Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Huy Động Vệ Binh Quốc Gia Đối Phó Tình Trạng Hỗn Loạn, Cướp Phá
Khu vực bị cướp phá, thiêu rụi ở vùng Nam Minneapolis. (Hình: Brian Peterson/Star Tribune via AP)
THỐNG ĐỐC MINNESOTA HUY ĐỘNG VỆ BINH QUỐC GIA ĐỐI PHÓ TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN, CƯỚP PHÁ
VietFB
MINNEAPOLIS, Minnesota (NV) – Thống Đốc Minnesota Tim Walz hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, ký sắc lệnh theo đó huy động Vệ Binh Quốc Gia để “giúp bảo vệ sự an toàn của người dân Minnesota và gìn giữ trật tự sau cái chết của ông George Floyd.”
Lệnh này cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp thời bình, ra lệnh tái hoạt động Trung Tâm Điều Hành Khẩn Cấp tiểu bang Minnesota.
Các cuộc biểu tình ở vùng Nam Minneapolis trở thành bạo động và phá hoại trong đêm Thứ Tư, kéo sang ngày Thứ Năm, ở ngay gần trụ sở cảnh sát ở khu 3 của thành phố Minnesota.
Thống Đốc Walz nói rằng “Đây là lúc để xây dựng lại. Xây dựng lại thành phố. Xây dựng lại hệ thống pháp lý của chúng ta, và xây dựng lại mối quan hệ giữa cơ quan công lực và những người mà họ có nhiệm vụ bảo vệ. Cái chết của George Floyd nên dẫn tới công lý và thay đổi có hệ thống, chứ không là có thêm người chết hay sự tàn phá.”
Ông Walz nói thêm rằng: “Như gia đình George Floyd đã nói, ‘Floyd không muốn có người bị hại. Cả đời anh ta đã bảo vệ người khác’. Chúng ta hãy cùng nhau tái thiết, tưởng nhớ và tìm công lý cho George Floyd.”
Thống Đốc Walz khẳng định “Ở trách nhiệm thống đốc, tôi sẽ luôn bảo vệ quyền phản kháng. Đó là cách chúng ta bày tỏ sự đau đớn, để có thể trải qua các thảm kịch và để tạo sự thay đổi. Do vậy, tôi đáp ứng lời yêu cầu huy động lực lượng Vệ Binh Quốc Gia để bảo vệ những người biểu tình ôn hòa, các khu xóm và các tiểu doanh nghiệp ở Minnesota.”
Các kẻ hôi của bên trong một tiệm Target ở Minneapolis. (Hình: Richard Tsong-Taatarii/Star Tribune via AP)
Sở cứu hỏa thành phố Minneapolis nói rằng có hơn một chục tòa nhà bị đốt và nhiều cửa tiệm bị cướp phá, và hơn 30 đám cháy được cố ý gây ra.
Tại trung tâm thành phố Minneapolis sẽ có cuộc tập họp bên ngoài văn phòng chính quyền Hennenpin County, từ 5 giờ chiều tới 8 giờ tối, để đòi hỏi các cảnh sát viên liên hệ, hiện đã bị cho nghỉ việc, phải bị truy tố.
V.Giang
Anh Nới Luật Mở Đường Cho Dân Hồng Kông Có Quốc Tịch
Một người biểu tình Hồng Kông cầm sổ thông hành BNO phản kháng Trung Quốc áp đặt luật an ninh cho Hồng Kông. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
ANH NỚI LUẬT MỞ ĐƯỜNG CHO DÂN HỒNG KÔNG CÓ QUỐC TỊCH
Người Việt
LONDON, Anh (NV) – Vương quốc Anh không ngại đụng chạm với Trung Quốc qua việc nới lỏng quy chế quyền nhập cảnh cho khoảng từ 350,000 cho đến 3 triệu người Hồng Kông.
Sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh cho Hồng Kông, ngày Thứ Năm, 28 Tháng Năm, ông Dominic Raab, ngoại trưởng Anh, phản pháo bằng một chính sách chưa từng có tiền lệ là mở rộng quyền nhập cảnh cho những người Hồng Kông mang Thông Hành Anh Quốc ở Hải Ngoại (BNO: Bristish National Overseas), bằng cách tăng thời hạn lưu trú từ sáu tháng lên 12 tháng, theo tờ Financial Times.
Nhưng điểm đặc biệt nhất, theo lời vị ngoại trưởng, là “mở một con đường để trở thành công dân nước Anh.”
Hiện nay, có khoảng 350,000 người Hồng Kông, sanh ra trước khi Anh trao trả thành phố này cho Trung quốc năm 1997, được cấp BNO.
Với quy chế hiện hành, người sở hữu BNO được phép đến nước Anh và lưu lại sáu tháng mà không cần xin visa.
Tuy nhiên, cơ hội trở thành công dân Anh mở ra cho gần 3 triệu người Hồng Kông khi Bộ Nội Vụ Anh xác nhận vào ngày Thứ Sáu, 29 Tháng Năm, rằng những người dân ở vùng cựu thuộc địa này có thể xin sổ thông hành BNO.
Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab trong cuộc họp báo hôm 18 Tháng Năm. (Hình: Andrew Parsons/10 Downing Street via AP)
Thống kê từ chính phủ Anh cho biết, ngoài 350,000 người Hồng Kông đang giữ sổ thông hành BNO đang còn hiệu lực, có khoảng 2.55 triệu người Hồng Kông từng sở hữu thông hành này trong quá khứ nhưng không gia hạn.
Theo thông báo của Bộ Nội Vụ Anh, “Quyết định của London nhằm đáp ứng việc áp dụng luật an ninh mới, cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng định chế chính trị hiện hành của Hồng Kông,” xin nhắc lại lại sự kiện Anh trao trả Hồng Kông, phía Trung Quốc thỏa thuận giữ tình trạng “một quốc gia, hai hệ thống” cho đến năm 2047.
Bà Priti Patel, bộ trưởng Bộ Nội Vụ Anh, lên tiếng: “Nếu Trung Quốc áp đặt luật an ninh lên Hồng Kông, chúng tôi sẽ hướng tới giải pháp cho phép những người mang quy chế BNO được định cư tại nước Anh, ngay cả việc trở thành công dân.”
Người biểu tình Hồng Kông cầm lá cờ thời thuộc địa. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
Phía Trung Quốc phản đối quyết định trên của Anh, viện dẫn vào thời điểm hai bên đưa ra Bản Tuyên Bố Chung năm 1984, Anh đã đồng ý việc không cho những người Hồng Kông mang thông hành BNO quyền thường trú.
Ông Zhao Lijian, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tuyên bố “Tất cả ‘đồng bào’ Hồng Kông đều là công dân Trung Quốc,” và lên tiếng cảnh cáo, Trung Quốc “kiên quyết phản đối” và “có toàn quyền đáp trả thích ứng.”
Ông James Landale, nhà báo chuyên về lãnh vực đối ngoại của đài BBC, nhận xét: “Bắc Kinh có lẽ không quan tâm đến việc một số nhà đấu tranh dân chủ đào thoát sang Anh, nhưng họ sẽ lo ngại nếu để mất những nhân tài biết làm ăn, tạo ra sự thịnh vượng.”
(MPL) [qd]
Hủy Bỏ Quốc Tịch Với Người Từng Là Đảng Viên CS
BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TUYÊN BỐ SẼ RÀ SOÁT ĐỂ HỦY BỎ QUỐC TỊCH VỚI NGƯỜI TỪNG LÀ ĐẢNG VIÊN CS VÀ LỪA ĐẢO
VietBF
Bộ tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rà soát để hủy bỏ quốc tịch đối với những công dân - dù đã định cư theo diện bảo lãnh hoặc đầu tư nếu rơi vào một số trường hợp - trong đó có trường hợp như sau:
Giấu nhẹm lai lịch trong đơn thi nhập tịch là đảng viên đảng cộng sản hoặc rời khỏi đảng CS nhưng chưa đủ 10 năm (phải rời khỏi đảng CS từ 10 năm trở lên mới được làm đơn thi nhập tịch). Cuộc rà soát này, theo Bộ tư pháo Hoa Kỳ, nếu phát hiện ai vi phạm sẽ tước quốc tịch và trục xuất.
* Nếu đang là đảng viên đảng cộng sản bên ngoài nước Mỹ ( hoặc rời đảng cộng sản mà không đủ 10 năm), Mỹ từ chối không cho nhập cư. Nhưng sau khi có quốc tịch Mỹ rồi bỗng dưng có ý định nhập vào đảng cộng sản Mỹ (CPUSA: Communist Party USA) thì... không cấm.
Đảng cộng sản Mỹ thành lập rất lâu đời, cả thế kỷ rồi (từ năm 1919), tuy nhiên số đảng viên chỉ vẻn vẹn 5.000 người (lúc cao điểm thì lên 10.000 người, rồi lại trụt xuống). Để hình dung ít ỏi cỡ nào, cần biết số đảng viên bên đảng Cộng hòa lên tới 33 triệu người; tức đảng CS Mỹ chỉ bằng... 0,015% của đảng Cộng hòa mà thôi.
VietBF
TT Trump Đề Cử 2 Người Gốc Việt Làm Chánh Án Ở Washington, DC
Tòa Thượng Thẩm Washington, DC. (Hình minh họa: thedcline.org)
TT TRUMP ĐỀ CỬ 2 NGƯỜI GỐC VIỆT LÀM CHÁNH ÁN Ở WASHINGTON, DC
Người Việt
WASHINGTON, D.C. (NV) – Tòa Bạch Ốc đưa ra thông cáo hôm 14 Tháng Năm, cho biết Tổng Thống Donald Trump đề cử hai người gốc Việt làm chánh án cho Tòa Thượng Thẩm Washington, DC.
Theo thông cáo, hai người được đề cử là ông Danny Lâm Nguyễn và John C. Trương.
Ông Danny Lâm Nguyễn tốt nghiệp cử nhân và cao học tại đại học UCLA và tốt nghiệp bằng luật tại đại học Georgetown University.
Sau khi lấy bằng luật, ông làm phụ tá cho Chánh Án Reggie B. Walton. Sau đó, ông làm luật sư cho văn phòng công tố liên bang ở Washington, DC, chuyên phụ trách các vụ bạo hành trong gia đình và tấn công tình dục.
Hiện nay, ông Danny đang làm luật sư cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, chuyên giải quyết những vụ gian lận tài chánh.
Ông John C. Trương tốt nghiệp cử nhân tại đại học USC ở Los Angeles. Sau đó, ông tốt nghiệp cao học và lấy bằng luật tại đại học American University ở Washington, DC.
Sau khi lấy bằng luật, ông làm phụ tá cho Chánh Án Ricardo M. Urbina của Tòa Thượng Thẩm Washington, DC. Ông còn làm giáo sư phụ tá cho trường luật của đại học George Washington University.
Sau đó, ông làm luật sư đại diện cho các giới chức liên bang và các tổ chức của chính phủ tại tòa án liên bang.
Hiện nay, ông John đang làm luật sư tranh tụng cho văn phòng công tố liên bang ở Washington, DC, giúp người khác lấy lại tiền sau khi bị lường gạt. (TL) [đ.d.]
Người Việt
Mỹ Âm Thầm Phát Triển Vệ Tinh Mạng
TRUNG CỘNG KHOE CÓ 5G, MỸ ÂM THẦM PHÁT TRIỂN VỆ TINH MẠNG
Trần Hữu Tài
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghiệp, khi mà các hãng công nghiệp Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei, hãng công nghệ viễn thông số 1 Trung Cộng.
Huawei là niềm tự hào của Trung Cộng, đang chiếm ưu thế và dần vượt lên các hãng Âu, Mỹ trong lĩnh vực cung cấp mạng viễn thông và smart phone, đặc biệt công nghiệp 5G. Huawei và Trung Cộng đang đặt rất nhiều kỳ vọng vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới, bắt đầu bằng việc thống trị thế giới về công nghệ 5G, từ hệ thống mạng đến thiết bị đầu cuối.
Trên lĩnh vực viễn thông, các hãng công nghiệp Mỹ đã bị tụt hậu từ công nghiệp 4G, hiện chỉ còn Ericsson (Thuỵ Điển) có thể cạnh tranh được với Huawei. Rất nhiều người tin rằng với công nghiệp 5G, không sớm thì muộn Huawei sẽ vượt lên Ericsson và thống trị thế giới.
Thế nhưng bằng sự kiện Elon Musk và SpaceX (Mỹ) phóng 60 vệ tinh phát sóng Internet lên không trung quỹ đạo thấp (400 km) vào 9h30 sáng ngày 25/05/2019 (giờ Hà Nội), kèm theo kế hoạch phóng 400 vệ tinh để bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu vào cuối năm 2020 thì mọi người mới chợt bừng tỉnh. Hoá ra Trung Cộng và Huawei đã chậm chân hơn Hoa Kỳ.
Lợi thế 5G mà Huawei và Trung Cộng đang có sẽ trở lên lỗi thời, khi mà trong vòng 6 năm tới Elon Musk và SpaceX sẽ phóng 12.000 vệ tinh lên không trung, đủ để cung cấp dịch vụ Internet khắp hang cùng, ngõ hẻm trên toàn cầu, với tốc độ còn nhanh hơn 5G từ 10 đến 50 lần. Khi ấy người ta không cần hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu các trạm thu phát sóng BTS, không cần hệ thống dây cáp Internet chạy dưới biển xuyên đại dương vẫn đang là miếng mồi ngon cho cá mập, chằng chịt trên mặt đất, dưới lòng sông như hiện tại. Khi ấy chúng ta có thể sử dụng Internet cả trên hải đảo, trên biển, trên không trung, thậm trí cả trên sao Hoả nữa.
CHIÊU DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY CỦA THẦN BÀI.
Hoá ra tất cả các đòn tấn công, cô lập Huawei của TT Trump chỉ là để Trung Cộng và các quốc gia khác chậm triển khai mạng 5G độ 3-5 năm thôi. Cuối năm 2020 khi Elon Musk và SpaceX cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu bằng 400-800 vệ tinh trên không trung, cán cân công nghệ viễn thông giữa Mỹ và Trung Cộng sẽ quay 180 độ, Mỹ sẽ lại vượt lên Trung Quốc không phải 1 bậc mà những 5 bậc.
Thế giới có quá nhiều điều kỳ diệu, thế giới thay đổi quá nhanh. Huawei đã lập nên kỳ tích, Trung Cộng có Nhậm Chính Phi, nhưng nước Mỹ có Elon Musk. Nhậm Chính Phi mới nghĩ đến Internet và viễn thông mặt đất, còn Elon Musk nghĩ đến Internet và viễn thông vệ tinh trên không trung và trên sao hoả. Mà thời buổi bây giờ AI NẮM ĐƯỢC VŨ TRỤ KHÔNG GIAN TRƯỚC, KẺ ĐÓ LÀ BÁ CHỦ TOÀN CẦU!
Tin mới nhất: Mỹ – Gia Nã Đại đã thoả thuận việc dẫn độ bà Mạnh Dzoãn Chu, giám đốc tài chính của công ty Huawei-USA từ Gia Nã Đại về Mỹ trong thời gian ngắn nhất!
Trần Hữu Tài
Luật Sư - Thẩm Phán Tony Phạm Được Bổ Nhiệm Cố Vấn Trưởng Pháp Lý ICE
Luật sư Tony Phạm, 47 tuổi, được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bổ nhiệm làm Cố vấn Trưởng Pháp lý của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Photo Facebook Tony Pham.
LUẬT SƯ - THẨM PHÁN TONY PHẠM ĐƯỢC BỔ NHIỆM CỐ VẤN TRƯỞNG PHÁP LÝ ICE.
VOA
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa bổ nhiệm luật sư – thẩm phán gốc Việt Tony Phạm vào chức cố vấn trưởng pháp lý của cơ quan Thực Thi Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE) tại thủ đô Washington, lãnh đạo hơn 1,100 công tố viên và hàng năm nhân viên thực thi pháp lý liên quan đến việc trục xuất các di dân bất hợp pháp trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.
Văn phòng Cố Vấn Trưởng Pháp Lý (Office of the Principal Legal Advisor – OPLA) do Thẩm Phán Tony Phạm lãnh đạo là cơ quan pháp lý lớn nhất tại Bộ An Nninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS), và đây cũng là cơ quan đại diện duy nhất của DHS trong các phiên tòa xét xử trục xuất người nhập cư, bao gồm các trường hợp khủng bố và vi phạm nhân quyền.
Ông Tony Phạm có nhiệm vụ cố vấn pháp lý cho hơn 1,500 các nhân viên của OPLA giúp thực thi luật nhập cư và luật hải quan của Hoa Kỳ, quản lý ngân sách hàng năm đến 290 triệu đô la. Ngoài trụ sở chính tại thủ đô Washington, OPLA còn có 25 văn phòng công tố viên trưởng tại hơn 60 khu vực trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn với VOA nhân dịp Hoa Kỳ vinh danh Người Mỹ gốc Á trong tháng 5, Luật Sư Tony Phạm viết: “Tôi rất vinh hạnh là người Mỹ gốc Á đầu tiên và duy nhất đảm nhận chức cố vấn trưởng pháp lý cho ICE. Tôi cũng là người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào trị trí này.”
Tony Phạm, lúc 2 tuổi (góc trái) và gia đình tỵ nạn đến thành phố Fort Chaffee, Arkansas, năm 1975. Photo Facebook Tony Pham
45 năm về trước, vào ngày 19/04/1975, khi mới hai tuổi, ông cùng gia đình đã rời Việt Nam chỉ hai tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ.
“45 năm sau, đứa trẻ tị nạn sợ hãi đó đã trở thành cố vấn trưởng pháp lý cho ICE trực thuộc DHS. Sự hy sinh của thế hệ trước làm cho quyết tâm cống hiến cộng đồng của tôi càng thêm mạnh mẽ,” Luật sư Tony Phạm chia sẻ.
Là con trai của cựu trung tá Công Binh Việt Nam Cộng Hòa, ông Tony Phạm luôn tri ân những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến Tranh Việt Nam. Ông viết trên Facebook dịp kỷ niệm 45 năm ngày Sài gòn thất thủ: “Tôi nghĩ về 58.000 quân nhân đã bị giết ở Việt Nam. Tôi nghĩ về hơn 1.200 người đang mất tích trong chiến tranh. Tôi nghĩ về hàng ngàn gia đình đã bị đẩy lên những chiếc thuyền chạy trốn khỏi Việt Nam, rồi lênh đênh trên Biển Đông.”
Cố Vấn Trưởng Pháp Lý ICE Tony Phạm chia sẻ với VOA: “Khi cộng đồng của chúng tôi bắt đầu hành trình mới ở Mỹ, cha mẹ chúng tôi phải vật lộn để học một ngôn ngữ mới, một nền văn hóa mới và bắt đầu lại từ đầu. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ đất nước của chúng tôi trong chiến bại. Nhiều người đã trả giá đắt bằng cả sinh mạng của họ.”
Ông nói thêm: “Lịch sử của người gốc Việt ở Mỹ và cuộc đấu tranh của cộng đồng của chúng tôi luôn là điều thôi thúc tôi cam kết phục vụ công cộng trọn đời.”
Tony Phạm mang thức ăn đến cho các cựu quân nhân Mỹ, VNCH đơn thân trong mùa dịch Covid-19. Photo Facebook Tony Pham.
Khi chúng tôi là những người tỵ nạn đến quốc gia này để tìm kiếm niềm hy vọng và cơ hội, tôi đã thọ ơn nước Mỹ. Tôi thọ ơn vì được hưởng các quyền tự do và cơ hội mà tôi phải đáp trả. Để làm điều này, tôi cam kết với cộng đồng của mình là quyết tâm trở thành một công dân chăm chỉ và truyền lại kinh nghiệm và cơ hội của mình để phục vụ những người xung quanh,” ông Tony Phạm viết trên trang ICE.
“Điều này có nghĩa là tôi có nghĩa vụ thể hiện sự tôn trọng đối với thế hệ trước, người đã vạch ra con đường này cho tôi và tôi muốn tiếp tục tạo cơ hội như thế cho các sinh viên trẻ gốc Việt trong thế hệ kế tiếp,” ông Tony Phạm nói.
Để vươn đến thành công, ngoài việc đánh giá cao về giá trị gia đình, tinh thần vượt khó, Luật sư Tony Phạm còn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục. Ông chia sẻ: “Giáo dục là phương tiện giúp chúng ta thoát nghèo. Giáo dục tạo nên sự cân bằng tuyệt vời, trang bị cho chúng ta các công cụ nghề nghiệp. Tôi được dạy rằng một khi tôi có được tri thức thì không ai có thể lấy mất tri thức của tôi.”
Ông Tony Phạm có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, từng là một công tố viên và giám sát một nhà tù tại tiểu bang Virginia.
VOA
VOA
"ĐCSTQ Đã Phát Động Thế Chiến Thứ 3 Từ Lâu"
Ông Robert Spalding, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson, Chuẩn tướng đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, và là cựu Giám đốc Hoạch định chiến lược của Nhà Trắng. (Ảnh: NTD)
Robert Spalding: ĐCSTQ ĐÃ PHÁT ĐỘNG THẾ CHIẾN THỨ 3 TỪ LÂU
Trí Đạt
Trong cuốn sách mới có tên “Cuộc chiến tàng hình: Trung Quốc giành kiểm soát như thế nào khi giới tinh hoa Mỹ đang ngủ” (Stealth War: How China Took Over While America’s Elite Slept), ông Robert Spalding, chuẩn tướng không quân Mỹ đã xuất ngũ có nhắc đến, Chiến tranh thế giới thứ 3 không phải là cơn ác mộng xa xôi, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc chiến này hàng thập kỷ.
Có thể nói ĐCSTQ là quốc gia duy nhất phát động cuộc chiến tranh chân thực của thế kỷ 21. Vũ khí của họ không phải là súng, đạn, thậm chí không phải là đầu đạn hạt nhân, vũ khí của họ là dùng tiền bạc và công nghệ để mua sức ảnh hưởng. Trong cuộc chiến tranh này, người nào cũng là binh lính. Cuốn sách này miêu tả việc ĐCSTQ làm thế nào để tiến hành chiến tranh vượt mọi giới hạn với Mỹ.
Kênh “Trung Quốc không kiểm duyệt” (China Uncensored) đã có cuộc phỏng vấn với ông Robert Spalding, ông cho biết, hiện tại lưỡng đảng Quốc hội Mỹ và nhân sĩ tầng CEO của Mỹ đã bắt đầu ý thức được sự đe dọa của ĐCSTQ đối với Mỹ không chỉ là về kinh tế, mà còn đe dọa đến cả nền dân chủ của Mỹ. Hiện tại, cần để cho người dân Mỹ ý thức được ĐCSTQ làm thế nào để kiểm soát toàn xã hội.
Có quan hệ đến việc ai là bá chủ thế giới?
Một số người cho rằng dù Mỹ hay là Trung Quốc trở thành siêu quyền lực thế giới đều không có liên quan với nhau, ông Robert Spalding nói, NBA chính là một ví dụ rất tốt, đó chính là các cơ quan khác nhau trong xã hội của các vị dù là chính trị, học thuật, doanh nghiệp hay là tài chính, đều là một nhóm với ĐCSTQ, do đó NBA mới sa thải một quản lý vì ông phát biểu ủng hộ Hồng Kông trên Twitter. Như thế bạn có thể biết được lực kiểm soát của ĐCSTQ đối với toàn bộ hệ thống của nước khác.
Ông Robert Spalding nói về câu chuyện của chính mình, hồi còn ở Nhà Trắng, ông gọi điện cho luật sư, các trung tâm nghiên cứu cho biết rằng bản thân cần giúp đỡ để tiết lộ về các hành vi của ĐCSTQ, hoặc là cần giúp đỡ chế định chính sách khả dụng trong thực tế để ngăn chặn ĐCSTQ. Họ đều hồi đáp rằng: “Xin lỗi, chúng tôi không giúp nổi, bởi vì chúng tôi không muốn chọc giận các nhà đầu tư Trung Quốc hoặc khách hàng Trung Quốc của chúng tôi.”
“Họ thâm nhập vào toàn bộ xã hội của chúng ta, nói một cách thẳng thắn, lãnh đạo của những cơ quan này đều biết tình huống này. Nhưng, họ đã sai lầm cho rằng chỉ cần chấp nhận ĐCSTQ thì có một ngày họ sẽ đi theo hướng dân chủ một cách thần kỳ”, ông nói.
Kim tiền thâm nhập toàn bộ xã hội Mỹ
Kim tiền của ĐCSTQ đã thâm nhập toàn bộ xã hội Mỹ, bao gồm hệ thống Đại học Mỹ, những trung tâm nghiên cứu chủ yếu của Washington (thành viên hội đồng của những trung tâm nghiên cứu này rất nhiều người có mối quan hệ với ĐCSTQ), mua chuộc cựu chính khách của chính phủ để tiến hành vận động hành lang, dùng truyền thông tiếng Trung để tẩy não người Mỹ gốc Hoa. Hầu như mỗi một cơ cấu chủ yếu mà Mỹ dựa vào để hỗ trợ xã hội tự do và nguyên tắc dân chủ, trên thực tế họ đã cùng ĐCSTQ xây dựng mối quan hệ về kinh tế và tài chính.
“Là chúng ta đi tìm ĐCSTQ, hay là họ tìm đến chúng ta? Nói một cách thẳng thắn là cả hai”, ông Robert Spalding nói.
Doanh nghiệp Mỹ có một nguyện vọng né tránh xung đột, họ cho rằng nếu họ triển khai đối thoại với ĐCSTQ, thì có thể xây dựng quan hệ, né tránh xảy ra xung đột kịch liệt. Tuy nhiên, cách nhìn của ĐCSTQ đối với các vấn đề như cạnh tranh và chiến tranh lại hoàn toàn khác biệt so với Mỹ.
ĐCSTQ đã nổ súng chiến tranh thế giới thứ 3
ĐCSTQ là quốc gia duy nhất nổ súng chiến tranh thế giới thứ 3. Ông Robert Spalding nói, chúng ta thường hay bàn luận về Chiến tranh thế giới thứ 3 khi nào xảy ra? Chất kích thích bùng nổ là gì? Cách đánh như thế nào? Ban đầu chúng ta cho rằng trước tiên là thả vũ khí sinh học ở một thành phố nào đó, quân đội Mỹ tiến hành dự tính về chiến tranh, tiến hành thăm dò mọi tình hình. Chiến tranh trong suy nghĩ của mọi người đã có thay đổi như thế nào, họ cho rằng quân đội Mỹ sẽ tác chiến ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ, thì không cần lo lắng trong nước sẽ xảy ra chiến tranh.
Nhưng thực tế, cuộc chiến tranh này từ lâu đã được nổ súng, là do người Mỹ không ý thức được. Toàn cầu hóa và mạng Internet toàn cầu đã đưa đối thủ của Mỹ đến các chương trình trên truyền hình Mỹ, đưa lên trên mạng Internet. Quân đội Mỹ bảo vệ người Mỹ ở nước ngoài, nhưng người Mỹ lại chịu ảnh hưởng kinh tế, tài chính và thông tin của ĐCSTQ một cách từ từ.
Cái gai trong mắt
ĐCSTQ coi Mỹ là cái gai trong mắt, vì sao lại như thế? Thống trị độc tài mà ĐCSTQ muốn duy trì khác với ý thức hình thái của nước Mỹ. Bắt đầu từ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành “miễn dịch” cho xã hội Trung Quốc, bắt đầu từ thế hệ mầm non, trẻ em mỗi cấp học đều bị tẩy não: ĐCSTQ quan trọng như thế; phương Tây tàn ác như thế nào; Nhật Bản tàn ác như thế nào; “nỗi nhục trăm năm” của Trung Quốc, giáo dục yêu nước; xây dựng “tường lửa” chặn Internet, rồi lại dùng truyền thông và truyền thông mạng xã hội để oanh tạc; giám sát người dân, v.v.
Cùng với đó, bất cứ cách nói nào bất lợi với ĐCSTQ, như Mao Trạch Đông giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc, v.v. Cách mạng Văn hóa đã cắt đứt tất cả các mối liên hệ của người Trung Quốc với quá khứ, lịch sử bị sửa đổi, đại bộ phận người dân Trung Quốc đều không biết. Còn những người biết và đang làm việc trong truyền thông thì lại đang kiểm duyệt mọi người, sau khi những người này hiểu về tình huống thảm sát Thiên An Môn, họ lại lấy lý do “lan truyền tin đồn”, không nói những gì mình biết cho mọi người.
Con mắt có thể nhìn thấy mọi thứ trên thế giới
Chế độ kiểm duyệt này đã bị Facebook, Twitter sao chép, phương Tây vì lợi nhuận, phương Đông là vì kiểm soát. Hai mô hình khác nhau đang dung hợp ở giữa. Mạng 5G chính là công cụ như thế. Mạng 4G và điện thoại thông minh có liên quan, mạng 5G và mạng internet có liên quan. Đến lúc đó, không phải là trên điện thoại, mà là đi đến cửa nói một câu “Uber” thì xe liền đến. Bởi vì camera nhận biết được khuôn mặt. Tất cả các các dữ liệu này có khả năng là công ty công nghệ Mỹ thu thập, cũng có khả năng là Baidu, Alibaba, Tencent lấy những dữ liệu này về Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Samantha Hoffman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách chiến lược Úc gần đây đã đưa ra một bản báo cáo có tên “Công trình Dữ liệu lớn toàn cầu khiến ĐCSTQ bành trướng quyền lực”, báo cáo nói đến Công ty Công nghệ dịch thuật GTCOM, công ty này cung cấp dịch vụ dịch thuật 65 loại ngôn ngữ khác nhau, họ tự xưng là một công ty về Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo, mỗi năm họ thu thập 2-3 triệu gigabyte dữ liệu. Công ty này lại do Bộ Tài chính ĐCSTQ và Bộ Tuyên truyền ĐCSTQ cùng sở hữu.
Trên trang web của công ty ghi rõ, những dữ liệu khổng lồ này sẽ gửi đến cơ quan tình báo Giải phóng quân và cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ. Đây là vấn đề mà chúng ta đối mặt trong thế giới 5G. ĐCSTQ rất thông minh, khi nền tảng 5G được xây dựng lên, bạn chỉ cần ra ngoài, tất cả các cỗ máy đó (Internet vạn vật) bắt đầu thu thập dữ liệu của bạn, khiến cuộc sống của bạn rất tiện lợi, nhưng họ cũng biết bạn rốt cuộc là ai, đang làm gì.
Điều này có nghĩa là ĐCSTQ có thể nhìn thấy mọi thứ trên phạm vi toàn thế giới. Hiện tại, doanh nghiệp Mỹ đã không đưa ra bất kỳ đề xuất nào cho các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn ngành 5G, điều này hoàn toàn bị ĐCSTQ chi phối, không chỉ là tiêu chuẩn 5G, mà còn bao gồm cả bản quyền công nghệ cơ sở hạ tầng 5G. Do đó, dù bạn là công ty của quốc gia nào, nếu bạn xây dựng mạng 3GPP thì bạn chính là đang xây dựng mạng Internet Trung Quốc. Nếu họ làm được, ĐCSTQ sẽ không phí một viên đạn, một khẩu súng nhưng đã chiếm lĩnh thành công toàn thế giới.
Lý do thực sự cho điều này là phương Tây đã ngừng đầu tư vào đất nước của mình, bao gồm: cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu và phát triển. Mỹ sẽ chăm sóc người dân của mình một lần nữa
Ông Robert Spalding nói, hiện tại, chúng ta đã đang ở tiền tuyến, hoặc là ở phía chính nghĩa hoặc là ở phía của ĐCSTQ.
Trí Đạt
Xin mời quý vị xem video
Hải Quân, Không Quân Mỹ "Ra Đòn" Nhằm Vào Trung Cộng
Tàu ngầm tấn công lớp SSN 789 - USS Indiana của Hoa kỳ
HẢI QUÂN, KHÔNG QUÂN MỸ LIÊN TIẾP "RA ĐÒN" NHẰM VÀO TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG.
Hoàng Trung
‘…Chiến tranh lạnh Mỹ Trung đã định hình, cán cân quyền lực thế giới thời hậu Covid-19 đang xoay chuyển và những ngòi nổ dường như đã phát đi những tia lửa từ Biển Đông chứ không phải từ nơi nào khác…’
Trong tháng 5 này, lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tất cả các tàu ngầm tiền phương của họ đều đồng loạt tiến hành “các hoạt động ứng phó dự phòng” ở Tây Thái Bình Dương để hậu thuẫn chính sách “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Lầu Năm Góc.
Động thái này là để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng phần nào bác bỏ quan niệm cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đã bị suy yếu vì đại dịch virus corona chủng mới đang diễn ra, theo National Interest.
Trung Quốc trong khoảng 2 tháng gần đây bị cáo buộc là gia tăng việc củng cố các đảo nhân tạo và "bắt nạt" các quốc gia khác trong khu vực giữa lúc phần lớn thế giới tập trung vào chống đại dịch.
Tàu ngầm Mỹ đã hiện diện tại Biển Đông như một răn đe đáng kể đối với những động thái leo thang gần đây của Trung quốc.
National Interest dẫn lại một phóng sự của Honolulu Star-Advertiser cho hay ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ, nhưng cũng có thể nhiều hơn, trong đó có 4 tàu ngầm tấn công đóng quân ở đảo Guam, tàu USS Alexandria đóng quân ở San Diego và các tàu đóng quân ở Hawaii, tham gia vào hoạt động biểu dương sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, đồng thời cũng cho thấy rõ rằng Lầu Năm Góc có thể tiến hành các hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước được.
Thông thường, ít khi người ta nhìn thấy các tàu ngầm Mỹ. Vì vậy, khi Hải quân Hoa Kỳ quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Hoa Kỳ có chủ ý đưa ra một thông điệp với đối phương. Ngoài ra, trong trường hợp này, động thái của Mỹ cũng có thể nhằm thể hiện rằng Mỹ vẫn linh hoạt tuy phải đối phó với đại dịch.
Hải quân Mỹ tuyên bố rằng các tàu ngầm của họ đang tiến hành huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và sử dụng các khả năng tác chiến trong lòng biển để hỗ trợ cho một loạt các nhiệm vụ.
Lực lượng tàu ngầm chiến lược
"Lực lượng tàu ngầm của chúng tôi đã chứng minh hết lần này đến lần khác là họ sẵn sàng hoạt động mọi lúc, mọi nơi", Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm, Chuẩn Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ Blake Converse nói, theo bản tin của National Interest.
Ông khẳng định: "Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn có sức mạnh hủy diệt, đa năng và sẵn sàng chiến đấu ngay tối nay".
Tàu ngầm được xem là một phần quan trọng trong việc duy trì cán cân sức mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, và lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Hải quân Hoa Kỳ vẫn là trọng tâm trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Ba trong số các tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đã tham gia một cuộc tập trận tác chiến tiên tiến trong tháng này ở Biển Philippines, trong đó bao gồm thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, kịch bản chiến đấu trên mặt nước và trong lòng biển.
Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ có năng lực tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công chính xác vào các mục tiêu trên mặt đất, hoạt động tình báo, do thám, trinh sát và cảnh báo sớm, cũng như có khả năng tác chiến đặc biệt và răn đe chiến lược trên toàn thế giới.
"Hoạt động của chúng tôi là một minh chứng rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng ta theo luật pháp quốc tế", Chuẩn Đô đốc Blake Converse, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương, đóng quân ở Trân Châu Cảng, nói trong một thông cáo hôm 8/5.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tái xuất
Sức mạnh của Hải quân Mỹ tiếp tục hồi phục với việc tàu sân bay Theodore Roosevelt sẽ ra khơi trở lại vào cuối tuần này, trước ngày lễ Chiến sĩ Trận vong 25/5, các quan chức Hải quân cho biết hôm thứ 19/5, được Fox News dẫn lại.
Trước đó, dịch virus corona làm chiếc tàu chiến khổng lồ bị loại khỏi vòng chiến đấu trong gần hai tháng vì hơn 1.000 thủy thủ có kết quả xét nghiệm dương tính.
Kể từ giữa tháng 3, cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ tấp vào đảo Guam, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối máy bay trinh sát Mỹ ít nhất 9 lần trên Biển Đông, ông Reed B. Werner, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng chuyên trách Đông Nam Á, nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Các hành vi khiêu khích của Trung Quốc đã không chỉ diễn ra trên trời.
Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) tuần tra trên Biển Đông ngày 20/3/2020.
Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).
Đáp lại, Hoa kỳ cho tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đến khu vực và tuần tra từ ngày 26 đến 28/04.)
Ông Werner cũng nhắc đến vụ quấy rối đối với tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Mustin đóng quân ở Nhật Bản hồi tháng trước khi tàu này ở gần một nhóm tàu sân bay tấn công của Trung Quốc đang tuần tra qua Biển Đông. Một tàu hộ tống của Trung Quốc đã chạy "một cách không an toàn và không chuyên nghiệp" gần tàu của Mỹ, ông Werner nói với Fox News.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP hôm 18/5, nói từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Thuyền trưởng Carlos Sardiello bày tỏ rằng ông tự tin về khả năng con tàu sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ sau 2 tháng tạm dừng hoạt động ở đảo Guam.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chuẩn bị các điều kiện để có xác suất thành công cao, chúng tôi sẽ ra khơi và thực hiện nhiệm vụ của mình", theo tin của AP.
Các quan chức khác của Mỹ không muốn nêu tên cho AP biết trong vài ngày tới nếu mọi việc suôn sẻ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ tiến hành các hoạt động hải quân ở khu vực Thái Bình Dương trong một khoảng thời gian trước khi trở về cảng nhà ở San Diego.
Không lực Hoa Kỳ nhập cuộc
Không lực Hoa Kỳ cũng không đứng ngoài cuộc, theo tin của South China Morning Post. Quân chủng này của Mỹ gần đây tăng cường các chuyến bay bằng máy bay ném bom B-1B Lancer bên trên các vùng biển gần Trung Quốc.
Các chuyến bay đó diễn ra giữa lúc cả Hải quân lẫn Không quân Mỹ đều gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Hoàng Hải trong năm nay.
South China Morning Post dẫn lại thông báo mới nhất của Không lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đăng trên Twitter hôm thứ Ba 20/5 cho biết các máy bay ném bom B-1 đã thực hiện một phi vụ ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi huấn luyện cùng Hải quân Hoa Kỳ gần Hawaii.
Phi vụ này "thể hiện độ tin cậy của lực lượng không quân Hoa Kỳ để xử lý một môi trường an ninh đa dạng và bất định".
Không lực Hoa Kỳ đã điều hai chiếc B-1B Lancer tiến hành chuyến bay hai chiều kéo dài 32 giờ ở bên trên Biển Đông vào ngày 29/4.
Lực lượng này luân phiên triển khai các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, ba loại máy bay ném bom chiến lược của không quân, bên cạnh các máy bay quân sự khác bay qua vùng biển tranh chấp gần Trung Quốc.
Ông Song Zhongping, một nhà bình luận về các vấn đề quân sự, có văn phòng ở Hong Kong, được South China Morning Post dẫn lời nói rằng các chuyến bay thường xuyên của B-1 và B-52 không chỉ nhằm thể hiện sự hiện diện của quân đội Mỹ mà còn là những cuộc thao dượt hướng tới những trận chiến tiềm tàng trong tương lai.
"B-1, đang dần thay thế B-52, cần phải bay quanh vùng biển để biết rõ các điều kiện chiến trường", ông nói.
"Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng lún sâu vào một cuộc cạnh tranh toàn diện và tình hình còn xấu hơn thời Chiến tranh Lạnh Xô-Mỹ. Không thể loại trừ rủi ro xung đột quân sự ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Và các nguy cơ vẫn đang tăng lên", ông Song nói.
Biển Đông căng thẳng gia tăng : Hải quân Hoa Kỳ triển khai 20 tàu chiến để cảnh báo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông (Courtesy of Dot Com News, 18/5/2020)
Khả năng cuộc chiến Biển Đông định hình lại Châu Á
"Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông có thể định hình lại Châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các quan chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.
Có vẻ như Trung Quốc đang kích động chiến tranh - một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chính trị ở Bắc Kinh".
Đó là nhận định của Giáo sư Kerry K. Gershaneck là học giả tham cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (Đại học Chính trị Quốc gia, Đài Loan), cựu sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và nghiên cứu viên cao cấp tại Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.
Một sĩ quan của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã hô hào tàu hải quân PLA đâm chìm các tàu hải quân Mỹ đang thực thi các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Một sĩ quan khác thì kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ và tiêu diệt 10.000 lính thủy Mỹ để buộc nước này phải rời khỏi vùng biển tranh chấp này.
Tại một hội thảo ở Bắc Kinh do tờ Thời báo Hoàn Cầu tài trợ ngày 8/12/2018, Đại tá Không quân PLA Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hàng hải Trung Quốc, tuyên bố: "Nếu tàu Mỹ còn tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, đề nghị điều hai tàu chiến : một để ngăn chặn và một để đâm chìm".
Một sĩ quan cấp cao của Hải quân PLA sau đó đã kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ để dọa cho Mỹ phải sợ mà rời khỏi Biển Đông.
Trong một bài phát biểu ngày 20/12/2018, Chuẩn đô đốc La Viện, Phó viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc, khẳng định yếu tố then chốt để Trung Quốc kiểm soát tình hình tại Biển Đông là sử dụng tên lửa hành trình đánh chìm hai tàu sân bay, tiêu diệt càng nhiều lính thủy Mỹ càng tốt.
Trong lời hô hào tiêu diệt 10.000 lính Mỹ, ông tuyên bố : "Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là bị thương vong. Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào".
Có thể có những ý kiến bao biện rằng thái độ hiếu chiến như vậy của các sĩ quan PLA cấp cao không phản ánh chủ trương chính thức của Trung Quốc hoặc đơn giản đây chỉ là một cuộc chiến tranh thông tin, nhưng những lời biện hộ như vậy là không thỏa đáng. Không một ai trong số các sĩ quan cấp cao nói trên bị Trung Quốc công khai chỉ trích vì kích động chiến tranh, và Hải quân Trung Quốc vẫn có những hành động ngày càng nguy hiểm trên Biển Đông.
Năm 2020: Những dấu hiệu, cảnh báo và chiến tranh từ Trung quốc ngày càng gia tăng
Trung Quốc đã để lộ các báo cáo cho rằng Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA dùng vũ lực để giành lại Đài Loan vào năm 2020. Bước sang năm 2020, Tập Cận Bình đã để mắt tới Biển Đông và coi đó là mục tiêu cũng có thể đạt được trong năm nay. Hai mục tiêu đan xen mật thiết với nhau. Trong đó, Biển Đông là mục tiêu cần đạt trước.
Ngày 26/1, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 1 tàu sân bay, 15 tàu chiến mặt nước và 10 tàu ngầm từ đảo Hải Nam tiến về phía Nam. Đồng thời, Không quân PLA đã triển khai máy bay chiến đấu tới đảo Hải Nam và các căn cứ dọc bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, bao gồm các phi đội Su-27 Flankers và FB-7 Flounders có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên biển. Lực lượng tên lửa của PLA được bố trí ở Đông Nam Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, cũng được đặt trong tình trạng báo động cao và được bổ sung nhiều trung đoàn với các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh đã dàn dựng các cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn thông qua các tổ chức thuộc Mặt trận thống nhất của họ tại những thành phố lớn. Đồng thời, nước này cũng tăng cường các cuộc tấn công mạng và bắt đầu các hoạt động phá hoại tại những nước thù địch nhằm làm gián đoạn các hoạt động quân sự và tiến trình ra quyết định cấp quốc gia.
Chiến tranh lạnh Mỹ Trung đã định hình, cán cân quyền lực thế giới thời hậu Covid-19 đang xoay chuyển và những ngòi nổ dường như đã phát đi những tia lửa từ Biển Đông chứ không phải từ nơi nào khác.
Hoàng Trung
Nguồn: Thoibao.de, 22/05/2020
Xin mời quý vị xem video
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)