Đại dịch Covid-19 đã gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn người trên thế giới (Nguồn: Internet)
ĐẠI DỊCH COVID-19: KHI NÀO VÀ BẰNG CÁCH NÀO KẾT THÚC?
Jio Health
Với 2,5 triệu người nhiễm Covid-19 trên
thế giới, nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Cuộc sống của hàng tỷ người bị ảnh hưởng vì mất việc làm, mất người thân... đã
thôi thúc nhiều người về một câu hỏi: Khi nào và như thế nào thì đại dịch sẽ
kết thúc?
Tuy nhiên, câu trả lời lại
phụ thuộc vào việc chúng ta hiểu rõ như thế nào về loại Coronavirus mới này;
bao gồm nhiều khía cạnh như: Chúng ta có bị tái nhiễm virus không? Các nhà khoa
học thế giới có thể sản xuất vắc-xin nhanh không và bao lâu nữa sẽ được sản
xuất đại trà? Lợi ích và thiệt hại của việc “đóng cửa” đất nước và cách ly xã
hội để hạn chế đại dịch khi đặt lên bàn cân so
sánh với kinh tế, chính trị?…
1.- Kết thúc đại dịch Coronavirus với kịch bản như thế nào?
Nhiều nhà khoa học đồng ý với quan điểm rằng đại dịch sẽ chỉ kết
thúc nếu cái gọi là miễn dịch cộng đồng được thiết lập. Và điều đó chỉ xảy ra
khi con người được bảo vệ khỏi mầm bệnh - khi mà virus không thể xâm nhập và
tấn công cơ thể chúng ta.
Có hai con đường dẫn đến kết
quả đó. Một trong số đó là tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu sẽ phải phát triển
một loại vắc-xin được kiểm nghiệm mức độ an toàn và hiệu quả trong việc chống
lại đại dịch Covid-19 (dịch bệnh Corona) trên mẫu số lượng người nhất
định.
Con đường thứ hai để miễn
dịch cộng đồng lại gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Đó là sẽ để cho virus
SARS-CoV-2 (virus Corona) lây lan trên diện rộng. Những
người nhiễm bệnh này sau khi qua khỏi (giả thiết: người mắc bệnh rồi sẽ không
mắc bệnh lần nữa) sẽ mang trong mình kháng thể chống lại virus. Họ sẽ được xem
là “tấm lá chắn” bảo vệ những người chưa mắc bệnh còn lại.
Hình ảnh giải thích cho miễn dịch cộng đồng - phương pháp được cho là giúp ngăn chặn đại dịch virus Corona (Ô màu cam là người không nhiễm bệnh, ô màu trắng là người bị nhiễm bệnh và ô kẻ sọc là người đã mắc bệnh và khỏi bệnh nên có kháng thể miễn dịch. Người đã miễn dịch sẽ là “lá chắn" bảo vệ người khoẻ mạnh, hạn chế người bị nhiễm bệnh “tiếp cận" lây vi rút cho người không nhiễm bệnh) - (Nguồn: Internet)
2.- Làm thế nào để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người trong khi chờ đợi có vắc-xin ngăn ngừa đại dịch?
Đã có nhiều quốc gia áp dụng biện pháp cách ly xã hội để
làm chậm sự lây lan của Coronavirus: đóng cửa các doanh nghiệp và trường học,
cấm các cuộc tụ họp đông người và khuyến khích mọi người ở trong nhà càng nhiều
càng tốt…
Ý tưởng của việc làm này nhằm
khống chế số ca nhiễm mới tăng lên quá nhanh khiến hệ thống y tế bị quá tải. Số
ca nhiễm không gia tăng sẽ giúp “làm phẳng đường cong” (Flatten the Curve) của đại dịch.
Lúc đó, các quốc gia sẽ có thêm thời gian để huy động nguồn lực chăm sóc sức
khỏe toàn dân; nâng cao khả năng xét nghiệm trên diện rộng; đầu tư xây dựng,
nâng cấp và mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh, tăng số lượng phòng hồi sức tích
cực và máy thở… để điều trị cho những người nhiễm bệnh.
3.- Khi nào thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường?
Theo thời báo Le Monde, các chính phủ và chuyên gia y tế đều rất
lo sợ, tiếp theo đỉnh dịch này sẽ là một đỉnh dịch khác.
Các quốc gia đều mong muốn có
thể sớm gỡ bỏ lệnh cách ly, phong tỏa để cuộc sống và việc làm của người dân
quay trở lại bình thường. Thế nhưng, các quyết định đều cần được xem xét, cân
nhắc một cách rất thận trọng để hạn chế sự bùng phát trở lại của đại dịch
Covid-19.
Các nhà chức trách ở Trung
Quốc chỉ bắt đầu mở cửa trở lại thành phố Vũ Hán, nơi đại dịch bắt đầu, sau hai
tháng nó bị phong tỏa và tách biệt khỏi thế giới, chỉ khi việc truyền nhiễm trong cộng đồng đã cải thiện
đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan đại dịch vẫn
được Trung Quốc áp dụng chặt chẽ. Cho đến nay, ít nhất một huyện ở tỉnh Hà Nam
đã tái phong toả.
Một trường hợp khác là
Singapore, đảo quốc 6 triệu dân này ngay từ đầu đã có những bước đi chống đại
dịch rất mạnh mẽ và hiệu quả cho phép kiểm soát được đà lây lan trong đỉnh dịch
đầu tiên, mà không cần áp dụng cách ly xã hội. Mặc dù vậy, đối với làn sóng
dịch thứ hai do lây nhiễm từ kiều bào về nước và lây lan nội địa trong các khu
ký túc xá của công nhân nhập cư, số ca nhiễm ở Singapore bỗng tăng đột biến và
hiện đã lên hơn 8,000 ca. Dẫn đến việc Thủ tướng Lý Hiển Long đã phải ra lệnh
phong tỏa đất nước đến ngày 4/5/2020.
Phó giám đốc y tế của Vương
quốc Anh, Jenny Harries, cho biết các biện pháp phong tỏa cần phải kéo dài hai,
ba hoặc lý tưởng nhất là tới sáu tháng. Annelies Wilder-Smith, một giáo sư về
các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London,
khuyến cáo nên giãn cách xã hội cho đến khi các ca nhiễm bệnh hàng ngày giảm
liên tục trong ít nhất hai tuần.
Có thể nói, mọi người không
nên mong chờ lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ sớm nếu vẫn còn một số lượng các ca
nhiễm chưa khỏi bệnh và đại dịch do vi rút Corona trên
toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Việc bãi bỏ những biện pháp hạn chế rủi
ro quá sớm có thể kéo theo một đợt bùng phát dịch mới.
Jio Health
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét