Mê cung dưới lòng đất ChicagoBản quyền hình ảnhGREG INDA
Âm thanh duy nhất đến từ những chiếc đèn ống phát ra tiếng xì xì trên trần nhà và tiếng dội kỳ quái của những bước chân từ đằng xa.
Mùi hương cà phê, dầu mỡ và clorine trộn lẫn trong mũi tôi khi tôi đẩy những cánh cửa đôi nặng chình chịch, đi vòng quanh một góc đến một hành lang dài có màu hoa mộc lan dài muốn chóng mặt.
Phía bên tay phải là lối vào là cửa hàng Macy's, với dãy hàng bán đồ ăn với một vài thực khách bên trong có thể nhìn thấy qua lớp kính. Phía đối diện là một dạng cửa kính cửa hàng khác - một dãy gồm 22 ô chữ nhật kính màu được chiếu sáng từ phía sau và phát sáng một cách ấn tượng trên nền tường đen như mực.
Lối đi tránh thời tiết
Tôi đang khám phá khu vực kỳ lạ nhất của Chicago, khu Pedway - một nơi không thể nào là ứng viên cho sự tái tạo và thậm chí còn lâu mới là nguồn cảm hứng cho các thiết kế.
Nằm lắt léo như mê cung với chiều dài năm dặm phía dưới 40 block nhà thuộc The Loop, trung tâm văn phòng của Chicago, hệ thống các đường hầm này kết nối những tòa nhà nổi tiếng nhất ở thành phố, trong đó có cửa hàng Macy's, Tòa thị chính Thành phố và Trung tâm Văn hóa Chicago.
Công việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1951 với mục đích là tạo một lối đi an toàn trong mọi điều kiện thời tiết giữa các tòa nhà. Một loạt các hành lang sau đó đã được xây dựng dần dần. Mỗi phần của hệ thống đường hầm này đều thuộc sở hữu riêng biệt của tòa nhà nằm ở phía trên, do đó chúng đều có hệ thống ánh sáng khác nhau, thậm chí nhiệt độ không khí cũng khác nhau.
"Nhiều người không hiểu điều này," bà Margaret Hicks, người điều hành các tour tham quan Pedway ở công ty Chicago Elevated, nói. "Nhưng tôi rất thích."
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
Một trong những khung cửa sổ gắn kính màu trang trí ở Pedway là sản phẩm của nghệ sỹ nổi tiếng Louis Comfort Tiffany, con trai của người sáng lập ra hãng Tiffany & Co.
Các ô cửa trưng bày bằng kính màu được lắp hồi tháng 12/2013 trong một dự án hợp tác giữa Macy's và Bảo tàng Smith về cửa kính màu trước khi bảo tàng này đóng cửa vào tháng 10/2014. Vào lúc đó các ô cửa kính này là một đặc điểm lạ và cho đến giờ nó vẫn còn không ăn nhập gì với hệ thống đường hầm dài trống trơn này.
Người ta dùng đường ngầm Pedway này để tránh cái nóng chảy mỡ của mùa hè và mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Họ rảo bước dưới Pedway trên đường đi làm hàng ngày và trong giờ nghỉ trưa. Nơi tấp nập nhất là đi qua Ga Thiên niên kỷ, một đầu mối các tuyến xe điện với trần gợn sóng sáng trưng ánh đèn huỳnh quang trong khi nền nhà được sắp xếp như đường chạy đua. Các cảnh trong một số bộ phim như Người Dơi, Hiệp sỹ Bóng đêm đã được quay ở đây.
Nghệ thuật lạ lẫm
Tuy nhiên, Hicks cho rằng đa phần những người đi qua đây đều không biết rằng họ đang ở Pedway, hay thậm chí biết Pedway là gì. Nơi đây không được xem là nơi để nán lại, ghé qua và ngửi mùi hoa cúc hay thậm chí là để chiêm ngưỡng những mẫu hoa cúc được làm một cách tinh vi từ những mảnh tam giác thủy tinh nhỏ xíu.
Những motif trên các ô kính màu gồm có một quả bầu với hoa nở tràn ra, một con chim đang vút bay lên trên nền trời lỗ chỗ những mảng xám và xanh, một con cú nằm chính giữa motif hoa táo bạo. Nhiều ô kính này là do các nghệ sỹ vô danh sáng tác nhưng một tác phẩm trong số đó - Mạng Nhện - là tác phẩm của nghệ sỹ kính màu lừng danh Louis Comfort Tiffany vốn có cha là người sáng lập tập đoàn kim hoàn khổng lồ Tiffany & Co. Ô cửa kính này khắc họa một mớ các cánh hoa đỏ hồng lộn xộn đè lên một sắc xanh nhẹ nhàng thanh thoát.
"Kỳ lạ phải không?" Hicks nói trong khi chúng tôi đang chăm chú nhìn tác phẩm. "Ý tôi là, không có cái gì khác giống như vậy ở dưới đây."
Tuy nhiên điều này đang thay đổi khi mà mọi người đang dần biết được điều mà Hicks đã biết trong nhiều năm qua: sự kỳ lạ của Pedway chính là điều có sức hút kỳ lạ.
Kỳ triển lãm Kiến Trúc Chicago Lưỡng niên lần thứ hai, diễn ra từ 9/2017 cho đến 1/2018 đã nhận thấy tiềm năng ở những hành lang này.
Tạo cảm hứng sáng tác
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
Những ống đèn neon rực rỡ màu sắc ở lối vào của Trung tâm Văn hóa Chicago chịu ảnh hưởng từ cách chiếu sáng bằng đèn màu tại Pedway
Giữa lối vào Trung Tâm Văn hóa Chicago với những hàng cột to - địa điểm chính diễn ra sự kiện kiến trúc lưỡng niên - là những chiếc đèn ống neon chiếu sáng phía sau một tấm kính. Lấy cảm hứng từ hệ thống chiếu sáng đèn huỳnh quang của Pedway, sự sắp đặt này là dấu hiệu ra dấu về thế giới dưới lòng đất bí ẩn của Chicago.
Các kiến trúc sư sáng tạo ra tác phẩm này, Fiona Connor và Erin Besler đến từ Los Angeles, đã rảo hệ thống đường hầm này đến nát nước. Họ nghiên cứu các đặc điểm cơ hữu cũng như các công trình phụ trợ thêm vào và lấy cảm hứng từ hệ thống chiếu sáng, các họa tiết và màu sắc sử dụng bao gồm màu trắng vàng và màu xám.
Bên trong trung tâm, ở ngay phía sau chiếc tủ kính trưng bày tác phẩm sắp đặt bằng đèn neon, một chiếc thang máy đi thẳng xuống một đoạn của Pedway được xây dựng vào năm 1989.
Khi đến nơi, du khách có thể nghi hoặc liệu họ có nhấn nhầm nút thang máy hay không. Bước ra ngoài, họ được chào đón bằng hình ảnh phản chiếu của những gì nằm ở tầng trên. Connor và Besler đã khổ công tái hiện lại một trong những ô cửa theo phong cách Beaux Arts của Trung tâm Văn hóa Chicago.
Bằng cách làm đảo lộn cả hai thế giới, tác phẩm này và công trình sắp đặt ánh sáng trên mặt đất - được gọi chung với cái tên là 'Cửa Trước' - thể hiện rõ mối liên hệ cũng như sự tách biệt của chúng.
"Dự án này kết nối những hành khách đi qua Pedway mà không hề biết gì cả với sự kiện kiến trúc lưỡng niên bằng cách thừa nhận sự tồn tại của một không gian dân dụng rộng lớn tại những hành lang có chút hiu quạnh này," ông Todd Palmer, giám đốc điều hành của triển lãm kiến trúc nói.
"Những gì mà mọi người cảm thấy quá đỗi thông thường được nhìn dưới cái nhìn mới mẻ trong tinh thần chủ đề của cuộc triễn lãm lưỡng niên. Đó là 'Hãy viết nên lịch sử'."
Kế hoạch phát triển
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
The Pedway được người dân Chicago dùng làm nơi tránh nóng ngày hạ và trốn lạnh mùa đông.
Về lâu dài, tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương Environmental Law & Policy Center (ELPC) đã huy động được 125.000 Mỹ kim để cải tạo Pedway trở thành một điểm hút khách du lịch. Họ cũng đang tìm kiếm thêm các khoản đầu tư từ các công ty địa phương, các tập đoàn du lịch và chủ sở hữu của các tòa nhà kết nối với hệ thống đường hầm.
Các kế hoạch xây dựng bao gồm một khu chợ nhà nông và một thư viện trong lòng đất với một quán nước và một góc đọc sách ấm cúng. Rải rác dưới đường hầm là các không gian triển lãm nghệ thuật, khiến cho các tấm kính màu đỡ dị thường hơn.
Công trình thiết kế tham vọng nhất sẽ được trưng bày trên mặt đất trong Công viên Thiên niên kỷ - khối thủy tinh lấp lánh trong đó có thang máy để vận chuyển khách xuống lòng đất.
Đó chắc chắn là một bước tiến so với lối vào hiện nay vốn nằm đâu đó ở những góc khuất và những chiếc thang máy đi xuống như là đi xuống vực sâu vậy.
"Pedway của Chicago có thể được cải tạo từ một hệ thống đường hầm ít được sử dụng trở thành một phần sống động của trung tâm Chicago được cả người dân Chicago và du khách sử dụng," ông Howard Learner, giám đốc điều hành ELPC, nói. "Giờ đây chúng tôi đang nghiên cứu tìm cách tốt nhất để biến tầm nhìn về Pedway này thành hiện thực."
Đối với tất cả những thay đổi này, bà Hicks lại có cảm xúc lẫn lộn. Được đặt biệt danh là 'Quý bà Pedway', bà biết tất cả mọi người ở nơi này.
Có các bảo vệ, thợ đánh giày và Bill, một người đánh đàn guitar đã chơi dưới Pedway được vài năm.
Hicks thậm chí còn sống dưới đó trong vòng một tuần. Bà ngủ ở khách sạn Fairmont có lối thông với Pedway - gặp gỡ bạn bè ở quán Starbucks (dưới đó có ba quán), và sử dụng các lối vào dưới tầng hầm để vào rạp chiếu bóng, phòng tập thể hình hay đi ăn tối ở các nhà hàng. Bà làm tất cả những việc đó mà không cần thấy ánh sáng mặt trời.
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
Giữ lấy cái lạ lẫm
"Tôi thật sự nghĩ rằng Pedway là một trong những khu sinh sống của Chicago. Tôi không muốn thấy nó bị quý tộc hóa," Hicks thổ lộ. "Hãy giữ những cái lạ lẫm. Đương nhiên có rất nhiều thứ có thể nâng cấp ở Pedway - nhưng tôi không muốn mọi người có cảm giác lạc lõng và bối rối. Điều mà tôi thích ở Pedway là sự lạ lẫm của nó."
Hai du khách khác đi cùng tour với tôi, một nữ công dân Chicago và mẹ của cô đến từ bên ngoài Chicago, không hề biết về Pedway.
"Tôi không hề biết là có nơi như thế này," cô nói. "Khi tôi nghe nói về tour này, tôi phải đi cho biết. Nó thật là lạ."
Hicks đã quen với việc này. "Thậm chí đa số người dân địa phương không biết về Pedway," bà nói. "Chắc chắn là họ không hiểu nó."
Chúng tôi bước đi theo lối hệ thống đường hầm, đi rón chân bước xuống những chiếc cầu thang tăm tối và cúi mình xuống bước qua những cánh cửa.
Ở một góc, thợ chụp ảnh Ed ngồi thụp trên một gờ tường với cặp mắt nhìn chằm chằm vào tường một cách đờ đẫn. Ông ấy ngẩng đầu dậy khi nhìn thấy chúng tôi. Sau đó ông ấy lại ngồi thụp xuống khi nhận ra chúng tôi là du khách chứ không phải một đôi vợ chồng hạnh phúc.
Ed kiên cường bám trụ cánh cửa của Marriage Court vốn có lối ra vào nằm ở Pedway phía dưới Tòa Thị chính gần như mỗi ngày. Ông đợi cho các cặp mới cưới trả tiền cho ông để ông chụp cho họ một vài bức ảnh. Một tấm ảnh đặt trên giá chụp một đôi vợ chồng rạng rỡ được đặt dưới chân ông kế bên một chùm bóng bay và một bó hoa - những đạo cụ dùng để làm kiểu chụp ảnh.
Khi chúng tôi bước tới một góc khác, Hicks nói: "Tôi muốn thấy nhiều người hơn đến Pedway vì tôi muốn nó phát triển. Tôi muốn nó càng ngày càng to hơn nữa."
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
Những ống đèn neon rực rỡ màu sắc ở lối vào của Trung tâm Văn hóa Chicago chịu ảnh hưởng từ cách chiếu sáng bằng đèn màu tại Pedway
Giữa lối vào Trung Tâm Văn hóa Chicago với những hàng cột to - địa điểm chính diễn ra sự kiện kiến trúc lưỡng niên - là những chiếc đèn ống neon chiếu sáng phía sau một tấm kính. Lấy cảm hứng từ hệ thống chiếu sáng đèn huỳnh quang của Pedway, sự sắp đặt này là dấu hiệu ra dấu về thế giới dưới lòng đất bí ẩn của Chicago.
Các kiến trúc sư sáng tạo ra tác phẩm này, Fiona Connor và Erin Besler đến từ Los Angeles, đã rảo hệ thống đường hầm này đến nát nước. Họ nghiên cứu các đặc điểm cơ hữu cũng như các công trình phụ trợ thêm vào và lấy cảm hứng từ hệ thống chiếu sáng, các họa tiết và màu sắc sử dụng bao gồm màu trắng vàng và màu xám.
Bên trong trung tâm, ở ngay phía sau chiếc tủ kính trưng bày tác phẩm sắp đặt bằng đèn neon, một chiếc thang máy đi thẳng xuống một đoạn của Pedway được xây dựng vào năm 1989.
Khi đến nơi, du khách có thể nghi hoặc liệu họ có nhấn nhầm nút thang máy hay không. Bước ra ngoài, họ được chào đón bằng hình ảnh phản chiếu của những gì nằm ở tầng trên. Connor và Besler đã khổ công tái hiện lại một trong những ô cửa theo phong cách Beaux Arts của Trung tâm Văn hóa Chicago.
Bằng cách làm đảo lộn cả hai thế giới, tác phẩm này và công trình sắp đặt ánh sáng trên mặt đất - được gọi chung với cái tên là 'Cửa Trước' - thể hiện rõ mối liên hệ cũng như sự tách biệt của chúng.
"Dự án này kết nối những hành khách đi qua Pedway mà không hề biết gì cả với sự kiện kiến trúc lưỡng niên bằng cách thừa nhận sự tồn tại của một không gian dân dụng rộng lớn tại những hành lang có chút hiu quạnh này," ông Todd Palmer, giám đốc điều hành của triển lãm kiến trúc nói.
"Những gì mà mọi người cảm thấy quá đỗi thông thường được nhìn dưới cái nhìn mới mẻ trong tinh thần chủ đề của cuộc triễn lãm lưỡng niên. Đó là 'Hãy viết nên lịch sử'."
Kế hoạch phát triển
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
The Pedway được người dân Chicago dùng làm nơi tránh nóng ngày hạ và trốn lạnh mùa đông.
Về lâu dài, tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương Environmental Law & Policy Center (ELPC) đã huy động được 125.000 Mỹ kim để cải tạo Pedway trở thành một điểm hút khách du lịch. Họ cũng đang tìm kiếm thêm các khoản đầu tư từ các công ty địa phương, các tập đoàn du lịch và chủ sở hữu của các tòa nhà kết nối với hệ thống đường hầm.
Các kế hoạch xây dựng bao gồm một khu chợ nhà nông và một thư viện trong lòng đất với một quán nước và một góc đọc sách ấm cúng. Rải rác dưới đường hầm là các không gian triển lãm nghệ thuật, khiến cho các tấm kính màu đỡ dị thường hơn.
Công trình thiết kế tham vọng nhất sẽ được trưng bày trên mặt đất trong Công viên Thiên niên kỷ - khối thủy tinh lấp lánh trong đó có thang máy để vận chuyển khách xuống lòng đất.
Đó chắc chắn là một bước tiến so với lối vào hiện nay vốn nằm đâu đó ở những góc khuất và những chiếc thang máy đi xuống như là đi xuống vực sâu vậy.
"Pedway của Chicago có thể được cải tạo từ một hệ thống đường hầm ít được sử dụng trở thành một phần sống động của trung tâm Chicago được cả người dân Chicago và du khách sử dụng," ông Howard Learner, giám đốc điều hành ELPC, nói. "Giờ đây chúng tôi đang nghiên cứu tìm cách tốt nhất để biến tầm nhìn về Pedway này thành hiện thực."
Đối với tất cả những thay đổi này, bà Hicks lại có cảm xúc lẫn lộn. Được đặt biệt danh là 'Quý bà Pedway', bà biết tất cả mọi người ở nơi này.
Có các bảo vệ, thợ đánh giày và Bill, một người đánh đàn guitar đã chơi dưới Pedway được vài năm.
Hicks thậm chí còn sống dưới đó trong vòng một tuần. Bà ngủ ở khách sạn Fairmont có lối thông với Pedway - gặp gỡ bạn bè ở quán Starbucks (dưới đó có ba quán), và sử dụng các lối vào dưới tầng hầm để vào rạp chiếu bóng, phòng tập thể hình hay đi ăn tối ở các nhà hàng. Bà làm tất cả những việc đó mà không cần thấy ánh sáng mặt trời.
Bản quyền hình ảnhGREG INDA
Giữ lấy cái lạ lẫm
"Tôi thật sự nghĩ rằng Pedway là một trong những khu sinh sống của Chicago. Tôi không muốn thấy nó bị quý tộc hóa," Hicks thổ lộ. "Hãy giữ những cái lạ lẫm. Đương nhiên có rất nhiều thứ có thể nâng cấp ở Pedway - nhưng tôi không muốn mọi người có cảm giác lạc lõng và bối rối. Điều mà tôi thích ở Pedway là sự lạ lẫm của nó."
Hai du khách khác đi cùng tour với tôi, một nữ công dân Chicago và mẹ của cô đến từ bên ngoài Chicago, không hề biết về Pedway.
"Tôi không hề biết là có nơi như thế này," cô nói. "Khi tôi nghe nói về tour này, tôi phải đi cho biết. Nó thật là lạ."
Hicks đã quen với việc này. "Thậm chí đa số người dân địa phương không biết về Pedway," bà nói. "Chắc chắn là họ không hiểu nó."
Chúng tôi bước đi theo lối hệ thống đường hầm, đi rón chân bước xuống những chiếc cầu thang tăm tối và cúi mình xuống bước qua những cánh cửa.
Ở một góc, thợ chụp ảnh Ed ngồi thụp trên một gờ tường với cặp mắt nhìn chằm chằm vào tường một cách đờ đẫn. Ông ấy ngẩng đầu dậy khi nhìn thấy chúng tôi. Sau đó ông ấy lại ngồi thụp xuống khi nhận ra chúng tôi là du khách chứ không phải một đôi vợ chồng hạnh phúc.
Ed kiên cường bám trụ cánh cửa của Marriage Court vốn có lối ra vào nằm ở Pedway phía dưới Tòa Thị chính gần như mỗi ngày. Ông đợi cho các cặp mới cưới trả tiền cho ông để ông chụp cho họ một vài bức ảnh. Một tấm ảnh đặt trên giá chụp một đôi vợ chồng rạng rỡ được đặt dưới chân ông kế bên một chùm bóng bay và một bó hoa - những đạo cụ dùng để làm kiểu chụp ảnh.
Khi chúng tôi bước tới một góc khác, Hicks nói: "Tôi muốn thấy nhiều người hơn đến Pedway vì tôi muốn nó phát triển. Tôi muốn nó càng ngày càng to hơn nữa."
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét