Nhiều người mẹ có thể sẽ để đứa trẻ lớn tiêm trước, nhưng đây là một bà mẹ cao minh. Trong suốt quá trình này, người mẹ không ôm chầm lấy cậu con trai, cũng không ra sức cổ vũ, mà chỉ để cậu bé nhận ra rằng “cậu sẽ khiến mẹ tự hào”.
Điều này khiến tôi nhớ đến khái niệm giáo dục năng lượng tích cực mà ông Dale Carnegie, cha đẻ của nền giáo dục Hoa Kỳ đã đề cập. Điều ông mô tả là tự động ám thị hay tự nói chuyện, chính là bảo mọi người tự nói với mình rằng “Tôi sẽ làm được rất tốt”, câu này giống như khuyến khích bản thân, đồng thời tin vào điều đó. Mặc dù ốm, bị tiêm, bị lấy máu, phải uống thuốc, v.v. chỉ là những thử thách nhỏ trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhưng để trẻ học cách đối mặt với thử thách và xây dựng sự tự tin thông qua những điều nhỏ nhặt, chẳng phải sẽ ý nghĩa hơn việc cha mẹ dang rộng đôi cánh che mưa gió cho con hay sao?
Nhiều bậc cha mẹ có thể nghĩ: Chỉ cần để bọn trẻ hát là được sao? Đối mặt với việc đáng sợ như tiêm, đứa trẻ còn chưa hát đã khóc rồi. Đúng vậy, sự tự tin và thái độ tích cực trong khi đối mặt với những thử thách của cuộc sống, không phải là thứ mà ngay lập tức có thể bồi dưỡng ra. Đây là lý do tại sao một số người luôn cảm thấy ăn năn hối hận khi đối mặt với thất bại, trong khi những người khác có thể bình tĩnh tìm ra bước ngoặt khi đối mặt với nghịch cảnh. Đây chính là thái độ khác biệt đối với cuộc sống do năng lượng tích cực mang lại. Thái độ của một đứa trẻ đối với những thử thách trong cuộc sống sẽ quyết định cuộc sống của cháu như thế nào.
Vậy làm thế nào để bạn giúp cho con mình luôn tràn đầy năng lượng tích cực?
1. Hãy để trẻ tự quyết định, bạn chỉ là người hướng dẫn
Nhiều bậc cha mẹ thích sắp xếp cho con trẻ và luôn cảm thấy rằng con mình không hiểu chuyện. Như vậy, bạn có thể đã đánh giá thấp khả năng của một đứa trẻ rồi. Trên thực tế, tất cả những gì cha mẹ cần làm là cung cấp cho trẻ thông tin chính xác, sau đó để trẻ tự đưa ra quyết định.
2. Học cách nói “không sao cả” với con trẻ
Đừng la mắng khi con bạn mắc lỗi như làm đổ cốc nước, bị điểm kém, v.v. Bạn nên nói với trẻ rằng: “Không sao đâu, chúng ta làm lại từ đầu. Không có gì là đáng sợ khi mắc sai lầm, điều đáng sợ là khi bản thân chúng ta mắc sai lầm rồi mà cũng không biết. Con đã nhận ra sai lầm của mình, đó là điều quan trọng nhất”.
3. Biết ơn đối với hiện trạng
Bạn có thường nói với các con rằng phải học hành chăm chỉ để có thể vào được trường tốt và sau đó mới có thể trở thành người có ích? Điều này cũng tương đương với việc nói với đứa trẻ rằng “con bây giờ thật vô dụng, chờ sau khi nỗ lực thì con mới có thể trở thành một người có ích”. Tư duy chính xác nên là: nên để trẻ ý thức được rằng, kỳ thực cháu luôn rất xuất sắc, và hiện tại cháu có rất nhiều lợi thế. Bạn nên nhắc nhở con mỗi ngày về những điểm mạnh của trẻ, chẳng hạn như cơ thể khỏe mạnh, có cơ hội đến trường, vẽ tranh rất đẹp, v.v. Đừng khiến đứa trẻ cảm thấy mình phải như thế nào để trở thành người ưu tú, mà hãy cho đứa trẻ hiểu rằng cháu hiện tại có rất nhiều điều tốt đẹp, và hãy biết ơn vì điều này.
4. Đừng khiến con bạn phải ôm tâm oán hận
Nếu con bạn phàn nàn với bạn một cách gượng gạo rằng, “Mẹ ơi, tay con làm bài tập mỏi quá rồi”, phản ứng chính xác của bạn nên là, “Ồ, mẹ hiểu rồi, vậy con hãy nghỉ ngơi một chút đi”. Đừng đưa ra quá nhiều phản ứng, câu trả lời hoặc la mắng, cũng đừng ôm con vào lòng. Dù sao mệt thì nghỉ, lạnh thì mặc quần áo, và ngã thì đứng dậy, chỉ đơn giản vậy thôi. Trẻ em hoàn toàn có thể làm được, và cha mẹ không cần phải phản ứng quá mức.
5. Gợi ý
Sử dụng phương pháp gợi ý để nhắc nhở trẻ rằng trẻ rất giỏi và là niềm tự hào của bạn. Đây có thể là gợi ý từ cha mẹ hoặc để trẻ tự cho rằng như vậy. Ví dụ như người mẹ được đề cập ở phần đầu, cô để đứa trẻ hát “Mẹ sẽ tự hào về con”. Bạn có thể hỏi trẻ, “Con có biết khi nào bố mẹ tự hào về con không?”, đứa trẻ hỏi “Khi nào?”, bạn nói “Mỗi giây mỗi phút!”, và đừng quên lặp lại câu nói này mỗi ngày.
6. Tập thể dục
Ngay từ khi còn nhỏ, hãy rèn luyện cho trẻ niềm yêu thích với ít nhất một môn thể thao. Tập thể thao sẽ khiến cơ thể giải phóng dopamine, là một loại hormone khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và giúp bạn tránh xa những cảm xúc tiêu cực. Tất nhiên, cha mẹ có đầy đủ năng lượng tích cực sẽ tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến con cái của mình. Nếu cha mẹ có thể làm gương, sẽ là sự trợ giúp rất lớn đối với cuộc sống của gia đình và con trẻ.
Thông tin sơ lược về tác giả:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét