Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Đội Quân Đất Nung Của Tần Thủy Hoàng


Quá trình xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chứa đựng nhiều máu và nước mắt

ĐỘI QUÂN ĐẤT NUNG CỦA TẦN THỦY HOÀNG THỰC SỰ ĐƯỢC TẠO RA TỪ BINH SĨ THẬT?
Sưu tầm

Khi lên nắm quyền hành vào năm 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng ngay lập tức cho xây dựng nơi an nghỉ vĩnh hằng. Nhưng chỉ đến khi chính thức lên ngôi vương, thống nhất thiên hạ, quá trình xây dựng lăng mộ mới được đẩy mạnh và mở rộng.

Một lăng mộ xa hoa bậc nhất nhưng chứa đựng đầy tiếng ai oán của muôn dân.

Ước tính có đến 700.000 đã được huy động tham gia vào việc xây lăng mộ ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Công trình xa hoa và bề thế này đã kéo dài 38 năm mới hoàn tất. Điều đáng nói là lăng mộ chỉ thực sự hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời.

Người ta cho rằng, bên trong nơi đặt di hài Tần Vương là dòng thủy ngân mô phỏng hình ảnh 2 con sông Trường Giang – Hoàng Hà chảy ra biển lớn. Dòng thủy ngân có tác dụng diệt khuẩn và gây độc nhằm ngăn chặn những kẻ muốn tiến sâu vào lăng mộ. Cho đến thời điểm hiện tại, lăng mộ vẫn chưa được hoàn tất việc khai quật bởi công nghệ hiện nay chưa thể xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất, cũng như bảo quản hiện vật. 

Trong cuốn sử ký của mình, Tư Mã Thiên từng nhắc đến bầu trời đêm lấp lánh được làm từ những viên ngọc trai phát sáng gắn trên mái vòm khu lăng mộ. Để Hoàng đế có chốn an nghỉ vĩnh hằng, người ta đã đặt vào đó hàng loạt cạm bẫy bao gồm cung nỏ, máy bắn tên tự động… Dàn tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã, biểu thị cho sự bảo vệ linh hồn Hoàng đế.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vừa là bí ẩn, vừa là cạm bẫy đầy hiểm nguy mà các nhà sử học Trung Quốc chưa thể lý giải hết

Việc xây dựng không những hao tốn thời gian, tiền bạc, sức người mà còn có cả những hệ lụy kinh hoàng kéo theo. Sử sách vẫn còn đề cập đến chuyện con trai Tần Thủy Hoàng ra lệnh chôn sống các thê thiếp không đậu long thai để Phụ hoàng có người hầu hạ ở thế giới bên kia. Sau khi lễ an táng kết thúc, lối vào lăng mộ bị bịt kín. Những người tham gia vào công tác xây dựng cũng bị nhốt bên trong để không ai có thể tiết lộ bí mật về nơi an nghỉ của Hoàng đế Trung Hoa. 


Vào một ngày đẹp trời tận 2000 năm sau, một nhóm nông dân tình cờ đào được một chiến binh đất nung, họ tiếp tục khám phá ra một hang động rộng lớn dưới lòng đất. Có vẻ như đây là lăng mộ của vị Hoàng đế nào đó. Tiếp cận và tìm hiểu, giới khảo cổ tìm thấy có đến 8.000 tượng đất nung với kích thước như người thật. Nhưng đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ.

Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Điểm đặc biệt của đội quân đất nung nằm ở chỗ mặc dù số lượng tượng đất cực lớn, nhưng không một bức tượng nào khuôn mặt giống nhau. Không ít người hoài nghi rằng "Liệu 8.000 bức tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng được làm từ người thật?"

Hơn 8000 binh lính bằng đất nung, mỗi người sở hữu một khuôn mặt hoàn toàn khác biệt

Xung quanh vấn đề này, chúng ta phải xét về những luật lệ vào thời trước. Theo một số văn bản cổ, Tần Thủy Hoàng có một một hình thức tra tấn tàn khốc đó là đúc tượng người sống. Theo đó, những phạm nhân phải chịu hình phạt tàn này sẽ bị trùm một lớp vải lên người, trát kín bùn và đưa vào lò nung thành tượng. Tiếp đến, bức tượng người sống sẽ được phủ thuốc màu.

Phân tích 3D hình dáng, cấu tạo vân tai của các chiến binh đất nung hé lộ sự thật gây sốc

Quay về câu chuyện 8.000 bức tượng hình người, việc Tần Thủy Hoàng lấy kẻ thủ đúc thành quân đội bảo vệ lăng mộ là điều gây tranh cãi. Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời kết luận cuối cùng.
Gần đây nhất, các chuyên gia khảo cổ và khoa học của Anh đã thu được một “phát hiện” mang tính đột phá.

Không được tiếp cận với hiện vật (do phía khảo cổ Trung Quốc không cho phép ai viếng thăm hay tiến hành nghiên cứu công trình huyền bí này), các chuyên gia hàng đầu của Đại học Tổng hợp London đã sử dụng ảnh chụp 30 binh lính trong đội quân đất nung, thông qua một siêu máy tính với công nghệ phân tích 3D hiện đại nhất để tiến hành phân tích khảo cổ. Họ tập trung xem xét đôi tai của các chiến binh đất nung. Theo chuyên gia khảo cổ học của Đại học Tổng hợp London, ông Andrew Bevan:

Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng rất có thể được tạo ra từ những binh sĩ có thật.

Dựa trên kết quả ban đầu này, đội quân đất nung trông giống như một loạt chân dung của những chiến binh thực sự. Sau khi tiến hành quyét vân tai 30 binh sĩ, các nhà nghiên cứu phát hiện điểm khác nhau rõ rệt của 30 bức tượng.
Kết quả ấn tượng thu về sau khi nghiên cứu đã mở ra hướng khảo cổ quan trọng rằng:

30 đôi tai của các chiến binh đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng. Chúng không hề giống nhau

Dĩ nhiên, nhóm chuyên gia của Đại Học London mới chỉ tiến hành phân tích 30 đôi tai, và bấy nhiêu đó vẫn chưa thể khẳng định độ chính xác tuyệt đối cho kết luận này. Họ khẳng định sẽ tiếp tục dành thời gian, công sức để phân tích toàn bộ 8.000 đôi tai chiến binh đất nung còn lạ.

Công nghệ hiện tại chưa thể giúp khám phá hết khu lăng mộ cổ xưa, huyền bí bậc nhất phương Đông này. Rất nhiều hiện vật khi lộdiện trước ánh sáng mặt trời và tiếp xúc trực tiếp với không khí rơi vào tình trạng bị hủy hoại. Việc liều lĩnh khai quật nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng có thể làm hỏng sự cân bằng của cấu trúc ngầm, gây ra tổn thất khó lường. Đó là lý do cho đến nay, người  Trung Quốc vẫn chưa mạo hiểm mở cửa lăng mộ này.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét