng  Tuy Hòa năm 1966, Tm là người bn hc cùng lp duy nht đến dự đám cưới, các bn khác phn ln đã tn mát bn phương tri.

Cui cùng Tm cũng b tôi mà đi, mãi tn Đà Nng, tôi có thăm Tm mt ln ri bit tăm luôn. Đột nhiên như mt gic mơ thn thoi, bt ng gp li Tm trong tri ty nn ở Đảo Guam tháng 5 năm 1975. Trong lúc còn đang hoang mang, lo s, bun ti vì phi b nước ra đi và không biết tương lai s khó khăn như thế nào, chúng tôi ch biết ôm nhau khóc sướt mướt k l chuyn ngày xưa.  Sau khi định cư ở Virginia ba năm, gia đình tôi cui cùng đã chn vùng nng m, thung lũng hoa vàng San Jose  California làm đất dung thân.  Tuy không liên lc được vi Tm nhưng tôi cũng không lo vì biết chc người bn thân yêu ca tôi đã đến được bến b t do như tôi.

Mt ngày đẹp tri năm 1978, được tin Tm đã t Wisconsin dn v Nam California, v chng con cái tôi li tc tc xung đón mng gia đình Tm. Từ đó đến nay hai đứa tôi như chim lin cánh, cây lin cành, lúc nào cũng có nhau mc dù  xa nhau c gn 500 dm.

Cũng như Hnh, mi ln tôi than đau vai là Tm li gi Xe Đò Hoàng lên cho tôi, khi thuc ung, lúc thuc xoa. Ch s lo lng và chăm sóc ca Hnh và Tm, hai ngui bn chí tình cũng đủ làm cái vai ca tôi gim đau mt na ri.

Ngày Valentine năm 2004, trên San Jose, tôi đến chùa xin được quy y và thy cho Pháp danh “Diu Tâm”, như mt định mnh, tình c trong Pháp danh ca tôi có tên ca Tm.   Chiu hôm y, dưới Santa Ana, Tm cũng xin quy y và nói cho thy biết v Pháp danh ca tôi nên thy đã đặt tên cho Tm là “Diu Hng”.Thế là cho đến chết, chúng tôi lúc nào cũng mang tên ca nhau.

Tôi quên chưa nói là Tm làm thơ rt hay.  Mt nhc sĩ cũng hc trường Nguyn Hu và cũng  trong khu di cư, đã ph nhc my bài thơ ca Tm.  Vì tình bn cao quý, vi li bn cũng biết “thương nhau trái u cũng tròn” mà, tôi bèn ly hết can đảm hát bài ca Tm, nh thơ hay và nhc cũng rt hay nên mi che lp được cái ging hát “không hay” ca tôi.  Nhưng điu đáng quý là ba đứa tôi, thân nhau t thu còn bé, đã dám c gan làm thơ, đặt nhc và hát cho nhau nghe.

Người bn chí thân này ca tôi đến bây gi vn còn va đẹp va duyên dáng như thu nào mc dù đã  mt by con và mt đám cháu rt đông.

Thơm, người bn có cái tên rt hay, “Co Thơm”, lúc nào cũng nghiêm trang, đứng đắn và rt ít nói ch không nghch ngm và nói năng liến thong như Hnh, Tm và tôi. Nhà Thơm có vườn rt rng, trng đủ loi hoa và cây ăn trái.  Sau nhà li còn có ao nuôi cá. Nhng ngày ngh, bn “n quái” chúng tôi hay đến mè nheo Thơm, nào đui bướm, hái hoa, nào hái trái cây, nào là đòi Thơm khi thì đổ bánh xèo, bánh đúc, lúc thì nu cơm món n, món kia. Đặc bit Thơm rt mê thơ nên đã nn nót chép và thuc rt nhiu bài thơ hay, ni tiếng thi đó ca Xuân Diu, Thế L, Hàn Mc T, Chế Lâm Viên, Nguyn Bính, TTKH… Nhưng Thơm bây gi không còn ít nói như ngày xưa, tôi đã trân trng cám ơn ông xã ca Thơm đã biến bn tôi thành mt người nim n, ròn rã, và bt thip.

Hoàng còn nh ch Chính không? Chính là hàng xóm ca bn và tôi trong khu di cư đó, ch có khuôn mt xinh và hin thc, gia đình ngoan đạo. Chính còn hát rt hay. Chị đã mt mình to dng được mt vườn hoa lan tuyt ho vi rt nhiu loi lan quý và hiếm. Ln nào xung Qun Cam, tôi cũng phi ghé nhà Chính để chiêm ngưỡng nhng cành lan rc rỡ đầy màu sc và hình dáng l, khi v thế nào Chính cũng tng tôi vài giò lan đẹp nht trong vườn thượng uyn ca Chính. 

