Thiện niệm thiện lương mang lại cho người ta phúc báo. (Ảnh minh họa: pixabay)
NÓI CHUYỆN KHÔNG CÓ KHẨU ĐỨC THÌ VẬN MỆNH KHÔNG THỂ NÀO TỐT LÊN ĐƯỢC
Thái Bình biên dịch
Thiện niệm thiện lương mang lại cho người ta phúc báo. Người nói năng không có khẩu đức, cả đời trắc trở thê lương. Không chú trọng tu khẩu, hậu quả sẽ thế nào?
Vận mệnh một người tốt hay xấu, nhìn vào khẩu đức là có thể biết được. Cho nên khẩu nghiệp hết sức quan trọng, trong đời người ta, những sự việc khuyết đức không phải ngày ngày đều xảy ra, nhưng nói lời khuyết đức, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể ngày nào cũng gặp.
Lâu dần, phúc báo đều từ miệng mà hao tán sạch trơn, cho nên, người nói năng không có khẩu đức thì cả đời lận đận thê lương. Khẩu đức đối với người nào cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều bị tổn hao từ cái miệng ấy.
Có người nói, tôi không làm điều gì xấu cả, nhưng cần biết rằng, khẩu nghiệp không tốt thì tổn hao phúc báo là rất lớn đó.
Tâm niệm thiện lương mang đến phúc báo
Cổ nhân giảng rằng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng cứ nói lời bất hảo, hay đàm luận thị phi hoặc nguyền rủa người ta, như vậy phúc báo sẽ hao tán nhanh chóng.
Không chỉ có vậy, nếu có lời trách móc bậc trưởng bối, thì cũng bị tổn nhiều phúc báo. Có nhiều người vợ hay trách oán chồng mình, nói anh ta không tốt thế này, không tốt thế kia, cãi vã om sòm rồi lôi cả cha mẹ tổ tông tám đời đối phương ra chửi rủa, lời khó nghe nào cũng tuôn hết ra.
Như thế, khẩu nghiệp đã tạo là rất nặng nề. Gia cảnh theo đó mà càng ngày càng nghèo khổ khốn đốn, bởi vì phúc báo đều theo những lời bất hảo đó mà tản hết.
Cho nên quan khẩu nghiệp này, nhất định phải chú ý. Lời nói cần lưu đức, không nói lời khắc bạc chua cay, như thế mới giữ được phúc báo.
Vậy tại sao lời nói lại có thể làm tổn phúc. Cần biết rằng, phúc báo là từ duyên khởi, do nhân duyên hòa hợp mà lên, cũng là một dạng thể hiện của trường năng lượng.
Ví dụ, bạn đi đến chùa làm công đức, bạn quét sân, lau bàn… hành vi ấy sẽ mang lại cho bạn phúc báo chăng?
Không phải vậy, mà là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn. Chúng ta phát tâm làm lợi ích chúng sinh, nên mới quét sân, lau dọn sạch sẽ, kết duyên hoan hỷ với chúng sinh.
Tâm niệm thiện lương ấy phát xuất ra, được năng lượng từ bi chân chính của Vũ trụ cảm ứng, khi đó sẽ được năng lượng chính gia trì, tạo ra duyên khởi của phúc báo. Phúc báo như thế mà sinh ra.
Oán Trời trách người, tổn phúc rất nhanh, phúc báo bị tổn đó, cũng do tâm mà ra. Trong tâm có xu hướng tự tư, ôm hận, đố kỵ, keo kiệt, lãng phí, thì sẽ làm tổn hao phúc báo.
Tổn hao phúc báo là do tâm và hành vi kết hợp, người mà oán Trời trách người là không biết trân quý những gì mình đang có, mà cứ than trách mãi không thôi, phúc báo sẽ tổn thất rất nhanh.
Miệng cần nói lời tốt đẹp, tâm cần ôm giữ thiện lương. Phật thuyết kinh giảng Pháp, ngôn từ thật nhẹ nhàng, làm chúng sinh thấy an lạc trong tâm. Khi miệng nói lời tốt đẹp, trong lòng mang hảo tâm, cũng giống như Vũ trụ phát xạ những từ trường tích cực, mang lại những phúc báo an lành. Vậy hảo tâm là thế nào, trước tiên cần phải biết đủ (tri túc) cùng cảm ân. Tri túc cũng là một loại thành tựu.
Khi miệng nói lời tốt đẹp, trong lòng mang hảo tâm, cũng giống như Vũ trụ phát xạ những từ trường tích cực, mang lại những phúc báo an lành. (Ảnh minh họa: Pexels)
Một người càng tu dưỡng, càng biết nói năng chừng mực
Đối với bất kỳ hoàn cảnh nào đều mang tâm thái biết đủ cảm ân, đó mới là biểu hiện của sự tiến bộ.
Biết người không nên nói hết, để lại ba phần dư địa cho người, lưu chút khẩu đức cho mình.
Trách người không nên trách tận, để lại ba phần dư địa cho người, lưu chút độ lượng cho mình.
Tài năng không nên ngạo mạn, để lại ba phần dư địa cho người, lưu chút nội hàm cho mình.
Sắc bén không nên lộ tận, để lại ba phần dư địa cho người, lưu lại chỗ ẩn nấp cho mình.
Có công không đòi thưởng tận, để lại ba phần dư địa cho người, lưu chút khiêm nhượng cho mình.
Đắc lý không nên đoạt tận, để lại ba phần dư địa cho người, lưu chút khoan hòa cho mình.
Tác giả: Hải Đào - zhihu
Thái Bình biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét