Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Cửu Đỉnh Ở Huế

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài CỬU ĐỈNH Ở HUẾ, sưu tầm do thầy Hồ Văn Phú chia sẻ. Đây là di tích lịch sử của triều đại nhà Nguyễn. Bài này gồm 9 đỉnh. BBT mỗi kỳ post 1 đỉnh. Xin quý thầy cô và quý anh chị đón xem. Xin cám ơn tác giả và thầy Hồ Văn Phú rất nhiều.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN



Ý nghĩa
Ngay khi có ý đồ đúc, Cửu đỉnh đã được coi như đồ quý ở nhà Tôn Miếu và sẽ được đặt ở vị trí trang trọng trong sân Thế Miếu. Để đặt từng chiếc đỉnh vào đúng vị trí, trước hết phải xác định tên gọi cho nó. Với ý đồ đúc Cửu đỉnh là để khẳng định nghiệp đế vương muôn năm bền vững, “Cửu đỉnh” với con số 9 kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với “cửu tộc”: được khởi đầu từ CAO tức thế hệ mở đầy, coi như chóp đỉnh và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng tức chỉ nơi sâu thẳm, khép kín 1 chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng.

Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt;


CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hoàn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hòa, tinh thông, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm


Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Là một lịch đại đầy đủ. Minh Mạng muốn dành tên đỉnh làm tên thụy tức miếu hiệu được đặt ra sau khi chết của các vua nhà Nguyễn. Và như thế, CAO ĐỈNH phải tương ứng với Gia Long là Thế tổ Cao hoàng đế. Minh Mạng tự chọn tên thụy cho mình là Thánh tổ Nhân hoàng đế. Ông còn đặt sẵn tên thụy cho các thế hệ tiếp theo là Hiến tổ Chương hoàng đế, Dực tông Anh hoàng đế, Giảng tông Nghị hoàng đế, Cảnh tông Thuần hoàng đế v.v…Vì thế, mà từ vị trí đặt Cửu đỉnh ở sân chầu được lấy làm chuẩn quy chiếu cho các bàn thờ từng vị vua tương ứng đặt ở trong nhà Thế Miếu, nguyên tắc là lấy tổ ở giữa làm chuẩn, tỏa sang hai bên với thứ tự trái trước phải sau. Có thể thấy rõ điều đó qua sơ đồ sau: 

Vị trí
8
6
4
2
1
3
5
7
9
Tên đỉnh
Dụ
Đỉnh
Thuần Đỉnh
Anh Đỉnh
Nhân Đỉnh
Cao Đỉnh
Chương Đỉnh
Nghị Đỉnh
Tuyên Đỉnh
Huyền Đỉnh
Vua tương ứng
Hàm Nghi
Đồng Khánh
Tự Đức
Minh Mạng
Gia Long
Thiệu Trị
Kiến Phúc
Khải Định
Duy Tân

Thật ra, trong Thế Miếu xưa chỉ có 7 nhang án thờ 7 vị vua được chính quyền bảo hộ Pháp cho phép, ứng với 7 đỉnh từ Cao đỉnh đến Tuyên đỉnh, còn 3 nhang án mới thờ 3 vị vua có tư tưởng yêu nước chống Pháp mới được đưa vào năm 1959. Các ông vua này đều không có tên thụy, do đó Hàm Nghi ứng với Dụ đỉnh, Duy Tân ứng với Huyền đỉnh, còn Thành Thái tới con số 10 thì không còn đỉnh để tương ứng nữa. Đúng số đầy đủ thì, thế phả nhà Nguyễn có tất cả 13 vua. Ngoài 10 nhang án (cũ và mới) thờ 10 vua kể trên, còn có Dục Đức làm vua 3 ngày, Hiệp Hòa làm vua 4 tháng và Bảo Đại bị phế truất năm 1945 cũng không có tên thụy.

Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi” (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau xê xích từ 3201 cân ta đến 4307 cân ta. 


Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh.
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng, thể hiện ở kiểu dáng quai, vành miệng, vai, chân và đáy. 
Đặc biệt, mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
 1. Cao đỉnh




 Trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Cao đỉnh nặng 2.603kg, được đặt ở vị trí trung tâm, ứng với khám thờ vua Gia Long trong Thế Miếu ở hoàng thành Huế. So với 8 đỉnh còn lại, Cao đỉnh được đặt nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.




Chính giữa của Cao đỉnh là chữ "Cao đỉnh", chính là thụy hiệu của vua Gia Long.


 Hàng trên, phía trái của chữ Cao đỉnh là hình tượng "Long", nghĩa là con rồng, biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.


Kế đến là hình tượng "Ba la mật", nghĩa là cây mít, loài cây ăn quả quen thuộc ở các làng quê Việt Nam.


 Hình tượng "Canh" là cây lúa tẻ, nông sản gắn liền với nền sản xuất của người Việt từ xa xưa.


Hình tượng "Thông" nghĩa là cây hành, loại rau gia vị quen thuộc của người Việt.


 "Tử vi hoa" là hoa tường vi, một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp.


"Trĩ" là chim trĩ, loài chim rừng có họ với gà, sở hữu bộ lông màu sắc rực rỡ.


Hàng giữa, bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Đông Hải", nghĩa là Biển Đông, vùng biển gắn với chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.


"Vĩnh Tế hà" là kênh Vĩnh Tế, con kênh đào vĩ đại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được vua Gia Long cho khởi công vào năm 1819.


 "Nhật" nghĩa là mặt trời.


 "Ngưu Chữ giang" là kênh Bến Nghé, một huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn - Gia Định.


"Thiên Tôn Sơn" là núi Thiên Tôn ở thôn Gia Miêu, Thanh Hóa, nơi phát tích của vương triều Nguyễn.


Hàng dưới, bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Thiết mộc", tức cây gỗ lim, loại cây cho gỗ rất cứng và bền, thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện.


 "Hổ" là con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa.


"Đa tác thuyền" là tên nhà Nguyễn gọi thuyền buồm, loại thuyền đi biển đường dài có xuất xứ phương Tây.


"Đại bác" là sùng đại bác, hỏa khí chủ lực trong quân đội nhà Nguyễn.


 "Trầm hương": Cây trầm hương, một loài cây cho gỗ có mùi thơm rất quý hiếm.


 "Miết" là con ba ba, một thủy sản có giá trị được khai thác tại nhiều sông hồ của Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét