GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài ĐƯỜNG VÀO ĐÔNG ÂU, tác giả Trúc Giang/Cao Gia. Bài viết có tính cách lịch sử thế giới rất giá trị. Xin mời quý Thầy Cô và quý Anh Chị vào xem. Xin cám ơn văn, thi sĩ Trúc Giang rất nhiều.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
(Cánh cửa Ba Lan mở toang chứng tích
lịch sử)
Bằng
phi chắp cánh rời Rome
Dáng thu thấp thoáng trên vòm trời
Âu
Rặng phong xanh nhốm úa màu
Vàng phai sắc lá, nhớ nhau những
ngày.
Hành hương Năm Thánh đó đây
Nghe hồn chan chứa đong đầy ân thiên
Trong tim có bóng Mẹ hiền
Nhậm lời con nguyện thiêng liêng vô
vàn.
Rời Thánh Đô đến Ba Lan
Quê hương cha thánh Giáo Hoàng John
Paul
Ngài như bậc thánh anh hùng
Dẹp phường Cộng sản vô cùng thiêng
liêng.
Xứ Ba Lan tựa thần tiên
Những nàng xuân nữ dịu hiền thướt
tha
Chao ôi đẹp! tựa tiên Nga
Thế mà hứng chịu can qua những thời.
Thời Hitler máu lệ tuôn rơi
Tiếp theo Cộng Sản một thời “tam vô”
Xâm lăng giầy xéo cơ đồ
Ba Lan vùng dậy, "tam vô" tan tành.@
Trong chuyến hành hương Ba Lan cửa ngõ Đông
Âu, vào những ngày cuối hạ sang thu tháng 9 năm 2016. Khung trời xanh biếc, rải
rác những cánh mây trắng bềnh bồng sót lại lững thững như lưu luyến nuối tiếc những
ngày tháng hạ tàn phai. Đất nước Ba Lan hiền hoà, thơ mộng trên dáng kiều diễm quyến
rũ khách du; khiến tôi dán trên làn môi và đôi má ửng hồng như gái Đà Lạt. Tôi rất
thích ngắm nghía nàng mỗi khi đối diện. Mỗi lần như thế, thoáng thấy nàng lộ nét
bối rối ngập ngừng và né tránh ánh mắt đam mê của tôi. Đặc biệt với
hương tóc quyến rũ màu hung hổ phách, óng mượt như tơ trời mùa thu thấp thoáng,
ẩn hiện nét đa tình, lãng mạn kín đáo. Tựa hồ chú nai vàng ngơ ngác sa lưới tình
hồi nào không hay thế mới biết “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng - Bất hứa nhân
gian kiếng bạch đầu”.Gái Ba Lan xinh đẹp hơn nhiều... so với gái Pháp và Bồ Đào
Nha. Có thề nói chiếm giải nhất “Hoa Hậu” Âu Châu.
Đoàn hành
hương lý thú nầy do LM John Trần Anh Thư rất tài hoa, ngài là nhạc sĩ của nhiều
tác phẩm nổi tiếng, là cha bề trên Tổng Dòng Gioan Tẩy Giả do ngài tái phục hoạt
sau hơn 40 năm bị chính quyền vô thần CS cưỡng đoạt tại Sài Gòn.Ngài là Trưởng
Đoàn; tháp tùng là 6 Lm trẻ cùng Dòng, đang truyền giáo tại Trung Hoa Dân Quốc.
Mùa thu vàng thơ mộng trên xứ Ba Lan; đây là cơ hội tôi có dịp viếng thăm quê
hương của Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II, bậc vĩ nhân thời đại đi vào lịch
sử của thiên niên kỷ Thứ II. Đã góp phần lớn lao xoá sạch chủ nghĩa Cộng Sản vô
thần trên đất nước Ba Lan và toàn vùng Đông Âu qua bức “Tối Hậu Thư” lịch sử gửi TBT/CS Nga Mikhail Gorbachev (khi phong
trào đấu tranh dân chủ nở rộ tại Ba Lan quê hương Ngài rằng: “Nếu ngài TBT/CS Gorbachev,
cho xe tank tràn qua đàn áp các cuộc cách mạng dân chủ tại Ba Lan, Tiệp Khắc và
các các nước trong vùng.. thì Ngài sẽ
cởi áo, mão Giáo Hoàng để lại Rome, sẽ về Ba Lan làm chiến sĩ tự do cùng với
dân tộc Ngài chiến đấu cho nền hòa bình và tự do, công lý. Chính bức “Tối Hậu Thư” nầy như một phép nhiệm
mầu, khiến các chế độ CS vô thần toàn vùng Đông Âu, Đức và Nga bị xoá sạch
trong thời gian kỷ lục.
Trong suốt cao
trào ấy, Ngài đã hậu thuẫn mật thiết với người anh hùng Lech Walesa (chỉ là một
thợ điện) nhưng tư tưởng phi thường của một bậc vĩ nhân thời đại. Walesa một
tín đồ Công Giáo có niềm tin tuyệt đối rằng; cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân
tộc nhất định toàn thắng trước bạo tàn phi chân lý. Dù tập đoàn CS bản địa được
trung tâm quyền lực CS quốc tế do Nga cầm đầu và điều khiển. Chi phối trong gọng
kèm “tứ độc”: “độc đảng, độc tài, độc tôn và độc ác đến đâu đi nữa” thì cũng
phải cáo chung theo quy luật đào thải, bởi chúng là lũ bá đạo và mỵ dân. CS dùng
dân tộc như một thứ công cụ nô lệ để phục vụ tập đoàn thống trị. Tự ngàn xưa; ngạn
ngữ có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, do đó; trong bối cảnh lịch sử
ấy; dân tộc Ba Lan đã xuất hiện một vị Thánh Giáo Hoàng mà CS phải quyết tâm
mưu sát, nhưng Ngài đã thoát lưỡi hái tử thần. Theo các nhà quan sát quả quyết
rằng; Ngài thoát chết là một sự mầu nhiệm! Qủa thật; trong “Mệnh Lệnh Thư của Đức
Mẹ Fatima” hiện ra với 03 trẻ mục đồng năm 1917, có phụ chú đầy đủ, rõ ràng
tước hiệu về người “Giáo Hoàng Áo Trắng”. Trong cuộc giải phẩu,các BS vô cùng
kinh ngạc khi gắp viên đạn ghim sát tim. Và không lâu thì bình phục; Ngài đến
Bồ Đào Nha tạ ơn Mẹ Fatima với lời tuyên bố “kẻ sát nhân nổ súng giết Ngài,
nhưng Mẹ Fatima đã lái viên đạn không trúng tim để cứu Ngài”làm tròn sứ mệnh
với giáo hội và lịch sử nhân loại.
Ngoài ra; trong
bối cảnh lịch sử ấy cùng xuất hiện vị anh hùng được nhắc nhở trên, đó là Lech Walesa.
Walesa bước vào đời để thay đổi cục diện lịch sử bằng “bản trường ca tranh
đấu”. Anh bất chấp ngục tù và xiềng xích kể cả mạng sống để đổi lấy ánh sáng tự
do, công lý cho dân tộc Ba La. Nên suốt qúa nửa cuộc đời anh là đấu tranh và
lao tù: vào tù, ra khóm - ra khóm vào tù
như cơm bửa. Chí khí kiêu hùng ấy khiến cho dân tộc Ba Lan vô cùng ngưỡng phục
trong lặng thầm, chờ tàn đêm đen cho bình minh chân trời bừng sáng.
Quả thật và
đúng thế! bình minh của chu kỳ lịch sử ló dạng; Khi Walesa ra khỏi ngục tù CS;
anh chớp lấy thời cơ chín muồi của điền kiện khách quan qua sự cầu nguyện hiệp
thông,hậu thuẫn & tình liên đới của Đức Giáo Hoàng John Paul II. Lập tức
Walesa lãnh đạo phong trào cách mạng dân chủ của Công Đoàn Đoàn Kết cùng toàn
dân vùng dậy, như nước vỡ bờ nhận chìm chế độ CS trước sức mạnh thiêng liêng,
phi thường của dân tộc Ba Lan vào mùa Đông 1989. Từ cuộc cách mạng dân chủ ấy;
đã mở đường cho các cơn bão cách mạng toàn vùng Đông Âu bùng lên quét sạch các
bạo quyền CS. Hiệu ứng tràn qua Đông Đức rồi đến Nga điểm cuối cùng của chiếc
nôi khai sinh ra cái quái thai chủ nghĩa CS, mệnh danh “cách mạng tháng10/17”
trong thập niên 1990. Sự kiện nầy khiến cho nhân loại khắp thế giới ngỡ ngàng
như một phép lạ nhiệm mầu.
Người anh
hùng áo sô thợ điện Lech Walesa ấy, được nhân dân Ba Lan bầu vào chức vụ Tổng
Thống đầu tiên; cùng với toàn dân Ba Lan kiến trúc ngôi nhà DÂN CHỦ - TỰ DO và
NHÂN BẢN sánh vai, và đồng hành với nhân loại văn minh khắp thế giới.
Trong
chuyến hành hương Ba Lan nầy; tôi được dịp ghé thăm trại Tử Thần Hơi Ngạt
AUSCHWITZ sản phẩm tội ác của tên tội đồ thiên cổ Adolf Hitler, Đức Quốc Xã tội
phạm diệt chũng chống nhân loại, tiêu diệt trên dưới năm triệu (5,000,000.00)
người Do Thái lẫn tù nhân chính trị Ba Lan.
Trại
Tử
Thần Hơi Ngạt Auschwitz - Sản phẩm tội ác của tội đồ sát nhân chống
nhân loại Adolf Hitler.
Trại tập trung Auschwitz
Trại tập
trung Auschwitz (tiếng
Đức: Konzentrationslager
Auschwitz, hay KZ Auschwitz [kɔntsɛntʁaˈtsi̯oːnsˌlaːɡɐ
ˈʔaʊʃvɪts] là một
mạng lưới các trại tập trung và trại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên
tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này
thôn tính trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Trại bao gồm Auschwitz I (trại đầu
tiên), Auschwitz II–Birkenau (tổ hợp trại tập trung và trại
hủy diệt), Auschwitz III–Monowitz (trại
lao động cung cấp nhân lực cho nhà máy của IG
Farben), và 45 trại vệ tinh.
Auschwitz
I ban đầu được xây dựng để giam giữ tù nhân chính
trị Ba
Lan, những người bắt đầu đến trại vào tháng 5 năm 1940. Đợt hành quyết tù nhân
đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 1941 và Auschwitz II–Birkenau đã tiến đến trở
thành địa điểm thực thi chính của kế hoạch "Giải pháp cuối
cùng cho vấn
đề Do Thái". Giai
đoạn từ đầu năm 1942 đến cuối năm 1944, những chuyến tàu vận chuyển đã
đưa người Do Thái từ khắp
mọi vùng lãnh thổ châu Âu do Đức chiếm
đóng đến
các phòng hơi ngạt của
Auschwitz, nơi họ bị giết bằng thuốc trừ sâu Zyklon B. Có ít nhất 1,1 triệu tù nhân đã bỏ mạng ở Auschwitz,
khoảng 90% trong số đó là người Do Thái; tính ra thì cứ 6 người Do Thái bị giết
trong vụ Holocaust thì 1 người là ở
Auschwitz. Những thành phần khác bị trục xuất đến trại gồm có 150.000
người Ba Lan, 23.000 người Di-gan, 15.000 tù binh chiến tranh Liên Xô, 400 tín
hữu nhân
chứng Jehovah, và hàng chục
ngàn người sở hữu các quốc tịch khác nhau, trong đó có một số lượng không rõ
người đồng tính. Hầu hết những
người không bị giết trong các phòng hơi ngạt đã chết vì đói, lao động quá sức, bệnh tật, hành quyết đơn lẻ, và các thí nghiệm
y khoa.
Trong chiến
tranh, trại có 7.000 cán bộ nhân viên đến từ tổ chức Schutzstaffel (SS).
Khoảng 12% trong số này về sau đã bị kết án phạm phải những tội ác chiến
tranh. Một số người,
trong đó có sĩ quan chỉ huy Rudolf Höss, bị xử
tử. Quân Đồng Minh đã không tin vào các
báo cáo ban đầu về những hành động tàn ác và việc họ không tiến hành ném bom Auschwitz
hay các tuyến đường rây
dẫn tới trại hiện vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Tổng cộng có 144 tù nhân đào thoát
thành công khỏi Auschwitz được biết đến. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1944, hai đơn
vị Sonderkommando — những tù nhân xử lý phòng hơi
ngạt — đã tiến hành một cuộc nổi dậy ngắn nhưng bất thành.
Vào lúc Hồng quân Nga Sô đến Auschwitz trong tháng 1 năm 1945, hầu hết số
người ở trại đã di tản và trải qua một chuyến đi tử thần. Ngày 27 tháng 1 năm 1945, thời điểm
mà các tù nhân còn lại trong trại được giải phóng, nay là ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế (International Holocaust
Remembrance Day). Trong những thập kỷ tiếp theo, những người sống sót như Primo Levi, Viktor Frankl, Elie Wiesel đã viết
hồi ký về trải nghiệm của họ ở Auschwitz và khu trại đã trở thành biểu tượng của Holocaust. Vào năm 1947 Ba Lan thành lập
một bảo tàng tại vị trí của Auschwitz I và II trước đây và đến năm 1979 trại đã
được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Tù nhân bị thảm sát bằng hơi ngạt
Lịch sử & Bối ảnh
Sự
phân biệt đối xử nhằm vào người Do Thái bắt đầu
ngay lập tức sau khi phe
Quốc xã lên nắm quyền ở Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Một đạo luật
thông qua vào ngày 7 tháng 4 năm đó (Gesetz zur Wiederherstellung des
Berufsbeamtentums; trực dịch: Luật vì sự phục hồi của ngành dân chính chuyên
nghiệp) đã khai trừ gần như toàn bộ người Do Thái khỏi ngành pháp lý và dân
chính. Pháp chế tương tự đã sớm tước bỏ quyền hành nghề của người Do Thái đối
với các loại nghề nghiệp khác. Chế độ đã
sử dụng bạo lực và áp lực kinh tế để động viên người Do Thái tình nguyện rời
đất nước. Các hoạt động kinh doanh của người Do Thái bị tẩy chay và cách ly
khỏi thị trường, quảng cáo trên báo bị cấm, và họ không được phép quan hệ với
chính quyền. Ngoài ra người Do Thái còn phải chịu đựng sự sách nhiễu và những
cuộc tấn công bạo lực.
Vào tháng 9 năm
1935 các đạo luật Nuremberg được ban hành với nội dung ngăn
cấm việc kết hôn cũng như những mối quan hệ ngoài hôn nhân giữa người Do Thái
và người dòng dõi Đức và cấm thuê phụ nữ Đức dưới 45 tuổi làm người hầu trong
các gia đình Do Thái. Luật tư cách công dân Đế chế tuyên bố chỉ những người gốc
Đức hay dòng dõi liên quan mới được định nghĩa là công dân, bởi vậy người Do
Thái và các nhóm dân tộc thiểu số khác đã bị tước bỏ tư cách công dân Đức. Cho
đến thời điểm chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939, đã có khoảng 250.000 trong số
437.000 người Do Thái Đức di cư đến Mỹ, Palestine, Anh và các quốc gia khác.
Ý thức hệ của chủ
nghĩa Quốc xã quy tụ các yếu tố bài Do Thái, thanh
lọc chủng tộc, thuyết
ưu sinh; kết
hợp chúng với chủ
nghĩa toàn Đức (Pangermanismus) và chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ với mục tiêu
chiếm được nhiều Lebensraum (không gian sống) cho dân tộc
Đức. Chế độ Quốc xã nỗ lực giành lấy lãnh thổ mới bằng việc xâm lược Ba
Lan, Liên Xô và dự định trục xuất hoặc tiêu diệt người Do Thái và người Slav sinh sống ở các quốc gia này, những đối
tượng được cho là hạ đẳng so với chủng tộc thượng đẳng Aryan. Sau cuộc xâm lược Ba Lan trong tháng 9 năm 1939, lãnh tụ Đức Quốc
xã Adolf Hitler đã ra lệnh tận diệt giới lãnh đạo và tri
thức Ba Lan. Có khoảng 65.000 dân thường đã bị giết tính đến cuối năm 1939. Bên
cạnh những lãnh đạo Ba Lan, Quốc xã còn sát hại người Do Thái, gái mại
dâm, người
Di-gan, và
người mắc bệnh tâm thần. Vào ngày 21 tháng 9, SS-Obergruppenführer (trung tướng SS) Reinhard Heydrich, thủ lĩnh Gestapo, đã ra lệnh vây bắt và tập trung người Do Thái vào trong các thành phố có hệ thống đường sắt đi tới đảo Madagascar ở Ấn Độ Dương
Vị trí trại tập trung
Sau khi một
phần Ba Lan bị Đức Quốc xã thôn tính, thị
trấn Oświęcim (Auschwitz) về mặt hành chính đã
thuộc nước
Đức, nằm ở tỉnh Thượng Silesia, Thượng Đông Silesia, Landkreis Bielitz. SS-Oberführer Arpad
Wigand đã lần
đầu đề xuất nơi đây làm điểm xây dựng một trại tập trung dành cho những tù nhân người Ba Lan. Wigand là phụ
tá của Erich von dem Bach-Zelewski, Höherer SS- und Polizeiführer (thủ lĩnh cảnh sát và SS cấp cao)
của Silesia, người đang tìm kiếm một nơi chứa tù nhân khi mà các nhà tù địa
phương đã không còn chỗ để tiếp nhận. Richard
Glücks, người đứng
đầu Cơ quan thanh tra các trại tập
trung, đã cử cựu sĩ
quan chỉ huy trại tập trung Sachsenhausen Walter
Eisfeld đến để
kiểm tra địa điểm. Lúc đó nơi này có 16 tòa nhà một tầng đổ nát từng là doanh
trại quân đội của Áo và sau này là của Ba Lan, và một trại dành cho những lao
động tạm thời. Vào tháng 4 năm 1940, Reichsführer-SS (thống chế SS) Heinrich Himmler, thủ
lĩnh Schutzstaffel (SS), đã
phê chuẩn địa điểm này và ý định ban đầu là dùng nó làm nơi giam giữ tù nhân
chính trị. Việc xây dựng trại do SS-Obersturmbannführer (trung tá SS) Rudolf Hoss, sĩ quan chỉ huy đầu tiên, giám sát.
SS-Obersturmführer (trung úy SS) Josef
Kramer được bổ
nhiệm làm phụ tá của Hoss. Auschwitz I, trại
Cư dân địa
phương, trong đó có 1.200 người sinh sống trong những căn lều xung quanh doanh
trại, bị xua đuổi. 17.000 cư dân Ba Lan và Do Thái ở phía tây Oświęcim đã bị
đuổi khỏi những nơi gần kề trại trong giai đoạn 1940-41. Giới chức Đức còn ra
lệnh trục xuất người Ba Lan ở làng Broszkowice, Babice, Brzezinka, Rajsko, Pławy, Harmęże, Bór, và Budy
đến Generalgouvernement. Công dân Đức sẽ được giảm thuế
và hưởng những lợi ích khác nếu họ di dời đến khu vực này. Cho tới tháng
10 năm 1943, đã có hơn 6.300 người Đức đến đây. Quốc xã lên kế hoạch xây
dựng một mô hình khu dân cư hiện đại dành cho người Đức chuyển đến, trong đó có
trường học, sân chơi, và những tiện nghi khác. Một số kế hoạch vẫn tiếp diễn
như việc thi công hàng trăm căn hộ, tuy nhiên phần nhiều trong số chúng không
được hoàn thiện. Các vấn đề cơ bản như nước sạch và hệ thống xử lý nước thải
không thỏa đáng và các bệnh từ nước là phổ biến. Những tù nhân đầu tiên (30
phạm nhân người Đức tới từ trại tập trung Sachsenhausen) đến trại vào tháng 5 năm 1940. Chuyến
tàu lớn đầu tiên đến Auschwitz vào ngày 14 tháng 6 năm 1940 với thành phần gồm
những người tù Công giáo, những người bị tình nghi thuộc phe kháng chiến, và 20
người Do Thái tới từ nhà tù ở Tarnów, Ba Lan. Họ bị quản thúc trong một tòa nhà ngay gần đó
chờ tới khi trại sẵn sàng.
Số lượng tù
nhân gia tăng nhanh chóng khi trại tiếp nhận những kẻ chống đối và giới tri
thức Ba Lan. Tính đến tháng 3 năm 1941, số người bị giam giữ ở Auschwitz là
10.900, chủ yếu là người Ba Lan. Đến cuối năm 1940, SS đã thu hồi những khu đất
quanh trại để tạo lập một vùng có diện tích 40 km2 bao bọc
bởi hai hàng rào thép gai và những tháp canh. Cũng như
các trại tập trung khác của Đức Quốc xã, trên cánh cổng vào Auschwitz I có hiển
thị câu khẩu hiệu Arbeit macht frei ("lao động mang đến sự tự
do"). Auschwitz
II-Birkenau
Cổng vào trại tập trung
Những thắng lợi
ban đầu của chiến dịch
Barbarossa vào mùa hè
và thu năm 1941 trước kẻ thù mới Liên Xô đã dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong ý
thức hệ bài Do Thái của Đức Quốc xã và lai lịch của những tù nhân bị đưa đến
Auschwitz. Vào tháng 10 năm 1941, Auschwitz II-Birkenau khởi công xây dựng để
giảm tải cho trại chính. Reichsführer-SS Heinrich Himmler dự định
đây sẽ là nơi dành cho 50.000 tù binh chiến
tranh, những đối
tượng sẽ được dùng làm lao động khổ sai. Các kế hoạch hướng đến mục tiêu mở
rộng trại để giam giữ ban đầu là 150.000 và cuối cùng là 200.000 tù
nhân. Vào tháng 10 năm 1941 có 10.000 tù binh chiến tranh Liên Xô tới
Auschwitz I, đến tháng 3 năm 1942 chỉ còn 945 người còn sống và bị chuyển đến
Birkenau, và đến tháng 5 hầu hết trong số họ đã chết vì đói và bệnh
tật. Trước đó Hitler đã đi đến quyết định tàn sát người Do Thái, cho nên
Birkenau sở hữu thêm trách vụ , trở thành một tổ hợp
trại khổ sai và trại hủy diệt.
Người đứng đầu
phụ trách việc xây dựng Auschwitz II-Birkenau là Karl
Bischoff. Khác với
người tiền nhiệm, Bischoff là một công chức có tài và khả năng. Trại Birkenau gồm bốn nhà thiêu và hàng trăm tòa nhà khác được lên kế
hoạch và thực hiện. Bischoff ban đầu dự kiến bố trí 550 tù nhân mỗi doanh trại;
về sau con số này tăng lên thành 744. Sức chứa của những công trình dùng làm
chỗ cư ngụ cho tù nhân không lớn bằng sức chứa của những công trình dùng để
tiêu diệt họ. Phòng hơi ngạt đầu tiên
ở Birkenau là "nhà đỏ" (nhân viên SS gọi là Bunker 1), một ngôi nhà
gạch được chuyển đổi bằng cách dọn sạch bên trong thành một khoang trống và xây
gạch bít các cửa sổ. Bunker 1 hoạt động đến tháng 3 năm 1942. Ngôi nhà gạch thứ
hai, "nhà trắng" hay Bunker 2, trở thành phòng hơi ngạt sau Bunker 1
vài tuần. Các công trình này phục vụ việc hành quyết hàng loạt cho tới đầu năm
1943. Trong các ngày 17 và 18 tháng 7 năm 1942, Himmler đích thân tới thăm
trại. Y trình bày về việc hành quyết hàng loạt
bằng phòng hơi ngạt ở Bunker 2 và tới thăm địa điểm mà nhà máy mới của IG
Farben đang thiết kế tại thị trấn Monowitz gần đó.
Vào đầu năm
1943, Quốc xã quyết định tăng cường mạnh năng lực tàn sát của Birkenau. Nhà
thiêu II ban đầu thiết kế làm nơi chứa xác với các
nhà xác dưới tầng hầm và lò thiêu trên mặt đất đã được chuyển đổi thành một nhà
máy giết người bằng cách tạo ra thêm những cánh cửa kín, những lỗ thông để
đổ Zyklon B vào phòng, và thiết bị thông hơi
để loại bỏ hơi độc sau đó. Tòa nhà bắt đầu hoạt động từ tháng 3. Nhà thiêu III
áp dụng kiểu thiết kế tương tự. Các nhà thiêu IV và V cũng được kiện toàn trong mùa xuân năm đó. Đến tháng 6 năm 1943, cả bốn nhà
thiêu đã đi vào hoạt động. Xét số nạn nhân bị giết thì hầu hết là ở bốn lò sát sinh này.
Chúng
tôi đến một gian phòng khác còn sót lại khoảng 01 tấn tóc của phụ nữ Do Thái bị
cạo trọc bỏ lại trước khi đẩy vào lò sát sinh. Số lượng tóc phụ nữ có thể lên đến
trên dưới 05 tấn được chuyển vào các nhà máy dệt công nghiệp vải sợi hoặc dụng
cụ phục vụ chiến tranh. Chúng tôi rùng mình trước những tội ác vô cùng dã man của
tên tội đồ nhân loại Adolf Hitler trong thế kỷ 20 tại trại Auschwitz @.
Trúc Giang/Cao Gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét