Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và quý Thân Hữu
Ký sự KỶ NIỆM ÊM ĐỀM của CHS-NH Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một trong những cây viết quen thuộc của diễn đàn NHHN. Chị ghi lại sinh hoạt của CHS Nguyễn Huệ từ những ngày khởi đầu và đại hội 8 Boston CHSLTPT.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
KỶ
NIỆM ÊM ĐỀM
Lê Nguyễn Hằng
Khi Thanh Phước cho biết Đại Hội Cựu Học Sinh Liên Trường Phú Yên tổ chức tại Boston, không chỉ có du thuyền Royal Caribbean mà còn có cả du ngoạn Canada bằng xe buýt thì tôi rất mừng và quyết định tham dự ngay.
Tôi liền điện thoại rủ
Tấm và Chính, nhưng Tấm bận việc nhà không đi được còn Chính rất hoan nghênh
nên hai đứa tôi hớn hở vội vàng lo chuẩn bị. Chính ở Santa Ana, nam California
nên sẽ đi với vợ chồng Đặng Ngọc Bổng, còn tôi ở San Jose, trên phía bắc vất vả
lắm mới mua được vé máy bay đi và về cùng chuyến với nhóm Bắc Cali vì mọi người
đã mua vé từ hơn ba tháng trước. Vậy mà Chính và tôi cũng may mắn ghi tên kịp
thời lấy được hai ghế cuối cùng trên chuyến tour bus đi Canada.
Sáng thứ sáu khởi hành,
tôi phải mắt nhắm mắt mở thức dậy lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị đi. Thật vô cùng
cám ơn Hồng Vân vì cô em này còn dậy sớm hơn tôi để kịp đón Lan Anh, Hảo, Mai
và tôi cùng ra phi trường đáp máy bay United đi Boston khi trời còn mờ mờ tối,
sương lạnh lãng đãng và đường sá vắng tanh. Nhóm Bắc Cali khá hùng hậu, nói cười
tự nhiên, ăn uống nhộn nhịp tại phi trường làm như thể nơi đây là của riêng ta,
vừa lên máy bay là Hảo lại tiếp thêm những thức ăn khác.
Tôi mới gặp Hảo mà đã
“cảm” cô em này rồi. Người đâu mà dễ thương quá đỗi. Mặt mũi đầu tóc luôn gọn gàng
tươm tất, lúc nào cũng lo cho người khác, hết “chị Hằng đã ăn bánh mì chưa”, lại
“chị Hằng ăn thêm xôi nhá”, hay là “em đã giữ chỗ cho chị Hằng rồi nhé…”
Ngồi trên máy bay ăn
xôi vò chả quế thật ngon, tôi thấy thương Hảo và Trần Hoàng Thân quá chừng. Hảo
phải dậy sớm lúc hai giờ sáng thổi xôi rồi gói từng phần, phần nào cũng đủ muỗng
nĩa, khăn giấy, còn Thân thì khệ nệ vác hai túi thức ăn nặng trĩu trên vai sau
khi phải mở túi ra lúc ở cửa ải security check để khám xét. Có những hành động
tuy nhỏ nhặt nhưng thể hiện tình huynh đệ bảo bọc, lo cho nhau, quý giá là ở chỗ
này đây.
Đến khách sạn đã khuya
nên ai nấy lo đi ngủ để dành sức cho những ngày bận rộn sắp tới. Tôi dàn xếp cho
phòng của Lan Anh, Mai, Hảo, Chính và tôi luôn ở gần nhau để chúng tôi lúc nào
cũng có thể qua lại chuyện trò, bàn tán.
Tối hôm sau, thứ bẩy đi
dự Tiền Đại Hội, chúng tôi hớn hở bước vào tiệm China Pearl Restaurant Boston
trong những bộ quần áo đẹp, thấy các cô tiếp tân còn đẹp hơn, thuớt tha trong bộ
đồng phục áo dài nền màu hồng điểm hoa lớn màu vàng nâu nhạt, vòng màu nâu đậm
cuốn quanh chiếc áo dài thật lộng lẫy khiến mọi người xuýt xoa. Các MC Thọ Lê, Hoàng Thân và Thế Dương (ái nữ của thầy Nguyễn Văn Hàng) đã điều khiển chương trình và các ca nhạc sĩ cây nhà lá vườn trình
diễn thật xuất sắc.
Sáng chủ nhật, tôi nghĩ
rằng đến Boston mà không ăn “New England clam chowder”, món ăn nổi tiếng của
vùng này thì thật là một thiếu sót lớn nên sau khi ăn sáng chúng tôi bẩy đứa rủ
nhau đi, đây là một lần đi ăn vô cùng phức tạp, dở khóc dở cười. Vì đông nên
chúng tôi phải đi bằng hai chuyến xe. Chính,
Mai và tôi đi Uber trước. Lan Anh, Hảo, vợ chồng Tuyết phải đi taxi vì không muốn
chờ lâu và Uber chỉ chở tối đa 3 người. Khổ một nỗi vì không phải là dân thổ địa
ở đây nên không hề biết là Commonwealth Avenue của tiệm ăn cùng có ở hai thành
phố khác nhau Newton và Boston nên khi thuê Uber đã không ghi đúng tên thành phố
vì vậy Uber đã thả nhóm thứ nhất có tôi, xuống nơi… nhầm địa chỉ. Chính, Mai và
tôi ra khỏi xe nhìn quanh một khu gia cư sang trọng, không có một tiệm ăn nào,
chỉ thấy những căn nhà đẹp và chắc là rất đắt tiền.
Đi lên đi xuống một con dốc xa lạ, mặc những bộ quần áo phong phanh trong gió lạnh buốt, quanh quất không có một ai để hỏi trong khi đó điện thoại của tôi lại… hết pin, đúng là họa vô đơn chí, tính tôi cẩn thận, tối nào cũng charge điện thoại đầy cơ mà. Đành phải mượn điện thoại của Chính, khi lại dùng nhờ máy của Mai. Sau khi gọi tiệm ăn để hỏi thăm lại nhìn thấy cái bảng có chữ Newton bên kia đường mới biết là mình đến sai thành phố. Tôi có cái app của Uber trong điện thoại nhưng chưa dùng bao giờ nên lúng túng mãi mới liên lạc được với Uber trong khi bụng đánh lô tô vì thấy dấu đỏ trên cái iPhone đe dọa “cháy máy”.
Tôi gọi được Uber đến để đón ba đứa tôi trở về khách sạn thì Lan Anh gọi cho biết là nhóm thứ hai đang vừa xịch tới tiệm ăn “đúng địa chỉ”. Nghe ông tài xế taxi nói rằng các bạn tôi rất bối rối hoang mang không biết phải làm sao khi không thấy nhóm thứ nhất tới nên tôi bỏ ý định trở về khách sạn mà phải năn nỉ ông tài xế taxi này chạy đến đây đón chúng tôi qua tiệm ăn đó. Sau những cú điện thoại săn đuổi căng thẳng này, ba đứa chúng tôi vừa rét vừa mệt quá bèn ngồi phệt xuống đất trước thềm một căn nhà chắc trị giá cũng 5, 7 triệu, may mà họ không gọi cảnh sát đến bắt mấy bà già trông như ăn mày tội “trespassing”. Cuối cùng chúng tôi cũng gặp nhau và cùng nhau ăn bữa lobster và clam chowder… nhớ đời!
Đi lên đi xuống một con dốc xa lạ, mặc những bộ quần áo phong phanh trong gió lạnh buốt, quanh quất không có một ai để hỏi trong khi đó điện thoại của tôi lại… hết pin, đúng là họa vô đơn chí, tính tôi cẩn thận, tối nào cũng charge điện thoại đầy cơ mà. Đành phải mượn điện thoại của Chính, khi lại dùng nhờ máy của Mai. Sau khi gọi tiệm ăn để hỏi thăm lại nhìn thấy cái bảng có chữ Newton bên kia đường mới biết là mình đến sai thành phố. Tôi có cái app của Uber trong điện thoại nhưng chưa dùng bao giờ nên lúng túng mãi mới liên lạc được với Uber trong khi bụng đánh lô tô vì thấy dấu đỏ trên cái iPhone đe dọa “cháy máy”.
Tôi gọi được Uber đến để đón ba đứa tôi trở về khách sạn thì Lan Anh gọi cho biết là nhóm thứ hai đang vừa xịch tới tiệm ăn “đúng địa chỉ”. Nghe ông tài xế taxi nói rằng các bạn tôi rất bối rối hoang mang không biết phải làm sao khi không thấy nhóm thứ nhất tới nên tôi bỏ ý định trở về khách sạn mà phải năn nỉ ông tài xế taxi này chạy đến đây đón chúng tôi qua tiệm ăn đó. Sau những cú điện thoại săn đuổi căng thẳng này, ba đứa chúng tôi vừa rét vừa mệt quá bèn ngồi phệt xuống đất trước thềm một căn nhà chắc trị giá cũng 5, 7 triệu, may mà họ không gọi cảnh sát đến bắt mấy bà già trông như ăn mày tội “trespassing”. Cuối cùng chúng tôi cũng gặp nhau và cùng nhau ăn bữa lobster và clam chowder… nhớ đời!
Về đến khách sạn chỉ kịp
thởi sửa soạn đi dự Đại Hội cũng tại tiệm ăn China Pearl nhưng ở thành phố
Quincy. Trước khi vào dạ tiệc, mọi người đều thi nhau chụp hình với thầy cô, bạn
bè đứng trước những tấm bảng “Hân Hoan Chào Mừng Quý Thầy Cô, Quan Khách và Cựu
Học Sinh Phú Yên”. Buổi dạ tiệc thật huyên náo và rực rỡ.
Chúng tôi vui mừng chào
đón các giáo sư đã một thời chăn dắt đám học trò mà ngày nay đã già này. Thầy
Hiệu Trưởng Nguyễn Đức Giang đến từ Đan Mạch, thầy Nguyễn Văn Hàng và phu nhân
từ Minnesota, thầy Huỳnh Đức Chiêu từ Việt Nam, thầy Ngô Khôn Hạnh, thầy Ngô
Càng Phương và phu nhân từ San Jose và thầy Phạm Xuân Cầu ở Boston. Các thầy và
phu nhân đều còn rất tráng kiện và hài lòng thấy đám học trò xưa của mình đã
thành danh mà vẫn còn nhớ đến công dạy dỗ và thương kính các vị.
Riêng thầy Hiệu Trưởng
đã có rất nhiều kỷ niệm với đám học trò… già chúng tôi. Năm 2009, khi chúng tôi
tổ chức Đại Hội 1 tại Santa Ana, thầy đã cùng đám học sinh Bắc Cali đi từ San
Jose xuống Orange County do anh Nhượng lái xe. Trên xe thầy đã kể cho chúng tôi
nghe cuộc đời của thầy, từ thuở thiếu thời đến khi đi học rồi làm giáo sư và Hiệu
Trưởng ở các trường khác nhau, thầy kể chuyện một cách thân mật với chúng tôi
như những người bạn, chúng tôi quá ngưỡng mộ tính hiếu học và sức chịu đựng của
thầy, đúng là một tấm gương cho học trò noi theo. Chiều hôm đó, Tấm và tôi mời
thầy đến ăn tối ở nhà anh chị Cái Hùng Chi, một cựu học sinh Nguyễn Huệ và thầy
cũng vui vẻ nhận lời ngay, thầy trò chúng tôi có một buổi tối họp mặt bỏ túi
hát hò ăn uống rất thân mật. Sau đó thầy đã không về nhà của cháu mà đến ở tại
khách sạn với đám học trò cho vui, tính thầy hòa đồng, vui vẻ và giản dị như thế
đó bảo sao học trò không thương và mỗi lần tổ chức đại hội đều rất mong chờ thầy.
Lần nào qua Mỹ dự ĐH, thầy cũng đều gửi lời hoặc ghé nhà thăm vợ chồng chúng
tôi.
Buổi Đại Hội rất thành
công nhờ sự điều khiển rất duyên dáng và “chuyên nghiệp” của ba MC Thọ Lê, Trần
Hoàng Thân và Kim Khuê với một chương trình phong phú qua các bài hát và hoạt cảnh
linh động.
Cuối cùng cúp luân lưu
đã được trao cho hai anh Đạm Lê và Bảo Nguyễn, hai trưởng ban tổ chức cho kỳ ĐH
9 tại Las Vegas vào tháng 10 năm 2019.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn anh Võ Thái Sắc, anh
Vũ Trần, các anh chị trong BTC Đại Hội CHSLT Phú Yên Kỳ 8, các vị Mạnh Thường
Quân, các anh chị em trong ban văn nghệ và tất cả những người có mặt đã cho
chúng tôi tham dự một đại hội thành công mỹ mãn và những ngày vui xum họp nhớ đời.
Hôm sau, chúng tôi đi
thăm vài nơi ở Boston như khu thương mại Việt Nam, qua khu Đại Học MIT và ghé
vào thăm Đại Học Harvard, đây là hai trường không chỉ nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ
mà trên toàn thế giới.
Buổi
tối chúng tôi ăn bữa cuối cùng tại nhà hàng Tin Tin để sáng mai chia tay. Một số
người về nhà sau ĐH, một số vượt sóng viễn du trên chuyến Royal Caribbean, còn
nhóm chúng tôi năm mươi người sẽ đi bằng xe buýt qua Canada. Chúng tôi đã bắt
tay nhau, ôm nhau thật chặt hẹn ngày tái ngộ với đôi mắt rươm rướm.
Trong tour bốn ngày,
chúng tôi đi thăm Niagara Falls, một kỳ quan thế giới. Những dòng thác chảy cuồn
cuộn suốt ngày đêm, ban ngày thì hùng vĩ oai phong, ban đêm thì tỏa sáng rực rỡ,
lộng lẫy. Tiếp theo là thành phố Toronto, thuộc tiểu bang Ontario.
Rồi chúng
tôi đi thuyền trên sông Thousand
Islands, con sông đổ vào với Lake Ontario trong Ngũ Đại Hồ. Ngày hôm sau đi
Montreal, chúng tôi ghé thăm nhà thờ Notre Dame và Thánh Giu Se. Đêm cuối cùng ở
Montreal, Thầy Lê Văn Nhạc và phu nhân Mai Hương ghé khách sạn thăm chúng tôi
mang theo rất nhiều rượu, bánh kẹo, thạch và trái cây. Thầy trò ăn uống nhậu nhẹt
vui như Tết.
Trên xe buýt, hai anh
Khanh và Nam, hướng dẫn viên rất là thành thạo, lịch sự và hòa nhã. Các anh chị
Thân, Phú, Tuyết, Trọng, Hựu, Vân… đã không ngớt hát hò, kể chuyện, pha trò thật
vui nhộn và sống động khiến mọi người quên cả đường xa mệt nhọc. Trường Nguyễn
Huệ ta cũng có biết bao nhiêu tài năng xuất sắc đáng ca ngợi về lãnh vực văn
nghệ.
Xin cám ơn chị Lê Thị
Hoài Niệm đã cùng Kiên Thanh sáng tác bài Nguyễn Huệ Trường Tôi làm hiệu ca cho
ngôi trường thân yêu của chúng ta. Và cũng cám ơn Đỗ Trọng Tiên đã tổ chức chuyến
viễn du Boston-Canada rất thành công đầy tiếng reo hò cười vui, khiến mọi người
nhớ đời.
***
Suốt thời gian tám ngày
ở Boston và Canada, Chính và tôi ở chung phòng nên hai đứa tha hồ cùng nhau tâm
sự vụn, ôn lại chuyện xưa tích cũ…
Chính thắc mắc:
Tôi trả lời:
-
Ngày xửa ngày xưa, lúc ấy là năm 1954, Hằng
theo bố mẹ di cư từ Hà Nội vào Nam, ở Saigon được ba tháng thì bố H là công chức
đã được chỉ định ra Tuy Hòa làm việc. Gia đình H định cư trong một xóm nhà
tranh mới được dựng lên ở trong khu “bắc kỳ di cư”, H có một số bạn cùng xóm
hay những xóm láng giềng như Chính, Phạm Lan Anh, Nguyễn Thị Bích, Bùi Thị Cẩm
Hà, Đặng Thị Hoa, Đặng Quốc Tuấn, Dư Thế Long, Hoàng Khai Nhan…
H
không nhớ rõ lúc ấy tại sao không có trường học mà Thầy Cẩn, một ông Thầy Bắc Kỳ
cũng di cư như chúng mình, lùa lũ trẻ tội nghiệp đang lêu lổng vào một “trường
học bỏ túi” ngay trong một cái miếu hoang dưới một cây đa to ở Phường Tư nên
sau này bọn mình gọi là “Trường Miếu”. Trường chỉ là ngôi miếu trống hoác mà thầy
Cẩn dạy học trò đủ mọi lớp bất kể tuổi tác. Đám học trò gồm có Bích, Hạnh, Mỹ,
Phụng, Minh, Cường, Hiển, Từng, Vấn Hằng...
Bọn mình phải ngày ngày đi nhặt gạch vụn và mảnh gỗ vừa mẻ vừa mục làm bàn rồi
ngồi trên một miếng gạch cũng vụn làm ghế. Đám con trai nghịch ngợm thỉnh thoảng
lại giả vờ đi chạm vào cái bàn học vốn đã lung lay của đám con gái chúng tôi
làm đổ đám gạch vụn, thế là các nạn nhân vừa chùi nước mắt vừa chồng lại bàn ghế,
vậy mà bọn mình luôn luôn vui chứ không bao giờ cảm thấy khổ vì nghèo cả.
Cuộc sống mộc mạc
êm đềm trôi qua cho đến khi Thầy Cẩn về Saigon xin và Chính Phủ cấp ngân khoản
xây hai dãy nhà tranh làm trường học và từ đó Trường Nam Tiểu Học Tuy Hòa ra đời
và thầy Lê Cao Lợi làm hiệu trưởng đầu tiên. Đến khi Thầy Cao Huy Huân ở Saigon
ra thì có thêm một số bạn mới nữa như Chính, Trần
Bích Cẩm, Dương Thị Mai, Nguyễn Thị Nghiêm, Cao Thị Phượng, Trần Thị Tấm, Cao
Thị Cảo Thơm, Dương Mạnh Châu, Phạm Phích, Ngô Tấn Phổ, Ngô Hồng Phương, Trần
Khắc Toàn…
Tuy mấy năm sau, Tuy Hòa có thêm trường Nữ nhưng đám con gái tụi mình
vẫn tiếp tục học ở Trường Nam vì Trường Nữ lúc nào cũng chỉ có dưới một lớp.
Chính tiếp theo:
-
Lên
Trung Học lại có thêm bao nhiêu bạn nữa như là Nguyễn Thị Kim Chi, Hồng Thị Quỳnh
Hoa, Phạm Tuấn Khanh, Nguyễn Thị Mỹ, Đặng Thị Quý, Vũ Thị Minh Thu, Vũ Thị
Thiêm, NguyễnThị Yến, Trương Thị Yến, Đinh Văn Châu, Trương Khắc Khải, Đặng Duy
Nhượng, Phạm Trí…
Hằng nói:
-
Chính biết không, năm học đệ tứ, Cảo
Thơm, Mai và Hằng đã có lời thề tại núi Nhạn là mười năm sau ba đứa sẽ gặp lại tại
nơi đây, thế mà đã hơn 5 lần mười năm rồi tụi mình vẫn chưa giữ được lời hứa
thuở nào. Bây giờ ở tuổi này thì chắc khó có hy vọng thực hiện được nữa.
Sau
khi đậu Tú Tài, đàn chim của trường Nguyễn Huệ đã tản mát bốn phương trời, người
thì đi làm, kẻ đi Huế hay Saigon học tiếp, một số theo học những ngành chuyên
môn như Sư Phạm, Quốc Gia Hành Chánh, Y Khoa, Dược Khoa…
Dù
từ đó không bao giờ gặp lại Chính cho đến năm 1995, lúc nào Hằng cũng nhớ người
bạn mảnh mai, có khuôn mặt đẹp giống như Đức Mẹ và đã từng đóng vai Trưng Trắc
Trưng Nhị trong những lần tổ chức lễ Hai Bà Trưng.
Mãi
đến năm 1974, H mới tình cờ gặp lại được Hạnh, Mai, Quỳnh Hoa, Cẩm và Thủy ở
Saigon, nhưng chỉ được vài lần thì biến cố 1975 xảy ra khiến bạn bè lại tứ tán,
mỗi người một nơi.
Khoảng
tháng 7 năm 1975, khi định cư ở Virginia, tình cớ H gặp Dương Thị Mai trong một
tiệm bán sandwich, hai đứa gặp nhau mừng không thể nào tả xiết, vài tháng sau lại
gặp thêm Cẩm Hà cũng ở cùng thành phố. Sau đó, nhờ Mai làm việc cho Red Cross
nên đã tìm thêm được nhiều bạn bè ở các tiểu bang khác.
Rồi
cuối năm 1978, H dọn qua San Jose, Bắc California, sau đó Tấm cũng dọn từ
Wisconsin về Quận Cam, Nam California.
Chính tiếp lời:
- Chính còn nhớ rõ, một ngày Chủ Nhật đẹp
trời năm 1995, bất ngờ nhận được cú điện thoại của H gọi, Chính tưởng như đang
nằm mơ. H tìm ra Chính nhờ bắt liên lạc được với một người em dâu của Chính,
hôm ấy hai đứa nói chuyện suốt mấy tiếng đồng hồ. Từ đó đến nay tụi mình gặp
nhau thường xuyên, Chính có cây hoa lan nào vừa đẹp vừa hiếm quý lại để dành
cho H.
Chính ngừng một tí rồi
nói tiếp:
- Hằng này, hai đứa mình cùng đi dự ĐH lộng
lẫy huy hoàng lần này làm Chính chạnh nhớ lại cái thuở ban đầu thai nghén của
những buổi họp mặt nhóm học sinh Nguyễn Huệ mình trước đây hơn hai chục năm.
Hằng nối lời:
-
Ừ,
ngày đó, mỗi lần xuống Santa Ana, H gặp được rất nhiều bạn, nào là Tấm, Hạnh,
Thơm, Yến, Thiêm, Chính, Cúc… nhưng rải rác, riêng lẻ. Có lần trong một chuyến
đi công tác dưới vùng Nam Cali, H tìm ra Đặng Quốc Hiển, thế là khuya hôm đó,
Hiển và vợ Hàng Ái Liên cùng con gái và Phạm Trí đến tận khách sạn thăm H, mừng
quá nói chuyện oang oang bất kể những phòng bên cạnh đang cần sự yên lặng.
Thấy
vậy, H bèn bàn với Tấm và Chính là tại sao chúng mình lại không gặp nhau cùng một
lúc nhỉ, thế là H bèn bắt tay vào việc ngay. Mặc dù lúc ấy chưa có email, text,
cell phone và điện thoại viễn liên còn tốn tiền, H không quản ngại gọi rủ từng
người và mùa hè năm 1996, cuộc họp mặt đầu tiên rất đơn giản và thân mật diễn
ra tại văn phòng bảo hiểm của Trương Thị Yến.
Chính tiếp theo:
-
Sau đó, năm 1998, nhờ tài ngoại giao của
Tấm, tụi mình tổ chức lần thứ nhì tại Civic Center, Garden Grove, lần này chỗ rộng
rãi hơn và đông người ghê. Cả hai lần, học trò thì ngoài ba người trong ban tổ
chức là Tấm, Chính và Hằng còn có Nguyễn Thị Chánh, Nguyễn Kim Điểu, Nguyễn Thị
Hạnh, Đặng Thị Hoa, Hồng Thị Quỳnh Hoa, Hàng Tuyết Liên, Nguyễn Thị Nghiêm, Vũ
Thị Thiêm, Trương Thị Yến, Nguyễn Huy Cường, Phạm Ngọc Đăng, Đặng Quốc Hiển, Trần
Tử Hòa, Nguyễn Huy Hùng, Phạm Quốc Khánh,
Trần Văn Khương, Đặng Duy Nhượng, Phạm Phích, Ngô Tấn Phổ, Nguyễn Đan Thọ, Trần Khắc Toàn (từ Oklahoma), Phạm Trí, Thái
Vân, và Thầy Cô Hồ Văn Phú và Thầy Cô Nguyễn Ngọc Nhâm. Còn một số không nhớ
tên. Có cả gia đình và vài thân hữu nên tất cả là khoảng trên 50 người, một con
số khiêm nhượng nhưng đáng kể cho bước khởi đầu. Trong số này phần lớn là học
trò lứa tuổi tụi mình, vì những lớp dưới thì không quen và không có số điện thoại
để liên lạc. Thầy trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi rồi cũng ăn uống vui vẻ, chuyện
trò nổ như bắp rang. Trước khi chia tay học trò cũng ngỏ lời cám ơn và tặng quà
cho các giáo sư và phu nhân, thật là cảm động. Tuy hai buổi họp mặt đều đơn sơ
nhưng tình cảm thật chan hòa.
Hằng nói:
-
Lúc đó, chúng mình đều còn “nghèo” cả, đứa
nào có món ăn gì thì đem đến. Mỗi người đứng lên giới thiệu về mình và phát biểu
đôi lời cảm tưởng. Ai cũng rất mừng đã gặp lại thầy xưa bạn cũ mà trước đây đã
tưởng không bao giờ còn dịp trùng phùng hội ngộ.
Đã hơn hai chục năm rồi,
qua bao cuộc thăng trầm, đầu óc già nua mỏi mệt nên tôi không nhớ hết tên mọi
người và nhìn ảnh cũng không nhận ra, xin các đồng môn bị sót tên niệm tình tha
thứ.
- Sau đó mình bận rộn công việc quá nên
không tiếp tục được và mãi đến năm 2009, Đặng Duy Nhượng cùng với Phạm Đức Hiền.
Chính, Tấm và Hằng mới tổ chức Đại Hội 1 Cựu HS Nguyễn Huệ tại Santa Ana.
Xin
cám ơn Đặng Duy Nhượng và Hoàng Thanh Phước lúc nào cũng đầy nhiệt tình, hai
người đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc, để giữ cho ngọn lửa Nguyễn Huệ
được liên tục chói sáng cho đến ngày nay.
Trải
qua bao nhiêu thăng trầm, vật đổi sao dời, nhất là sau cơn hồng thủy năm 1975,
bọn học sinh chúng mình tan tác mọi nơi vẫn còn có thể về họp mặt thường xuyên
và đông đảo như thế này, thật là huyền diệu vô cùng. Xin cảm tạ ông Trời!
Chính hào hứng ngoéo
tay Hằng:
- Sau
hai ngày dự ĐH quá vui và suốt bốn ngày trên xe buýt với năm chục đồng môn,
Chính thấy thế giới như nhỏ lại và đám học trò Phú Yên càng thân thiết nhau
hơn, hai đứa mình sẽ lo chuẩn bị đi dự dự ĐH 9 vào tháng 10 sang năm ở Las
Vegas, Hằng nhá.
Chính và Hằng, ĐH CHSLT
Phú Yên 2018
Lê
Nguyễn Hằng
Tháng
9 năm 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét