Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Nhân Đỉnh - Cửu Đỉnh Ở Huế (Bài 2)

GIỚI THIỆU
Kính thưa quý Thầy Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
NHHN đã giới thiệu bài Cửu Đỉnh Ở Huế (Bài 1 - Cao Đỉnh) vào tuần trước. Hôm nay, BBT xin  tiếp tục giới thiệu bài 2 - NHÂN ĐỈNH. Một tài liệu gồm 9 bài, rất có giá trị về di tích lịch sử của triều đại Nhà Nguyễn. Xin mời quý thầy cô và quý anh chị cùng xem.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN


 2. Nhân Đỉnh



Trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Nhân đỉnh nặng 2.515kg, đặt bên trái Nhân đỉnh, ứng với khám thờ vua Minh Mạng trong Thế Miếu


Chính giữa của Nhân đỉnh là chữ "Nhân đỉnh", thụy hiệu của vua Minh Mạng


Hàng trên, phía trái của chữ Nhân đỉnh là hình tượng "Ngô đồng", nghĩa là cây ngô đồng, loài cây thân gỗ được trồng khá nhiều ở kinh thành Huế

Hình tượng "Kỳ nam" là gỗ kỳ nam, loại trầm hương phẩm chất cao nhất, hết sức quý hiếm


 "Nọa" là cây lúa nếp, giống lúa dẻo và thơm song hành cùng lúa tẻ trên các ruộng lúa Việt Nam


"Nam trân" là cây bòn bon, loài cây cho quả từng trở thành nguồn thực phẩm cứu sống chúa Nguyễn Ánh khi phải ẩn náu trong rừng để tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn

  
"Liên hoa" là hoa sen, loài hoa tượng trưng cho sự cao quý bất chấp nghịch cảnh, đồng thời cũng là một loài hoa của đạo Phật

 "Khổng tước" là chim công, loài chim có bộ lông rực rỡ được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim


Hàng giữa, bên trái chữ "Nhân đỉnh" là "Nam Hải", nghĩa là vùng biển phía Nam nước Việt

"Phổ Lợi hà" là sông Phổ Lợi, con sông do vua Minh Mạng cho đào năm 1835, nối sông Hương với cửa biển Thuận An, có vai trò giao thông và thủy lợi quan trọng với kinh thành Huế xưa.
 "Nguyệt" là mặt trăng

 "Hương giang" là sông Hương, dòng sông biểu tượng chảy qua kinh thành Huế

 "Ngự Bình sơn" là núi Ngự Bình, có hình dáng như bức bình phong, cùng với sông Hương tạo thành cảnh quan đặc trưng của Huế: Sông Hương núi Ngự

 Hàng dưới, bên trái chữ "Nhân đỉnh" là "Nhân ngư", một cách gọi cá voi, loài cá thiêng phù trợ người đi biển theo quan niệm của người dân miền biển Việt Nam

 
 "Cửu" là cây hẹ, một loài cây gia vị gần gũi với hành
 "Lâu thuyền" là thuyền lầu, loại thuyền nhiều tầng thường được dùng cho nhà vua, người hoàng tộc và các quan đại thần, binh sĩ hộ giá đi lại trên sông Hương
 "Luân xa pháo" là súng đại bác đặt trên xe, phiên bản cơ động, thường có kích thước nhỏ của súng đại bác


 "Báo" là con báo, loài vật họ mèo chỉ đứng dưới con hổ về độ "hổ báo" trong rừng rậm Việt Nam


"Đại mạo" là con đồi mồi, loài rùa biển có mai đẹp, thịt ngon, là sản vật quý thường được dùng tiến vua


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét