Tản Mạn Cuối Tuần
VẮNG TANH
Trần Hoàng Phước Hậu
Cuối
tuần anh chị em chúng tôi hay tụ tập nhau để nhâm nhi ly cafe sáng hay bị hớp hồn
bởi những món ăn thuần túy quê hương như bún cá, phở bò hoặc mì chả cá... và cũng
là dịp để trút bầu tâm sự của cả tuần, chuyện buồn, chuyện vui, chuyện chúng mình...
và mong chuyện buồn ít hơn vui!
Rồi
một hôm chợt có người hỏi sao trong ngôn
ngữ Việt thường hay có những ví von thật là dễ thương và đôi khi khó hiểu, ví dụ
như sao lại "vắng tanh như chùa Bà Đanh" (vần điệu đàng hoàng) và chùa
Bà Đanh ở đâu nhỉ? sao lại vắng tanh như thế?... vân vân và vân vân...
Và
đây tạm gọi là câu trả lời...
Thời
nay, thật không có gì khó khi muốn biết chùa Bà Đanh ở đâu, chiều dài lịch sử của
chùa ra sao... và lý do nào lại được đem vào để ví von cho cái hoang, cái vắng!?
Chùa
Bà Đanh hay còn gọi là chùa Bảo Sơn Nữ ở làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, tỉnh Hà
Nam, Bắc phần Việt Nam, cạnh dòng sông Đáy. Khởi xây từ thế kỷ thứ 7, đến thời
vua Lê Huy Tông (1675-1750) chùa được trùng tu và xây thêm đàng hoàng hơn. Chùa
Bà ở làng Đanh Xá và dân gian nói gọn lại là chùa Bà Đanh. Tỉnh Hà Nam cũng là
quê hương của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến.
Một
trong những lý do mà thời xưa chùa vắng khánh thập phương vì chùa nằm trong một
vùng đất khá hoang vu, xa khu dân cư, ba mặt là sông nước, đường bộ vào độc đạo,
qua rừng rậm, lắm thú dữ... Muốn đến chùa tương đối an toàn là phải chèo thuyền
qua sông để đến viếng chùa, cũng khá bất tiện. Thế là chùa trở nên vắng vẻ. Đơn
giản là thế! là "vắng tanh như chùa Bà Đanh" mặc dù chùa tọa lạc trên
một dải đất "sơn thủy hữu tình".
Ngày
nay thì có khác, phương tiện giao thông tân tiến, việc đến chùa Bà Đanh không còn
khó khăn như ngày xưa, các con cháu chúng ta bây giờ sẽ không còn thấy chùa
"vắng tanh" nữa mà trong các ngày Lễ, Tết, chùa khá nhộn nhịp với khách
thập phương; chúng có thế thắc mắc, chùa vẫn có đông người đến viếng mà sao lại
ví "vắng tanh như chùa Bà Đanh"?... Thì chúng ta cũng đã có câu trả
lời cho chúng hiểu rồi đó.
"Thế
gian biến cải vũng nên đồi..."
Trần
Hoàng Phước Hậu - Feb. 22, 2020.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét