Nghệ Tây
10 món ăn đắt đỏ nhất thế giới,
trong đó Việt Nam cũng góp phần. Những món này chỉ có nhà giàu mới dám ăn. Bởi
vì lỡ ăn một miếng đi đứt cả gia tài.
Trên thế giới có nhiều món ăn chỉ dành cho những ai có nhiều tiền vì giá thành
của chúng rất đắt, vì chúng rất hiếm, quy trình thu hoạch và chế biến rất phức
tạp, hoặc vì giá trị dinh dưỡng của chúng rất cao. Hãy cùng xem đâu là những
món ăn đắt nhất trên thế giới:
10. Thịt lợn xông khói Iberia:
Đây là một loại thịt đùi lợn muối và
xông khói được sản xuất chủ yếu ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, được mệnh danh là
loại thịt xông khói đắt nhất thế giới, nhờ quy trình sản xuất phức tạp. Sau khi
cai sữa, những con lợn con được vỗ béo bằng lúa mạch và ngô, sau đó được thả để
chúng đi ăn uống lang thang trên đồng cỏ, với thức ăn là các loại thảo mộc và
rễ cây. Ngoài ra chúng còn được cho ăn quả ô liu để có chất lượng thịt tốt
nhất.
Quá trình xử và chế biến ra món thịt xông khói nổi tiếng này thường kéo dài ít
nhất 12 tháng, có khi lên đến 48 tháng, vì thế giá thành của nó rất cao. Một ký
thịt có thể lên đến 392 đô (hơn 9,1 triệu đồng).
9. Thịt bò Kobe:
Đây là loại thịt bò nổi tiếng nhất
thế giới nhờ miếng thịt ngon và mềm, có hương vị đặc biệt không giống với bất
kỳ loại thịt bò nào khác. Một miếng bò Kobe có các vân mỡ xen kẽ với các thớ
nạc với tỷ lệ đồng đều, tạo thành màu sắc lốm đốm trắng đỏ được xem là miếng
thịt bò hảo hạng.
Để có chất lượng thịt như thế, những con bò Kobe đến thời kỳ vỗ béo sẽ được
mát-xa mỗi ngày bằng rượu sakê, ăn lúa non, cỏ tươi, uống nước lọc tinh khiết,
tắm bằng nước ấm. Ngoài ra chúng còn được cho uống bia để tích tụ mỡ và kích
thích vị giác để chúng ăn ngon miệng hơn, và nghe nhạc giao hưởng để chúng cảm
thấy hạnh phúc hơn, nhờ thế miếng thịt sẽ ngon hơn. Chính vì thế thịt bò Kobe
cũng rất đắt, mỗi kg thịt có giá đến 450 đô (hơn 10,5 triệu đồng).
8. Nấm Matsutake:
Loài nấm này thường mọc trong những
cánh rừng có nhiều cây tùng và cây thông ở một số nước Đông Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, TC… Chúng được ghi nhận là loài thực vật duy nhất
còn sống sau thảm họa bom nguyên tử ở Hirosima năm 1945, chứng tỏ chúng có khả
năng chống phóng xạ rất cao.
Chính vì không thể được nuôi trồng mà chỉ có thể thu hoạch ngoài tự nhiên, nên
giá thành của nấm Matsutake vô cùng đắt, từ 90-600 đô (2-14 triệu đồng) một ký
nấm tươi. Sau khi được chế biến, nó có thể được bán ra với giá 2.000 đô (hơn
46,7 triệu đồng) một ký.
7. Pho mát nai sừng tấm:
Loại pho mát này được sản xuất tại
một nơi duy nhất trên thế giới, đó là trang trại nai sừng tấm ở vùng Bjurholm,
Thụy Điển, và đúng như tên gọi của nó, nó được chế biến từ sữa của nai sừng
tấm. Loại sữa này giàu chất béo hơn sữa bò, và các chất dinh dưỡng của nó cũng
nhiều hơn sữa bò thông thường.
Mỗi năm, trang trại sản xuất được khoảng 300kg pho mát nai sừng tấm, và chúng
được bán ra với giá khoảng 1.000 đô (hơn 23,3 triệu đồng) mỗi ký.
6. Cà phê phân chồn:
Đúng như tên gọi của nó, hạt của
loại cà phê này được loài chồn hương ăn, rồi thải ra ngoài, được thu thập, hành
xử rồi pha chế thành thức uống. Trong quá trình nhai nuốt, các enzym tiêu hóa
trong dạ dày và ruột của chồn ngấm vào hạt cà phê, khiến chúng có hương và vị
rất đặc biệt, không giống với bất kỳ loại cà phê nào khác.
Cà phê phân chồn được xem là loại cà phê hiếm có nhất, và đắt đỏ nhất thế giới,
chỉ có tại một số nước như: Indonesia, Philippines, Ethiopia, Việt Nam… Một ký
của nó có thể bán ra với giá 1..000-3.000 đô (23-70 triệu đồng).
5. Yến sào:
Món ăn đắt đỏ này chính là tổ của
loài chim yến xây trên những vách đá cao, được tạo ra từ nước bọt của chúng,
được cho là chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Nó được mệnh danh là cao lương mỹ vị
của nhiều nước Đông Á như: Việt Nam, TC, Hàn Quốc, Triều Tiên…
Giá trị của yến sào trên thị trường là khoảng 3.000 đô (hơn 70 triệu đồng) một
ký. Một bát canh yến sào có giá khoảng 60 đô (hơn 1,4 triệu đồng).
4. Nấm Truffle:
Đây là loại nấm đắt nhất hành tinh,
được ví von là kim cương đen trong giới ẩm thực, vì nó có một mùi thơm nồng xộc
thẳng vào mũi, tựa như mùi đất rừng sau mưa. Loại nấm này rất hiếm, không thể
nuôi trồng, chỉ được tìm thấy mọc ký sinh bên dưới những gốc cây đặc biệt như:
sồi, phỉ, bạch dương… trong các khu rừng ở Pháp và Italia. Và vì nó mọc bên
dưới mặt đất nên các thợ săn nấm chỉ có thể tìm ra nó nhờ dắt theo lợn rừng
(nếu không để ý chúng sẽ ăn luôn nấm khi tìm thấy) và chó.
Chính vì quý hiếm như thế nên nấm Truffle, đặc biệt là loại Truffle trắng, được
bán với giá rất cao, thường được sử dụng trong các nhà hàng cao cấp. Một ký nấm
thường có giá 2.200-4.800 đô (51-112 triệu đồng). Đặc biệt có thời điểm chúng
có giá lên đến 14.203 đô(hơn 331 triệu đồng) một ký.
3. Gà mặt quỷ:
Gà Ayam Cemani là một giống gà có
nguồn gốc từ Indonesia, nổi tiếng nhờ cơ thể toàn một màu đen tuyền, từ da tới
lông, mào, lưỡi, thậm chí máu của chúng cũng có màu đen. Chính vì trông đáng sợ
như thế nên ở Việt Nam chúng được gọi là gà mặt quỷ.
Ayam Cemani được xem là giống gà đắt nhất thế giới, chúng không được xuất cảng
sang các nước khác vì sợ lây bệnh. Chính vì hiếm như thế nên một con gà con ở
Indonesia có giá khoảng 200 đô (hơn 4,6 triệu đồng). Còn ở Florida, Mỹ, một con
gà trưởng thành có giá khoảng 2.500 đô (58,4 triệu đồng). Thịt của chúng được
cho là chứa nhiều dinh dưỡng hơn gà thường.
2. Trứng cá bạch tạng:
Loài cá được đánh bắt để lấy trứng
là cá tầm bạch tạng, một loài cá cực kỳ quý hiếm sinh sống ở vùng biển Caspi
(giáp với Nga và Iran), nơi nguồn nước không bị ô nhiễm. Để thu hoạch trứng của
một con cá tầm bạch tạng, người ta phải chờ trung bình 8-10 năm. Và để có được
1kg trứng, người ta phải thu hoạch đến 5kg trứng vì 80% trong số đó bị thất
thoát qua quá trình chế biến.
Chính vì thế giá thành của trứng cá bạch tạng là rất cao, đến 9.100 đô (hơn 212
triệu đồng) một ký và chỉ dành cho những khách hàng đặc biệt. Thậm chí có một
Công ty ở Iran lập kỷ lục Guinness khi bán trứng cá với giá 34.500 đô (hơn 805
triệu đồng) một ký, vì loại cá mà họ đánh bắt có tuổi đời từ 60-100 năm.
1. Nghệ tây:
Từ xa xưa đến nay, nghệ tây luôn là
loại gia vị đắt nhất thế giới nhờ có hương vị thơm ngon đặc biệt. Nó còn được
sử dụng trong Y học nhờ đặc tính chữa các loại bệnh về đường ruột, mắt, trầm
cảm, đột biến, và có thể là cả ung thư nhờ tính chống oxy hóa cao.
Người ta thu hoạch nhụy của nghệ tây để làm gia vị, mọi công đoạn đều được thực
hiện bằng tay. loài cây này mỗi năm chỉ mọc 7 ngày vào mùa thu, và để có 1kg
nghệ tây, người ta cần hái 300.000 bông hoa. chính vì thế Giá của nó rất đắt,
có thể từ 1.100-11.000 đô (25-256 triệu đồng) mỗi ký
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét