Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và quý Thân Hữu
Ký sự NỖI LÒNG ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, của CHSPY Lê Đức Luận. Tác giả ghi lại những điều "mắt thấy, tai nghe" trong chyến trở về thăm Saigon - Saigon bây giờ. Nơi một thời được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Xin cám ơn đồng môn Nguyễn Đức Luận.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
NỖI LÒNG ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG
Lê Đức Luận
Nếu
trừ ra mấy năm thời thơ ấu sống với mẹ cha, thời gian còn lại của đời tôi: non
nửa lớn lên trên quê Cha đất Tổ, hơn một nửa sống ở nước ngoài.
Người
ta thường bảo: nước ngoài là “xứ người”, là vùng đất “tạm dung”, là “quê hương
thứ hai”. “Quê huơng đích thực” của mình là nơi chôn nhau cắt rún – nơi có mồ mả
cha ông bao đời còn ghi dấu – nơi có họ hàng Nội Ngoại – nơi có nhà từ đường thờ
cúng Tổ Tiên – nơi mẹ đưa mình đến lớp vỡ lòng – nơi có những đứa bạn lên sáu,
lên năm bắn bi, đánh đáo, thả diều – nơi mình lớn lên có ơn Thầy, nghĩa bạn –
nơi chớm nở tình yêu đầu đời ở tuổi học trò - nơi mình trưởng thành và đã góp
phần xây dựng và bảo vệ… Tất cả những yếu tố đó tạo thành hai tiếng Quê
Hương.
Khi
còn ở trong nước, có ai hỏi: “Quê hương anh ở đâu?” Tôi trả lời: “Quê tôi ở tận
Miền Trung”. Nhưng khi sống ở nước ngoài thì tôi nói: “ Quê hương tôi là Việt
Nam – là Huế, Sàigòn, Hà Nội – là giải đất hình cong chữ S từ Ải Nam Quan đến
mũi Cà Mau.
Với
tôi, “quê hương thứ hai”, hay “vùng đất tạm dung” đã cho tôi nhiều ân huệ: có
cuộc sống ổn định, tự do… con cháu lớn lên được học hành tử tế - thành đạt.
Nhưng sao cảm thấy thân mình như cây chùm gởi - “quê hương đích thực” vẫn canh
cánh bên lòng…
Cho
nên, về thăm quê hương Việt Nam là một mong ước đợi chờ của những người cao tuổi.
Ước mong của tôi đã thành hiện thực – Tôi đã trở về…
Khi
ngồi trên máy bay nhớ đến bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” của Ông Nguyên Sa, tôi thấy
lòng háo hức, mong sớm đến Sàigon để được sống lại với cái mượt mà, lãng mạn của
Saigon ngày xưa: “Nắng Sàigòn, anh đi mà
chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng…”.
Nhưng khi máy bay hạ cánh phi trường Tân Sơn
Nhất và bắt đầu các thủ tục nhập cảnh, sự háo hức biến mất, thay vào đó là nỗi
lo âu… Trước khi ra đi, bạn bè và người thân căn dặn: “ông về Việt Nam phải cẩn
thận khi qua cửa Hải quan”. Sự cẩn thận ấy là thế nào tôi chưa có kinh nghiệm,
nên hỏi thăm một cô gái, trông có vẻ lanh lợi, đi cùng chuyến bay. Cô ta quê ở
Bến Tre qua Mỹ hơn sáu năm theo diện kết hôn mà đã về Việt Nam đến ba lần. Thế
là tôi gặp đúng đối tượng. Tôi hỏi: “Lát nữa mình qua cửa Hải quan phải làm sao
cho được dễ dàng?”. Cô ta bảo: “Chú xếp 5 đô vào Passport để chúng nó không hạch
xách, khó dễ”, rồi cô ta lấy 5 dollar bỏ vào trang đầu của cái Passport, trông
có vẻ thành thạo. Tôi làm theo, nhưng là tờ 10 đô. Chờ đến lượt xét Passport và
Visa nhập cảnh; viên chức hải quan xem qua, mặt lạnh như tiền, chẳng nói năng
chi, cho tôi đi qua. Đến chỗ khám xét an ninh cá nhân, qua máy rà - không có gì
trở ngại. Bây giờ ra chỗ chờ lấy hành lý, cô gái hỏi: “Trong hành lý của chú có
máy móc, thuốc tây nhiều không?” – “Chỉ có vài cái computer cũ mang về cho mấy
đứa cháu” – “Vậy chú để sẵn trong túi vài chục đô, khi hỏi đến, chú dúi vào tay
chúng nó là xong chuyện, chứ không, chúng nó đưa qua làm thủ tục lôi thôi lắm”.
Cô gái lấy hai cái xe đẩy – cô một chiếc, tôi một chiếc. Khi lấy xong hành lý,
chúng tôi đẩy xe ra cửa cuối cùng, nơi đây có hai ngả ra. Một bên treo tấm bảng
chữ đỏ ghi: “Cần khai báo Hải quan”; bên kia là tấm bảng chữ xanh: “ Không cần
khai báo Hải Quan”. Tôi nói với cô gái: “Mình cứ đi ra ngả - Không cần khai báo
Hải Quan”. Cô gái đẩy xe đi trước bị một tên hải quan chận lại, chỉ qua ngả
kia; tôi đi sau cứ tỉnh bơ đi theo hướng “Không cần khai báo Hải quan”, tên hải
quan chẳng nói năng chi, tôi đi ra ngoài tỉnh queo - thở phào nhẹ nhỏm…
Trông thấy thằng cháu đang ngơ ngác nhìn quanh – Tôi đến gần gọi nó – chú cháu ôm nhau mừng rỡ …
Thằng cháu nói:
-
Cháu đến đợi chú từ lâu, không thấy chú ra, cứ tưởng chú bị chúng nó làm khó dễ…
-
Chẳng có ai nói năng chi, tao đi qua mấy cửa ải, không có tên hải quan nào hỏi
một câu.
Thằng
cháu cười cười, nói bông đùa:
-
Chắc thấy cái bụng phệ, với mái tóc bạc phơ của chú, chúng nó tưởng là “đồng
chí lão thành” đi ra nước ngoài làm công tác tình báo, nay về quê nghĩ dưỡng
nên không dám hỏi...
Hai
chú cháu nhìn nhau cười thoải mái, ngầm hiểu là đã được điều may mắn…
Trong
đầu tôi thoáng qua ý nghĩ: mình đã đi du lịch nhiều nước, khi có giấy tờ đầy đủ,
vào ra là chuyện bình thường chẳng chút bận tâm. Nhưng kỳ lạ thay, khi về Việt
Nam thăm quê hương của mình - giấy tờ đầy đủ - không mang theo súng, dao, ma
túy hay đồ quốc cấm mà cứ lo ngẩn, lo ngơ… Lúc vào thì lo Hải quan làm khó dễ,
khi ra thì lo an ninh phi trường giữ lại… cho đến khi phi cơ cất cánh, mới thở
phào nhẹ nhõm.
Khi
thằng cháu ra ngoài gọi taxi, tôi đứng chờ, cảm thấy đói bụng, nhưng nhớ lời vợ
dặn: “Về bên đó ông ăn uống cẩn thận, bây giờ ở Việt Nam có nhiều loại thực phẩm,
họ thêm vào các thứ phụ gia, ăn cho ngon miệng nhưng toàn là hóa chất độc hại,
về nhà sinh bịnh nan y - khổ thân”. Thế là đành ôm cái bụng đói meo… không dám
mua thứ gì ăn qua loa cho đỡ đói.
Người
ta hay ví von: Về thăm quê hương là về thăm Mẹ - Mẹ Việt Nam - Về thăm Mẹ là
tìm lại sự trìu mến, sự chăm sóc, bảo bọc, yêu thương… Chứ có ai về thăm Mẹ mà
phải “cẩn thận” bao giờ? Vậy mà trước khi ra đi, người thân, bạn bè căn dặn tôi
phải “cẩn thận”- hết cẩn thận chuyện này đến cẩn thận điều kia. Thiệt tình hết
biết! Nhưng tôi vẫn nhớ những lời căn dặn.
Taxi
đưa tôi về nhà thằng cháu trong con hẻm nhỏ, đứa cháu dâu niềm nở đón mừng… Qua
mấy câu thăm hỏi thông thường, nó tiếp lời: “Để cháu pha ly cam tươi chú uống
cho đỡ khát - rồi chú đi thay đồ rửa mặt cho mát mẻ, nghỉ một chút, mời chú ăn
tô cháo gà cho khỏe…
Như
thế là đúng ý cái bao tử của tôi lúc bấy giờ, nhưng tôi hơi ngần ngừ…Con cháu
dâu tinh ý, hiểu được sự ngần ngừ của tôi, nó nói: “Cháu biết những người nước
ngoài về đây rất lo ngại về đồ ăn, thức uống, nên cháu không mua các món nhập từ
Trung quốc đâu, chú yên tâm – cam ở miệt vườn Mỹ Tho – gà thả rông chứ không phải
gà nuôi công nghiệp”.
Ngày
hôm sau, thằng cháu đưa tôi dạo phố Saigon bằng xe gắn máy. Nó đưa tôi cái mũ
“bảo hiểm” đội lên đầu nặng trịch như cái nón sắt ngày xưa, kèm theo cái khẩu
trang. Tôi ngồi sau mà cứ lên ruột… vì xe gắn máy đông nghẹt mặt đường: chằng
chịt, chen lách - cứ thế lấn lên… Tiếng còi xe hơi chen lẫn tiếng còi xe gắn
máy náo động một khoảng không gian mờ mịt khói xe… Đôi mắt cay xè, nhưng tôi vẫn
cố nhìn bảng tên đường nay đã đổi tên - nhiều cái tên rất lạ lẫm, và tôi cũng cố
tìm những bóng hồng “mặc áo lụa Hà Đông” nhưng tuyệt nhiên không thấy, nên
trong đầu thoáng qua vài câu (nhái lại bài thơÁo Lụa HàĐông) như để nhắn gởi
Ông Nguyên Sa:
Nắng
Sài gòn, tôi ngồi xe ôm mà chợt tức
Bởi
vì em mặc chiếc váy che mông
Tôi
vẫn yêu cái mông ấy vô cùng
Giờ
che khuất làm tôi đây phát tức…
Cuối
bài thơ “Áo Lụa Hà Đông”, Ông Nguyên Sa tha thiết dặn dò: “Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/Giữ hộ anh
bài thơ tình lụa trắng…”
Nhưng
con gái Sàigon bây giờ ra đường chạy xe gắn máy, chen lách vèo vèo, mang khẩu
trang che khuất mặt mũi, khoác váy che mông, che đùi, găng tay kéo lên tận nách
- “kín mít”… giống như mấy cô Hồi Giáo Trung Đông. Chạy xe lạng quạng, bị mấy
cô ném cho cái nhìn không thân thiện, kèm theo một câu chửi thề… chứ không phải
như thời Ông Nguyên Sa: “Em không nói đã
nghe lừng giai điệu/Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh… Em chợt đến, chợt đi, anh
vẫn biết/ Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu…”
Bây
giờ thi sĩ Nguyên Sa có sống lại, về thăm Saìgòn cũng khó lòng gieo được những
vần thơ tình lãng mạn như ngày nào. Tôi
không là thi sĩ, nên viết được vài câu - tạm gọi là thơ - để nói lên tiếng lòng
đối với Sàigòn:
Trời Sàigòn chợt mưa, chợt nắng
Khi
ra đường em khoác sẵn chiếc poncho
Khi
mưa xuống em tung cánh én
Khi
nắng lên em vén lại che đùi
Trời
Sàigòn dù nắng đổ, mưa tuôn
Em
vẫn giữ môi hồng, má thắm
Cho
nên – Anh vẫn yêu Sàigòn như những ngày chưa mang tên “bác”…
Dù
thế nào, tôi vẫn yêu Saigon. Tôi về Sài gòn sau những ngày có cuộc biểu tình tự
phát: Phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế. Cuộc biểu tình
đã bị đàn áp - nhiều người bị đánh đập, bắt bớ, giam cầm… Lúc tôi có mặt ở
Saigon, Sàigòn đã trở lại sinh hoạt bình thường: đông đúc, nhộn nhịp… Nhưng
quan sát kỹ, vẫn còn thấy sự căng thẳng.
Đứa
cháu chở tôi qua các con đường, mỗi đầu hẻm có ít nhất năm sáu tên đứng hút thuốc,
tán gẫu, gây cho tôi sự chú ý. Tôi hỏi thằng cháu: “Sao chú thấy đầu hẻm nào
cũng có mấy người mặc sắc phục khác nhau, mắt cứ lom lom nhìn khách qua đường,
chúng nó đứng đó làm gì vậy?. Thằng cháu trả lời: “Màu xanh nước biển là bảo vệ,
mặc đồ ngà ngà là đám dân phòng, mặc màu xanh rêu là thanh niên xung phong, còn
đám kia là công an chìm – Chúng nó đứng đó để ngăn chặn biểu tình, hễ dân trong
hẻm có động thái gì là chúng “tóm” ngay, hoặc gọi công an đặc nhiệm đến can thiệp…
-
Tiền đâu mà trả lương cho từng ấy người? - Tôi đặt câu hỏi vẩn vơ … Tôi thấy
thương dân Saigon quá - đã đóng thuế nuôi một đám đảng viên ngồi nghĩ ra âm
mưu, kế sách bán nước - bây giờ còn nuôi đám “đứng đường” đàn áp dân ta bày tỏ
lòng yêu nước.
Những
ngày ở Sàigon, tôi cảm thấy không mấy thoải mái - luôn lo ngại và đề phòng… Tôi
muốn tìm lại những kỷ niệm ngày xưa, nhưng bạn bè ngày trước: kẻ ra nước ngoài,
người về “thế giới bên kia”… Tôi lạc lỏng giữa một Sàigòn thay đổi nhiều quá -
đường phố người đâu mà đông nghẹt đến ngột ngạt - nhiều nơi không còn dấu tích
ngày xưa, thay vào đó là những khu phố sang trọng hay những tòa nhà cao tầng.
Phố
xá Saìgon bây giờ có một sắc thái đặc biệt: những bảng hiệu bằng đồng vàng hực
chen lẫn với các câu khẩu hiệu như: “ Mừng Đảng Quang Vinh…” hay “Thi Đua…” –
“Quyết Tâm…” làm điều này, điều nọ. Tôi
bỗng nhớ đến lời của một người nào đó đã nói: “Khi đến một nước, nếu bạn thấy
nhiều bảng quảng cáo về sản phẩm, bạn sẽ biết xứ sở đó đang có sự cạnh tranh và
phát triển kinh tế. Nếu bạn thấy có nhiều
khẩu hiệu, bạn sẽ biết quốc gia đó đang có vấn đề về chính trị; muốn biết vấn đề
ra sao thì cứ nghĩ ngược lại ý nghĩa của câu khẩu hiệu…Như đảng Cộng sản chẳng
có quang vinh gì, dân chúng chẳng có ai mừng Đảng, nên phải kêu gọi: “Mừng Đảng
Quang Vinh”
Tôi
trở về con hẻm nhỏ, nơi nhà thằng cháu, cố tìm lại chút dư âm ngày trước. Nhưng
bây giờ cũng không còn nữa. Tiếng rao của những bà bán hàng rong, giọng Bắc
chân quê, hay đặc sệt giọng Nam kỳ mộc mạc đã được thay thế bằng một giọng
trong trẻo như giọng của một cô ca sĩ nào đó đi bán hàng rong.
Một
buổi sáng tôi nghe xa xa có tiếng rao: “Bánh mì đặc ruột – Bánh khúc - Xôi bắp – Xôi đậu xanh đây!”. Tôi
ra cửa đứng chờ mua cái bánh khúc mà từ lâu tôi không được ăn. Một anh mặc đồ bộ
đội, đầu đội nón cối, dẫn chiếc xe đạp, đàng sau bagare chở cái giỏ cần xế to
đùng, trên phủ tấm vải bao bột mì lù lù đi tới; tiếng rao lại lanh lảnh vang
lên, nhưng tôi thấy miệng anh ta đang ngậm điếu thuốc. Anh ta dừng lại – anh
nhìn tôi – tôi nhìn anh. Tôi biết đích thực là người bán hàng, tôi hỏi mua cái
bánh khúc. Anh ta tỏ vẻ bực, trả lời cộc lốc: “Chỉ có bánh mì đặc ruột thôi”.
Tôi phát cáu: “Sao anh rao bán bánh khúc?” – “Tôi có rao đâu, cái máy nó phát
ra đấy chứ”. Tôi giận bỏ vào nhà.
Anh
ta bực, có lẽ vì trong cái hẻm này ai cũng biết anh chỉ bán bánh mì đặc ruột mà
tôi lại hỏi mua bánh khúc. Còn tôi giận anh ta vì dùng cassette cho đỡ tốn hơi
mà còn lý sự… Có người nghĩ tôi khó tính, cổ hủ, lạc hậu – Thưa không! Tôi chỉ
là một người “hoài cổ”- muốn tìm lại chút hương xưa với rổ xôi thơm phức mùi lá
dứa, qua giọng rao chất phác chân quê. Chứ lòng tôi luôn mong Sàigòn đổi thay
và tiến bộ.
Saigon bây giờ hình như vắng bóng những trẻ
bán báo. Ngày xưa, những buổi sáng tinh mơ, giọng thằng nhỏ bán báo vang vang:
“Báo mới – báo mới đây”… Trên tay nó nặng trĩu nhiều tờ báo khác nhau còn thơm
mùi mực, chắc vẫn còn lưu lại trong ký ức nhiều người sống ở Saigon trước năm
1975.
Bây
giờ, tôi cũng không thấy những trẻ đánh giày lang thang đây đó, nhưng rải rác
đó đây, bên vỉa có những người trạc tuổi
sáu mươi, ngồi trên chiếc ghế thấp, chăm chỉ khâu khâu, dán dán hay đánh bóng
đôi giày… Bạn có thể ngồi sà xuống chiếc ghế thấp bên cạnh nhờ ông ta đánh bóng
đôi giày, bạn sẽ nghe được những câu chuyện ly kỳ từ những con người ấy. Họ là
những cựu chiến binh – bên này hoặc bên kia - Thời trai trẻ họ đã đi vào cuộc
chiến tang thương, nhưng cá nhân họ có những kỷ niệm hào hùng. Tuổi thanh xuân
của họ đã chôn vùi nơi rừng thẳm, suối sâu, nơi chiến trường đẫm máu… chứ không
phải ở trường học chữ hay dạy nghề, nên bây giờ lỡ thầy, lỡ thợ, đành kiếm sống
qua ngày với công việc chẳng vẻ vang gì. Họ có thể là công chức chế độ cũ – vì
lý lịch không xin được việc làm hoặc những viên chức chế độ mới bị khai trừ - Họ
cam chịu số phận hẩm hiu, ra đuờng kiếm sống.
Kẻ
ăn xin cũng thấy ít đi - thay vào đó là những người bán vé số. Đi đâu, ngồi đâu
cũng có người chìa ra xấp vé số với lời mời rất tha thiết, cảm động. Họ là những
người khuyết tật; những đứa bé gái trạc tuổi mười một, mười hai, gầy yếu xanh
xao hay những người đàn bà trông còn khỏe mạnh nhưng trông lam lũ. Họ đến từ những
tỉnh miền Trung nghèo khó: Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi hay những
tỉnh miền Bắc xa xôi. Sau vụ mùa, họ đổ về Saigòn, làm thuê, làm mướn, làm phụ
hồ hoặc bán vé số, kiếm thêm chút tiền đóng học phí cho con hay trang trải các
dịch vụ y tế.
Saigon
luôn luôn có những người cùng khổ và lắm kẻ giàu sang. Saigon bây giờ cũng có
những nơi thanh lịch xa hoa, bạn có thể trả hằng trăm dollar (hơn hai triệu đồng
VN) cho một bữa ăn trong những nhà hàng sang trọng nhưng bạn cũng có thể chỉ tốn
hơn một dollar (bốn chục ngàn đồng VN) cho một bữa ăn nơi “quán bụi” ven đường.
Nếu
bạn thích hamburger đã có tiệm Mc Donald; ghiền ly café Starbucks, Saigon cũng
đáp ứng được cho bạn; muốn thưởng thức gà chiên KFC (một số trẻ con Saigon nói:
- bây giờ Bác Hồ đi bán gà chiên, vì bảng hiệu có hình ông già trông xa xa hơi
giống “bác Hồ”) thì cũng đã có năm, ba tiệm. Chất lượng, trưng bày, phục vụ giống
như ở Mỹ.
Có
vài hiện tượng khá phổ biến như một phong trào: Trẻ nít đi học Anh Văn - Người
già tập Tài Chi... Một hiện tượng khác là mặc dù Saigon đã đổi tên hơn bốn mươi
năm nay, nhưng đa số dân Saigon không thích gọi tên mới. Ai hỏi, họ trả lời: -
Tôi người Saigòn hay tôi ở Thành phố mà không thêm HCM - Có lẽ họ lười nói dài
lê thê hay kỵ cái tên ấy, tôi không biết?
Một
buổi sáng nếu bạn ra một công viên nào đó xem những người già tập Tài chi hay
luyện Khí công, rồi đi vào tiệm phở đông nghẹt người, kêu một tô: “tái, nạm,
gân” - No nê - bạn thả bộ dạo phố Phố Sàigòn - đi qua đường Đồng Khởi (Tự Do),
đến cuối đường bạn dừng lại trước Khách Sạn Majestic, hưởng luồng gió mát thổi
lên từ sông Sàgon, rồi rẽ trái, bạn sẽ thấy tòa nhà cao nhất Saigòn bây giờ - Bitexco Financial Tower - Vào đó bạn mua vé (110 ngàn đồng VN
cho người cao niên; 220 ngàn cho khách chưa quá 70). Nhân viên phục vụ ở đây rất
điệu nghệ - bấm thang máy cho bạn lên tầng 49 với nụ cười xã giao thân thiện,
thêm cái cúi chào rất “Hàn quốc”. Từ đó, nhìn hết quang cảnh Saigon, bạn sẽ thốt
lên: “Saigon đẹp lắm… Sàigòn ơi! – Sàigòn ơi!”. Chiều về, đi qua các Trung Tâm
dạy Anh Văn, bạn sẽ thấy cha mẹ đứng chờ đón con. Những đứa trẻ mủn mỉm dễ
thương mặc áo đầm hoa màu rực rỡ leo lên xe ôm lưng mẹ - chiếc xe gắn máy lướt
nhanh trên mặt đường… Hôm đó, nếu có ai hỏi bạn:
-
Anh thấy Sàigòn bây giờ thế nào? Chắc bạn sẽ vui mà nói: “khá hơn thời bao cấp
rất nhiều”…
Ngày
hôm sau, tôi mời bạn ra xe bán bánh mì đầu ngõ, mua một ổ bánh mì chả lụa. Người
phụ nữ đứng sau cái tủ kính mờ đục, bụi đường còn bám trên mặt kính, nhanh nhẹn
bổ chiếc bánh mì làm đôi, trét lên nửa muỗng mỡ vàng, bốc mấy miếng chả lụa cho
vào, thêm vài lát ớt, mấy cộng hành ngò, xịt mấy giọt xì dầu, rồi gói vào miếng
giấy báo trao cho bạn. Bạn sẽ ái ngại vì bà bốc mấy lát giò lụa mà không mang
găng tay. Nhưng sau lưng bạn còn có mấy người đang đợi, họ không quan tâm điều
đó, họ quen rồi và cho rằng xe bánh mì Bà Tư ngon nhất trên con đường này. Vậy
bạn cứ yên tâm mà thưởng thức.
Nếu
bạn muốn ăn món nước, xin mời sà xuống quán hủ tíu cạnh đấy. Cái đòn (ghế) thấp
lè tè có thể làm cấn cái bụng phệ - khó chịu - nhưng không sao - cứ đứng bưng
tô hủ tíu mà thưởng thức như mọi người - mươi người đang đứng đợi đến lượt… Bà
bán hủ tíu mập thù lù, nhưng đôi tay thoăn thoắt. Khi khách ăn xong, đưa cái tô
lại cho bà, bà ném vào chậu nước phía sau nghe cái rột. Ông chồng ốm nhom, ngồi
phía sau chậu nước, mặc chiếc quần xà lỏn không mấy kín đáo, làm nhiệm vụ rửa
bát. Ông tráng qua mấy cái tô bà mới quăng vào, rồi lấy cái khăn lông to tướng,
đã ngã màu cháo lòng lau qua loa đặt lên chiếc bàn con cạnh bà. Ấy vậy, mà người
đến ăn rất đông. Họ còn lo đến sớm kẻo không còn… vì mỗi buổi sáng bà chỉ nấu nồi
nước dùng đủ bốn chục tô. Tám giờ rưỡi là bà dẹp quán về nhà, ở trễ sợ công an
đến tịch thu nồi niêu xoong chảo. Bà đã bị mấy lần nên sợ.
No
nê, mời bạn cùng tôi đón xe bus đến các khu chợ để thấy những sinh hoạt Saigon
bây giờ ra sao, nôm na là “xem dân cho biết sự tình”. Phải đi xe bus bạn mới thấy
ở Saigon dù làm ra tiền triệu vẫn không thấy đủ mà kiếm “ba cọc, ba đồng” cũng
lây lất qua ngày. Cũng một đoạn đường như thế, bạn gọi taxi (bây giờ có nhiều hãng
Vinasun, Mai Linh, Uber) có thể trả đến vài trăm ngàn đồng, còn đi bus chỉ tốn
năm ngàn. Lên xe bus ngồi chờ đến giờ xe chạy, chỉ năm mười phút thôi, bạn sẽ
“no tai” với những tiếng chửi thề - Hỷ, nộ, aí, ố, hên, xui đều “Đ.M” tuốt.
Tôi nghe cuộc đối đáp giữa ông tài xế già và người lơ xe trẻ mà mắc cười. Người
lơ xe nói: - Đêm qua em bắt được “con ghệ” thơm như múi mít. Ông tài xế già: -
“Đ.M, mặt mày mà bắt được ghệ thơm”. Người lơ xe: -“Đ.M, khinh người
hoài…”. Cười vì “già chửi trẻ, trẻ không buồn - trẻ chửi già, già không chấp”. Lát
sau tôi lại nghe một bà càm ràm: - Đ.M, sáng nay xui, bị thằng công an giao
thông chận xe, bảo em chạy quá tốc độ - Đ. má nó, xe đông nghẹt làm sao em chạy
quá tốc độ được – em cự nự - nó giam xe – bây giờ phải đi xe bus - khổ bỏ mẹ!
Chửi
thề trở thành một nếp văn hóa của Saigon và kỳ diệu thay chỉ có người Saigon
chính cống mới nói tiếng “Đ.M” nghe “ngọt lịm – không cảm thấy dung tục!”.
Bây
giờ mời bạn ghé qua chợ Bà Chiểu – Cái sầm uất của khu chợ này làm bạn hơi ngột
ngạt lúc ban đầu. Nhưng rảo quanh chừng nửa giờ, bạn sẽ quen mùi. Bạn có thể ngồi
uống ly nước mía bên một đống rác to tướng mà không thấy ái ngại. Nơi đây cung
cấp những nhu yếu phẩm cho nhiều gia đình có lợi tức trung bình hay thấp . Người
bán, kẻ mua luôn tất bật, vội vàng nhưng vẫn giữ thái độ hòa nhã, thân thiện -
ít thấy cảnh lừa đảo hay bán món hàng độc hại. Khoảng đất trống trước mặt chợ,
bày la liệt những quần áo cũ mới, đủ màu, đủ cỡ, đủ gíá trên tấm nilon trải dài
theo nền tráng ciment - Những người bán hàng đa số là phụ nữ đon đả chào mời -
Chỉ cần một, hai dollar (khoảng hơn 20 đến 40 ngàn $ VN) bạn có được tấm áo
che thân.
Nếu
bạn là người có thu nhập cao, xin mời qua khu Phú Mỹ Hưng (Quận 7), tọa lạc
phía Nam thành phố Saigon. Nơi đây bạn có thể thưởng thức hương vị một ly café
năm, bảy dollar hay vào những nhà hàng sang trọng, có máy điều hòa không khí với
bản thực đơn đa dạng, đầy đủ các món: Tây, Tàu, Nhật, Ý… Bạn cũng có thể thưởng
thức những món đặc sản mà không phải e ngại thực phẩm độc hại, vì nơi đây đã
tuyển chọn các sản phẩm thượng hạng với giá cao vời vợi. Bạn có thể tìm mua những
cái ví vài ngàn đô; chiếc áo đầm năm, bảy trăm đô cho các bà hay chiếc quần
Jean cả trăm dollar cho các ông ở các cửa tiệm bán “hàng hiệu” trong khu siêu
thị sang trọng không thua bất cứ nơi nào trên thế giới… Nếu bạn đã mỏi chân xin
mời ra ghế đá nơi hồ Bán Nguyệt ngồi thở hít không khí trong lành - trước mặt
sông nước mênh mông, sau lưng là các biệt thự sang trọng nằm dọc theo con đường
vòng quanh Hồ Bán Nguyệt. Cư dân ở đây đa số là các doanh nhân ngoại quốc. Nghe
nói “cả tá” các nhà thiết kế, các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới thi nhau
vẽ kiểu cho khu Đô thị Phú Mỹ Hưng này.
Rời
khu Phú Mỹ Hưng sang trọng, xin mời bạn đến Khu Chợ Kim Biên Sàigon – Dân
Saigon gọi là “Chợ Thần Chết”- ở Phường 13, Quận Năm. Khu chợ sầm uất này bán
sỉ nhiều mặt hàng như đồ điện tử, đồ gia dụng… đặc biệt trong lòng chợ bày bán
tự do các loại hương liệu cho nước uống và bột phụ gia cho thực phẩm được chế
biến từ các loại hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe con người đã được các nhà
khoa học khuyến cáo không nên dùng hoặc cấm xử dụng. Vậy mà nguồn hàng được
cung cấp dồi dào từ các hảng xưởng của Trung cộng cho các chủ vựa ở chợ Kim
Biên, hầu hết là người Tàu. Bạn có thấy trên thế giới này có nơi nào cho phép
kinh doanh, tự do buôn bán hóa chất độc hại như ở chợ Kim Biên không? Nói đến
đây tôi không thể ngăn được tiếng chửi thề đối với bọn “cầm quyền khốn nạn” -
Chúng bắt bớ, giam cầm những người đấu tranh cho tương lai dân tộc, nhưng lại
dung dưỡng những kẻ đang tiến hành âm mưu: “làm suy tàn giống nòi Lạc Việt”.
Ra
khỏi khu chợ Kim Biên, tôi đón xe bus đến bến xe Miền Tây. Nghe thằng cháu nói:
“đây là một trong những nơi đáng ngại ở Sàgon: cuớp giật, đĩ điếm, xì ke ma túy
- chớ có la cà nơi đây mà mang họa vào thân”. Cho nên tôi tò mò “đến xem cho biết
sự tình”. Khi tôi đến nơi thì phố xá cũng đã lên đèn. Vừa bước xuống xe bus, mấy
người chạy đến, chìa xấp vé số nài nỉ: “
Bác ơi! Ông ơi! - mua dùm cháu vài tấm, kiếm chút tiền ăn cơm – đói quá ông
ơi!”. Nghe rất thương tâm, nhưng nhớ lời thằng cháu căn dặn: “Khi xuống bến xe
Miền Tây, chú phải cẩn thận – coi chừng móc túi, cướp giật”, nên tôi không dám
móc bóp lấy tiền mua vé số.
Tôi
đang lóng ngóng “quan sát tình hình” thì một người đàn bà tuổi độ ba mươi, phấn
son nhếch nhác đế gần khều khều tay tôi nói: - “đi dzui dzẻ chút xíu không
anh?” Tôi nhớ lời thằng cháu căn dặn: - “Khi chú lỡ gặp bọn gái ăn sương, hay bọn
si ke, ma túy dụ dỗ, xin tiền chú đừng tỏ ra bực bội, hay khinh miệt chúng nó
mà phải vui vẻ nói theo ngôn ngữ của chúng nó, kẻo không nó lấy kim của tụi
chích choát mang bịnh sida lụi cho một phát, hoặc ôm cắn mình thì khốn”. Tôi đã
học được mấy câu, đem ra ứng dụng liền sau khi nghe nói rủ đi “dzui dzẻ”. Tôi
trả lời: “Tao đang rầu bỏ mẹ - chờ xe bus dzào bệnh dziện thăm thằng cháu nội
đây – dzui dzẻ gì nổi - để khi khác”. Nghe thế nó bỏ đi.
Chừng năm phút sau, đứa con gái chừng khoảng
hai mươi đến nói: “Đi dzui dzẻ chút xíu đi anh - Hạ giá! Xào chay cũng được”.
Tôi lại nhớ đến cẩm nang, trả lời: “Đụ mẹ, cả ngày nay kiếm chẳng ra một xu, đến
giờ này không có cái gì bỏ bụng – Đói bỏ mẹ, tay chân bủn rủn - mày có cho
không, tao cũng chịu thua - đi chỗ khác chơi đi mày”.
Trong
bóng tối, phía sau xe bus, thấp thoáng mấy thằng “ma cô”. Quả thực như thằng
cháu đã nói: “đây là nơi đáng ngại”. Chiếc xe bus 81 trờ tới, tôi bước vội lên
xe. Buổi tối hôm ấy, nếu có ai hỏi tôi: “Anh thấy Saigon thế nào?” Tôi sẽ trả lời:
“Sàigòn thấy dzậy mà không phải dzậy…”
Đấy,
Sàigon có những cái đáng yêu, đáng thương, đáng ghét... như vậy đó. Có người hỏi:
“Saìgòn bây giờ có gì lạ nữa, chứ chỉ từng ấy chuyện thôi sao?”
Còn
nhiều - nhiều lắm! Những chuyện “trái tai gai mắt” ở nhà thương, trường học: - Chuyện
hai bệnh nhân nằm chung một giường, còn lại nằm la liệt ở hành lang bệnh viện,
muốn có chỗ tử tế hơn đút cho cô y tá ít tiền, muốn khám sớm lót cho bác sĩ cái
phong thư. Chuyện ra đường thấy anh tài xế khúm núm trước mặt anh công an giao
thông – tay trái gãi đầu, tay phải móc bóp. Chuyện học trò:“học ở trường chưa đủ,
rủ tới nhà cô giáo học thêm”, mấy đứa nhỏ không còn giờ chơi đùa. Những chuyện
như thế, dân Saigòn nói là chuyện bình thường - mấy chục năm như thế, quen rồi!
Khi nào cảnh đó không còn “mới là chuyện
lạ”. Chữ “đút, lót” có từ đời nào, bây giờ mới thấy hay đáo để…
Một
ngày trước khi rời Sàigòn, tôi lang thang trên những con đường mang nhiều kỷ niệm,
bây giờ đã bị đổi tên – những cái tên
nghe rất lạ lẫm. Lòng tôi nặng trĩu ưu tư về sự thay đổi tên đường ở Sàigòn. Lịch
sử Việt Nam trải dài trên bốn ngàn năm - biết bao anh hùng, liệt nữ đã hy sinh
và dày công xây dựng nên giang sơn gấm vóc này… chứ đâu phải bắt đầu từ năm
1930 với những người có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà
Sàigòn phải mang những tên “bá vơ” ra đặt tên đường hay tên công viên. Như tên
Lê Văn Tám - một đứa trẻ con hư cấu mà Trần Huy Liệu đã đưa vào tài liệu để
tuyên truyền. Trước khi nhắm mắt, Trần Huy Liệu ( 1901 -1969 - một nhà văn, nhà
báo, nhà sử học - từng giữ chức Bộ trưởng Thông Tin và Tuyên Truyền của Việt
Minh) đã nhắn gởi với ông Phan Huy Lê (một nhà sử học Miền Bắc) rằng: “sau này
khi đất nước yên ổn, nhờ các anh nói lại giùm tôi …”.
Rảo
bước trên đường Trần Quốc Toản nay đổi là “đường 3 tháng 2” - 3 tháng 2 năm
1930 là ngày thành lập đảng cộng sản VN - một đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin - một
chủ nghĩa không còn phù hợp với văn minh nhân loại ngày nay. Chẳng lẽ họ không
biết điều đó hay sao? Và họ có đọc những trang sử đời Nhà Trần đã anh dũng chống
quân xâm lược Nguyên Mông như thế nào chưa mà lại đổi tên như vậy? Tôi cảm thấy
xót xa…
Trở
về chợ Bến Thành rồi đi dọc theo đường Lê Lợi - bây giờ khu vực này được rào chắn
để thi công đường hầm metro kết nối Ga Nhà Hát (Trụ sở Quốc Hội cũ) với đoạn đường
metro: Bến Thành - Suối Tiên, tôi biết khi công trình này hoàn thành, trung tâm
Sàgòn sẽ đẹp hơn, tiện nghi hơn. Nhưng con đường Lê Lợi đã có một thời in dấu
chân tôi và người tình… Những cái tên: Khai Trí, Thanh Thế, Thương xá Eden,
Thương xá Tax, Café Givral, rạp Rex; phía bên kia là Nhà Hàng Kim Sơn, tiệm kem
Ngọc Lan, góc dưới là tiệm kem Pole North… có thể sẽ thay tên đổi dạng, nhưng
nó sẽ mãi mãi lưu lại trong ký ức của tôi.
Đứng
trước sự đổi thay và mất mát, tôi muốn tìm lại cái Hồn của Hòn Ngọc Viễn Đông -
nhưng nó ở đâu bây giờ? Nỗi lòng khơi dậy một chút xót xa: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường/ Đến nay thấm
thoát mấy tinh sương/ Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch
dương”, và thấy ngậm ngùi: “Ngàn năm
gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.” *
LÊ ĐỨC LUẬN
(Tháng
6 Năm 2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét