Tất cả chúng ta ở trên thế gian này đều có một người MẸ. Có thể nói Tình Mẫu Tử là tình cao quí nhất. Không có ai thương con bằng Mẹ.
Nhân ngày lễ Hiền Mẫu. Xin mời quý thầy cô và quý anh chị đọc bức thư thật cảm động của một người con gái viết cho Mẹ.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
Mẹ yêu quý của con,
Lâu lắm rồi, dễ đã hai mươi hai năm chẵn kể từ lần cuối cùng con viết thư, hay nói đúng ra là viết thiệp chúc mẹ ngày Hiền Mẫu.
Phải rồi! Năm 1994, những năm cuối cùng của đời độc thân sống xa gia đình con mừng lễ Mẹ. Thời gian ấy con buồn lắm; cô đơn trong tình trường, sống một mình lẻ loi dù chung quanh con bạn bè không thiếu những người yêu mến con. Đã hơn một lần con đọc được những cái nhìn thương hại của người đời. Họ ái ngại cho hoàn cảnh đơn chiếc của con, một đứa con gái tuổi đã quá thì, cha mẹ còn đủ nhưng vì dang dở sách đèn nên đành phải sống bơ vơ một mình nơi đất khách quê người, xa cách vòng tay yêu thương che chở của tình thân phụ mẫu.
Mẹ chắc không khỏi ngạc nhiên khi con nhớ về ngày ấy. Con xin thưa mẹ, rằng sau đó vài tuần thì con nhận được thư hồi âm của mẹ. Mẹ viết cho con bằng cả sự xúc động chan hoà của tình mẫu tử bao la. Mẹ kể rằng mẹ đã khóc khi đọc những lời chúc trong cánh thiệp ấy, vì không ngờ “con gái út ít của mẹ nay đã biết nói những lời khôn ngoan”! Con không viết dài dòng văn tự. Cũng vì thiệp chúc mừng ngày hiền mẫu thì các nhà thiết kế mẫu thiệp họ đã viết giùm con những lời hay ý đẹp cả rồi. Con chỉ nhớ là con chúc mẹ được hạnh phúc và tràn đầy ơn Chúa trong ngày Hiền Mẫu, và con “cám ơn mẹ đã đẻ ra con!”
Cuộc đời của mẹ là một chuỗi ngày buồn nhiều hơn vui. Mẹ mồ côi từ nhỏ. Là con út trong gia đình quê gốc Thái Bình, những năm tháng trước thời ly loạn mẹ được đi học trường bà sơ ở Sơn Tây. Tại đây mẹ gặp dì Hoa. Chị em kết nghĩa với nhau và mẹ trở thành người con gái lớn của ông bà Lý Hai. Cảm ơn Chúa đã cho chúng con ông bà ngoại rất hiền lành đạo đức. Ông bà và bác Cả, các dì các cậu đã thương yêu đùm bọc mẹ như người con, người em, và người chị ruột thịt nên nếu không nói ra chẳng ai biết được mẹ là con nuôi của gia đình ấy.
Lâu lắm rồi, dễ đã hai mươi hai năm chẵn kể từ lần cuối cùng con viết thư, hay nói đúng ra là viết thiệp chúc mẹ ngày Hiền Mẫu.
Phải rồi! Năm 1994, những năm cuối cùng của đời độc thân sống xa gia đình con mừng lễ Mẹ. Thời gian ấy con buồn lắm; cô đơn trong tình trường, sống một mình lẻ loi dù chung quanh con bạn bè không thiếu những người yêu mến con. Đã hơn một lần con đọc được những cái nhìn thương hại của người đời. Họ ái ngại cho hoàn cảnh đơn chiếc của con, một đứa con gái tuổi đã quá thì, cha mẹ còn đủ nhưng vì dang dở sách đèn nên đành phải sống bơ vơ một mình nơi đất khách quê người, xa cách vòng tay yêu thương che chở của tình thân phụ mẫu.
Mẹ chắc không khỏi ngạc nhiên khi con nhớ về ngày ấy. Con xin thưa mẹ, rằng sau đó vài tuần thì con nhận được thư hồi âm của mẹ. Mẹ viết cho con bằng cả sự xúc động chan hoà của tình mẫu tử bao la. Mẹ kể rằng mẹ đã khóc khi đọc những lời chúc trong cánh thiệp ấy, vì không ngờ “con gái út ít của mẹ nay đã biết nói những lời khôn ngoan”! Con không viết dài dòng văn tự. Cũng vì thiệp chúc mừng ngày hiền mẫu thì các nhà thiết kế mẫu thiệp họ đã viết giùm con những lời hay ý đẹp cả rồi. Con chỉ nhớ là con chúc mẹ được hạnh phúc và tràn đầy ơn Chúa trong ngày Hiền Mẫu, và con “cám ơn mẹ đã đẻ ra con!”
Cuộc đời của mẹ là một chuỗi ngày buồn nhiều hơn vui. Mẹ mồ côi từ nhỏ. Là con út trong gia đình quê gốc Thái Bình, những năm tháng trước thời ly loạn mẹ được đi học trường bà sơ ở Sơn Tây. Tại đây mẹ gặp dì Hoa. Chị em kết nghĩa với nhau và mẹ trở thành người con gái lớn của ông bà Lý Hai. Cảm ơn Chúa đã cho chúng con ông bà ngoại rất hiền lành đạo đức. Ông bà và bác Cả, các dì các cậu đã thương yêu đùm bọc mẹ như người con, người em, và người chị ruột thịt nên nếu không nói ra chẳng ai biết được mẹ là con nuôi của gia đình ấy.
Nhớ những ngày con còn rất nhỏ, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Thường thì bốn giờ sáng khi con dậy học bài đã thấy mẹ lui cui dưới bếp, tức là mẹ đã dậy trước đó kia, từ ba giờ rưỡi sáng. Mẹ nấu nước, pha trà, nấu cơm, xếp cơm vào lon Guigoz cho các chịu đem đi làm. Mẹ âm thầm làm những công việc ấy mỗi ngày không chút thở than, quanh năm suốt tháng. Có thời gian mẹ đi lễ năm giờ sáng mỗi ngày. Sau này nhà ta mở quán café phải mở cửa sớm thì mẹ đi lễ chiều, nhưng nhất định là không ngày nào bỏ Thánh Lễ Misa trừ những ngày ốm nặng liệt giường chiếu.
Gia đình ta trước 1975, nhờ vào tài nghệ kinh doanh của bố nên cuộc sống khá là sung túc. Bố tạo dựng cho mẹ một tiệm tạp hoá, ngoài thu nhập từ dịch vụ cho mướn xe “Huê Kỳ” và công việc sau này của bố với “Thế Giới Bảo Hiểm Công-ty”. Mẹ vừa trông cửa tiệm vừa lo cho các con. Nếu bố không ngăn cản thì con gái mẹ đã được đi học ở trường Tây như nguyện vọng ngày con còn nhỏ.
Út của mẹ được mẹ hết mực nuông chiều. Mẹ còn nhớ mùa Trung Thu đến mẹ dẫn con đi chợ Ông Tạ để mua lồng đèn không? Con gái mẹ vụng thường làm cháy đèn nên năm nào cũng được nhiều lồng đèn hơn các anh chị. Ngoài lồng đèn mẹ còn mua nào là mâm quả, con giống nặn bằng bột sơn phết rất đẹp! Những năm sau này khi Việt Cộng chiếm miền Nam không còn thấy người ta bán ngũ quả con giống nữa…
Mỗi ngày mẹ xách giỏ đi chợ. Trước năm 1975 mẹ không phải đi chợ mỗi ngày. Đã có những chị giúp việc đi chợ giùm, trừ khi đích thân mẹ muốn chọn những món đồ tươi ngon vừa ý để nấu trong những dịp lễ tết hay giỗ chạp. Sau ngày Việt Cộng chiếm miền Nam nhà ta không còn khả năng mướn người giúp việc, thời gian ấy mẹ xách giỏ đi chợ mỗi ngày. Con hay nghe tiếng mẹ thở dài than rằng :”Chẳng biết mua gì, cầm đồng tiền nó cứ chảy ra nước…” Mẹ luôn nhường nhịn miếng ngon cho các con để chỉ phần cho mình những gắp dưa, quả cà mặn chát và một ít rau luộc.
Thịt kho cùi dừa mẹ cũng chỉ lựa những miếng dừa kho cho mình. Cả cuộc đời mẹ là một sự hy sinh thầm lặng. Con chưa bao giờ thấy mẹ trang điểm để đi đến những chốn vui chơi. Ngoài những kỷ niệm hiếm hoi được mẹ dẫn đi Sài Gòn mua sắm ở chợ Bến Thành, Thương Xá Tax những năm trước 1975 suốt cuộc đời 13 năm sau ngày 30 tháng tư đen tối ấy con chỉ thấy mẹ ra đường để đi chợ và đi nhà thờ. Quãng đường đi bộ mỗi ngày từ nhà ra chợ và ra nhà thờ ấy của mẹ, cả lượt đi lẫn lượt về, những bước chân nặng nhọc bao năm ấy đã ghi dấu nơi đầu gối của mẹ những vết chai bầm vì những giờ phút quỳ lâu trên ván gỗ nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện, dâng niềm vui nỗi buồn và những cay đắng xót xa trong cuộc đời vốn nhiều hẩm hiu của mẹ.
Làm sao con quên được tuổi già của mẹ khi đặt chân đến xứ người ở tuổi ngoài sáu mươi mà vẫn chưa được phép nghỉ ngơi. Suốt đời con không thể quên được mồng một Tết Tân Mùi năm ấy. Vì tết rơi vào ngày thường nên người ta đi học đi làm, mẹ cũng phải đi làm như ai! Con thấy mẹ khẽ khàng xếp ngay ngắn những phong bao kì xì màu đỏ trên giàn máy cassette/CD ở trong phòng khách. Năm ấy mẹ thêm một phong bao thay vì bốn phong bao cho bốn đứa con gái như hai năm trước. Chả là trước tết nhà ta có đám cưới và mẹ có thêm một người con rể. Sáng hôm ấy con dậy sớm và lặng lẽ quan sát cảnh tượng nhà ta đón tết tha hương năm thứ ba. Mẹ đi rồi, con rón rén ra phòng khách, nhìn nét chữ nghuệch ngoạc của mẹ ghi rõ tên từng đứa con trên mỗi phong bao theo thứ tự lớn nhỏ: Thảo, Hương, Tài, Lan, Mai. Mẹ yêu dấu của con ơi! Cầm phong bao mừng tuổi mà nước mắt con tuôn trào, những giọt lệ biết ơn và xót xa cho tình mẹ, cho thân phận người Việt xa xứ Mẹ trùm áo lạnh, đeo găng tay rời nhà từ sáng sớm tinh sương, trong cái giá buốt của Mùa Đông khi tiết trời còn se lạnh, để đi bộ tới nhà chị Nhuận trông các con cho chị. Có những hôm lạnh quá, bố thương tình chở mẹ đi. Những bận về thì thường là mẹ phải đi bộ, trừ hôm nào mưa to gió lớn chị Nhuận chở giúp mẹ về nhà. Đoạn đường bốn cây số ấy, mẹ tẩn mẩn vừa đi vừa đọc kinh, tràng chuỗi Mân Côi không lúc nào rời tay mẹ những lần đi bộ như thế. Con biết là Chúa và Đức Mẹ luôn đồng hành để che chở mẹ thoát khỏi tai ương trên đường. Tạ ơn Chúa, mẹ đã đi tới nơi về tới chốn trong suốt ba năm liền cho tới khi mẹ bắt đầu mệt, và các cháu lớn dần, đủ tuổi đi vườn trẻ.
Đến cuối năm 1992 khi các chị còn lại đã lần lượt lấy chồng, rời tổ ấm theo chồng đến những tiểu bang lạnh giá Connecticut và Washington để lập nghiệp, chỉ còn lại mẹ con mình sống với nhau. Căn nhà ở góc đường California và 59th, thành phố Long Beach được trả lại cho chủ. Mẹ con mình lại dọn nhà thêm ba lần nữa. Lần sau cùng chỉ còn hai mẹ con mình ở với nhau. Đó là đầu năm 1993. Con đã nghỉ việc làm toàn thời gian từ đầu Mùa Hè 1990 để làm bán thời gian và đi học lại. Cũng đã trải qua những cuộc tình vui buồn xốc nổi của thời con gái. Để rồi con ngậm ngùi trở về “núp bóng mẹ yêu”. Hằng đêm nằm trên chiếc sofa bed ngoài phòng khách con nghe rõ mồn một những lời cầu nguyện thì thầm rất to của mẹ. Vì mẹ mắc chứng bệnh lãng tai sau nhiều năm uống thuốc cho những căn bệnh tuổi già nên mẹ thầm thì to hơn. Chắc mẹ sợ nói nhỏ thì Chúa không nghe rõ chăng? Nhưng con nghe mẹ rất rõ, và không thể dằn lòng ứa nước mắt khi nghe mẹ cầu xin Chúa: “cho Têrêxa Mai được sớm có đôi bạn”.
Có lẽ Chúa đã như người gia chủ kia trong phúc âm, Ngài cảm thương cho kẻ quấy rầy đêm hôm xin bánh ăn nên để không bị mất giấc ngủ, Ngài đã mở cửa nhận lời cầu xin của mẹ. Cuối năm 1995 con gặp người trong mộng mà nay đã trở thành người gia trưởng mẫu mực của gia đình con, là rể hiền của mẹ. Xin tạ ơn Chúa, và ghi ơn bà mẹ trần thế của con!
Kỷ niệm của mẹ con mình, những hồi ức đẹp đẽ ấy sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trí con, nói sao cho vừa biển trời bao la của lòng mẹ hải hà. Vì hoàn cảnh không cho phép mẹ con mình sống với nhau dưới cùng mái nhà như chính con và cả mẹ cùng mơ ước, nên suốt đời còn lại con biết con sẽ sống trong nỗi trăn trở áy náy ấy hoài.
Gia đình ta trước 1975, nhờ vào tài nghệ kinh doanh của bố nên cuộc sống khá là sung túc. Bố tạo dựng cho mẹ một tiệm tạp hoá, ngoài thu nhập từ dịch vụ cho mướn xe “Huê Kỳ” và công việc sau này của bố với “Thế Giới Bảo Hiểm Công-ty”. Mẹ vừa trông cửa tiệm vừa lo cho các con. Nếu bố không ngăn cản thì con gái mẹ đã được đi học ở trường Tây như nguyện vọng ngày con còn nhỏ.
Út của mẹ được mẹ hết mực nuông chiều. Mẹ còn nhớ mùa Trung Thu đến mẹ dẫn con đi chợ Ông Tạ để mua lồng đèn không? Con gái mẹ vụng thường làm cháy đèn nên năm nào cũng được nhiều lồng đèn hơn các anh chị. Ngoài lồng đèn mẹ còn mua nào là mâm quả, con giống nặn bằng bột sơn phết rất đẹp! Những năm sau này khi Việt Cộng chiếm miền Nam không còn thấy người ta bán ngũ quả con giống nữa…
Mỗi ngày mẹ xách giỏ đi chợ. Trước năm 1975 mẹ không phải đi chợ mỗi ngày. Đã có những chị giúp việc đi chợ giùm, trừ khi đích thân mẹ muốn chọn những món đồ tươi ngon vừa ý để nấu trong những dịp lễ tết hay giỗ chạp. Sau ngày Việt Cộng chiếm miền Nam nhà ta không còn khả năng mướn người giúp việc, thời gian ấy mẹ xách giỏ đi chợ mỗi ngày. Con hay nghe tiếng mẹ thở dài than rằng :”Chẳng biết mua gì, cầm đồng tiền nó cứ chảy ra nước…” Mẹ luôn nhường nhịn miếng ngon cho các con để chỉ phần cho mình những gắp dưa, quả cà mặn chát và một ít rau luộc.
Thịt kho cùi dừa mẹ cũng chỉ lựa những miếng dừa kho cho mình. Cả cuộc đời mẹ là một sự hy sinh thầm lặng. Con chưa bao giờ thấy mẹ trang điểm để đi đến những chốn vui chơi. Ngoài những kỷ niệm hiếm hoi được mẹ dẫn đi Sài Gòn mua sắm ở chợ Bến Thành, Thương Xá Tax những năm trước 1975 suốt cuộc đời 13 năm sau ngày 30 tháng tư đen tối ấy con chỉ thấy mẹ ra đường để đi chợ và đi nhà thờ. Quãng đường đi bộ mỗi ngày từ nhà ra chợ và ra nhà thờ ấy của mẹ, cả lượt đi lẫn lượt về, những bước chân nặng nhọc bao năm ấy đã ghi dấu nơi đầu gối của mẹ những vết chai bầm vì những giờ phút quỳ lâu trên ván gỗ nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện, dâng niềm vui nỗi buồn và những cay đắng xót xa trong cuộc đời vốn nhiều hẩm hiu của mẹ.
Làm sao con quên được tuổi già của mẹ khi đặt chân đến xứ người ở tuổi ngoài sáu mươi mà vẫn chưa được phép nghỉ ngơi. Suốt đời con không thể quên được mồng một Tết Tân Mùi năm ấy. Vì tết rơi vào ngày thường nên người ta đi học đi làm, mẹ cũng phải đi làm như ai! Con thấy mẹ khẽ khàng xếp ngay ngắn những phong bao kì xì màu đỏ trên giàn máy cassette/CD ở trong phòng khách. Năm ấy mẹ thêm một phong bao thay vì bốn phong bao cho bốn đứa con gái như hai năm trước. Chả là trước tết nhà ta có đám cưới và mẹ có thêm một người con rể. Sáng hôm ấy con dậy sớm và lặng lẽ quan sát cảnh tượng nhà ta đón tết tha hương năm thứ ba. Mẹ đi rồi, con rón rén ra phòng khách, nhìn nét chữ nghuệch ngoạc của mẹ ghi rõ tên từng đứa con trên mỗi phong bao theo thứ tự lớn nhỏ: Thảo, Hương, Tài, Lan, Mai. Mẹ yêu dấu của con ơi! Cầm phong bao mừng tuổi mà nước mắt con tuôn trào, những giọt lệ biết ơn và xót xa cho tình mẹ, cho thân phận người Việt xa xứ Mẹ trùm áo lạnh, đeo găng tay rời nhà từ sáng sớm tinh sương, trong cái giá buốt của Mùa Đông khi tiết trời còn se lạnh, để đi bộ tới nhà chị Nhuận trông các con cho chị. Có những hôm lạnh quá, bố thương tình chở mẹ đi. Những bận về thì thường là mẹ phải đi bộ, trừ hôm nào mưa to gió lớn chị Nhuận chở giúp mẹ về nhà. Đoạn đường bốn cây số ấy, mẹ tẩn mẩn vừa đi vừa đọc kinh, tràng chuỗi Mân Côi không lúc nào rời tay mẹ những lần đi bộ như thế. Con biết là Chúa và Đức Mẹ luôn đồng hành để che chở mẹ thoát khỏi tai ương trên đường. Tạ ơn Chúa, mẹ đã đi tới nơi về tới chốn trong suốt ba năm liền cho tới khi mẹ bắt đầu mệt, và các cháu lớn dần, đủ tuổi đi vườn trẻ.
Đến cuối năm 1992 khi các chị còn lại đã lần lượt lấy chồng, rời tổ ấm theo chồng đến những tiểu bang lạnh giá Connecticut và Washington để lập nghiệp, chỉ còn lại mẹ con mình sống với nhau. Căn nhà ở góc đường California và 59th, thành phố Long Beach được trả lại cho chủ. Mẹ con mình lại dọn nhà thêm ba lần nữa. Lần sau cùng chỉ còn hai mẹ con mình ở với nhau. Đó là đầu năm 1993. Con đã nghỉ việc làm toàn thời gian từ đầu Mùa Hè 1990 để làm bán thời gian và đi học lại. Cũng đã trải qua những cuộc tình vui buồn xốc nổi của thời con gái. Để rồi con ngậm ngùi trở về “núp bóng mẹ yêu”. Hằng đêm nằm trên chiếc sofa bed ngoài phòng khách con nghe rõ mồn một những lời cầu nguyện thì thầm rất to của mẹ. Vì mẹ mắc chứng bệnh lãng tai sau nhiều năm uống thuốc cho những căn bệnh tuổi già nên mẹ thầm thì to hơn. Chắc mẹ sợ nói nhỏ thì Chúa không nghe rõ chăng? Nhưng con nghe mẹ rất rõ, và không thể dằn lòng ứa nước mắt khi nghe mẹ cầu xin Chúa: “cho Têrêxa Mai được sớm có đôi bạn”.
Có lẽ Chúa đã như người gia chủ kia trong phúc âm, Ngài cảm thương cho kẻ quấy rầy đêm hôm xin bánh ăn nên để không bị mất giấc ngủ, Ngài đã mở cửa nhận lời cầu xin của mẹ. Cuối năm 1995 con gặp người trong mộng mà nay đã trở thành người gia trưởng mẫu mực của gia đình con, là rể hiền của mẹ. Xin tạ ơn Chúa, và ghi ơn bà mẹ trần thế của con!
Kỷ niệm của mẹ con mình, những hồi ức đẹp đẽ ấy sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trí con, nói sao cho vừa biển trời bao la của lòng mẹ hải hà. Vì hoàn cảnh không cho phép mẹ con mình sống với nhau dưới cùng mái nhà như chính con và cả mẹ cùng mơ ước, nên suốt đời còn lại con biết con sẽ sống trong nỗi trăn trở áy náy ấy hoài.
Mẹ nay tuổi đã ngoài chín mươi. Mẹ di chuyển chậm chạp từng bước một bên cái xe đẩy (walker). Nhưng khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi cười và sẵn sàng mở cửa ôm chầm lấy con những ngày cuối tuần con đến thăm mẹ. Và con gái hư của mẹ thì luôn bận bịu quanh năm suốt tháng và chẳng mấy khi nấn ná ở chơi với mẹ được một tiếng đồng hồ! Mẹ biết thế nên chẳng một lời trách móc. Vì mẹ biết con không thể để bố một mình không người thăm viếng vào những ngày Thứ Bảy Chủ Nhật.
Mẹ thân yêu! Suốt đời con mang một món nợ không trả được với mẹ, rằng con rất yêu mẹ, nhưng chưa bao giờ con cảm thấy tình yêu con dạt dào lai láng được như tình mẹ đã dành cho con. Người xưa nói rằng: “Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi được một mẹ!” Lại nữa: “Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày!” Điều đó quá đúng vì nó đã xảy ra trong gia đình ta.
Ngày còn nhỏ đi học mẫu giáo mỗi lần sơ cho hát bài hát về mẹ “Con sợ quá mẹ ơi, con sợ mẹ chóng già. Mẹ già như chuối chín cây. Gió đưa, đưa mẹ rụng, con rày rày mồ côi!” Con vừa hát theo vừa thút thít khóc khiến sơ phải đến bên bàn vuốt ve dỗ dành con.
Ngày mẹ rời xa con để dọn về Washington giúp các chị trông cháu con đã khóc cạn nước mắt. Có đêm nằm mơ thấy mẹ ra đi về với Chúa, con hốt hoảng níu lấy mẹ và lắp bắp câu :”Mẹ đừng bỏ con…” Giật mình con tỉnh dậy mặt đầm đìa nước mắt để kịp mừng thầm khi biết đó chỉ là cơn mơ. Con vội vàng gọi điện thoại thăm mẹ, kể lại giấc mơ của mình và mong muốn được mẹ xuống chơi vài ngày với con. Những ngày vui ngắn ngủi ấy qua rất nhanh. Hôm tiễn mẹ về, hai mẹ con bịn rịn khóc lóc làm trễ chuyến bay, báo hại mẹ phải về vào buổi tối. Thế là hai mẹ con lại được gần gũi với nhau thêm vài tiếng đồng hồ nữa.
Cách đây hơn một năm mẹ ốm một trận liệt giường suốt ba tháng trời tưởng chết. Mẹ có biết chăng lòng con đau quặn thắt từng cơn khi nhìn thấy vết lở trên mông của mẹ vì nằm quá lâu. Rồi giây phút tháo dây rợ trên người mẹ khi bác sĩ tuyên bố cho mẹ xuất viện để gia nhập hospice vì bệnh viện không còn thuốc chữa. Mắt con lại sưng húp lên vì khóc. Nhưng Chúa nhân từ và Mẹ Thiên Đàng đã ra tay cứu sống mẹ thêm một lần nữa. Và cả gia đình ta có cùng đầy đủ bằng chứng để xác tín rằng đây chính là phép lạ Chúa ban qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria.
Mẹ thân yêu! Suốt đời con mang một món nợ không trả được với mẹ, rằng con rất yêu mẹ, nhưng chưa bao giờ con cảm thấy tình yêu con dạt dào lai láng được như tình mẹ đã dành cho con. Người xưa nói rằng: “Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi được một mẹ!” Lại nữa: “Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày!” Điều đó quá đúng vì nó đã xảy ra trong gia đình ta.
Ngày còn nhỏ đi học mẫu giáo mỗi lần sơ cho hát bài hát về mẹ “Con sợ quá mẹ ơi, con sợ mẹ chóng già. Mẹ già như chuối chín cây. Gió đưa, đưa mẹ rụng, con rày rày mồ côi!” Con vừa hát theo vừa thút thít khóc khiến sơ phải đến bên bàn vuốt ve dỗ dành con.
Ngày mẹ rời xa con để dọn về Washington giúp các chị trông cháu con đã khóc cạn nước mắt. Có đêm nằm mơ thấy mẹ ra đi về với Chúa, con hốt hoảng níu lấy mẹ và lắp bắp câu :”Mẹ đừng bỏ con…” Giật mình con tỉnh dậy mặt đầm đìa nước mắt để kịp mừng thầm khi biết đó chỉ là cơn mơ. Con vội vàng gọi điện thoại thăm mẹ, kể lại giấc mơ của mình và mong muốn được mẹ xuống chơi vài ngày với con. Những ngày vui ngắn ngủi ấy qua rất nhanh. Hôm tiễn mẹ về, hai mẹ con bịn rịn khóc lóc làm trễ chuyến bay, báo hại mẹ phải về vào buổi tối. Thế là hai mẹ con lại được gần gũi với nhau thêm vài tiếng đồng hồ nữa.
Cách đây hơn một năm mẹ ốm một trận liệt giường suốt ba tháng trời tưởng chết. Mẹ có biết chăng lòng con đau quặn thắt từng cơn khi nhìn thấy vết lở trên mông của mẹ vì nằm quá lâu. Rồi giây phút tháo dây rợ trên người mẹ khi bác sĩ tuyên bố cho mẹ xuất viện để gia nhập hospice vì bệnh viện không còn thuốc chữa. Mắt con lại sưng húp lên vì khóc. Nhưng Chúa nhân từ và Mẹ Thiên Đàng đã ra tay cứu sống mẹ thêm một lần nữa. Và cả gia đình ta có cùng đầy đủ bằng chứng để xác tín rằng đây chính là phép lạ Chúa ban qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria.
Mẹ muôn đời kính yêu của con! Hôm nay nhân ngày Hiền Mẫu, con chẳng có gì xứng đáng để làm quà dâng lên mẹ. Con chỉ có tấm lòng biết ơn, lời xin lỗi muộn màng gởi đến mẹ, và những nguyện ước chân thành dâng lên Thiên Chúa cho người mẹ của con. Cuộc đời con đã làm khổ mẹ quá nhiều mà báo hiếu thì chưa tới đâu. Xin Chúa đền bù cho những thiếu sót của con bằng những ơn lành hồn xác cho mẹ, để mẹ vui sống những chuỗi ngày còn lại trong ân sủng Chúa, và đến ngày cuối cùng mẹ sẽ nhắm mắt trong vòng tay yêu thương của Ngài. Mẹ đã là hội viên khấn trọn đời của Dòng Ba Đaminh, là hội viên Legio Mariae tán trợ, hội viên hội Mân Côi. Và Mẹ luôn có tràng hạt và áo Đức Bà bên mình.
Xin Chúa, Đức Mẹ, các Thánh và thiên thần bản mệnh gìn giữ mẹ con khi sống và trong giờ phút lâm chung.
Mẹ ơi! Con yêu mẹ của con, bà Maria Đặng Thị Hợi.
Têrêsa Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét