Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Anh Đỉnh - Cửu Đỉnh Ở Huế (Bài 4)

4. Anh Đỉnh


Chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Anh đỉnh, nặng 2.576kg, được đặt bên trái Nhân đỉnh, ứng với khám thờ vua Tự Đức trong Thế Miếu

Chính giữa của Anh đỉnh là chữ "Anh đỉnh", thụy hiệu của vua Tự Đức

Hàng trên, về phía trái của chữ "Anh đỉnh" là hình tượng "Thiền", nghĩa là con ve, loài côn trùng gắn liền với mùa hạ ở Việt Nam


 "Tô hợp" là cây tô hợp, loài cây thuốc quý trong Đông y


"Uất kim" là cây nghệ, loài cây cho củ vừa dùng làm gia vị, vừa là dược liệu

"Tân lang" là cây cau, loài cây thường được trồng làm cảnh và thu hoạch quả ở vùng quê Việt

 "Khôi hạc" là chim hạc, một loài chim được coi là có tính cách của người quân tử theo quan niệm truyền thống
 
 "Mai khôi hoa" là cây hoa hồng, loài cây cho hoa thơm và đẹp, được trồng phổ biển trong các khu vườn xưa

Hàng giữa: Bên trái chữ "Anh đỉnh" là hình tượng "Ngân hán", nghĩa là dải ngân hà

 "Mã giang" là sông Mã, một con sông lớn ở miền Bắc

"Bắc Đẩu" là sao Bắc Đẩu, chòm sao gồm 7 ngôi sao nằm ở phương Bắc, được người xưa dùng làm dấu mốc xác định phương hướng vào ban đêm

 "Lô hà" là sông Lô, phụ lưu tả ngạn của sông Hồng ở khu vực miền núi phía Bắc

 "Hồng sơn" là núi Hồng Lĩnh, dãy núi nổi tiếng được coi là hồn thiêng của xứ Nghệ

Hàng dưới, bên trái chữ "Anh đỉnh" là hình tượng "Mã", nghĩa là con ngựa, loài gia súc được sử dụng làm phương tiện vận chuyển thời xưa
 "Tang" là cây dâu tằm, loài cây gắn liền với nghề dệt của người Việt

"Kỳ" là lá cờ

 "Hồ điệp tử" là đạn bươm bướm, loại đạn đại pháo khi nổ bung ra tứ phía trông như tổ kén của con bướm

"Nhiêm xà" là con trăn, loài bò sát dạng rắn khổng lồ sinh sống trong nhiều vùng rừng rậm của Việt Nam

"Tử mộc" là cây gỗ kiến, loài cây được sử dụng để sản xuất sơn cánh kiến, một nguyên liệu quý dùng để quét lên gỗ nhằm tạo độ bóng và tăng độ bền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét