Năm 1967, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, tôi chọn về Tuy Hòa
cùng với 3 anh bạn khác. Bây giờ nghĩ lại, không hiểu vì sao tôi lại chọn nhiệm
sở ấy. Anh Cái Mỹ Toàn (ban Anh Văn), anh Đoàn Cầu (ban Pháp Văn) muốn về đó vì
gia đình họ ở Nha Trang; còn anh Phạm Xuân Cầu (ban Lý Hóa) quê ở Sông Cầu (Phú
Yên) nên về Tuy Hòa là lẽ tất nhiên. Còn tôi? Chẳng ai bà con quen biết, cũng
chẳng có một chút ẩn tình luyến lưu nào, trong khi tôi có
quyền về Quy Nhơn, một thành phố lớn, mỗi tuần có 7 chuyến máy bay đi Sài Gòn
và 2 chuyến về Huế.
Đúng là định mệnh! Có lẽ cũng một phần là vì tôi nghe anh Bửu Đôn (chồng của cô Trần Thị Phước Định, bạn cùng lớp với tôi) trước có dạy ở Tuy Hòa nói khí hậu ở đó trong lành, vật thực không đắt đỏ, đời sống hiền hòa, cho nên tôi thích chăng? Đầu thập niên 60, anh Đôn dạy vạn vật (bây giờ gọi là sinh) ở trường Nguyễn Huệ và khoảng 1965 đổi về trường Đồng Khánh Huế rồi bén duyên với Phước Định.
Đúng là định mệnh! Có lẽ cũng một phần là vì tôi nghe anh Bửu Đôn (chồng của cô Trần Thị Phước Định, bạn cùng lớp với tôi) trước có dạy ở Tuy Hòa nói khí hậu ở đó trong lành, vật thực không đắt đỏ, đời sống hiền hòa, cho nên tôi thích chăng? Đầu thập niên 60, anh Đôn dạy vạn vật (bây giờ gọi là sinh) ở trường Nguyễn Huệ và khoảng 1965 đổi về trường Đồng Khánh Huế rồi bén duyên với Phước Định.
Khi cầm sự vụ lệnh trên tay, các bạn tôi đều đã chuẩn bị
trước chỗ ở của mình, còn tôi vẫn bơ vơ, vô định, dự trù ngày đầu sẽ ở nhà trọ,
rồi sau sẽ hay. Nhưng trước ngày lên đường mấy hôm, ba tôi và tôi đi kị ở nhà
một người bà con. Nghe nói tôi sẽ đi Tuy Hòa, một ông bạn của ba tôi sốt sắn
viết thư giới thiệu đến ở tiệm vàng Hồng Châu trong thời gian đầu. Thôi thế
cũng tạm ổn.
Lúc lên máy bay, tôi mới hỏi Phạm Xuân Cầu tiệm Hồng Châu ở
đâu? Gần trường không? Gần đại lý máy bay không? Anh ta cho biết: Hồng Châu là
một tiệm buôn rất lớn ở đường Trần Hưng Đạo, gần đại lý máy bay và cũng không
xa trường bao nhiêu. Hồng Châu có cô Minh học lớp đệ nhất Nguyễn Huệ, thuộc
loại hoa khôi của thành phố.
Sau 2 giờ bay, chiếc DC3 từ từ hạ cánh xuống phi trường Đông
Tác, một bãi đất hoang vu, chẳng có một cơ sở vật chất nào quy mô, rộng
rãi. Nơi đón tiếp là ngôi nhà nho nhỏ, trống vắng, lác đác chỉ 1, 2 nhân
viên làm việc, khác với Phú Bài có hàng trăm người phục vụ với cả chục quầy
tiếp tân. Họ mời chúng tôi lên chiếc xe đò nhỏ 25 chỗ, loại xe của hãng Phi
Long rất thông dụng hồi đó chạy tuyến đường trường, còn hành lý họ chất lên cái
Rờ-mọt cột sau xe và khi xe chuyển bánh, hình ảnh ấn tượng nhất là cái chổi
quét nhà họ cũng mang theo, để lại bầu không khí trống vắng hoàn toàn.
Sau khi vượt qua một đoạn đường đất đá gồ ghề, bụi bặm, xe
bắt đầu ra quốc lộ, qua cầu Đà Rằng, tiến vào thành phố. Xe dừng trước đại lý
Air Việt Nam, đường Trần Hưng Đạo, phía trên ngã năm một đoạn. Các bạn tôi nhận
hành lý và thuê xích lô về chỗ ở. Còn tôi chưa nhận đồ đạc vì không
biết Hồng Châu có chịu cho mình tá túc hay chăng?. Theo lời chỉ dẫn của
anh Phạm Xuân Cầu, tôi đi bộ khoảng 100m thì đến. Tôi đưa thư cho bà Hồng Châu.
Vì là người Huế với nhau, lại thấy tôi là giáo sư đệ nhị cấp trường Nguyễn Huệ
nên ông bà đón tiếp rất vồn vã, lịch sự, ân cần và mời tôi ở lại.
Hồi ấy, học sinh đệ nhị cấp Nguyễn Huệ đã oai lắm rồi huống hồ là giáo sư. Tiếp đó, có người quen của ông Hồng Châu đi xe jeep đến, ông nhờ anh ta chở tôi lên hãng để đem hành lý về. Vì chỗ ở của tôi thuận tiện, chỉ đi thẳng một đường là đến trường, nên sáng hôm sau 3 anh bạn đều tập trung tại tiệm Hồng Châu để cùng xuống trình diện. Hồi học ở Sư Phạm, mỗi lần đi thực tập, nhà trường đều buộc chúng tôi phải bận complet, cravate đàng hoàng, nên hôm ấy, quen lệ, anh em chũng tôi đều bận đồ lớn đi một đoàn dọc đường Trần Hưng Đạo gây chú ý cho mọi người hai bên phố.
Hồi ấy, học sinh đệ nhị cấp Nguyễn Huệ đã oai lắm rồi huống hồ là giáo sư. Tiếp đó, có người quen của ông Hồng Châu đi xe jeep đến, ông nhờ anh ta chở tôi lên hãng để đem hành lý về. Vì chỗ ở của tôi thuận tiện, chỉ đi thẳng một đường là đến trường, nên sáng hôm sau 3 anh bạn đều tập trung tại tiệm Hồng Châu để cùng xuống trình diện. Hồi học ở Sư Phạm, mỗi lần đi thực tập, nhà trường đều buộc chúng tôi phải bận complet, cravate đàng hoàng, nên hôm ấy, quen lệ, anh em chũng tôi đều bận đồ lớn đi một đoàn dọc đường Trần Hưng Đạo gây chú ý cho mọi người hai bên phố.
Đến trường, chúng tôi trình diện anh Lê Ngọc Giáng (Giám học xử lý
thường vụ Hiệu trưởng vì anh Nguyễn Đức Giang bận đi tranh cử vào Quốc hội).
Anh Giáng ghi nhận sự hiện diện của chúng tôi, yêu cầu chúng tôi cho biết địa
chỉ và sau đó bảo anh em tôi ra về, khi nào có thời khóa biểu sẽ gọi đi dạy và
chúng tôi bắt đầu ăn lương vào ngày trình diện tuy chưa nhận công tác. Các bạn
tôi đều về quê thăm gia đình vì nhà gần, còn tôi đành cam phận ở lại.
Buổi chiều tối, tôi thường đến anh Lê văn Nhạc (ở tiệm ảnh Á Đông gần chỗ tôi ở ), rồi đên chơi vợ chồng anh Lê bá Lại (anh Lại là phụ tá giám học ) thuê nhà ở ngã tư ,sau lưng tiệm thuốc Tây Tân Tiến, thỉnh thoảng tôi lại đến anh Hoàng Văn Trí ở. đường Lê Lợi. Tất cả những vị này đều là người Huế nên trò chuyên rất thân tình, gần gũi, nhờ vậy tôi cũng quên đi phần nào nỗi buồn xa quê hương...
Buổi chiều tối, tôi thường đến anh Lê văn Nhạc (ở tiệm ảnh Á Đông gần chỗ tôi ở ), rồi đên chơi vợ chồng anh Lê bá Lại (anh Lại là phụ tá giám học ) thuê nhà ở ngã tư ,sau lưng tiệm thuốc Tây Tân Tiến, thỉnh thoảng tôi lại đến anh Hoàng Văn Trí ở. đường Lê Lợi. Tất cả những vị này đều là người Huế nên trò chuyên rất thân tình, gần gũi, nhờ vậy tôi cũng quên đi phần nào nỗi buồn xa quê hương...
20 ngày sau, trường mới gọi chúng tôi xuống nhận thời khóa
biểu, lúc đó anh Giang đã về lại nhiệm sở rồi vì anh thất cử. Anh phân cho tôi
dạy quốc văn lớp đệ nhị C, công dân ba lớp: đệ nhị C, B2 và B3, quốc văn một
lớp đệ tứ. (tổng cọng 21 giờ vì quôc văn 6 giở /tuần, công dân 3 giờ /tuần).
Vài tháng sau, thời khóa biểu lại thay đổi, tôi không còn dạy công dân nữa mà
chuyển qua dạy quốc văn lớp đệ thất. Hồi đó giáo sư đệ nhị cấp chỉ phải dạy 1
tuần 15 giờ, quá số đó sẽ được hưởng thêm lương gọi là hưởng giờ phụ. Lương
chính của tôi (chỉ số 470) được 8 ngàn đồng/tháng, đủ mua một lượng vàng.
Buổi đầu tiên anh Giang dẫn tôi đi giới thiệu với các em học
sinh đệ nhị C. Vì nhỏ con, ngây thơ, môi hồng, mặt trắng thư sinh nên tôi rất
vụng về, lúng túng, do đó học trò ít sợ. Thật vất vả! Phải vài năm sau mới tự
tin hơn. Học trò lớn nhất của tôi sinh năm 1949, bây giờ vẫn còn nhớ đến
tôi với nhiều tình cảm: trò Đông, trò Nho, trò Yến, trò Tám… Họ đều có con cái
thành đạt, dâu rể đàng hoàng, địa vị vững chắc.
Trong dịp kỷ niệm 55 năm, anh Nguyễn Phụng Thiều (học trò niên khóa 67-68) tổ chức một đêm ca nhạc rất hoành tráng tại Thuận Thảo và gửi giấy mời tôi vào dự. Anh còn nhận ra tôi. Tôi gặp khá nhiều học trò cũ, họ ân cần thăm hỏi, cùng nhau chụp hình rất thân mật. Lúc tôi trở về Huế, họ còn đến tiễn đưa và tặng quà lưu niệm. Thật cảm động biết mấy!
Trong dịp kỷ niệm 55 năm, anh Nguyễn Phụng Thiều (học trò niên khóa 67-68) tổ chức một đêm ca nhạc rất hoành tráng tại Thuận Thảo và gửi giấy mời tôi vào dự. Anh còn nhận ra tôi. Tôi gặp khá nhiều học trò cũ, họ ân cần thăm hỏi, cùng nhau chụp hình rất thân mật. Lúc tôi trở về Huế, họ còn đến tiễn đưa và tặng quà lưu niệm. Thật cảm động biết mấy!
Dạy được mấy tháng thì đến Tết, vì 23 năm sống quanh quẩn
với gia đình ở Huế, chẳng đi đâu xa nên tết này tôi dự định hưởng một cái tết
tha hương: ở Tuy Hòa vài ngày, sau đó vào Nha Trang (có hai ông cậu ruột) rồi
lên Đà Lạt thăm bà cô. Bởi thế, khoảng 22 tháng Chạp, trong lúc các bạn đồng
nghiệp chuẩn bị hành lý để rời Tuy Hòa thì tôi vẫn bình chân như vại, cứ loanh
quanh đến trường vui đùa hội trại với các em học sinh. Tôi còn nhớ trưa hôm ấy
khi từ trại học sinh đến văn phòng tôi gặp anh Giang lái xe ô tô đến, tôi hỏi:
- Anh định đi đâu đấy?
- Tôi sắp đưa một số học sinh ra Quy Nhơn dự hội trại toàn
khu vực khoảng ba ngày.
Với tánh ham vui, lại rảnh rỗi nên tôi buộc miệng:
- Tôi đi với.
- Thế thì tốt quá!
Tôi đúng là ngây thơ, bởi vì đi như vậy kể như đi công tác,
phải có giấy đi đường, sứ vụ lệnh và được hưởng công tác phí (mỗi ngày 600 đồng
đủ thuê phòng khách sạn và ăn uống). Thế mà nay tôi lại đi khơi khơi, chẳng
được hưởng một đồng nào hết, mọi việc chi tiêu đều xuất tiền túi. Đúng là lớ
ngớ thật!
Anh Giang lái ô tô đưa tôi về nhà để lấy hành lý rồi đi
ngay. Các nam sinh ngồi trên hai chiếc xe Lam (mỗi xe chứa khoảng 10 người) còn
3 nữ sinh thì ngồi trên ô tô cùng với anh Giang và tôi. Trong dịp này tôi mới
biết Thái Thị Yến ở đường Bùi Nguyên Ngãi, học đệ nhị A, hoa khôi của trường.
Hai năm sau, Thái Thị Yến vào học ở Sài Gòn và đạt giải hoa hậu cầm cờ cho các
phái đoàn thể thao Việt Nam tham dự những cuộc tranh tài quốc tế; báo chí có
đưa tin.
Sau mấy ngày ở Quy Nhơn, tôi đi xe đò vào Nha Trang và dự
định qua mồng 4 Tết sẽ lên Đà Lạt. Nào ngờ tối 30 Tết súng nổ lung tung, qua
mồng một Tết giới nghiêm toàn tỉnh vì quân “giải phóng” đã tấn công vào thành
phố (vụ Mậu Thân), đường bộ đi các tỉnh cũng bị chia cắt. Thế là tôi phải ở lại
Nha Trang gần 20 ngày mới về lại được Tuy Hòa để trình diện. Các bạn tôi ở Huế
có mặt trễ hơn nữa vì sau 26 Tết Huế mới bắt đầu có các chuyến bay.
Dạy được mấy tháng thì Bộ Giáo Dục ban bố lịch trình thi Tốt
nghiệp. Hồi đó, có các kỳ sau: Tú tài 1 (bán phần, tổ chức 2 kỳ), Tú tài 2
(toàn phần, cũng tổ chức 2 kỳ), Trung học đệ nhất cấp (1 kỳ dành cho người lớn
tuổi và cả nước chỉ có vài trung tâm thi tuyển). Học sinh Tuy Hòa phải ra Quy
Nhơn thi cả Tú tài 1 lẫn Tú tài 2, còn bài vở thì đưa về Nha Trang chấm cùng
với một số bài của các tỉnh khác: Đà Lạt, Pleiku, Ban Mê Thuột, Phan Thiết…
Toàn quốc có khoảng 10 trung tâm thi và 5 trung tâm chấm thi (Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng và Huế). Các giám khảo giáo sư đệ nhị cấp đều tập trung về đó để chấm còn giám thị cũng không dùng người địa phương mà chuyển từ các tỉnh khác đến để tránh gửi gắm. Bởi thế việc thi cử cũng rất nghiêm túc, rất công bằng vì muốn không công bằng cũng không được: bài rọc phách, mình lại đi chỗ khác chấm, có biết bài của ai đâu mà cho điểm cao. Số thí sinh đậu chỉ khoảng 20%.
Vì vậy, cô tú, cậu tú đều liệt vào hạng trí thức, được trọng nể và có thể xin đi làm việc. Tú tài 2 có thể xin đi dạy trung học đệ nhất cấp (cấp 2). Còn tú tài 1, nếu được gọi nhập ngũ vào học quân trường 9 tháng sẽ trở thành sĩ quan (chuẩn úy). Nếu không có bằng cấp gì hết, chỉ trình độ đệ nhị (lớp 11) thì phải học trường hạ sĩ quan, ra trường với cấp bậc trung sĩ.
Cầu Đà Rằng
Toàn quốc có khoảng 10 trung tâm thi và 5 trung tâm chấm thi (Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng và Huế). Các giám khảo giáo sư đệ nhị cấp đều tập trung về đó để chấm còn giám thị cũng không dùng người địa phương mà chuyển từ các tỉnh khác đến để tránh gửi gắm. Bởi thế việc thi cử cũng rất nghiêm túc, rất công bằng vì muốn không công bằng cũng không được: bài rọc phách, mình lại đi chỗ khác chấm, có biết bài của ai đâu mà cho điểm cao. Số thí sinh đậu chỉ khoảng 20%.
Vì vậy, cô tú, cậu tú đều liệt vào hạng trí thức, được trọng nể và có thể xin đi làm việc. Tú tài 2 có thể xin đi dạy trung học đệ nhất cấp (cấp 2). Còn tú tài 1, nếu được gọi nhập ngũ vào học quân trường 9 tháng sẽ trở thành sĩ quan (chuẩn úy). Nếu không có bằng cấp gì hết, chỉ trình độ đệ nhị (lớp 11) thì phải học trường hạ sĩ quan, ra trường với cấp bậc trung sĩ.
Thời đó, mỗi lần hè đến, các giáo sư độc thân như tôi đều
cảm thấy thích thú vì được đi đây đi đó bằng máy bay miễn phí, ngoài ra lại còn
được phụ cấp dồi dào: công tác phí mỗi ngày 600 đồng và còn được hưởng tiền
công chấm bài. Hè 1968, tôi được phân công đi Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng để
coi thi và chấm thi. Bạn bè các nơi tụ hội về tay bắt mặt mừng cười đùa vui vẻ.
Sau khoảng hai tháng chấm thi chỗ này chỗ khác, tôi lại trở về trường để tham
dự kỳ thi tuyển chọn học sinh vào đệ thất (lớp 6). Đây là một kỳ thi khá cam go
và tỷ số đậu chỉ khoảng 30%. Nếu rớt, học sinh phải học các trường tư, tốn tiền
học phí..
Chấm thi đệ thất vừa xong, khoảng cuối tháng 9/1968 thì có lệnh Tổng động viên. Tuy nhiên các giáo chức lại được ưu tiên hưởng các chính sách biệt phái, nghĩa là chỉ học ở quân trường 9 tuần rồi về dạy lại. Thế là cùng với hơn 25 giáo chức khác của trường Nguyễn Huệ (anh Giang, anh Giáng, anh Quỹ, anh Nhạc, anh Tùng…), tôi lên đường vào quân trường Lam Sơn ở Khánh Hòa để được huấn luyện cùng với bạn bè của 11 tỉnh thuộc vùng II chiến thuật, tổng cộng khoảng 270 người.
Chấm thi đệ thất vừa xong, khoảng cuối tháng 9/1968 thì có lệnh Tổng động viên. Tuy nhiên các giáo chức lại được ưu tiên hưởng các chính sách biệt phái, nghĩa là chỉ học ở quân trường 9 tuần rồi về dạy lại. Thế là cùng với hơn 25 giáo chức khác của trường Nguyễn Huệ (anh Giang, anh Giáng, anh Quỹ, anh Nhạc, anh Tùng…), tôi lên đường vào quân trường Lam Sơn ở Khánh Hòa để được huấn luyện cùng với bạn bè của 11 tỉnh thuộc vùng II chiến thuật, tổng cộng khoảng 270 người.
Vào đến nơi, mới hay có một luật oái oăm: những người sinh
năm 1943, 1944 thuộc về tuổi đôn quân (tuổi quan trọng, cần thiết cho việc bảo
vệ quốc gia) nên sẽ không được biệt phái mà phải học thêm nữa để ra sĩ quan rồi
ra đơn vị 2 năm. Trời ơi! Tin đâu như sét đánh ngang tai! Trong số 270 chỉ có
10 người thuộc diện đó (trong đó có tôi) thế là, sau 9 tuần huấn luyện, các bạn
tôi đều vui mừng hớn hở trả lại quân trang, quân dụng, khoác bộ áo dân sự , lên
đường trở về nhiệm sở. Riêng 10 anh em chúng tôi lại ôm ba lô lên xe GMC để về
quân trường Đồng Đế Nha Trang. Sau 6 tháng huấn luyện, chúng tôi được gắn lon
chuẩn úy và phân phối về các đơn vị. Mãi hai năm sau mới được biệt phái về lại
trường cũ.
Chưa hết! Vì mang danh sĩ quan nên sau 1975 tôi lại phải đi
học tập cải tạo ở trại 53 Sơn Hòa gần hai năm trong khi mấy trăm anh bạn cùng
học Lam Sơn với tôi khỏi đi học tập vì họ chỉ là lính 9 tuần (binh nhì) mà binh
nhì thì vô tội. Cũng chưa kết thúc! Học tập xong, về trường, trường không nhận,
tôi phải về Huế nương náu cùng gia đình, đưa đơn đi đâu cũng bảo hết chỗ. Thế
thì đành lao động chân tay để sống qua ngày, công đèn sách mười mấy năm đều vất
bỏ:
Sách vở ích gì cho buổi
ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn
thân già
(Nguyễn Khuyến)
Sau này, với chính sách mở cửa rồi nhà nước công nhận quyền
sử dụng đất nên tôi mới có thể khai thác mảnh vườn của cha ông để lại, làm mấy
kiot cho thuê, thu nhập khá ổn định, cuộc sống bớt nheo nhóc, thiếu thốn.
Bây giờ tuổi gần thất thập, nghĩ lại thời gian đã qua, tôi
thấy như giấc mộng: lên voi thì chưa nhưng xuống chó thì lắm lần; tang thương
biến đổi chẳng biết đâu mà lường được. Thân phận con người là thân phận bọt
bèo, nhỏ bé, vô nghĩa trong dòng trôi chảy miên viễn của thời gian. Tôi xin
mượn bài thơ của Trần Tử Ngang để kết thúc bài viết này:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế
hạ.
Ngoảnh lại trước, người
xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẻ
người sau
Ngẫm hay trời đất dài
lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu
chứa chan.
(Trần Trọng San dịch)
Thầy Trần Công Tín (cựu giáo sư Nguyễn Huệ 1967)
Kính thưa ông Trần,
Trả lờiXóaCó một ông cựu chiến binh Mỹ tên là Ben rất thân với nhà thầy Lê Văn Nhạc trong những năm 68-69 nhờ cháu tigm dùm thông tin liên lạc. Cháu tìm mãi mới ra manh mối này, theo bài viết hẳn ông rất thân với gia đình ông Nhạc, vậy có thể cho cháu xin thông tin liên hệ được không?
Cám ơn ông!
Kính thưa ông Trần,
Trả lờiXóaCó một ông cựu chiến binh Mỹ tên là Ben rất thân với nhà thầy Lê Văn Nhạc trong những năm 68-69 nhờ cháu tigm dùm thông tin liên lạc. Cháu tìm mãi mới ra manh mối này, theo bài viết hẳn ông rất thân với gia đình ông Nhạc, vậy có thể cho cháu xin thông tin liên hệ được không?
Cám ơn ông!