Tôi mi k sơ sơ cho Hoàng nghe v mt vài người bn ch nếu lit kê ra hết thì không biết giy mc nào cho đủ. Trong khu di cư mình còn có Phm Lan Anh, Nguyn th Bích, Đặng Th Hoa, Nguyn Th Nga, Dư Thế Long, Hoàng Khai Nhan… gn đó thì  Trương Khc Khi, Đặng Anh Tun…

Các bn cùng lp vi ti mình như Trn Th Bích Cm, Nguyn Th Kim Chi, Bùi Th Cm Hà, Hng Th Qunh Hoa, Phm Tun Khanh, Dương Th Mai, Trnh Vũ Hoàng Mai, Đặng Ngc Minh, Nguyn Th M, Nguyn Th Nghiêm, Hoàng Th Minh Phng, Cao Th Phượng, Đặng Th Quý, Vũ Th Thiêm, Vũ Th Thu Thy, Lê Thị Đoan Trang, Nguyn Th Hng Vân, Nguyn Th Yến, Trương Th Yến, Dương Mnh Châu, Đinh Văn Châu, Đặng Phúc Cường, Đặng Trn Dũng, Phan Thanh Đạm, Đặng Quc Hin, Trn T Hòa, Nguyn Gia Hoàng, Nguyn Vit Hng, Nguyn Xuân Lp, Lâm Bình Nghĩa, Đặng Duy Nhượng, Phm Phích, Ngô Tn Ph, Ngô Hng Phương, Lê Ngc Sơn, Trn Khc Toàn, L Đức Tường

Nhiu lúc tôi vn không th tưởng tượng và tin được rng nhng cô bé nhóc tì trong phe “cài nơ, kp tóc” ca tôi ngày đó, sau này đã làm v, làm m, ri bây gi thành bà ni, bà ngoi c.

Nhưng dù vt đổi sao di, tang thương dâu b, đã xy ra cho chúng mình, hình nh yêu thương ca các bn ti mình lúc nào cũng đậm nét trong tâm trí tôi.

Thôi giy ngn tình dài, nói nhiu bn li trách là tôi “lm li” giành nói hết, hn thư ti vy.
Ln sau mình s nhc đến các thy cô, Hoàng nhá.
Hằng

Họp mặt tại Nam Cali lần đầu tiên

Hằng mến,
Tôi nhớ lúc còn ở tiểu học, làm môn sinh của thầy Đào Huy Huân, cụ rất dữ đòn, đứa nào đọc vocabulaire không thuộc là bị ăn roi quắn đít, chui xuống gầm bàn hay chạy nấp sau bảng đen cụ cũng không tha. Cây roi rõ dài, đánh mãi mà không gãy. Đám học trò nhỏ ghét và sợ cây roi đó hơn mọi thứ trên đời. Kể cũng tức cười, học trò tiểu học đọc chữ Việt chưa rành lấy gì để học tiếng Tây tiếng u!

Thầy rất khó tính, nhưng chúng mình đều biết cụ là một ông Thầy rất siêng năng, tận tâm và thương học trò. Thầy lúc nào cũng muốn học trò giỏi bằng Thầy. Nhưng Thầy vẫn theo lối xưa, “thương cho roi cho vọt”.  Năm cuối cùng của bậc tiểu học, ngày tan trường, Thầy ôm từng đứa học trò, mắt đỏ hoe mếu máo nói: “Các trò phải chăm chỉ học hành nghe, kẻo người ta chê Thầy không biết dạy dỗ.” Chúng tôi nào có biết gì, chỉ mừng đã thoát nạn, không còn bị Thầy dậy giỗ khắc nghiệt nữa.

Hồi mới lên trung học có mấy bà Cô từ trong Nam ra dạy, mấy Cô nói tiếng Nam rặt nghe rất lạ và hay hay. Mấy đứa chúng tôi hay nấp sau lưng nhại lại nho nhỏ "dzạ em hổng biếc gì hết trơn á, ngày mai có gưởng, mời cô lại nhà tụi em chơi, chỉ bài cho tụi em".

Này Hằng, còn nhớ Thầy Nguyễn Văn Chút dạy Việt Văn không? Thầy nói chuyện rất có duyên và hay kể chuyện ngoài lề cho bọn học trò nhà quê chúng mình ôm bụng cười không? Có lần thầy ra đề tài luận văn: “Hãy nói về giấc mơ tương lai của em”. Tuấn nói nhỏ với tôi, hắn muốn trở thành một Thầy giáo ngon lành như Thầy Chút vậy để giật le với mấy cô nho nhỏ xinh xinh ngồi bàn đầu ấy. Tôi nói khi cậu làm thầy giáo thì mấy cô đâu còn học đây nữa.

“Ừ hé”

Hắn luôn ngây thơ như vậy đó.

Tôi đã viết về giấc mơ của tôi là muốn trở thành một văn sĩ. Thầy phê trong bài viết như sau:
 “Viết văn cũng như làm thơ, Thầy có thể dạy em vần bằng, trắc của thơ Đường Luật, nhưng để làm một bài thơ, thì cần trái tim em à!”

Tôi chỉ được điểm trung bình cho bài luận văn đó thôi. Thời thế và hoàn cảnh đẩy tôi trôi mãi trên dòng đời, tôi chỉ cố vùng vẫy để sống còn và quên khuấy đi giấc mơ thời thơ ấu của mình.

Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, đám con trai chúng tôi cũng không ngoại lệ.  Có lần, cả lớp nói chuyện ồn ào nghịch ngợm, nhất là mấy cậu lớn còn làm máy bay giấy ném vào đám học trò con gái ngồi phía trước trong khi chờ cô Hượt tới dạy. Thầy Hưng Tổng Giám Thị, rất nghiêm khắc, đi ngang và bắt phạt cả lớp đứng úp mặt vào tường. Hôm ấy, giờ nghỉ trưa, anh Thành họp lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại, chỉ có dăm đứa thôi để tổ chức một trò chơi liều lĩnh, táo bạo. Chúng tôi đứng khuất vào một bức tường giữa hai dãy phòng học và bàn kế hoạch phá Thầy Hưng. Anh Thành lên tiếng trước: “Đứa nào dám xì lốp xe đạp Thầy Hưng, sáng mai tao sẽ thưởng một gói xôi vò?” Cả bọn chúng tôi đứng im khe. Anh nhìn một lượt từng đứa một rồi nói: “Nhát thế mà đòi làm anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ”. Nguyễn Hóa bèn hiên ngang dơ tay lên: “Tớ làm”. Anh Thành liền chia nhiệm vụ: “Thằng Hoàng và thằng Tuấn đứng sớ rớ gần phòng Tổng Giám Thị canh me Thầy Hưng, nếu thấy động tĩnh gì thì giơ tay lên gãi đầu, tao sẽ dòm chừng. Thằng Hóa vừa xì lốp xe vừa nhìn tao, nếu tao chống một tay lên hông thì cứ hành động, mà hai tay lên hông là chạy cho lẹ, tất cả hiểu chưa? Đứa nào mét Thầy, tao xí không cho chơi u quạ nữa”. Chúng tôi sợ Thầy nhiều lắm, nhưng nghĩ đến màn không được chơi chung với lũ Trời đánh này thì còn sợ hơn. Hai bánh xe đạp của Thầy Hưng bị xì không còn chút hơi, đúng như dự tính.

Buổi chiều chúng tôi núp trong phòng học, mở hé cửa ra nhìn. Trước tiên, Thầy dắt xe ra, cưỡi lên đạp, chợt thấy cả hai bánh đều xẹp lép, Thầy đứng tần ngần một chút rồi bắt đầu bơm. Buổi chiều nắng vẫn còn cao, Thầy vừa bơm vừa quẹt mồ hôi trán, Chúng tôi vừa buồn cười vừa hối hận. Thầy bơm bánh xe một lúc rồi nhấc lên quay từng bánh và áp lỗ tai gần xe để nghe ngóng, chắc là kiểm soát xem có bị lủng chỗ nào không. Rồi bơm, rồi nghe ngóng, cứ thế nhiều lần, cuối cùng thầy lắc đầu, đoán là đám học trò nào phá phách rồi đây. Chúng tôi sợ run, chui cả vào góc phòng không dám nhìn trộm nữa. Giá lúc đó có ai mở cửa bước vào, chắc cả đám sẽ ù té bỏ chạy. Sáng hôm sau, có giờ công dân giáo dục với Thầy, cả đám chúng tôi ngồi im thin thít. Thành và Hóa là hai tay quậy nhất trong lớp mà cũng ngồi nín khe. Giờ học đi qua nặng nề và chậm chạp, cho đến khi nghe tiếng kẻng tan trường, tôi thở phào nhẹ nhõm, như một tử tù vừa được phóng thích.

Bây giờ tôi vẫn là một “Tử Tù” nhưng chưa được phóng thích, bạn cũng biết ai là chúa ngục phải không?

Chúc Hằng một ngày hạnh phúc.
Hoàng

Thầy và Trò Nguyễn Huệ họp mặt tại San Jose năm 2001

Hoàng mến,
Nói đến giai đon Tiu Hc, Hoàng nhc đến Thy Huân  trong khu “Bc K Di Cư”, làm tôi hình dung ngay ra Thy, ln tui, nh người, li còn hơi khòm và đúng như Hoàng nói, Thy rt nghiêm khc vi hc trò.  Tôi  hc không đến ni t nên thnh thong được bng danh d và vinh hnh gi s cho thy, mc dù là hc trò cưng ca thy nhưng mi ln đứng gn thy khi đến nhà Thy ly s, tôi vn s chết khiếp.

Khi lên đến Trung Hc tương đối các Thy Cô còn rt tr, có người d chng ch hơn bn mình vài tui. Vì trường mình  min Trung xa xôi, nhiu khi không được cung cp đủ giáo sư nên có mt s Thy Cô phi dy my môn mt lúc.

Ngoài nhng thy ở địa phương như Thy Nguyn Đảm, Nguyn Bá Quát, Sư Huynh Mai văn Hùng, và my Giáo Sư t Saigon đến như Thy Hàn Huy Quang, Nguyn Đức Quang, Trn Tiến Ton, Nguyn Khc Truyn, B Giáo Dc gi ra mt lot các thy, phn ln là người Huế như Cô Tôn N Minh Châu, Thy Đặng Văn Bình, Nguyn Văn Chút, Bu Đôn, Lê Văn Gch, Lê Ngc Giáng, Nguyn Văn Hàng, Lê Quang Khanh, Lê Văn Lâm, Nguyn Đức Lâm, Nguyn Như Lc, Trn Viết Ngc, H Văn Phú, Trn Xuân Phúc,  Tôn Tht Quế, Nguyn Văn Tâm, Võ Hu Thng, Bùi Xuân Tri, Hoàng Văn Trí…

Hoàng hi tôi có nh Thy Chút không h? làm sao mà quên được ông thy dy Vit Văn có duyên đó, lúc nào cũng pha trò cho hc sinh cười rũ rượi.

Tôi nh Thy Hướng cũng dy Vit Văn và  ln thy đọc mt đon văn ca mt bn hc trong lp viết: “đứng trên đồi cao, phóng hai con mt xung thung lũng…”, thy bo “anh nên viết “phóng tm mt xung” ch anh “phóng hai con mt xung” thì còn mt đâu để nhìn”, nói xong Thy phì cười và bn hc trò cũng bò ra mà cười.

Có mt người mà tôi không quên được là Thy Ton dy môn Toán, tôi còn nh my ln làm “toán chy”, khi tôi làm trúng hết, Thy Ton dõng dc bo là “bà c tiêu kia, bà đuc 10 đim ngon như óc chó nhá!”, nhng ch c tiêu và ngon như óc chó” là“ trade mark” ca Thy Ton đấy, Hoàng nh không? Tôi c mãi mong có mt ngày hi thy Ton xem óc chó ngon như thế nào.

Thy Ngc va dy S, Địa va làm Thy Hường Dn ca lp mình, và thnh thong dn ti mình đi cm tri Rng Dương, M Á, vì thế Thy rt thân vi hc trò, bây gi lâu lâu Thy vn viết thư thăm gia đình tôi. 

Nhng cuc hp mt ngoài tri, nu nướng ăn chung, ti li hát hò, làm c Thy ln trò gn bó và thân thiết nhau hơn.

Riêng Thy Hiu Trưởng Nguyn Đức Giang được hc trò thương vì Thy rt gn gũi vi ti mình, nht là thi gian gn đây, trong 3 ln t chc Đại Hi Cu Hc Sinh Phú Yên  Nam và Bc California ri Houston (Texas), dù  rt xa, (Đan Mch, Âu Châu), ln nào Thy cũng qua tham d, sát cánh vi hc trò và tr lc vi Ban T Chc, có ln thy còn lên trình din văn ngh na cơ. Chúng mình tt cả đều cu mong thy luôn được di dào sc khe để còn tiếp tc hướng dn và ng h hc trò ca thy.

Bn cũng nhc đến nhng cô giáo  trong Nam ra dy, các cô Cúc, Cô Hoa, Cô Hượt đến t Saigon vi nhng tà áo tha thướt, l mt và rt đẹp, như đem mt lung gió mi mát du t nơi văn minh đến cho ngôi trường Nguyn Hu nh bé, hin hòa ca chúng mình.  Tôi nh là Cô Cúc hay mc áo dài màu xanh nên thường bị đám hc trò con trai, trong đó  c ông anh rut ca tôi, đi qua đi li thnh thong hát câu “màu áo xanh là màu anh trót yêu” trong bài hát “Thu Quyến Rũ ca Đoàn Chun-T Linh, tuy hát nho nh nhưng cũng đủ cho mi người và Cô Cúc nghe thy, Cô y chc va phin va sướng trong bng.  Hc trò ngày y mà cũng bo thế cơ đấy.

Mi ln nghĩ đến các Thy Cô là mình li không khi liên tưởng đến câu người xưa đã nói “không thy đố my làm nên”, qu tht không sai. Nếu không nh các Thy Cô đã xây dng mt nn tng căn bn tt đẹp trong bn chúng mình thì làm sao mình có ngày nay.
Thôi, k v thy cô và bn bè như vy chc cũng đủ ri, càng nói nhiu càng lưu luyến thu hc trò, mc dù phài lo lng chuyn hc hành thi c, nhưng đó là thi gian êm đềm, trong sáng và hnh phúc nht ca mi người.

Thư ti Hoàng mun nói chuyn gì nh?

Trong khi chờ đợi câu tr li ca Hoàng, tôi cu mong bn không b “cai ngc” hành h như ở Guantanamo Bay, nhưng nghĩ đi nghĩ li, nếu bn tình nguyn xin làm “t tù”, Tri cũng không cu được ch li cu xin ca tôi thì đi đến đâu.
Hằng


Đại hội CHS Nguyễn Huệ tại Nam Cali năm 2009

Hằng mến,
Chúng ta thật may mắn lớn lên và học hành trong một môi trường lành mạnh, tự do, nhân bản, lấy giáo điều của Khổng Mạnh làm châm ngôn: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, nhất tự vi sư bán tự vi sư, và quan trọng hơn cả “Tiên học lễ, hậu học văn”. Xã hội một thời tương đối quy củ, thầy ra thầy và trò ra trò. Các Thầy Cô đã trang bị cho chúng ta một kiến thức căn bản và một lương tâm trong sáng để xây dựng gia đình và xã hội vững chắc, ngay thẳng. Những công ơn ấy phần lớn do học đường và các bậc thầy đã bỏ bao nhiêu tâm huyết để đào tạo nhiều thế hệ người trẻ miền Nam Việt Nam thời đó. Thế hệ chúng ta lớn lên thành nhân, ngẩng cao mặt hãnh diện là những cựu học sinh Nguyễn Huệ cũng nhờ sự giáo dục tân tụy của các Thầy Cô, đó là điều không thể chối cãi được.
Xin vinh danh các nhà giáo, các vị thầy khả kính của chúng ta, nhất là các Thầy Cô trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa!

“Người ta trồng cỏ trồng cây,
Thầy Cô Nguyễn Huệ về đây trồng người”

Chứ không như bây giờ, xã hội không lấy đạo đức làm đầu cho nên xẩy  ra bao nhiêu hệ lụy. Cho nên, thêm một lý do nữa chúng ta những  hậu duệ của Quang Trung Nguyễn Huệ phải nhớ công ơn của các Thầy Cô Nguyễn Huệ đã trồng được một đám rừng “Nhân” rậm rạp, tươi tốt, mạnh khỏe, ngay thẳng trong đó có tôi và Hằng, và những Hạnh, Tấm, Cẩm, Chính, Thơm, Nhượng, Hiền, Phổ, Phích, Hiền và biết bao nhiêu nữa kể ra không hết.

Tôi cũng cám ơn Trời đã cho chúng ta sống trên một đất nước tự do, nhân bản để con cháu chúng ta được hấp thụ một nền giáo dục lành mạnh, dựa trên công bằng bác ái.
Chúc Hằng những ngày rong chơi hạnh phúc.
Hoàng

Bạn chung lớp trong đại hội 3 tại Houston năm 2013


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét