Hình minh họa (internet)
VƯỢT BIỂN BẰNG NƯỚC MẮT
(Phóng tác theo lời người trong cuộc)
Lê Văn Hưởng
Trực
thăng
Gần ngày 30/4/75, gia đình tôi đã mua vé máy bay đi
Mỹ, ghi rời Sài Gòn ngày 01 tháng 5/75.
Nào ngờ mấy ngày trước đó, phi trường Tân Sơn Nhứt bị Việt Cộng pháo kích dữ dội,
đã có một chiếc máy bay của hãng Pan American Airways chở trẻ mồ côi bị bắn hạ,
do đó hàng không dân sự bị ngưng, chỉ còn máy bay quân sự hoạt động thôi.
Nếu tôi không mua vé hàng không dân sự, tôi cũng có
thể thoát khỏi VN trước đó bằng máy bay
quân sự của Mỹ lúc đó dành nhiều ưu đãi cho nhân viên VN làm việc cho Tòa Đại Sứ
(trong đó có tôi).
Tình hình Sài Gòn càng ngày càng bi đát, Thủ Tướng
Vũ Văn Mẫu ra lịnh quân đội và nhân viên dân sự Hoa Kỳ phải rời Việt Nam trong 24 giờ kể từ ngày 29 tháng tư.
Vì vậy, ngày 29 tháng Tư, bầu trời Sài Gòn vang dội
tiếng trực thăng Mỹ từ hạm đội 7 đậu ngoài khơi biển Nam Hải, thay phiên nhau
ngày lẫn đêm đáp xuống sân thượng Tòa Đại
Sứ Mỹ ở Sài Gòn để di tản người. Trên các nẻo đường, từng lớp người hớt hơ hớt
hải tìm đường trốn khỏi Cộng Sản...
Xế chiều hôm đó, tôi lo quá, tự hỏi làm sao thoát được?
Nghĩ mình là nhân viên của Tòa Đại Sứ, tôi và gia
đình (vợ và 2 con nhỏ) đến Tòa Đại Sứ, may ra họ cho gia đình di tản tại đây. Người đông như kiến bao quanh tường
rào...
Trực thăng thay phiên đáp xuống sân thượng, mỗi lần
máy bay đến là mấy ngọn cây nghiêng ngửa như trong cơn bão vì sức gió của cánh
quạt; ngoài ra, về đêm, đèn của máy bay quẹt từng vết sáng rực như ngọn hải
đăng chiếu lên cả một vùng trời.
Đến cổng gác, tôi xuất trình giấy tờ là nhân viên của
TĐS, nhưng quân cảnh Mỹ chỉ mở cửa cho những ai được cấp thẻ di tản xin từ trước.
Càng về đêm, số người càng gia tăng, trong khi số
nguời được cho phép lên trực thăng chỉ
nhỏ giọt.
Trời gần sáng, thấy không còn hy vọng nào, hàng ngàn
người bỏ đi như bầy ong vỡ tổ, trong số
đó có gia đình tôi.
Thúc
thủ
Qua ngày sau,
30 tháng tư...
Vào khoảng 10 giờ sáng, xe tăng VC chiếm dinh Độc Lập.
Trên đài phát thanh Sài Gòn, Tướng Dương Văn Minh ra lịnh cho Quân Lực VNCH
buông súng đầu hàng.
Một trang lịch sử lật qua!
Thảm cảnh máu, nước mắt, chết chóc bắt đầu áp đặt
lên nhân dân Miền Nam. Nào là đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, tiền bạc, đổi tiền,
đốt sách, bắt quân nhân nhốt vào các trại
tù tẩy não, đày nhân dân đi các vùng kinh tế mới...
Như vậy là tôi phải tìm nơi ẩn thân, để khỏi bị
chúng bắt đi kinh tế mới... Gia đình vợ chồng và hai con sống nhờ tiền dành dụm
từ trước, cộng thêm nghề thêu may của nhà tôi, chúng tôi cầm cự được một thời
gian. Trong khi đó, chúng tôi vẫn tìm cách móc nối với các chủ ghe để tìm đường
vượt biển.
Ba năm sau, tôi tìm được một tổ chức bằng lòng cho tôi và đứa con trai lớn (7 tuổi) cùng đi, nhưng khi ra đến bến hẹn, tàu không tới. Thế là chuyến đầu tiên thất bại.
Ba năm sau, tôi tìm được một tổ chức bằng lòng cho tôi và đứa con trai lớn (7 tuổi) cùng đi, nhưng khi ra đến bến hẹn, tàu không tới. Thế là chuyến đầu tiên thất bại.
Sau nầy, năm 1979, chánh quyền CS cho phép người Việt
gốc Hoa được rời khỏi VN một cách chánh thức, với điều kiện phải nạp cho họ mỗi
đầu người là 10 cây vàng (lượng vàng). Thừa cơ hội này, người VN nào muốn đi
theo diện người Hoa cũng tìm cách đổi tên họ thành người Tàu và đương nhiên phải
trả tiền thêm cho chánh quyền CS (5 cây mỗi người), ngoài ra phải tốn kém thêm
để làm giấy tờ giả, lấy tên người Hoa, có chức quyền CS thị thực .
Chiếc tàu tôi
rời cảng Rạch Giá ngày cuối tháng 6-1979. Có điều làm chúng tôi lo sợ là theo
dự tính tàu chở 450 người, đã quá tải rồi, VC lại “nhét” thêm gần hai trăm người
nữa, (vị chi gần 650 người) vì chúng đã thâu tiền của số người này mà chủ tàu
không được thông báo trước.
Ra khơi
Tàu với số hiệu
VN KJ– 0009 ra khơi... Biển lặng sóng yên, mọi người tràn đầy hy vọng...
Vì biết đây là
một hải trình không có vé trở về nên bao nhiều tiền của có được, thuyền nhân đều
cố gắng mang theo, nào là đô la Mỹ, nào là vàng vòng đeo đầy tay, dấu đầy mình,
có người mang trên tay gần chục chiếc đồng hồ, vì họ nghe nói là đồng hồ dễ
bán... Quần áo cũng toàn loại thứ “xịn”
(đắt giá).
Một ngày êm ả
trôi qua, tiếng nói, tiếng cười rối rít, mọi người dệt mộng, tính làm gì khi đến
bờ tự do với tài sản đem theo.
Nhưng, niềm
vui chưa được bao lâu thì qua ngày thứ nhì, tàu gặp cướp biển Thái Lan. Chúng cặp
sát tàu chúng tôi, nhảy lên tàu và bắt đầu cướp của, vàng vòng, hãm hiếp và bắt
đi một số phụ nữ.
Sau khi chúng
rút lui và trong khi thuyền nhân tị nạn chưa kịp hoàn hồn, tàu bị bọn cướp tấn
công lần thứ nhì vài giờ sau đó. Lần này, bọn chúng rất hung hăng, chúng lột
vàng vòng, lấy tiền bạc và lột trần truồng phụ nữ để thay phiên hãm hiếp, trong
khi chồng, cha hay anh em chỉ nhìn mà không thể can thiệp, Cũng có một số người
nhảy vào bênh vực người thân, bọn cướp đâm chém loạn xạ, đạp rơi xuống biển: tiếng
la, tiếng khóc nghe rất thảm thiết.
Nhìn trời, trời
cao lồng lộng, nhìn biển, biển rộng mênh mông, không thấy bến, không thấy bờ,
chỉ còn con tàu cô đơn với đám thuyền nhân trong cơn tuyệt vọng. Nước uống đã cạn
dần, sức chịu đựng con người đã cạn kiệt, đã vậy còn đón thêm lượt cướp lần thứ
ba qua ngày sau.
Thuyền nhân
đành buông tay cho số phận, Tiền của đã bị cướp sạch, phụ nữ bị trói để chúng
hãm hiếp tơi bời, người can thiệp vào bị chúng đâm và vứt xuống biển không gớm
tay.
Vài giờ sau
đó, đến lần thứ tư, một bọn cướp khác xông lên tàu, hung hăng hơn mấy đám trước.
Chúng hãm hiếp thêm một số phụ nữ, lục lạo lấy của cải, nhưng vì không còn gì để
cướp nữa, chúng húc vào thuyền tị nạn. Tôi nhớ rõ tàu của cướp lần thứ tư này mang số hiệu JJUNS5, trên nóc tàu
có đặt cây súng liên thanh nhắm vào tàu chúng tôi.
Lúc đó vào khoảng
xế chiều, chiếc tàu chao đảo, kể như là thuyền nhân phải làm mồi cho cá. Một số
hành trang trôi theo giòng nước, người nào còn tỉnh táo đọc kinh, niệm Phật,
làm dấu thánh giá cầu nguyện Chúa, toàn tiếng kêu cứu tuyệt vọng để bảo vệ cho
nhau khi thuyền nghiêng lần lần ....
Đèn Trời soi
sáng
Sau đó, không
hiểu do sự nhiệm mầu nào, một chiếc tàu dầu của Mỹ đang đi tới, nhắm về hướng
chúng tôi. Tàu lần lần giảm tốc độ, đèn
trên tháp chỉ huy chớp chớp liên hồi. Chú Tư, tài công thuyền tị nạn, la lớn:
“Tàu cứu mình! Tàu cứu mình!”
Trong khi thuyền
nghiêng một bên, nước lần lần tràn vào, tàu dầu Mỹ đến gần, họ tắt hẳn máy, thả
mấy chiếc xuồng cứu cấp xuống nước và quăng dây để cột chiếc thuyền tị nạn sát
vào hông tàu.
Sau bốn đợt tấn
công của cướp Thái Lan, với cả chục người bị đâm chết đạp xuống biển, cộng thêm
một số phụ nữ bị bọn cướp bắt đi và một ít người phải cho thủy táng vì không chịu
nổi cảnh sống khắc nghiệt trên tàu, gần 600 người còn sống sót đặt chân lên chiếc
tàu dầu Big Tide.
Tàu
dầu Mỹ Big Tide
Hy vọng hay ảo vọng?
Sau khi mọi
người hoàn hồn trên boong tàu, thủy thủ phát thức ăn; bác sĩ, y tá lo chăm sóc người bệnh, người già yếu sức và
trẻ con. Xong, họ yêu cầu một đại diện lên gặp truyền trưởng. Thấy không có ai,
tôi xung phong đứng lên, vì tôi nghĩ tôi có làm việc trong TĐS Mỹ nên có thể đảm
nhận nhiệm vụ này.
Đa số thuyền
nhân là người Việt gốc Hoa, họ lo làm ăn buôn bán, tánh tình chất phác, phần
đông nói được tiếng Việt, nhưng âm phát ra nhiều khi nghe rất buồn cười.
- “Hà cái lầy
ngộ làng an pung pắng (Hà cái này tôi làm ăn buôn bán) mà cổn pậy kỉnh ke tà xẳng (cũng bị kiểm kê tài sản)”.
Họ cũng chống
CS, bênh vực VNCH: “Dịt Nang (VN) mềng (mình) đâu có thu (thua), tại Mỹ pỏ mềng
mà” (tại Mỹ bỏ mình mà).
Ngoài ra,
trong số người Việt “chính cống”, có nhiều từng lớp xã hội mà không ra mặt: có dược sĩ , hải quân, kỹ sư, công chức...
Thuyền trưởng
tàu Big Tide, ông Eddie Hagensen, mời tôi vào phòng lái và yêu cầu cho ông biết
mọi sự việc đã xảy ra. Ông lắng nghe tôi trình bày về hoàn cảnh thảm thương của
tàu bị cướp bốn lần để xin ông giúp đỡ.
Ông là người rất
lịch sự; sau khi nghe tôi trình bày, ông cho tôi biết ông sẽ làm gì và tôi cùng
ông ra ngoài để tiếp xúc với thuyền nhân, tôi đứng kế bên thông dịch.
Trước tiên,
ông chia xẻ nỗi đau đớn về mất mát của người tị nạn trên đường tìm tự do.
"Đây là bổn phận
của tôi - lời ông nói – tôi thấy tàu cướp biển từ xa và xin lịnh cấp trên cho
phép can thiệp".
“Tôi rất tiếc
- ông nói tiếp - là tôi không thể đến sớm hơn để cứu quý bạn”. Ông cho biết là
theo lộ trình của tàu, ông đã liên lạc với chức quyền của Mã Lai để đưa chúng
tôi vào một cảng của Mã Lai, tại đây
thuyền nhân sẽ được cấp quy chế tị nạn và được Cao Ủy Tị Nạn giúp đỡ đi đến một
đệ tam quốc gia.
Tin này làm bà
con lên tinh thần, vì nghĩ rằng mình sẽ được dừng chân lên đất liền, không còn
sợ hải tặc nữa. Chúng tôi ngủ đêm trên boong tàu, Vì là tàu dầu, không đủ tiện
nghi, nhưng chúng tôi cũng được ấm áp nhờ mấy tấm bạt che và mền đắp.
Mệt mỏi và
căng thẳng, tôi nằm bên con tôi. Nhìn nó, tôi thấy đau lòng xót dạ quá. Từ khi bước lên tàu, cha con tôi luôn luôn đi
sát nhau như bóng với hình. Tôi nghĩ cháu còn nhỏ có tội tình chi mà phải chịu
đựng gian nan, đói khát, chứng kiến cảnh cướp giựt, hãm hiếp, giết người của giặc
cướp Thái Lan? Nghĩ xong rồi, tôi lấy mền của tôi đắp thêm cho cháu, không quên
đặt một nụ hôn trên khuôn mặt ngây thơ của trẻ.
Cũng trong lúc
buồn buồn tủi tủi trên tàu đêm nay, tôi nghĩ đến vợ con. Nếu có nhà tôi đi trên
chiếc tàu định mệnh này, gia đình tôi chắc phải tan nát: con trai thứ nhì 5 tuổi
sẽ không chịu nổi cảnh sống khắc nghiệt trên tàu..., tôi sẽ không thể làm ngơ đối
với những gì hải tặc làm hỗn với vợ mình, chắc chắn chúng sẽ đâm tôi chết và đạp
xuống biển... Nhớ đến đây, tôi thấy rùng mình, nghĩ mình vẫn còn có phước. Nghĩ
vơ nghĩ vẩn, tôi ngủ lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, tôi thấy trời mờ sáng ở
phương đông trong khi chiếc tàu vẫn nổ máy đều đều.
Lúc 3 giờ 30
chiều, tàu Big Tide cập bến Mersing Johore để giao chúng tôi cho chánh quyền Mã
Lai.
Kể từ đó, nhiệm
vụ của tôi là đại diện, là trưởng nhóm của số thuyền nhân này.
Địa danh
Mersing, Mã Lai
Thiên đàng mới
Vẫy tay giã từ chiếc tàu đã cứu mình, đoàn người nối tiếp đi theo hướng dẫn của chức quyền Mã Lai. Tưởng là mình bước vào“ngưỡng cửa thiên đàng”, nào ngờ cảnh tượng trước mắt làm chúng tôi vôcùng thất vọng. Mọi người nhìn nhau, tự hỏi “đây là đâu?”
Thưa, đó không phải là một trại tị nạn, mà chỉ là một sân đá bóng, bỏ hoang từ lâu, chung quanh có rào kẽm gai, cỏ lát mọc um tùm, nằm trong một làng đánh cá dưới quyền kiểm soát của Lực Lượng An Ninh Địa Phương Mã Lai Rela (Rela Local Security Forces of Malaysia).
Chúng tôi phải tạm sống trên đất sình lầy... Một số người chết, một ít bị người canh gác bạc đãi. Họ đánh đập, chửi mắng người tị nạn mỗi ngày . Họ rất tàn nhẫn với chúng tôi và với hàng ngàn thuyền nhân tị nạn đã tập trung từ trước tại đây (theo nghe kể lại).
Chúng tôi không nhận được tin tức nào từ bên ngoài, không có báo chí, không được tiếp xúc với dân chúng. Họ không xem chúng tôi là người tị nạn mà cho rằng chúng tôi xâm nhập bất hợp pháp vào nước họ. Thuyền nhân cảm thấy tuyệt vọng, không hiểu cảnh màn trời chiếu đất này kéo dài đến bao giờ?
Là người đại diện duy nhứt của nhóm thuyền nhân này, hằng ngày tôi tiếp xúc với Trưởng Toán RELA để nhận chỉ thị. Tên này không chấp nhận bất cứ đề nghị, yêu cầu, sự phản đối nào. Sau đó, chúng tôi phát giác ra rằng họ có báo cáo cho cơ quan tị nạn để lãnh phần ăn hằng ngày do Cao Ủy Tị Nạn cấp cho chúng tôi. Họ chận lại một số tiếp tế, một số vật dụng căn bản dành cho thuyền nhân và chỉ cấp ra một số ít. Họ làm những việc bất lương trên thân xác của chúng tôi.
Vài ngày sau, chánh quyền Mã Lai chọn nhóm chúng tôi cùng vài trăm người tị nạn của các thuyền khác để trục xuất ra khỏi Mã Lai (tôi không biết họ giữ số thuyền nhân này ở đâu). Tên trưởng toán RELA và một sĩ quan hải quân ra lệnh thuyền nhân sắp làm bốn hàng dài, và ra lịnh tiến bước về hướng bến tàu.
Họ cho biết là có ba chiếc tàu lớn của Hồng Thập Tự quốc tế và Hoa Kỳ đợi chúng tôi ngoài khơi. Thuyền nhân nào được tàu Mỹ cứu trước đây sẽ được tàu Mỹ nhận. Số còn lại sẽ do Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế lo.
Tại bến cảng, có năm chiếc tàu, một là tàu tuần Mã Lai, số hiệu P-3144 và một chiếc tàu cây, số hiệu VT 268, theo sau là bốn chiếc tàu khác nhỏ hơn. Tàu VT 268 được nối kết vào tàu tuần tra P – 3144 bằng môt sợi giây lòi tói rât to, rồi đến lượt tàu nầy được kết với bốn tàu nhỏ khác nối đuôi nhau. Tất cảc tàu cây đều được sơn màu cam trên mui và trên buồng lái. Đó là dấu hiệu cho lính canh, cho cảnh sát Mã Lai biết tàu bị trục xuất, không được trở lại Mã Lai bất cứ trường hợp nào.
Nhóm của tôi và vài trăm người thuộc nhóm khác lên chật đầy chiếc tàu lớn (VT-268), hơn 600 người, còn lại chia ra lên bốn chiếc tàu kia. Tôi còn nhớ chiếc ghe đánh cá loại trung bình nối vào chiếc tàu của tôi có số hiệu là RG-1111, trên chiếc đó, có khoảng 200 người, tàu bị nghiêng một bên, theo tôi nghĩ, tàu đó không thể nào chịu đựng nổi khi ra ngoài biển cả.
Vào giữa tháng Bảy 1979, lúc 1 giờ trưa, tàu hải quân Mã Lai P-3144 bắt đầu nổ máy . Tàu chầm chậm kéo năm chiếc tàu cây chứa hơn ngàn thuyền nhân tị nạn nối đuôi nhau rời cảng Mersing Johore. Khoảng 7 giờ tối, khi mặt trời lặn, bóng đêm bắt đầu, tại một nơi vô định nào ngoài khơi, sau hơn 6 tiếng đồng hồ rời đất liền, tàu Mã Lai bỗng nhiên tăng tốc độ, chạy xéo qua xéo lại, với mục đích đánh chìm năm chiếc thuyền cây kéo phía sau. Người trên thuyền bắt đầu la lên, cảnh hỗn loạn bắt đầu.
Thình lình, chiếc tàu kéo chạy chậm lại. Một toán gồm ba sĩ quan Hải Quân ra dấu gọi tôi lại gần tàu họ. Qua một ống loa, một sĩ quan bắt đầu nói chuyện với tôi. Họ cho biết là chúng tôi hiện ở trên hải phận quốc tế và họ được lệnh cho đắm chìm tại đây tất cả dân xâm nhập bất hợp pháp.
Tôi cố gắng thương lượng, sau cùng, có sự đồng thuận giữa hai bên như sau: “Phải nộp cho họ một số vật dụng quý giá, rồi họ sẽ kéo chậm chậm ghe thuyền y như trước”.
Kế đến, tôi phải đến từng chiếc thuyền, thông báo việc này và lần lượt thu góp một số đồ vật quý giá để nộp cho họ hầu cứu mạng sống thuyền nhân. Khi tôi xong việc, họ cho một chiếc ca-nô nhỏ qua đón tôi để trao cho họ đồ vật này. Sau cùng, tàu chúng tôi được họ kéo trở lại, lần này chậm hơn, trong một tiếng đồng hồ mà không biết đi đâu.
Tưởng là xong, họ lại áp dụng lần nữa trò cướp bóc nhẹ nhàng như trước. Lần này, tôi cũng làm y như lần trước. đi đến từng chiếc tàu, mong có ai đóng góp thêm. Nhưng tài sản đã cạn kiệt, thuyền nhân không còn gì để “nạp tiền mãi lộ”. Sĩ quan Mã Lai giận dữ, hăm sẽ giết chúng tôi từng người một. Sau đó, vì biết rằng không còn gì để lấy, họ bảo chúng tôi nạp cho họ 10 phụ nữ chọn trong số 5 chiếc thuyền tị nạn, mỗi thuyền hai người.
Trở về chiếc tàu của tôi, tôi thông báo cho thuyền nhân biết đòi hỏi của sĩ quan Mã Lai. Mọi người trên tàu đều phẫn nộ. Ngay lúc đó, một em bé gái, lối 14 tuổi, (sau này tôi biết tên là Huỳnh Thị Mai) dùng dao cắt sợi giây lòi tói cột vào tàu Mã Lai. Mặc dù sức yếu, cháu đem hết sức bình sinh mong cắt đứt giây.
Năm phút sau, giây nối thuyền chúng tôi với tàu Mã Lai vì căng thẳng quá, đứt ra. Thấy vậy, bốn chiếc ghe sau cũng cởi giây “trói buộc mình”. Kể từ đó, năm chiếc thuyền tị nạn bắt đâu tự lực cảnh sinh, lênh đênh trên biển rộng, mỗi thuyền mỗi ngả, không một tiếng giã từ, vì ai cũng bận lo cho mạng sống của mình. Sau này, tôi không có theo dõi để biết các bạn đó trôi dạt về đâu...
Chú Tư, người đã lèo lái chiếc thuyền số VNKJ 0009 đưa chúng tôi rời VN, vẫn tiếp tục nhiệm vụ tài công trên chiếc thuyền VT- 268 này. Chú không thuộc thành phần vượt biển, chú chỉ lái tàu đưa người đi và sẽ trở về đi chuyến khác. Nhờ kinh nghiệm “đi biển”, chủ được chủ tàu trả lương rất hậu.
Sau khi thuyền VT- 268 “đoạn giao” vớì tàu Mã Lai, chú Tư cho nổ máy. Không bản đồ, không hải bàn, không đủ lương thực, không đủ nước cho một cuộc hải trình vô định, với gần 600 người chật ních trên thuyền, chú nhìn sao và mặt trời để định hướng đi. Lời chú nói: “Mình phải xuôi về hướng Nam mới có đường sống”. Tàu bắt đầu chạy với tốc độ lối mười dặm một ngày.
Ban ngày, bà con tìm mọi vật dụng trên tàu để kết làm buồm tăng tốc độ. Việc thiếu nước là một vấn đề nan giải. Một vài tấm vải nhựa được căng ra để hứng nước uống khi trời mưa. Cũng có người khát quá chịu không nổi phải uống nước tiểu của người khác. Tôi bị một người đá vào đầu chỉ vì đưa miệng ra để liếm mấy giọt nước còn đọng ngoài chai nước.
Sau mấy ngày đêm hoàn toàn mịt mù trên biển, mọi người cảm thấy vô vọng, chán nản. Dường như không còn hoạt động nào trên tàu, cả một tiếng khóc, một tiếng cười, một lời cãi vã, chỉ còn nghe tiếng máy của thuyền nổ đều đều. Một ít trẻ không chịu nổi, chết lần. Việc thủy táng xảy ra hàng ngày . Cũng có người chưa muốn cho thân nhân mình vào lòng biển vì quá tiếc thương trong khi mình không còn một giọt nước mắt, cũng có người hy vọng khi đến bờ sẽ làm một đám táng tươm tất hơn.
Trong tình cảnh vô vọng đó, chúng tôi cũng thấy nhiều tàu buôn thuộc nhiều quốc gia đi ngang qua. Mặc chúng tôi kêu gào, trương cờ cấp cứu SOS, lấy quần áo trắng vẫy vẫy xin cầu cứu, họ vẫn thản nhiên đi qua, một số tàu chuyển hướng đi nơi khác.
Dầu cạn lần, không thức ăn, nước uống cạn, tàu chúng tôi trôi dạt về huớng Nam, chờ chết. Trời mây mù, bỗng nhiên, chú Tư tài công la lên: Đất liền, đất liền!
Từ xa, mờ mờ một dãi đất trắng...
Tàu chúng tôi nhắm về hướng đó. Từ xa xuất hiện ba chiếc tàu tuần của Nam Dương. Họ đến sát tàu chúng tôi; qua ống loa, họ hăm dọa bắn chìm tàu tị nạn nếu tiến vào đất họ. Tôi đứng ra, cầu cứu với họ nhưng không kết quả.
Trong cảnh tuyệt vọng, tôi yêu cầu chú Tư tài công phóng tàu chúng tôi vào chiếc tàu gần nhứt, số DE-343, hy vọng sẽ có người cứu chúng tôi nếu tàu chúng tôi chìm. Nhưng mọi viêc xảy ra không như ý muốn, tôi đổi ý.
Tôi yêu cầu bà con trên tàu cho thủy táng ngay các thân nhân chết còn giữ trên tàu, mục đích là kêu gọi lòng từ bi của đoàn thủy thủ Nam Dương. Tức thì, có bốn thây người được thả xuống biển giữa tiếng khóc.
Thình lình, trên bầu trời, có tiếng rè rè của một chiếc máy bay nhỏ thuộc Hồng Thập Tự Singapour. Niềm hy vọng của chúng tôi chưa trọn thì có tiếng súng của tàu tuần tra Nam Dương bắn chỉ thiên. Sau đó rồi, chiếc máy bay biến dạng, không thấy trở lại nữa.
Không còn lựa chọn nào khác, tôi tiếp tục van nài sĩ quan trưởng toán Nam Dương... Có lẽ sau khi nhìn thấy xác chết quăng xuống biển, ông cũng động lòng, lúc đầu ông tỏ ra do dự, sau ông gật gật đầu...
Thuyền tị nạn được phép tiến vào đảo gần đó, tại một địa danh có tên là Telukdalam, cách bờ biển Mã Lai và Singapour gần trăm dậm về hướng Đông Nam.
Vẫy tay giã từ chiếc tàu đã cứu mình, đoàn người nối tiếp đi theo hướng dẫn của chức quyền Mã Lai. Tưởng là mình bước vào“ngưỡng cửa thiên đàng”, nào ngờ cảnh tượng trước mắt làm chúng tôi vôcùng thất vọng. Mọi người nhìn nhau, tự hỏi “đây là đâu?”
Thưa, đó không phải là một trại tị nạn, mà chỉ là một sân đá bóng, bỏ hoang từ lâu, chung quanh có rào kẽm gai, cỏ lát mọc um tùm, nằm trong một làng đánh cá dưới quyền kiểm soát của Lực Lượng An Ninh Địa Phương Mã Lai Rela (Rela Local Security Forces of Malaysia).
Chúng tôi phải tạm sống trên đất sình lầy... Một số người chết, một ít bị người canh gác bạc đãi. Họ đánh đập, chửi mắng người tị nạn mỗi ngày . Họ rất tàn nhẫn với chúng tôi và với hàng ngàn thuyền nhân tị nạn đã tập trung từ trước tại đây (theo nghe kể lại).
Chúng tôi không nhận được tin tức nào từ bên ngoài, không có báo chí, không được tiếp xúc với dân chúng. Họ không xem chúng tôi là người tị nạn mà cho rằng chúng tôi xâm nhập bất hợp pháp vào nước họ. Thuyền nhân cảm thấy tuyệt vọng, không hiểu cảnh màn trời chiếu đất này kéo dài đến bao giờ?
Là người đại diện duy nhứt của nhóm thuyền nhân này, hằng ngày tôi tiếp xúc với Trưởng Toán RELA để nhận chỉ thị. Tên này không chấp nhận bất cứ đề nghị, yêu cầu, sự phản đối nào. Sau đó, chúng tôi phát giác ra rằng họ có báo cáo cho cơ quan tị nạn để lãnh phần ăn hằng ngày do Cao Ủy Tị Nạn cấp cho chúng tôi. Họ chận lại một số tiếp tế, một số vật dụng căn bản dành cho thuyền nhân và chỉ cấp ra một số ít. Họ làm những việc bất lương trên thân xác của chúng tôi.
Vài ngày sau, chánh quyền Mã Lai chọn nhóm chúng tôi cùng vài trăm người tị nạn của các thuyền khác để trục xuất ra khỏi Mã Lai (tôi không biết họ giữ số thuyền nhân này ở đâu). Tên trưởng toán RELA và một sĩ quan hải quân ra lệnh thuyền nhân sắp làm bốn hàng dài, và ra lịnh tiến bước về hướng bến tàu.
Họ cho biết là có ba chiếc tàu lớn của Hồng Thập Tự quốc tế và Hoa Kỳ đợi chúng tôi ngoài khơi. Thuyền nhân nào được tàu Mỹ cứu trước đây sẽ được tàu Mỹ nhận. Số còn lại sẽ do Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế lo.
Tại bến cảng, có năm chiếc tàu, một là tàu tuần Mã Lai, số hiệu P-3144 và một chiếc tàu cây, số hiệu VT 268, theo sau là bốn chiếc tàu khác nhỏ hơn. Tàu VT 268 được nối kết vào tàu tuần tra P – 3144 bằng môt sợi giây lòi tói rât to, rồi đến lượt tàu nầy được kết với bốn tàu nhỏ khác nối đuôi nhau. Tất cảc tàu cây đều được sơn màu cam trên mui và trên buồng lái. Đó là dấu hiệu cho lính canh, cho cảnh sát Mã Lai biết tàu bị trục xuất, không được trở lại Mã Lai bất cứ trường hợp nào.
Nhóm của tôi và vài trăm người thuộc nhóm khác lên chật đầy chiếc tàu lớn (VT-268), hơn 600 người, còn lại chia ra lên bốn chiếc tàu kia. Tôi còn nhớ chiếc ghe đánh cá loại trung bình nối vào chiếc tàu của tôi có số hiệu là RG-1111, trên chiếc đó, có khoảng 200 người, tàu bị nghiêng một bên, theo tôi nghĩ, tàu đó không thể nào chịu đựng nổi khi ra ngoài biển cả.
Vào giữa tháng Bảy 1979, lúc 1 giờ trưa, tàu hải quân Mã Lai P-3144 bắt đầu nổ máy . Tàu chầm chậm kéo năm chiếc tàu cây chứa hơn ngàn thuyền nhân tị nạn nối đuôi nhau rời cảng Mersing Johore. Khoảng 7 giờ tối, khi mặt trời lặn, bóng đêm bắt đầu, tại một nơi vô định nào ngoài khơi, sau hơn 6 tiếng đồng hồ rời đất liền, tàu Mã Lai bỗng nhiên tăng tốc độ, chạy xéo qua xéo lại, với mục đích đánh chìm năm chiếc thuyền cây kéo phía sau. Người trên thuyền bắt đầu la lên, cảnh hỗn loạn bắt đầu.
Thình lình, chiếc tàu kéo chạy chậm lại. Một toán gồm ba sĩ quan Hải Quân ra dấu gọi tôi lại gần tàu họ. Qua một ống loa, một sĩ quan bắt đầu nói chuyện với tôi. Họ cho biết là chúng tôi hiện ở trên hải phận quốc tế và họ được lệnh cho đắm chìm tại đây tất cả dân xâm nhập bất hợp pháp.
Tôi cố gắng thương lượng, sau cùng, có sự đồng thuận giữa hai bên như sau: “Phải nộp cho họ một số vật dụng quý giá, rồi họ sẽ kéo chậm chậm ghe thuyền y như trước”.
Kế đến, tôi phải đến từng chiếc thuyền, thông báo việc này và lần lượt thu góp một số đồ vật quý giá để nộp cho họ hầu cứu mạng sống thuyền nhân. Khi tôi xong việc, họ cho một chiếc ca-nô nhỏ qua đón tôi để trao cho họ đồ vật này. Sau cùng, tàu chúng tôi được họ kéo trở lại, lần này chậm hơn, trong một tiếng đồng hồ mà không biết đi đâu.
Tưởng là xong, họ lại áp dụng lần nữa trò cướp bóc nhẹ nhàng như trước. Lần này, tôi cũng làm y như lần trước. đi đến từng chiếc tàu, mong có ai đóng góp thêm. Nhưng tài sản đã cạn kiệt, thuyền nhân không còn gì để “nạp tiền mãi lộ”. Sĩ quan Mã Lai giận dữ, hăm sẽ giết chúng tôi từng người một. Sau đó, vì biết rằng không còn gì để lấy, họ bảo chúng tôi nạp cho họ 10 phụ nữ chọn trong số 5 chiếc thuyền tị nạn, mỗi thuyền hai người.
Trở về chiếc tàu của tôi, tôi thông báo cho thuyền nhân biết đòi hỏi của sĩ quan Mã Lai. Mọi người trên tàu đều phẫn nộ. Ngay lúc đó, một em bé gái, lối 14 tuổi, (sau này tôi biết tên là Huỳnh Thị Mai) dùng dao cắt sợi giây lòi tói cột vào tàu Mã Lai. Mặc dù sức yếu, cháu đem hết sức bình sinh mong cắt đứt giây.
Năm phút sau, giây nối thuyền chúng tôi với tàu Mã Lai vì căng thẳng quá, đứt ra. Thấy vậy, bốn chiếc ghe sau cũng cởi giây “trói buộc mình”. Kể từ đó, năm chiếc thuyền tị nạn bắt đâu tự lực cảnh sinh, lênh đênh trên biển rộng, mỗi thuyền mỗi ngả, không một tiếng giã từ, vì ai cũng bận lo cho mạng sống của mình. Sau này, tôi không có theo dõi để biết các bạn đó trôi dạt về đâu...
Chú Tư, người đã lèo lái chiếc thuyền số VNKJ 0009 đưa chúng tôi rời VN, vẫn tiếp tục nhiệm vụ tài công trên chiếc thuyền VT- 268 này. Chú không thuộc thành phần vượt biển, chú chỉ lái tàu đưa người đi và sẽ trở về đi chuyến khác. Nhờ kinh nghiệm “đi biển”, chủ được chủ tàu trả lương rất hậu.
Sau khi thuyền VT- 268 “đoạn giao” vớì tàu Mã Lai, chú Tư cho nổ máy. Không bản đồ, không hải bàn, không đủ lương thực, không đủ nước cho một cuộc hải trình vô định, với gần 600 người chật ních trên thuyền, chú nhìn sao và mặt trời để định hướng đi. Lời chú nói: “Mình phải xuôi về hướng Nam mới có đường sống”. Tàu bắt đầu chạy với tốc độ lối mười dặm một ngày.
Ban ngày, bà con tìm mọi vật dụng trên tàu để kết làm buồm tăng tốc độ. Việc thiếu nước là một vấn đề nan giải. Một vài tấm vải nhựa được căng ra để hứng nước uống khi trời mưa. Cũng có người khát quá chịu không nổi phải uống nước tiểu của người khác. Tôi bị một người đá vào đầu chỉ vì đưa miệng ra để liếm mấy giọt nước còn đọng ngoài chai nước.
Sau mấy ngày đêm hoàn toàn mịt mù trên biển, mọi người cảm thấy vô vọng, chán nản. Dường như không còn hoạt động nào trên tàu, cả một tiếng khóc, một tiếng cười, một lời cãi vã, chỉ còn nghe tiếng máy của thuyền nổ đều đều. Một ít trẻ không chịu nổi, chết lần. Việc thủy táng xảy ra hàng ngày . Cũng có người chưa muốn cho thân nhân mình vào lòng biển vì quá tiếc thương trong khi mình không còn một giọt nước mắt, cũng có người hy vọng khi đến bờ sẽ làm một đám táng tươm tất hơn.
Trong tình cảnh vô vọng đó, chúng tôi cũng thấy nhiều tàu buôn thuộc nhiều quốc gia đi ngang qua. Mặc chúng tôi kêu gào, trương cờ cấp cứu SOS, lấy quần áo trắng vẫy vẫy xin cầu cứu, họ vẫn thản nhiên đi qua, một số tàu chuyển hướng đi nơi khác.
Dầu cạn lần, không thức ăn, nước uống cạn, tàu chúng tôi trôi dạt về huớng Nam, chờ chết. Trời mây mù, bỗng nhiên, chú Tư tài công la lên: Đất liền, đất liền!
Từ xa, mờ mờ một dãi đất trắng...
Tàu chúng tôi nhắm về hướng đó. Từ xa xuất hiện ba chiếc tàu tuần của Nam Dương. Họ đến sát tàu chúng tôi; qua ống loa, họ hăm dọa bắn chìm tàu tị nạn nếu tiến vào đất họ. Tôi đứng ra, cầu cứu với họ nhưng không kết quả.
Trong cảnh tuyệt vọng, tôi yêu cầu chú Tư tài công phóng tàu chúng tôi vào chiếc tàu gần nhứt, số DE-343, hy vọng sẽ có người cứu chúng tôi nếu tàu chúng tôi chìm. Nhưng mọi viêc xảy ra không như ý muốn, tôi đổi ý.
Tôi yêu cầu bà con trên tàu cho thủy táng ngay các thân nhân chết còn giữ trên tàu, mục đích là kêu gọi lòng từ bi của đoàn thủy thủ Nam Dương. Tức thì, có bốn thây người được thả xuống biển giữa tiếng khóc.
Thình lình, trên bầu trời, có tiếng rè rè của một chiếc máy bay nhỏ thuộc Hồng Thập Tự Singapour. Niềm hy vọng của chúng tôi chưa trọn thì có tiếng súng của tàu tuần tra Nam Dương bắn chỉ thiên. Sau đó rồi, chiếc máy bay biến dạng, không thấy trở lại nữa.
Không còn lựa chọn nào khác, tôi tiếp tục van nài sĩ quan trưởng toán Nam Dương... Có lẽ sau khi nhìn thấy xác chết quăng xuống biển, ông cũng động lòng, lúc đầu ông tỏ ra do dự, sau ông gật gật đầu...
Thuyền tị nạn được phép tiến vào đảo gần đó, tại một địa danh có tên là Telukdalam, cách bờ biển Mã Lai và Singapour gần trăm dậm về hướng Đông Nam.
Đảo Telukdalam của Nam Dương
Tôi là nguời
sau cùng rời chiếc thuyền tị nạn cùng với con tôi. Theo lẽ tôi phải là người
hăng hái nhứt, nhưng có thể vì lo lắng quá độ để làm tròn nhiệm vụ đại diện cho
thuyền nhân, tôi cảm thấy bệ rạc, rã rời, chân bước đi không nổi, phải nhờ con
tôi dìu lên đất liền.
Cảnh một tàu tị nạn cập bến
Cuộc sống mới
Telukdalam là
một hòn đảo hoang vu, với nét đẹp thiên nhiên. có hàng dừa xanh dọc theo bờ cát
trắng.
Gần cuối tháng Bảy, 644 thuyền nhân tị nạn đặt chân lên mảnh đất xa lạ mà không bị xô đuổi.
Lúc đó, chưa có trại tị nạn nào, tuy nhiên, có thể đã có chỉ thị của Cao Ủy Tị Nạn LHQ phổ biến cùng khắp yêu cầu cứu giúp người VN tị nạn nên họ mới mở cửa đón thuyền nhân vào mặc dù chưa chuẩn bị gì.
Tôi tạm thời cho tổ chức trên bãi biển bốn khu cho tất cả thuyền nhân, lấy cát làm giường, lấy ngọn dừa làm nóc nhà. Đó là cách nói để thi vị hóa cảnh “màn trời chiếu đất” trong mấy ngày đầu. Vấn đề vệ sinh cá nhân sẽ do từng cá nhân “tự lực”. Tại dó chỉ có một giếng nước cung cấp nước cho trên 600 người.
Sau đó, tôi tập họp bà con tị nạn để bàn tính chuyện tương lai. Đa số người lớn đều có mặt. Tôi cho biết là sẽ liên lạc với Hội Hồng Thập Tự để xin tiếp tế thức ăn, nước uống, vật dụng làm nơi trú ngụ và thuốc men. Tôi cũng hứa tiếp xúc với Cao Ủy Tị Nạn về vấn đề nhập cảnh vào đệ tam quốc gia.
Một cảnh rất thương tâm: là trong số người tị nạn đang sống tạm bợ trên, có một thiếu nữ thường đi lang thang một mình trên bãi biển, miệng nói lép nhép, vừa đi vừa ngó lên trời. Hỏi ra, được biết là cô đã bị giặc cướp Thái Lan mấy đợt thay phiên nhau hãm hiếp và chồng cô vì đứng ra can thiệp bị chúng đâm chết rồi đạp xuống biển. Hiện cô là kẻ cô đơn nhứt trên đời!
Trong ba ngày đầu tiên tại đây, có vài người chết vì quá yếu sức, một số người bị bệnh vì nắng, gió, mưa.
Kế đó, có đại diện của Hồng Thập Tự, Cao Ủy Tị Nạn đến. Họ cấp cho chúng tôi lều làm nơi trú ẩn, phát thức ăn, thuốc men, cấp phương tiện thông tin, chuyên chở để lo cho người bệnh.
Chúng tôi thành lập nhiều toán để điều hành công việc: Tiếp Tân, Thông Tin, Tiếp Liệu, Cứu Cấp, vân vân .... Cũng có Phòng Họp, và một trường học dạy tiếng Anh, tên là “Trường TEDAREF” lấy từ mấy chữ Teluk, Dalam và Refugee.
Sau đó, nhiều phái đoàn từ các nước Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada,.. đến thăm và bắt đầu phỏng vấn thuyền nhân để cho đi tị nạn.
Đây là môt khúc quanh quan trọng cho đời tôi: gần 1 tháng lưu lạc trên biển và hải đảo, cộng thêm 5 tháng trong trại tị nạn Telukdalem, tôi và con tôi được cho đi định cư tại Newark, New Jersey.
Phải đợi đến bảy năm sau trên đất Mỹ, cha con tôi được đoàn tụ với nhà tôi cùng cháu nhỏ.
Gần cuối tháng Bảy, 644 thuyền nhân tị nạn đặt chân lên mảnh đất xa lạ mà không bị xô đuổi.
Lúc đó, chưa có trại tị nạn nào, tuy nhiên, có thể đã có chỉ thị của Cao Ủy Tị Nạn LHQ phổ biến cùng khắp yêu cầu cứu giúp người VN tị nạn nên họ mới mở cửa đón thuyền nhân vào mặc dù chưa chuẩn bị gì.
Tôi tạm thời cho tổ chức trên bãi biển bốn khu cho tất cả thuyền nhân, lấy cát làm giường, lấy ngọn dừa làm nóc nhà. Đó là cách nói để thi vị hóa cảnh “màn trời chiếu đất” trong mấy ngày đầu. Vấn đề vệ sinh cá nhân sẽ do từng cá nhân “tự lực”. Tại dó chỉ có một giếng nước cung cấp nước cho trên 600 người.
Sau đó, tôi tập họp bà con tị nạn để bàn tính chuyện tương lai. Đa số người lớn đều có mặt. Tôi cho biết là sẽ liên lạc với Hội Hồng Thập Tự để xin tiếp tế thức ăn, nước uống, vật dụng làm nơi trú ngụ và thuốc men. Tôi cũng hứa tiếp xúc với Cao Ủy Tị Nạn về vấn đề nhập cảnh vào đệ tam quốc gia.
Một cảnh rất thương tâm: là trong số người tị nạn đang sống tạm bợ trên, có một thiếu nữ thường đi lang thang một mình trên bãi biển, miệng nói lép nhép, vừa đi vừa ngó lên trời. Hỏi ra, được biết là cô đã bị giặc cướp Thái Lan mấy đợt thay phiên nhau hãm hiếp và chồng cô vì đứng ra can thiệp bị chúng đâm chết rồi đạp xuống biển. Hiện cô là kẻ cô đơn nhứt trên đời!
Trong ba ngày đầu tiên tại đây, có vài người chết vì quá yếu sức, một số người bị bệnh vì nắng, gió, mưa.
Kế đó, có đại diện của Hồng Thập Tự, Cao Ủy Tị Nạn đến. Họ cấp cho chúng tôi lều làm nơi trú ẩn, phát thức ăn, thuốc men, cấp phương tiện thông tin, chuyên chở để lo cho người bệnh.
Chúng tôi thành lập nhiều toán để điều hành công việc: Tiếp Tân, Thông Tin, Tiếp Liệu, Cứu Cấp, vân vân .... Cũng có Phòng Họp, và một trường học dạy tiếng Anh, tên là “Trường TEDAREF” lấy từ mấy chữ Teluk, Dalam và Refugee.
Sau đó, nhiều phái đoàn từ các nước Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada,.. đến thăm và bắt đầu phỏng vấn thuyền nhân để cho đi tị nạn.
Đây là môt khúc quanh quan trọng cho đời tôi: gần 1 tháng lưu lạc trên biển và hải đảo, cộng thêm 5 tháng trong trại tị nạn Telukdalem, tôi và con tôi được cho đi định cư tại Newark, New Jersey.
Phải đợi đến bảy năm sau trên đất Mỹ, cha con tôi được đoàn tụ với nhà tôi cùng cháu nhỏ.
Lê Văn Hưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét