Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

Món Ngon Tây Tạng

 

Gà nấu nồi đá

MÓN NGON TÂY TẠNG 
Sưu tầm

Vùng đất Tây Tạng mang trong mình vẻ đẹp bí ẩn, huyền bí. 
Nền ẩm thực của Tây Tạng cũng rất phong phú.

Gà nấu nồi đá

Món ăn này mang phong cách đặc trưng của Tây Tạng. Hầu như nhà hàng nào chuyên về món gà ở Tây Tạng cũng phục vụ thực khách món ăn này.

Nguyên liệu chính của món ăn là gà Tây Tạng. Những con gà được hầm cùng một số vị thuốc bắc trong ít nhất 3 tiếng đồng hồ mang đến hương vị thơm ngon đặc biệt và vô cùng bổ dưỡng. Điểm đặc biệt là người ta dùng một chiếc nồi làm hoàn toàn bằng đá để nấu gà.

Nồi đá có thể hấp thu nhiệt tốt, khi đã tắt lửa vẫn duy trì được nhiệt độ. Vì vậy, thực khách có thể tận hưởng món gà nóng hổi suốt cả bữa ăn. Không chỉ vậy, trong khi nấu, một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng trong nồi sẽ hòa tan vào nước dùng giúp món ăn có mùi thơm ngon.

Gà nấu nồi đá 

Dồi tiết Tây Tạng

Món ăn này được làm từ thịt cừu. Mỗi khi giết thịt một con cừu, người Tây Tạng để riêng phần ruột non và tiết của nó để chế biến dồi. Thịt cừu được băm nhỏ sau đó ướp thêm gia vị như muối, tiêu, bột tsampa.

Sau đó, thịt cừu và tiết sẽ được nhồi vào những đoạn ruột non đã được làm sạch, dùng dây buộc thành từng đoạn vừa ăn rồi đem đi đun sôi đến khi nào những miếng dồi nổi lên, lớp màng ruột non bên ngoài đổi màu trắng đục là có thể ăn.

Món ăn này mang hương vị riêng biệt, mềm dai, không bị vỡ nát. Thịt cừu nhiều đạm, ít mỡ, lại dễ tiêu, là một món ngon chống rét rất hiệu quả vào mùa đông.

Dồi tiết tây Tạng

Tsampa

Tsampa là món ăn nổi tiếng nhất Tây Tạng mà khi tới đây bạn nhất định nên thử. Món ăn này được làm từ bột lúa mạch rang và ghê (bơ yak). Người Tây Tạng ăn Tsampa mỗi ngày và kết hợp chúng với nhiều loại đồ ăn khác nhau.

Có 2 cách cơ bản để làm và ăn Tsampa. Cách thứ nhất là rang chín lúa mạch trong một chiếc chảo cát sau đó nghiền chúng thành bột rồn trộn và khuấy với bơ ghee. Cuối cùng là nặn và tạo hình cho Tsampa là có thể ăn. Cách thứ hai là dùng Tsampa nấu cháo với thịt bò hoặc thịt cừu và rau.

Tsampa 

Bò Yak hầm ngũ cốc

Món ăn này có lịch sử gần 1500 năm. Ở Tây Tạng không ai không biết đến món này. Trước đây, chỉ giới quý tộc Tây Tạng mới được thưởng thức.

Thịt bò Yak được hầm chung với các loại ngũ cốc và rau củ mang đến một hương vị hài hoà, màu sắc hấp dẫn, nước dùng thanh mà đậm đà. Thịt bò Yak chín tới mềm mọng, có màu đỏ tươi vô cùng đẹp mắt.

Món ăn sử dụng nguyên liệu tươi ngon và gia vị độc đáo của địa phương nên vô cùng hấp dẫn. Chắc chắn những người sành ăn không thể bỏ qua.

Bò Yak hầm ngũ cốc

Sữa chua Yak

Món ăn này mang tính đặc trưng của người Tây Tạng. Những con bò Yak ở Tây Tạng được xem là tài sản quý giá. Người Tây Tạng tận dụng mọi bộ phận của bò Yak trong đời sống và trong ẩm thực. Sữa bò Yak sẽ được đem chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau như bơ ghee, làm sữa chua, sữa đông,…

Sữa chua Yak có vị dịu nhẹ hơn so với sữa chua thông thường, thơm ngon kể cả khi không thêm đường. Khi ăn, bạn có thể thêm một số loại hoa quả và hạt để tăng thêm hương vị.

Sữa chua là loại thực phẩm quan trọng đối với người Tây Tạng và đã có lịch sử cả nghìn năm. Mỗi năm, người dân Tây Tạng đều tổ chức lễ hội Shoton – lễ hội sữa chua, đây là một trong những lễ hội quan trọng và thú vị nhất ở nơi đây.

Sữa chua Yak

Rượu Chaang


Công thức ủ rượu Chaang được công chúa Văn Thành mang theo từ Trung thổ tới Tây Tạng khi bà được gả cho vua Tùng Tán Cán Bố.

Ngày nay, khi tới làm khách tại nhà dân địa phương, món rượu Chaang cũng được coi như là miếng trầu của người Việt để mở đầu câu chuyện đầy thú vị.


Rượu Chaang

Sữa đông


Sữa được cô lại thành những viên nhỏ như đường phèn, là món ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ và người già ở Tây Tạng.


Sữa đông

Thenthuk


Món mì Thenthuk đầy màu sắc là bữa sáng đặc trưng ở Tây Tạng, là sự đan xen giữa các loại rau củ, thịt và ngũ cốc, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc mới.


Thenthuk

Bia Lhasa


Ngành công nghiệp chế biến bia ở Tây Tạng bắt đầu cuối năm 1980, 

và hãng bia Lhasa là một trong những doanh nghiệp đầu tiên khai phá ngành công nghiệp này ở nơi đây.


Bia Lhasa

Trà bơ


Còn gì tuyệt vời hơn khi cầm trong tay một cốc trà bơ nóng hổi, nhâm nhi vị thơm ngậy của bơ trong thời tiết se lạnh của Tây Tạng về đêm?


Trà bơ

Bánh bao Momo


Momo có hình dáng khá giống với bánh bao, sủi cảo của Trung Quốc với phần nhân gồm: Thịt, rau.

Khi ăn, người Tây Tạng thường chấm kèm với một loại nước chấm tự chế có màu sánh vàng đặc trưng.


Bánh bao Momo

Sưu tầm 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét