Người có tín ngưỡng
quan niệm hồn (tâm linh) và xác (xã hội) không thể tách rời nhau, nên các
tôn giáo thường khích lệ giáo hữu tham gia chính trị để xây dựng đời sống toàn
diện. Vì thế, luận điệu chúng ta nghe một số người viện dẫn Tôn giáo không làm
chính trị để từ chối tham gia các hoạt động chống chủ nghĩa Cộng sản vô thần
xem ra không mấy hợp lý qua các dữ kiện:
1- Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolồ II đã ban hành thông điệp về “Mối Bận Tâm Xã Hội-
Sollicitudo Rei Socialis- ngày 30 tháng 12 năm 1987 nhằm hoằng dương
nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm vì nhân thế được tạo thành theo hình ảnh của
đấng Tạo Hóa. Do đó, tín hữu không những mến Chúa mà còn phải yêu người. “Để
đem đời sống Thánh Kinh vào trật tự thế giới nhằm phục vụ con người và xã hội,
các tín hữu tuyệt đối không thể từ chối việc tham gia vào sinh hoạt chính
trị.”
2- Tôn trọng nhân
phẩm chẵng những trên bình diện giao tế phải giữ lễ, nghĩa, liêm, sỉ
với tha nhân mà trong đời sống hằng ngày còn phải được thể hiện qua hành vi tôn
trọng những quyền lợi cá nhân và xã hội bằng cách tạo cho con người
cơ hội tham gia vào “Các việc hình thành chính sách, chương trình, kế hoạch
chính trị trên bình diện quốc gia hay trong các định chế xã hội, cộng đồng phù
hợp với phẩm giá con người”.
3- Nhân luật cũng đã
quy định sự tôn trọng nhân quyền qua Hiến Pháp như HP của Anh quốc, Hoa Kỳ,
Pháp quốc và các quốc gia tự do trên thế giới và nhất là trong bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà hơn 190 quốc gia thành viên đã cam kết phổ biến và
thi hành. Mặc dù có một số thành viên tuy đã ký kết nhưng thất tín, như nhà cầm
quyền Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam không tôn trọng những gì họ đã ký
kết và tôn thờ Tần Thuỷ Hoàng, Karl Marx, Hồ Chí Minh, với chủ
trương độc tài đảng trị.
4- Muốn kiến tạo xã
hội lành mạnh, mọi sinh hoạt phải được đặt trên căn bản hợp lý vì những hành
động phi lý sẽ tạo nên sự bất hợp tác và khủng hoảng. Hơn nữa, thấy việc sai
trái mà không cảnh giác tức là đồng lõa với bất công và tội ác. Đức
Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đã nhấn mạnh đến “Đức tính dũng cảm và sáng suốt,
tranh đấu cho công bình và tinh thần đoàn kết xã hội”.
5- Nhiệm vụ tranh đấu
cho công bình xã hội (social justice) gồm nhiệm vụ “Huấn luyện để trau dồi
khả năng hầu giúp con người có những phán đoán chính xác và cần
thiết về các môi trường địa phương, quốc gia, quốc tế, với những đặc
thù về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi cộng đồng, dân tộc, từ đó
mới có hành động phù hợp với tinh thần bác ái và tình yêu nhân hậu.”
6- Phương thức mà vị
Giáo Hoàng nêu lên là phương thức “Đối thoại trong sự tương kính để đi đến
những giải pháp đồng nhịp và kiến hiệu”. Sở dĩ cộng đồng, xã hội, sinh hoạt
thiếu hữu hiệu, rời rạc, vì thiếu sự trao đổi kiến thức, tránh né sự đối thọai.
Những hành vi khích lệ sự tôn trọng nhân phẩm của con người là những
hành vi tốt tạo được sự thăng tiến, ngược lại những hành vi tạo sự chia
rẽ khiến cho sinh hoạt bị trì trệ, thoái hoá là những hành vi cần
được cải tiến. Nho học cũng có quan niệm tương tự “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri”. Hễ con người nghĩ đến một ý niệm nào
thì thiên địa đều biết. Người nghĩ đền điều thiện thì có thần linh giúp
sức, và ngược lại, nghĩ đến điều ác có ma vương phù trợ. Cũng vậy, “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác tự giai khởi. (Trang
tử). Một
ngày không tưởng sự lành, tức thì vạn ác rần rần nổi lên.
“Thiên lý ước chế tất cả, từng lời nói, hành động, từng suy nghĩ, ý niệm của con người, mắt Thần đều soi xét rõ ràng như ánh điện. Kỳ thực, thiện ác của con người, không chỉ là nhìn thấy hành động đó, nghe thấy lời nói đó, dù cho ngay trong suy nghĩ lúc có lúc không, thì quả báo thiện ác đã tự phân rõ trắng đen, tốt xấu phân minh. Từ cổ chí kim, con người đều tin rằng: “Thiện ác tới bước cuối cùng đều có báo ứng; chỉ là sớm hay muộn mà thôi.” Vậy mà ngày nay Trung Cộng lại đi ngược lại đạo lý, ép buộc con người nhồi nhét thuyết vô thần và triết học đấu tranh, không cho con người tin vào nhân quả, tự tung tự tác, dối gạt thế nhân, bức hại những học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” đã 14 năm nay, lý Trời khó dung, ắt bị Trời trừng phạt. Hiện giờ đã có 140 triệu người dân Trung Quốc Đại lục thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, đã hiểu rõ chân tướng, triệt để đoạn tuyệt với Trung Cộng và nhận rõ bản chất tà ác của nó, lựa chọn thuận theo lý Trời, đây cũng chính là lựa chọn tương lai tươi sáng cho chính mình. (Thái Thượng Cảm Ứng Thiên).
7- Với tinh thần tôn
trọng nhân phẩm, các tôn giáo thường can đảm hướng dẫn hành động của nhân thế
bằng cách nêu rõ những nguy hại của các tà thuyết bất nhân tạo nên nền văn hoá
diệt vong (culture of death), trong đó có chủ nghĩa Cộng sản nhằm hủy diệt nhân
loại. Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX, đã cảnh giác thế giới về tà thuyết Cộng
sản qua Thông điêp “Qui Pluribus. đoạn 16, ngày 16 tháng 11 năm 1946, hai năm
trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời năm 1848. Tà thuyết CS đã gây
thiệt hại về nhân mạng và tài sản của hằng trăm triệu người trên thế giới.
“This is the aim
too of the prevalent but wrong method of teaching, especially in the
philosophical disciplines, a method which deceives and corrupts incautious
youth in a wretched manner and gives it as drink the poison of the serpent in
the goblet of Babylon. To this goal also tends the unspeakable doctrine of
Communism, as it is called, a doctrine most opposed to the very natural law.
For if this doctrine were accepted, the complete destruction of everyone’s
laws, government, property, and even of human society itself would follow.”
Đây cũng là mục
đích của phương pháp giảng dạy phổ biến nhưng sai lầm, đặc biệt là trong các
ngành triết học, một phương pháp lừa dối và làm hư hỏng những thanh niên thiếu
thận trọng một cách đáng thương hại và cho họ uống chất độc của con rắn trong
chiếc cốc Babylon. Cái học thuyết nguy hại mà ngươì ta gọi là Chủ nghĩa Cộng
sản, tự bản chất là một học thuyết trái ngược nhất với luật tự nhiên, cũng hướng
đến mục tiêu này. Vì nếu học thuyết này được chấp nhận, thì sự phá hủy hoàn
toàn luật pháp, chính quyền, tài sản của mọi người, và thậm chí cả xã hội loài
người-
8- Nhận
định nầy quả là lời cảnh giác, tiên liệu chính xác. Vì thái độ cứng
rắn của Giáo hội đối với tà thuyết nhằm tiêu diệt nhân phẩm nên chế độ Cộng sản
quyết tâm chống đối Tôn Giáo. Vì Thiên Chúa Giáo, cũng như các tôn giáo
khác, không chấp nhận chế độ CS, không phải vì quyền lợi chính trị, tranh giành
quyền lực trần thế, mà chính vì để bảo vệ chính nghĩa với triết lý và hành
động chủ trương tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và phúc lợi chung của nhân loại.
9- Trong Tông Thư năm
thứ 80 “Octogesima Adveniens” kỷ niệm năm thứ 80 Thông Điệp “Rérum
Novarum”. Thông điệp Tân sự bàn về những sự việc mới xảy ra sau bản Tuyên Ngôn
Cộng sản Quốc Tế do Giáo Hoàng Léô thứ XIII ban hành năm 1891.
Đức Giáo Hoàng
Phao Lồ đệ Lục (1971) đã nhấn mạnh về trách nhiệm chính trị của mỗi giáo
hữu. “Giáo dân phải đảm nhận trách nhiệm canh tân thế giới như là nhiệm vụ thiêng
liêng của mình và trong nhiệm vụ đó, nhờ được Phúc Âm soi sáng, Giáo hội hướng
dẫn, lòng bác ái thúc đẩy, giáo dân phải trực tiếp và can đảm hành động”.
10- Sắc lệnh Tông Đồ
Giáo Dân khích lệ sự đoàn ngũ hoá.” Muốn hoạt động thành công, nhất
thiết phải được đoàn ngũ hoá thành đoàn thể … nếu không sẽ không đủ
sức chống lại áp lực của các định chế chính trị, xã hội”.
Điều 216 Bộ Giáo Luật
nói đến “hoạt động chính trị đến bây giờ còn có những nhận định sai lầm như sợ
làm chính trị, không nên làm chính trị, quan niệm đó bắt nguồn từ sự thiếu
hiểu biết về khoa chính trị …”
11- Thánh GH
Gioan Phao Lồ II trong Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân”
(Christifideles Laici) đã dạy: “Để đem đời sống Phúc Âm vào trật tự thế giới
nhằm phục vụ con người và xã hội, các tín hữu tuyệt đối không thể từ chối việc
tham gia vào sinh hoạt chính trị.” Nghĩa là các sinh hoạt lên khuôn chính
sách nhằm thực thi các kế hoạch liên quan đến đời sống con người như văn
hoá, xã hội, kinh tế chính trị để cổ võ cho công ích, phục vụ phúc lợi chung
của nhân quần xã hội. Không nên trốn tránh chính trị hoặc nghi ngờ việc chung.
Công Đồng Vatican II cho biết Giáo hội ca ngợi và qúy trọng việc làm
của những giáo hữu dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm nhằm phục vụ công ích. Quyết
định chính trị ảnh hưởng đến mọi lãnh vực trong đời ống hằng ngày.
12- Xa lánh chính trị
tức là xa lánh đời sống cộng đồng, xã hội. Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân
nhấn mạnh “Kẻ thi hành quyền bính chính trị phải lấy tinh thần phục vụ làm nền
tảng…người tín hữu phải thẳng thắn tranh đấu diệt trừ mọi toan tính như vận
động, xoay xở, gian trá, trục lợi, xữ dụng các phương tiện mờ ám, bất hợp
pháp để chiếm đoạt, duy trì và mở rộng quyền bính bằng mọi giá”.
Vì vậy, người tín hữu cần quan tâm đến vấn đề huấn luyện chuyên môn và chính
trị. “Việc giáo dục cần thiết cho mọi người, nhất là cho giới trẻ. Chính
trị là một nghệ thuật khó khăn nhưng cũng rất cao qúy, phải đem lòng chân
thành, dũng cảm để tận tâm phục vụ lợi ích cho mọi người”.
13- Mối bận tâm của
Giáo hội là làm thế nào xây dựng một xã hội công chính, thịnh vượng, tôn trọng
nhân phẩm của con người từ các đoàn thể nhỏ đến cơ chế chính trị quốc gia. Giáo
hội chủ trương bảo vệ và phát huy tinh thần tự do, dân chủ:
Tạo hóa đã cho chúng
ta lý trí để suy xét và tự do để hành động. Chỉ khi nào con người có tự do hành
động mới chịu trách nhiệm về hành động của mình. “God, in the beginning,
created man, He made him subject to his own free choice” (Sir.14:15.).
14- Vì tự do thái quá
sẽ gây nguy hại cho tha nhân, nên từ cổ chí kim, các triết gia thường khuyên
nhân thế phải biết tu thân vi bản. Nền giáo dục cổ, kim, đều chủ trương tiên
học lễ, hậu học văn. Chủ đích của nền giáo dục phổ thông nhằm làm sáng đức tính
của mình, để phục vụ nhân loại trong tinh thần chí thiện.
“Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân,
tại dĩ ư chí thiện”.
Như vậy, chí thiện
(holiness) là chủ đích căn bản của giáo dục. Tôn giáo nào cũng chủ trương học
đạo để nên thánh hay chí thiện. Vì chỉ có chí thiện mới giải quyết được thế sự.
“Only in holiness would
the human problems be solved”.
15- Vô số giáo hữu các
tôn giáo đã hy sinh tánh mạng để tranh đấu cho mặt trận nhân quyền từ cổ chí
kim trên toàn thế giới. Trong thời Đế Quốc La Mã, hai vị Thánh Phêrô
và Phao Lồ đã hy sinh vì chính nghĩa bảo vệ nhân quyền. Năm 64 sau
Công nguyên, dưới thời bạo chúa Néro (A.D 54-68). Nero đã đốt thành La Mã
để xây cung điện và đổ lổi cho giáo dân. Đến hậu bán thế kỷ thứ 20, đảng
Cộng Sản Hà Nội, sau khi chiếm được miền Bắc Viêt Nam (1954) đã manh tâm xâm
lăng Miền Nam “dù phải đốt hết dãy Trường Sơn” và giết chết đến người Việt cuối
cùng, để dâng toàn bộ tổ quốc Viêt Nam cho Cộng Sản quốc tế.
16- Những
người con của Giáo hội phải là những hướng dẫn viên theo chương trình đã
được chính Chúa Giêsu công bố trong giảng đường Nazareth: “Tín hữu là những
người được mời gọi mang tin mừng đến cho người nghèo khó, loan báo sự giải
phóng cho người bị tù đày, đem ánh sáng cho kẻ mù loà, tự do và công lý cho
người bị áp bức.”
Các triều đại chuyên
chế quân chủ trong quá khứ cũng như các chế độ độc tài tả phái hay hữu phái
hiện nay đi ngược lại chủ trương tôn trọng nhân quyền nên đã xem các tôn giáo
như kẻ thù và sát hại giáo dân. Dù bị sát hại, nhưng ảnh hưởng ngược lại, giáo
dân của các tôn giáo càng ngày càng đông đảo khiến cho CSVN lập ra cái gọi
là tôn giáo quốc doanh để quản chế giáo sự theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
phong thánh HCM để tôn thờ.!
Đối với Thiên Chúa
Giáo thì từ thời đế quốc La Mã Thiên Chúa Giáo, suốt 300 năm, bị sát hại, đến
thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, Công Giáo trở thành quốc giáo của Đế Quốc La
Mã. Thậm chí khi nói đến Công Giáo là người ta nói đến Công Giáo La Mã (Roman
Catholic) hay khi nói đến dân La Mã người ta liên tưởng đến người Công Giáo.
Phật giáo trong đời Nhà Đường tại Trung hoa cũng bị bách hai, hằng trăm ngôi
chùa bị tàn phá và hằng ngàn sư, sải bị hoàn tục, hoặc bị sung quân.
17- Tinh thần Tôn giáo
là tinh thần tự do, dân chủ, tôn trọng và hoằng dương những quyền tự do căn bản
bất khả xâm phạm, bất khả tương nhượng của con người do Đấng Tạo Hoá ban
cho nhân loại. Phong trào tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền phát xuất từ
các quốc gia Tây phương chịu ảnh hưởng của nền Văn Minh Thiên Chúa Giáo.
Nhiều ý niệm trong triết pháp (law philosophy) của các bộ luật Âu, Mỹ bắt nguồn
từ Kinh Thánh. Luật lệ và đạo lý như
bóng với hình “Law and morals are inexplicably intertwined”.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
của Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi rõ:
“All men are created
equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights
that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness”.
Mọi người sinh ra đều
được bình đẳng, thụ hưởng những quyền bất khả nhượng do Tạo hóa ban cho,
như các quyền Sống, Tự do và tìm kiếm Hạnh phúc. Chính quyền Hoa Kỳ, qua Hiến
Pháp, không ban bố các quyền bất khả nhượng mà có bổn phận bảo vệ các quyền tự
nhiên bẩm sinh (innate) của công dân và cư dân Hoa Kỳ qua “Bill of Rights”, hay
10 tu chính đầu của bản Hiến Pháp.
18- Tinh thần và thể
chất như hồn với xác. Linh hồn kết hợp với thể xác tạo nên sự sống. Muốn có sự
sống, hồn và xác không thể tách rời nhau được. Tôn giáo là tinh thần,
chính quyền là thể xác. Hồn lành trong xác mạnh.
Chính quyền vô thần
không thể là chính quyền lành mạnh. Để chứng minh thêm hiệu lực của ý niệm
“Tinh thần lên khuôn cho hành động của thể xác”, trong bài diễn văn lịch sử đọc
tại Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ năm 1863, Tổng Thống Abraham
Lincoln đã tái xác nhận Hoa Kỳ được tái sinh trong Ơn Thánh Chúa là quốc gia tự
do của dân, bởi dân, để phục vụ nhân dân và sẽ không biến mất trên thế gian:
“This nation, under God,
shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the
people, for the people, shall not perish from the earth.” (Abraham Lincoln,
November 19, 1863)
19- Vì trí tuệ của con
người có khả năng hữu hạn nên ngoài cuộc sống trần tục, có những điều mà chúng
ta không am hiểu hay thu nhận được qua ngũ giác (perception) cho nên có
chủ truơng Tin trước, hiểu sau.
“Có tin trước
mới hiểu sau” theo chủ truơng của thần học các tôn giáo. St Augustine (354-430): ‘Believe in order to
understand’ (crede ut intelligas).
Tôn giáo nào cũng ám
tàng những điễn mô huyền diệu như tin vào Niết bàn, Thiên đàng, điạ ngục, tái sinh, hoá kiếp, đầu thai, là nhưng điều kiện tiên
quyết khi nhâp đạo.
Ngược với khoa học vật
lý, vì khoa học vật lý có kể kiểm chứng bằng thực nghiệm, còn thần học đặt căn
bản trên sự tin tưởng nhất là những vấn đề thuộc thế giới thiêng liêng mà khoa
học vật lý không giải thich được.
20- Tổng Thống Hoa Kỳ
Calvin Coolidge (1922) đã nhận định:
Chỉ khi nào con người
có tín ngưỡng mới mong được trưởng thành. “It is only when men begin to
worship that they begin to grow”. Nói khác đi, “có tin tuởng, cầu nguyện mới
được ơn, có xin mới được cho, có gõ cửa mới được mở”. Hy vọng được ơn Trên phù trợ
là nguồn sống tinh thần giúp con người tu tâm, dưỡng tánh, hy vọng để trải qua
những lúc khốn khó của cuộc đời, khác với chủ trương vô đạo của chủ nghĩa xã
hội.
21- Quan niệm về
“quyền bất khả xâm phạm, bất khả nhượng” là quyền bẩm sinh, khi sinh ra đã
có, do Tạo hóa ban cho nhân loại là quan niệm thuộc phạm trù thần học
(theology) siêu hình, vượt ra ngoài khả năng suy lý của những người theo chủ
trương duy vật, vô thần, vì họ chỉ tin vào những gì trông thấy được
(materialism/atheism) và không tin vào đời sống thiêng liêng.
22- Quan niệm về các
quyền bất khả xâm phạm đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý, tư duy và hành động của
nhân dân hữu thần trên thế giới và các triết thuyết chính trị của các quốc gia
dân chủ trên năm châu, bốn bể, trừ bốn nước theo chế độ vô thần là Trung hoa,
Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam.
23- Sứ mệnh bảo vệ Tự
do, Dân chủ, Nhân quyền là sứ mệnh căn bản, là nền móng, là hạt giống cưu mang
mầm mống của các cuộc cải cách (1)-Từ năm 1215 với văn bản Đại Hiến Chương
(Magna Carta) ở Anh quốc. (2)-Sau đó các cuộc cách mạng “khai dân trí, chấn dân
khí, hậu nhân sinh” tại Mỹ (1776), tại Pháp (1789), trong thế kỷ thứ 18.
(3) -Qua thế kỷ thứ 19, vấn đề giải phóng nô lệ phát xuất từ Anh Quốc
(1833), sau đó được khai triển tại Mỹ với cuộc nội chiến giải phóng nô lệ
(1861-1865). (4)-Cũng trên đà dân chủ hoá, khối Cộng Sản Đông Âu sụp đã đổ vào
đầu thập niên 1990. Khối CS Trung hoa, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào,
cũng sẽ cáo chung nhanh chóng trước trào lưu tiến hoá của nhân loại.
24- Tư tưởng lên khuôn
cho hành động. Vấn đề thực thi sứ mệnh bảo vệ các quyền tự do căn bản do Tạo
Hóa ban cho nhân loại đã và đang là nguyên động lực điều hướng chính sách đối
nội, đối ngoại của Hoa Kỳ và của các nước dân chủ văn minh. Quyết tâm bảo
vệ chính nghĩa đã là nguyên động lực thúc đầy Hoa Kỳ lâm chiến để bảo vệ
chính nghĩa (just cause) trong các cuộc chiến gần đây như thế chiến thứ II,
chiến tranh Cao ly, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung Đông…
25- Thể chế cai
trị tại Viêt Nam hiện nay (1) Là thể chế phản dân chủ, thoái hóa, tàn tích
của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế. (2) Đảng CS Hà Nội đã thật sự công khai thề
quyết tâm, một cách mù quáng, vô nhân đạo, hy sinh hằng triệu thanh niên miền
Bắc để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. (3) Đảng CSHN chưa bao giờ
chiến đấu cho dân tộc Việt Nam nên nhà cầm quyến CSVN không tôn trọng nhân
phẩm, nhân quyền của nhân dân Việt Nam. (4) Ngược lại, chúng
ta, người Việt quốc gia, luôn luôn tâm niệm “Lấy nhân nghĩa để
thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”.
26- Sắc lệnh Tông
Đồ Giáo Dân khích lệ sự đoàn ngũ hóa.” Muốn hoạt động thành công,
nhất thiết phải được đoàn ngũ hoá thành đoàn thể … nếu không sẽ không
đủ sức chống lại áp lực của các định chế chính trị, xã hội”.
Điều 216 Bộ Giáo Luật
nói đến hoạt động chính trị đến bây giờ còn có những nhận định sai lầm như sợ
làm chính trị, không nên làm chính trị, quan niệm đó bắt nguồn từ sự thiếu
hiểu biết về phạm trù chính trị …Chính trị thể hiện ý niệm quản trị thế sự
cho được chính trực, bắt nguồn từ sự quản trị Đô thị Nhã Điển, Hy Lạp, vào thế
kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thế giới ngày nay.
27- Trên đây là thí dụ
quan niệm của tôn giáo với chủ trương tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền cho
nhân loại nhằm vô hiệu hoá những luận điệu ngây thơ “Tôn giáo không làm chính
trị”.
Lưc lượng tôn giáo
hiện nay ở Việt Nam đông đảo đang tranh đấu cho tự do tôn giáo và các tự do căn
bản cho toàn dân. Nho giáo chủ trương “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh”. Phât Giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo … đêù có truyền
thống tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền.
Hình minh họa
CHIẾU NHỮNG NHẬN ĐỊNH NÊU TRÊN
28- Sau nửa thế kỷ (1975-2025)
chuẩn bị, đã đến lúc tâp thể đồng hương hải ngoại hợp tác với đồng bào hữu thần
quốc nội yêu chuộng tự do, dân chủ, qua công tác thực thi
Quyền Dân Tộc Tự Quyết
Liên kết, nội công,
ngoạị hợp giải thể chủ nghĩa vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo của
chủ nghĩa Công sản, nhằm tái lập Tự Do, Dân Chủ, Hạnh Phúc Thực Sự cho
toàn dân Viêt Nam thoát khỏi xiềng xích độc tài Công sản dưạ trên các nguyên
tắc pháp lý quốc tế căn bản:
(1)- Ý niệm quyền “Dân Tộc Tự Quyết” đã được đề cập đến từ thế kỷ thứ 16 “All nations have the right to govern themselves and can accept the political regime it wants, even if it is not the best “.- Các dân tộc có quyền tự trị và chấp nhận chế độ chính trị theo ý muốn, dù chế độ đó chưa được hoàn mỹ.
Năm 1918, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1913-1921) đã từng tuyên bố “National aspirations must be respected, people may now be determined and governed only by their own consent. “Self-determination” is not a mere phrase; it is an imperative principle of action” - Nguyện vọng của các quốc gia phải được tôn trọng, các dân tộc từ nay có thể tự quản theo ý muốn của mình. Dân tộc tự quyết không phải chỉ là một câu nói, mà là một nguyên tắc hướng dẫn hành động.
(2)- Chương 1, Điều 1, khoản 2 của bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter- 1945) đã ấn định: “The purpose of the United Nations is to develop friendly relations among nations based on the respect for the people of equal rights and self-determination of peoples, and to take appropriate measures to strengthen the universal peace”.
Mục đích của bản Hiến chương LHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp thích nghi để thăng tiến nền hoà bình thế giới. Chủ trương này còn được đề cập đến trong hai Công Ước về quyền chính trị (CCPR) và quyền kinh tế xã hội (FCESCR) do LHQ ban hành: “All peoples have the right of self-determination. By virtue of that right, they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural developments”-Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Bằng vào quyền này, họ được tự do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ”.
(3)- Chương 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights năm 1948) ấn định.
” Everyone has the right to self-determination and that no one should be arbitrarily deprived of a nationality or denied the right to change nationality”. - Mọi người đều có quyền tự quyết, không ai bị tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch.
(4)- “Right of a people to self-determination is a cardinal principle in modern international law – Jus cogens-. The right to freely choose their sovereignty and international political status with no interference”. - Quyền dân tộc tự quyết là quyền căn bản trong luật quốc tế hiện đại. Quyền tự do chọn chủ quyền và vị thế chính trị trên chính trường quốc tế mà không bị can thiệp.
29- Công sản Hà Nội đã vi phạm Quyền Dân Tộc Tự Quyết của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam
Cộng Hoà.
(1)- Hiệp định Geneve ngày 20 tháng 7 năm 1954 do Cộng sản Hà nội và thực dân Pháp ký kết đã tước đoạt quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam khi quyết định chia cắt đất nước VN thành hai miền Nam Bắc trước sự phản đối của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bày tỏ thái độ qua lời phát biểu “Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở” và đến năm 1956, chính phủ VNCH bác bỏ đề nghị hiệp thương giữa hai Miền Nam Bắc vì không thể có bầu cử tự do tại Miền Bắc do CS kiểm soát.
(2)- Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 27 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam: Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế. Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay.
Chapter IV, Article 9 (a): “The South Vietnamese People’s right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries. (b) The South Vietnamese People shall decide themselves the political future of South through genuinely free and democratic general elections under international supervision.”
Điều 19: Các quốc gia tham dự Hội nghị đồng ý triệu tập Hội Nghị quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa ước để công nhận thỏa ước đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình cho Việt Nam, tôn trọng những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, đóng góp và bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.
Article 19: “The parties agree on
the convening of an international conference with 30 days of the signing of
this agreement to acknowledge the signed agreements, to guarantee the ending of
the war, the maintenance of peace in Vietnam, the respect of the
Vietnamese people’s fundamental national rights, and the South Vietnamese
people’s right to self-determination, and to contribute to and guarantee
peace in Indo China.”
Thi hành điều 19 thượng dẫn, ngày 2 tháng 3 năm 1973, 12 quốc gia họp trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã ký một văn kiện gọi là ACT of the Paris Agreement ending the War and restoring Peace for Vietnam.
(3)- Định Ước (Act of the Paris Agreement on ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), do 12 quốc gia ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 được xem như là bản “Tông Đồ Công Vụ” của 12 vị Bộ Trưởng Ngoại Giao của 12 thành viên tham gia vào Hòa Hội Paris, gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Việt Nam Cộng Hòa, Canada, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Trung Cộng, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng. Bản Định Ước này quy định biện pháp áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước Ba Lê. Định ước này có tính cách quan trọng trong vấn đề đòi lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam khi Việt cộng vi phạm Hiệp Định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà, áp đặt chế độ CS lên toàn dân Việt từ 1975 đến nay.
Điều 2 Bản Định Ước xác định nguyện vọng và các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam phải được tôn trọng. - Article 2 “The Agreement responds to the aspirations and fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e. the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam, to the right of the South Vietnamese people to self-determination, and to the earnest desire for peace shared by all countries in the world. The Agreement constitutes a major contribution to peace, self-determination, national independence, and the improvement of relations among countries. The Agreement and the Protocols should be strictly respected and scrupulously implemented”.
Điều 7(a) Nếu có sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê nguy hại đến nền hòa bình, một hay nhiều quốc gia có quyền tham khảo với các quốc gia khác để quyết định biện pháp giải quyết (b) Hội Nghị Quốc Tế sẽ được tái triệu tập khi Hoa Kỳ và CS Hà Nội yêu cầu, (c) hoặc theo lời yêu cầu của sáu hay nhiều hơn trong 12 quốc gia tham dự vào bản Định Ước”.
Nếu chúng ta vận động mạnh mẽ với 9 quốc gia tự do trong 12 thành viên ký vào bản Định Ước thì chúng ta có cơ hội thành công.- Article 7 “(a) In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threatens the peace, the independence, sovereignty, unity, or territorial integrity of Viet-Nam, or the right of the South Vietnamese people to self-determination, the party signatory to the Agreement and the Protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view to determining necessary remedial measures. (b) The International Conference on Viet-Nam shall be reconvened upon a joint request by the Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam on behalf of the party signatory to the Agreement or (c) upon a request by six or more of the Parties to this Act.”.
30- Đạo luật Public Law 93-559 do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974.
Điều 34(b) ấn định vấn đề tái triệu tập Hội Nghị Ba Lê “Để giảm thiểu sự đau khổ của nhân dân và mang lai hòa bình thực sự cho Đông Dương, Quốc hội khẩn thiết yêu cầu Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao áp dụng biện pháp sau đây (4) tái nhóm Hội Nghị Ba Lê để tìm phương cách thực thi toàn vẹn các điều khoản của Hội nghị ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 về các thành viên liên hệ đến cuộc xung đột tại Việt Nam. - Section 34(b) (4): “In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure … (4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”.
Đạo luật này chưa được thực hiện hay hủy bỏ, do đó còn có hiệu lực. Mặc dù nhân sự đã thay đổi trong các chính phủ, nhưng trách nhiệm thi hành các hiệp ước, đạo luật không phải vì thế mà bị thời tiêu.
31- Trường kỳ tranh đấu
“Avec la persévérance on vient à bout de
tout”
Với sự kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi thứ.
" Gemir, prier, pleurer, est également lâche. Fais énergiquement ta longue et lourde tâche" (Alfred de Vigny). “Rên rỉ, cầu khẩn, khóc lóc đều hèn nhát như nhau. Hãy hăng hái thực hiện nhiệm vụ lâu dài và nặng nề của bạn”.
(1)- Các quốc gia tự do thường tôn trọng những gì họ đã ký kết, nghĩa là dùng phương thức vương đạo, giấy trắng mực đen. Phương thức bá đạo không phải sở trường của người quốc gia. Mỗi khi quyền lợi bị vi phạm, chúng ta có quyền đặt vấn đề, khiếu nại. Do đó chúng ta không ngại khi phải yêu cầu các quốc gia tự do tái xét và thực thi những điều đã ký kết, trước sự hiện diện của đại diện Liên Hiệp Quốc, tái lập quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam như đã được quy định trong luật quốc tế và trong các văn kiện quốc tế đã được ký kết liên quan đến Việt Nam.
(2)- Kết quả nhanh hay chậm còn tùy hoàn cảnh, nhưng còn tốt hơn ngồi than thân trách phận, thoái thác, chê bai lẫn nhau hay nguyền rủa bóng tối. Chúng ta phải vận động tích cực trong tất cả các quốc gia có người Việt cư ngụ, vận động đồng loạt và liên tục. Nếu đã bắt đầu nhưng chưa thành công, thì phải bắt đầu lại, như Platon đã nói: “Hãy bắt đầu vì đó là ngưỡng cửa của sự thành công”.
(3)- Quyền dân tộc tự quyết có thể thực thi qua các cuộc tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý, bầu cử tự do. Tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Tập thể người Việt Quốc Gia còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do như đã quy định trong các văn kiện quốc tế. Nghĩa là không đặt vấn đề vu vơ mà nói có sách, mách có chứng:
(4)- Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày
27/1/73 đã quy định:
“The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”.
(5)- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tê`Nhân Quyền mà
tất cả các nước hội viên đã ký kết khi gia nhập Liên Hiệp Quốc. Điều
21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:
(a) “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.- ” Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên đều do đảng Cộng Sản đề cử… “Đảng cử, dân bầu”.
(b) “Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kìm kẹp người Việt quốc gia trong mọi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục.
(c) Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.-” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”.
32- Suốt 50 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự diễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do. Đảng Cộng Sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hóa nhân dân, khiến cho Việt Nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng bào sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.
33- Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cường và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối Cộng sản qua nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt địa phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quốc gia, hoàn vũ.
34- Trong mọi tổ chức ái hữu dân, quân, cán, chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình bảo vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng bào Việt Nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế hổ trợ công tác xây dựng dân chủ cho Việt Nam.
Có như thế thì chúng ta mới thể hiện được thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyền sống và nhân phẩm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như một. Chỉ có những chính quyền do nhân dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đến quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.
35- Trong trường hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hỗ trợ giải pháp bầu cử tự do. Do đó “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Không ai đơn thương độc mã có thể hoàn thành sứ mệnh. Chúng ta cần có tổ chức, có đủ đại diện tại các quốc gia tự do, tại các tiểu bang có người Việt cư ngụ và tên toàn cõi VN gồm hơn 70 đơn vị hành chính cấp tỉnh và thị xã nhằm âm thầm vận động quần chúng trong công tác “khai dân trí, chấn dân khí”, phổ biến các tài liệu về quyền Dân Tộc Tự Quyết, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn kiện liên quan đến những quyền bất khả xâm phạm của con người, hỗ trợ các nhà tranh đấu cho nhân quyền ở quốc nội, một cách trực diện và qua các phương tiện truyền thông hiện đại.
Lực lượng nầy gồm những người dấn thân, không phân biệt tuổi tác, giới tính, có tinh thần phục vụ đến hơi thở cuối cùng đang sinh sống tại hải ngoại hay quốc nội, có khả năng âm thầm hoạt động để chuẩn bị tư tưởng quần chúng vì tư tưởng lên khuôn cho hành động, nhằm ứng phó với tình thế biến chuyển và sẵn sàng hỗ trợ chính phủ, do đồng bào quốc nội tấn phong qua thủ tục bầu cử tự do tại quốc nội. Đây là một trong những vấn đề trọng yếu cần sự phối hợp của các đoàn thể cộng đồng, ái hữu, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính hải ngoại và đồng bào quốc nội.
Toàn dân Việt Nam, vì tương lai của tổ
quốc, sinh mệnh của dân tộc, quyết định giải thể chế độ Công sản, tay sai của
Hán tộc, kẻ thù bắc phương
truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, để tái lập tự do, dân chủ, hầu mang lại hạnh phúc thực sự cho toàn dân.
Xin ơn Trên phù hộ chúng ta
Hải ngoại ngày 1 tháng 4 năm 2025
Trần Xuân Thời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét