GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và quý Thân Hữu bài thư ba trong loạt bài của thầy Trần Công Tín, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế, Cử Nhân Văn Khoa Huế, Sinh Viên trước Cao Học Văn Khoa Saigon, cựu giáo sư trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa, Phú Yên viết về nền giáo dục của VNCH.
Trân trọng giới thiệu,
NHHN
Giáo Sư Trần Công Tín
Năm 1957, Viện Đại Học Huế được thành lập,
đứng đầu là ông Viện Trưởng, văn phòng viện đặt tại số 3 Lê Lợi (hiện nay vẫn
còn) điều khiển tổng quát 5 phân khoa: Đại học Luật (ở đầu đường Lê Lợi), đối
diện với tòa đại biểu cũ). Đại học Văn Khoa, Khoa Học và Sư Phạm (3 phân khoa
này trước 1963 đều tọa lạc tại Morin, bắt đầu 1964, trường Sư Phạm tách riêng
ra tại địa điểm sư phạm ngày nay). Đại học Y Khoa (ở đường Ngô Quyền, gần bệnh
viện TW Huế). Đứng đầu mỗi khoa là ông Khoa Trưởng, dưới khoa có các ban, dưới
quyền điều khiển của Trưởng ban.
Trừ trường Sư Phạm, sinh viên muốn vào học
phải trải qua một kỳ thi rất cam go, còn các phân khoa khác sinh viên đều được
ghi danh, miễn thi. Sở dĩ như vậy là vì hồi đó học sinh trung học ở cuối cấp
phải trải qua 2 kỳ thi vô cùng khó khăn (cách nhau 1 năm): Tú tài 1 gọi là Tú
tài bán phần và Tú tài 2 gọi là Tú tài toàn phần. Học sinh lớp Đệ Nhị (lớp 11
ngày nay) có khoảng 100 người thì qua 2 kỳ thi này chỉ còn chừng 20 người tốt
nghiệp. Do đó, các phân khoa Đại học đủ chỗ để thu nhận sinh viên và sinh viên
được miễn phí hoàn toàn, riêng Sư Phạm thì có học bổng khá lớn.
Khoa Luật, Khoa Y và Sư Phạm học theo
niên chế: năm 1, năm 2, năm 3, năm 4… Luật học 4 năm, Y khoa 1 năm dự bị cộng
với 6 năm học, Sư Phạm 4 năm.
Khoa Học và Văn Khoa học theo chứng chỉ: Dự
bị cộng với 4 chứng chỉ khác thì đủ cử nhân. Ngoài chứng chỉ dự bị, sinh viên
buộc phải học một năm, còn các chứng chỉ sau sinh viên có quyền ghi danh 1 năm
2 chứng chỉ. Như vậy đối với một số sinh viên, họ có thể tốt nghiệp cử nhân
trong vòng 3 năm.
Các chứng chỉ của Đại học Văn Khoa
như sau:
1. Cử nhân giáo khoa ban
Việt Văn:
- Chứng
chỉ Dự bị
- Chứng
chỉ văn chương Việt Nam
- Chứng
chỉ Ngữ học Việt Nam
- Chứng
chỉ Hán văn
- Chứng
chỉ sử Việt Nam và Đông Nam Á hay Chứng chỉ lịch sử triết
2. Cử nhân giáo khoa ban
Pháp văn:
- Chứng
chỉ Dự bị
- Chứng
chỉ văn hóa Pháp
- Chứng
chỉ văn chương Pháp
- Chứng
chỉ ngữ học Pháp
- Chứng
chỉ văn chương Việt Nam
3. Cử nhân giáo khoa ban
Anh văn:
- Chứng
chỉ Dự bị
- Chứng
chỉ văn hóa Anh Mỹ
- Chứng
chỉ văn chương Anh Mỹ
- Chứng
chỉ ngữ học Anh
- Chứng
chỉ văn chương Việt Nam
4. Cử nhân giáo khoa ban
Triết học:
- Chứng
chỉ Dự bị
- Chứng
chỉ lịch sử triết
- Chứng
chỉ luận lý và siêu hình
- Chứng
chỉ đạo đức và xã hội học
- Chứng
chỉ tâm lý
5. Cử nhân giáo khoa ban
Sử học:
- Chứng
chỉ dự bị
- Chứng
chỉ sử Việt Nam và Đông Nam Á
- Chứng
chỉ sử Tây phương
- Chứng
chỉ phương pháp sử học
- Chứng
chỉ địa lý đại cương
Như vậy ta thấy ở các ban Việt văn, Anh
văn, Pháp văn, sinh viên buộc phải có chứng chỉ Văn chương Việt Nam mới được gọi
là cử nhân giáo khoa. Đây là một trở ngại rất lớn đối với tất cả mọi người vì ở
chứng chỉ này, thầy Lê Tuyên (giáo sư chủ chốt) rất nghiêm khắc, bài giảng lại
vô cùng khó hiểu. Vào lớp, thầy nói thao thao bất tuyệt, đem triết lý vào văn
học. Hiểu được điều thầy nói là cả một vấn đề, sinh viên đều ngán, đều sợ.
Trước 1965, số sinh viên vượt qua cửa ải của thầy rất thấp, sau đây là vài con
số:
Niên khóa 62-63: Khóa 1: 4/39. Khóa
2: 10/38
Niên khóa 63-64: Khóa 1: 2/34. Khóa
2: 7/30
Niên khóa 64-65: Khóa 1(khóa tôi thi
đỗ):10/47. Khóa 2:10/45
Đối chiếu với chứng chỉ Hán văn, (chứng
chỉ dễ nhất )vì các cụ già đều rộng lượng, khoan dung, lại ra thi trong một số
ít bài hạn chế mà thôi:
Niên khóa 62-63: Khóa 1:13/16. Khóa
2: 1/7
Niên khóa 63-64: Khóa 1: 13/20. Khóa
2: 3/7
Niên khóa 64-65: Khóa 1: 11/17. Khóa
2: 4/9
Chú thích: Mỗi chứng chỉ sinh viên được thi
2 lần gọi là 2 khóa, rớt khóa 1 (thường tổ chức vào tháng 6) sinh viên sẽ thi
khóa 2 vào tháng 9. Có sinh viên không thi khóa 1 vì chưa chuẩn bị đủ bài vở
nên chỉ xin thi khóa 2, nhà trường đều chấp nhận.
Tài liệu này tôi lấy từ quyển “Chương trình
Đại học Văn Khoa 1965-1966” của trường Đại học Văn Khoa Huế xuất bản, trong đó
có ghi tên đầy đủ của các vị giáo sư, chương trình học của mỗi chứng chỉ và sĩ
số thí sinh thi đậu).
Qua niên khóa 65-66 trở về sau, thầy
Lê Tuyên không còn dạy ở Huế nữa nên sinh viên dễ thở hơn, số người đậu chứng
chỉ văn chương Việt Nam chiếm đến 50%.
Ba trường Sư Phạm, Văn Khoa và Khoa Học đều
gắn bó với nhau chặt chẽ vì các lẽ sau:
- Ba
trường đều nằm chung ở khuôn viên Morin, dùng chung giảng đường C. Sau 1964,
trường Sư Phạm tách ra nhưng cũng không cách xa bao nhiêu.
- Các
vị thầy của Khoa học, Văn Khoa đều có dạy ở sư phạm (đồng môn).
- Sinh
viên Sư Phạm đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để học Văn Khoa
hoặc Khoa Học, thậm chí niên khóa 66-67, năm cuối cùng của tôi ở Sư Phạm, khoa
trưởng Lê Trọng Vinh còn chủ trương: ở Sư Phạm sinh viên chỉ học những vấn đề
chuyên môn còn văn hóa thì học Văn Khoa hoặc Khoa Học, cụ thể là niên khóa
66-67 nhà trường buộc chúng tôi phải học chứng chỉ Hán văn ở Văn Khoa và lấy
điểm thi của chứng chỉ này cộng vào điểm nghiệp vụ ở Sư Phạm để xét tốt nghiệp.
Từ năm 1966 trở về trước, sinh viên sư phạm
chúng tôi học cả 2 trường mà mỗi trường đều có chương trình riêng biệt, nên lẽ
dĩ nhiên chúng tôi không thể nào có mặt thường xuyên ở Văn khoa được, do đó cần
phải làm quen với các sinh viên chính gốc Văn khoa để mượn vở chép lại bài
giảng và nhờ họ giảng giải những điều cần thiết. Tôi nghiệm thấy làm quen với
người khác phái thì thuận tiện hơn, bởi thế mặc dầu nhút nhát nhưng tôi cũng cố
làm quen với các nữ sinh viên.
Nói về tuổi, tôi chẳng nhỏ gì, nhưng thân xác thì khá khiêm tốn, mặt trắng, môi hồng, mắt đen, trông rất dễ thương, ngây thơ, trong sáng. Vì vậy các chị đều có cảm tình, thích trò chuyện và xem như em trong nhà, tận tình chỉ bảo, bày vẽ những bí quyết học thi, chẳng hạn: Vừa rồi, tôi thấy thầy X. nhấn mạnh đến bài 3, 6, 8, vậy anh nên xem kỹ, v.v... Thật là một lời khuyên quí báu vì quả nhiên, có một vài câu hỏi trong đề thi liên quan đến các bài ấy.
Nói về tuổi, tôi chẳng nhỏ gì, nhưng thân xác thì khá khiêm tốn, mặt trắng, môi hồng, mắt đen, trông rất dễ thương, ngây thơ, trong sáng. Vì vậy các chị đều có cảm tình, thích trò chuyện và xem như em trong nhà, tận tình chỉ bảo, bày vẽ những bí quyết học thi, chẳng hạn: Vừa rồi, tôi thấy thầy X. nhấn mạnh đến bài 3, 6, 8, vậy anh nên xem kỹ, v.v... Thật là một lời khuyên quí báu vì quả nhiên, có một vài câu hỏi trong đề thi liên quan đến các bài ấy.
Niên khóa 63-64, tôi ghi danh học Dự bị Văn
khoa ban Pháp văn, đó là một điều khác lạ với các bạn Sư phạm cùng lớp vì tất
cả đều chọn ban Hán văn.
Dự bị Văn khoa có cả thảy 3 ban: Hán, Pháp
và Anh, ngoài các môn học chung tại giảng đường C, đó là các môn: Triết học, Văn
học VN, Sử và Địa, sinh viên còn phải học thêm các môn riêng cho ban mình ở các
phòng nhỏ hơn.
Về môn Triết, tôi học với Tiến
sĩ Trần Văn Toàn (tốt nghiệp ở Bỉ) mỗi tuần 4 giờ về triết học đại cương. Thầy
người Bắc, cận thị nặng, phát biểu chậm rãi, pha chút khôi hài. Câu thầy thường
nói là: Nghiêm nghị như con trâu thì không thể có Triết học được. Những bài
giảng của thầy sau này được in thành sách dưới nhan đề “Hành Trình Vào Triết Học’’
được giới trí thức tán thưởng, khen ngợi. Thầy hiện giờ sống ở nước ngoài, tiếp
tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy. Cách đây mấy năm, thầy có về Huế, dự hội
thảo về linh mục CADIERE, linh hồn của tạp chí B.A.V.H nghiên cứu về Huế, rất
có giá trị.
Về môn Văn học VN, chúng tôi học với thầy
Đoàn Khoách và thầy Phạm Viết Tuyền (người Bắc, chủ nhiệm nhật báo Tự Do ở
Saigon).
Môn Phương pháp Sử do Linh mục Nguyễn Phương
phụ trách. Linh mục có nhiều kiến giải rất khác lạ về Lịch sử VN, chẳng hạn bác
bỏ truyền thuyết Hùng Vương, gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên Văn đàn.
Linh mục tánh khôi hài, hay nói đùa nên giờ giảng của linh mục rất vui, không
khí phòng học sôi động .
Môn Địa lý Đại cương do linh mục Nguyễn Hòa
Nhã (giáo sư thỉnh giảng từ Sài Gòn) phụ trách.
Kiến
thức của Linh mục phong phú, bài học có bề sâu thực sự .
Về môn Pháp văn, mỗi tuần tôi
phải học 10 giờ dưới sự hướng dẫn của các vị sau:
- Linh mục Zukenly, người dong
dỏng cao, giảng bài chậm rãi, dễ hiểu, hấp dẫn, dạy 4 giờ /1 tuần: 2 giờ về
giảng văn các bài trích trong những tác phẩm thế kỷ 20, và 2 giờ nghiên cứu, phân
tích tác phẩm Cyrano de Bergerac, hài kịch bi hùng bằng thơ 5 hồi của
E.ROSTAND. May mắn là những giờ của linh mục, tôi có điều kiện theo học đầy đủ
suốt niên khóa.
Tác phẩm này tôi rất say mê và chép lại học thuộc lòng vài đoạn tình cảm ướt át, cảm động đầy kịch tính, đó là đoạn Cyrano đọc bức thư tuyệt mệnh cho nàng Roxane xinh đẹp nghe trước khi anh ta từ giã cõi đời, lúc đó nàng mới thấu hiểu tấm chân tình, nỗi niềm vô vọng của chàng trong suốt 15 năm qua, và thốt lên lời "em yêu anh", nghe xong lời đó thì chàng từ từ nhắm mắt, mãn nguyện.
Tác phẩm này tôi rất say mê và chép lại học thuộc lòng vài đoạn tình cảm ướt át, cảm động đầy kịch tính, đó là đoạn Cyrano đọc bức thư tuyệt mệnh cho nàng Roxane xinh đẹp nghe trước khi anh ta từ giã cõi đời, lúc đó nàng mới thấu hiểu tấm chân tình, nỗi niềm vô vọng của chàng trong suốt 15 năm qua, và thốt lên lời "em yêu anh", nghe xong lời đó thì chàng từ từ nhắm mắt, mãn nguyện.
- Thầy Đỗ Long Vân, mỗi tuần
dạy 2 giờ về dịch thuật, vì trùng giờ nên tôi ít khi có mặt.
- Thạc sĩ Cauro, mỗi tuần dạy
2 giờ về văn học hiện sinh và phân tích tác phẩm LE MUR của J.P.Sartre, thầy
giảng rất hay, phân tích sâu sắc, tiếc là tôi không được trực tiếp thụ giáo chỉ
nghe các chị nói lại . Thầy đẹp trai, trẻ trung khiến nhiều cô mê say, ngưỡng
mộ.
- Thầy Bolliet, dạy 1 tuần 2
giờ về phân tích văn phạm, tôi cũng ít khi được tham dự, chỉ mượn vở về chép và
nghe giảng lại.
Nhờ học chăm chỉ nên cuối niên khóa tôi đậu
luôn Dự bị sư phạm lẫn Dự bị Văn khoa ngay kỳ đầu. (vào khoảng tháng 6).
- Lịch sử Triết: Lớp học chỉ có 9 người và,
đều ngồi bàn đầu cả. Anh Trần xuân Kiêm (chủ tịch tổng hội sinh viên Huế) và
chị Phùng Thăng (dịch giả tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse) đều
học với tôi ở chứng chỉ này. Sau này hai người kết hôn với nhau. Chị Phùng
Thăng là em ruột của chị Phùng Khánh, tốt nghiệp Đại học sư phạm Anh văn khoảng
năm 1960, sau đi tu lấy pháp danh là ni cô Trí Hải, rất nổi tiếng trong nước và
cả thế giới. Ni cô tử nạn vì giao thông cách đây chừng 10 năm để lại nhiều
thương tiếc cho mọi người vì ni cô là một nhà chân tu, đạo hạnh, chuyên làm
việc thiện.
Ở chứng chỉ này, tôi học với các vị sau:
- Thầy Trần văn Toàn: Thầy phụ
trách mỗi tuần 4 giờ về triết học cổ đại Hi Lạp .
- Thầy Đoàn Văn An (Thích Thiên Ân), từ
Saigon ra, dạy về triết học Zen
- Thầy Pierre Đỗ Đình :dạy về triết học
Đông phương.
- Thầy Lâm ngọc Huỳnh (khoa trưởng) dạy
Triết học hiện sinh, bình giảng về tác phẩm Traité du Desespoir cuả Kierkegaard
.
- Chứng chỉ Văn chương VN do các vị
sau đây phụ trách;
- Thầy Lê Tuyên: dạy giảng văn và phân tích tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc.
Thầy mặt trắng trẻo, mang gương cận thị, tướng người nho nhã nhưng lại rất
nghiêm nghị, không bao giờ đùa giỡn, chấm bài khắt khe, bài giảng khó hiểu, nên
ai cũng sợ .
- Thầy
Vương Hồng Sển: Thầy là nhà khảo cổ lừng danh khắp nước, viết rất nhiều tác phẩm
nghiên cứu có giá trị. Khác với thầy Lê Tuyên, thầy Sển rất vui tính, xuề xòa,
giảng bài như nói chuyện chơi, lúc nào cũng cười đùa, dùng chữ bình dân dễ hiểu
tuy vẫn chứa nhiều kiến thức mới lạ, bổ ích. Thầy phụ trách môn Văn học miền
Nam. Ở môn thầy có khá nhiều sinh viên được điểm trên trung bình.
-
Thầy Thuần Phong: Phụ trách môn văn chương bình dân (ca dao, tục ngữ…)
Niên khóa này, tôi lại may mắn đậu luôn cả
2 chứng chỉ ở ngay kỳ đầu, trước sự ngỡ ngàng của bạn bè.
Qua niên khóa 65-66, tôi ghi danh học chứng
chỉ Hán văn và Ngữ học VN.
Về Hán văn, đa số các vị giáo sư đều là
những người có tuổi:
- Thầy
Phạm Lương Hàn: tóc bạc phơ, thầy dạy các tác phẩm chữ Hán (các bài phú, từ, ký,
thơ, tản văn..) của các nhà văn Trung hoa như Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ,
Lý Bạch, Đào Tiềm... Mỗi năm, thầy dạy khoảng 30 bài nhưng cuối năm, thầy hạn chế
chỉ còn khoảng 10 bài ôn tập. Bởi thế những người không chuyên như tôi cần phải
liên lạc với các bạn văn khoa để biết những chi tiết cần thiết, thế nhưng không
phải ai cũng tốt bụng cho biết. Đôi lúc thầy chỉ hạn chế 8 bài nhưng họ lại hô
lên 15 bài làm mình học mệt gần chết. Tôi nhờ các nữ sinh viên có cảm tình nên
không hề bị mắc lừa chút nào, khuôn mặt dễ thương cũng có tác dụng thật hữu
hiệu! (Đề thi bao giờ cũng yêu cầu 3 phần: chép lại, phiên âm và dịch nghĩa một
bài văn khá dài đã giảng ở lớp rồi).
Thư Viện Đại Học Huế
Thầy Hàn tánh tình rất thật thà nên sinh
viên chúng tôi thường lợi dụng để hỏi các chữ khó. Hồi ấy, đề thi được quay
Rô-nê-ô rồi phát cho thí sinh, do đó có vài chữ rất mờ, phải hỏi lại các giáo
sư. Nếu hỏi thầy Đoàn Khoách hoặc Nguyễn Văn Dương thì thầy sẽ viết lại các chữ
ấy trên bảng một cách rõ ràng hơn rồi im lặng, khiến chúng tôi càng thêm ngơ
ngác. Còn thầy Hàn thì vừa viết lại vừa đọc âm và giảng nghĩa luôn chữ đó, chẳng
hạn chữ Viên nghĩa là tròn. Vì vậy, hễ chữ nào không biết, thì sinh viên lại
cầu cứu thầy và hô là chữ mờ. Có lần thầy phải bực tức la lên: Chữ nào cũng mờ hết, thế là nghĩa làm sao,
thôi không được hỏi nữa, lo làm đi, không chịu học, cứ kêu van mờ mãi… Nói
thế, nhưng thầy vẫn đọc âm và giảng nghĩa như thường, nhờ vậy những khó khăn
ban đầu, chúng tôi vượt qua dễ dàng và anh nào cũng đạt điểm khá cao. Nghĩ lại
thật vui!
-
Linh mục Nguyễn Văn Thích: Nhà giáo tận tụy, yêu nghề, hăng say với công việc,
chấn hưng Cổ học. Đề thi của Linh mục chẳng có gì khó chỉ quanh quẩn trong mươi
bài mà Linh mục đã giảng đi giảng lại trong lớp, sinh viên chỉ cần học thuộc
lòng và chép lại, đơn giản có thế, nhưng cũng có sinh viên hỏng vì họ chép sai,
chữ nọ lộn chữ kia, thiếu nét, v.v.
-
Thầy Hồ Đắc Định: Thầy cho học những bài thơ ngắn rồi đặt các câu hỏi để trả
lời (lẽ dĩ nhiên bằng chữ Hán). Sức học của sinh viên làm sao viết một đoạn văn
chữ Hán cho được, nên tốt hơn hết là học thuộc lòng các câu trả lời của thầy và
cứ thế mà chép lại trong bài thi. Mỗi năm thầy cho học chừng 15 bài thơ và 30
câu trả lời, sinh viên trang bị chừng ấy là đủ có điểm cao ở môn thi thầy Định,
có điều là phải chép cho đúng mặt chữ, nếu sai thì đừng hòng thi đỗ.
-
Cô Khưu Thị Huệ: Đặc biệt, từ niên khóa 65-66,
chứng
chỉ Hán văn có mở thêm môn Bạch Thoại (dạy đàm thoại, giao tiếp và các bài văn
hiện đại), trường mời cô Khưu Thị Huệ ở Saigon ra giảng dạy. Mỗi lần cô ra dạy
chừng 20 giờ liên tục.
Dáng người cô cân đối, mắt đen, tròn xoe, khoảng
30 tuổi, vô cùng xinh đẹp khiến học trò phải nhìn ngắm mê mãi. Các nữ giáo sư
Đại học không có mấy người đẹp (trừ cô Trương Tuyết Anh mà Bảo Cự say mê nhưng
so với cô Huệ thì chẳng sánh bằng), bởi thế sự xuất hiện của giai nhân như cô
Huệ đã làm xôn xao dư luận, sinh viên các ban khác cũng kiếm cớ đi ngang nhìn
ngắm khiến anh em chúng tôi hãnh diện phần nào.
Giờ ra chơi, chúng tôi bao vây cô để hỏi
cái này, cái khác, không muốn rời xa. Người có chuyện lên hỏi đã đành,
người không có việc gì cũng xớ rớ đứng bên để nhìn ngắm. Cô luôn miêng hỏi:
"Nị wan sơ mo?" (anh hỏi cái gì?), có anh lúng túng đỏ mặt trả lời: "pu
sư" (không có gì hết) nhưng cũng không chịu rời bàn giáo sư. Nghĩ lại thật
vui!
Cô Huệ là người thứ hai sau cô Diệu Trang
(dạy tâm lý ở Quốc Học) mà tôi say mê, thương mến.
Hồi đó, lạ lắm, tuổi mới lớn, chúng tôi ai
cũng nghĩ đến chuyện yêu đương, giai nhân, sắc đẹp nhưng hoàn toàn lý tưởng,
trong sạch, thanh cao giống như mối tình của người chăn cừu đối với cô chủ xinh
đẹp trong tác phẩm “Những Vì Sao” của A. DAUDET. Tình yêu vô vọng, tình yêu tôn
thờ, khác xa với ngày nay luôn nhuốm mùi xác thịt. Bởi thế bản thân người đẹp
cũng hãnh diện và hầu như chấp nhận sự sùng bái đó (trong truyện ngắn Tình Tuyệt
Vọng của Khái Hưng, tác giả mô tả mối tình của một chàng trai đối với vợ bạn.
Anh chồng cũng biết nhưng chấp nhận tình yêu thánh thiện ấy).
Nam sinh Quốc Học thời đó tôn thờ hai nữ
giáo sư trẻ đẹp, sang trọng, quí phái, thanh cao, đó là cô Liên (dạy sử địa, vợ
thầy Phò) và cô Trang (vợ thầy Lưu), ngày nay đã 50 năm rồi mà anh em chúng tôi
mỗi lần họp mặt vẫn còn nhắc nhở chuyện xưa, và thành thật mô tả sự si mê của
mình ra sao, cũng như Bảo Cự đã nói về tình cảm thiết tha của mình đối
với bà Huỳnh trong hồi ký vừa qua.
Đó là các bậc “tiền bối”, còn ngang trang ngang lứa (nữ sinh Đồng Khánh) thì có Diệm My, nhà ở Hàng Me, Đông Thái, ở Thành nội và Trần thị Như Mai. Bên phố thì có cô Thoa bán kẹo, bánh cao cấp ở Ngã Giữa (đường Phan Đăng Lưu ngày nay), cách đó vài chục mét là bà Mỹ Thắng (tuổi ngoài 30 đẹp mặn mà, quyến rũ), rồi cuối đường Trần Hưng Đạo (gần tiệm ảnh La Cảnh Lưu) có bà Đức Lợi nhan sắc chẳng kém gì bà Mỹ Thắng. Đó là những giai nhân một thời, đã làm con tim chúng tôi xao xuyến mộng mơ nhưng chẳng đi đến đâu,
Đó là các bậc “tiền bối”, còn ngang trang ngang lứa (nữ sinh Đồng Khánh) thì có Diệm My, nhà ở Hàng Me, Đông Thái, ở Thành nội và Trần thị Như Mai. Bên phố thì có cô Thoa bán kẹo, bánh cao cấp ở Ngã Giữa (đường Phan Đăng Lưu ngày nay), cách đó vài chục mét là bà Mỹ Thắng (tuổi ngoài 30 đẹp mặn mà, quyến rũ), rồi cuối đường Trần Hưng Đạo (gần tiệm ảnh La Cảnh Lưu) có bà Đức Lợi nhan sắc chẳng kém gì bà Mỹ Thắng. Đó là những giai nhân một thời, đã làm con tim chúng tôi xao xuyến mộng mơ nhưng chẳng đi đến đâu,
… Mà người gieo
thảm như hầu không hay.
Tôn thờ sắc đẹp, nhìn ngắm giai nhân là căn
bệnh của thế hệ chúng tôi, hồi còn là học sinh Quôc học, mỗi buổi chiều, chúng
tôi thường đạp xe ngược lên trường Đồng khánh để ngắm nhìn cảnh tan trường của
các nữ sinh xứ Huế yêu kiều. Từng đoàn thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài trắng
tinh khôi, tóc thề tung theo gió, đạp xe hàng bốn, nối đuôi nhau thành một đoàn
dài, xinh tươi mơn mởn, thật vô cùng quyến rũ và nên thơ, bây giờ nhớ lại, tôi
vẫn còn bồi hồi cảm xúc.
Sau khi chiêm ngưỡng các nàng tiên đạp xe, chúng tôi lại quanh xe lui để theo sau các thiên thần đi bộ trên vĩa hè, cũng thật lý thú vô kể. Hồi ấy, chưa có cầu Phú Xuân, nên chúng tôi có thể theo đuôi các nàng một đoạn đường khà dài, lòng vương vấn luyến lưu.
Sau khi chiêm ngưỡng các nàng tiên đạp xe, chúng tôi lại quanh xe lui để theo sau các thiên thần đi bộ trên vĩa hè, cũng thật lý thú vô kể. Hồi ấy, chưa có cầu Phú Xuân, nên chúng tôi có thể theo đuôi các nàng một đoạn đường khà dài, lòng vương vấn luyến lưu.
Ở Chứng chỉ Ngữ Học VN, tôi học với các vị
sau:
- Thầy Huỳnh Đình Tế: Một giáo
sư vô cùng uyên bác, tài năng tuyệt vời, giỏi cả Anh, Pháp và Việt. Ở ban nào
thầy dạy cũng hay, cũng khiến sinh viên vô cùng cảm phục. Bằng cấp của thầy rất
nhiều: tiến sĩ, thạc sĩ của các trường Đại học danh tiếng của Mỹ, Pháp, Anh. Thầy
là giáo sư cơ hữu của Huế và được Sài Gòn mời vào dạy. Thầy cũng thường đi dự
các cuộc hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học và đem lại niềm vinh dự cho giới trí
thức VN.
Vì có tài như thế, nên mặc dầu đã có gia
đình và khá lớn tuổi nhưng thầy đã được cô hoa khôi Ban Anh văn sư phạm đem
lòng yêu thương. Mối tình của hai người đã gây xôn xao dư luận, kẻ tán
thành, người phản bác. Thường người ta nghĩ học trò yêu thầy là để lợi dụng, xin
điểm, nhưng là một người tự trọng nên cô hoa khôi đó, trước đã giỏi rồi, nay lại
càng nỗ lực nhiều hơn nữa để tránh tai tiếng và chứng minh tình yêu của mình là
bất vụ lợi.
Hồi ấy, Nguyễn Ngọc Cảnh giỏi nhất (sau được giữ tại khoa, hiện giờ đã đậu tiến sĩ và giữ một chức vụ khá lớn trong cơ quan Hoa Kỳ), nhưng cô chẳng hề thua sút chút nào, bởi thế không ai nói vào đâu được. Đúng là một mối tình tuyệt đẹp nhưng tiếc thay lại không thành duyên giai ngẫu, thầy qua Mỹ sống với gia đình và từ trần. Cách đây khoảng 10 năm, tro cốt được người em đem về Huế chôn cất, còn hoa khôi thì sống ở Sài Gòn mấy chục năm nay. Bà Hảo vợ thầy Tế mất sau thầy mấy năm, trên cáo, phó ở Web Phượng Vỹ thấy đề là: Phu nhân giáo sư Huỳnh Đình Tế.
Hồi ấy, Nguyễn Ngọc Cảnh giỏi nhất (sau được giữ tại khoa, hiện giờ đã đậu tiến sĩ và giữ một chức vụ khá lớn trong cơ quan Hoa Kỳ), nhưng cô chẳng hề thua sút chút nào, bởi thế không ai nói vào đâu được. Đúng là một mối tình tuyệt đẹp nhưng tiếc thay lại không thành duyên giai ngẫu, thầy qua Mỹ sống với gia đình và từ trần. Cách đây khoảng 10 năm, tro cốt được người em đem về Huế chôn cất, còn hoa khôi thì sống ở Sài Gòn mấy chục năm nay. Bà Hảo vợ thầy Tế mất sau thầy mấy năm, trên cáo, phó ở Web Phượng Vỹ thấy đề là: Phu nhân giáo sư Huỳnh Đình Tế.
Thầy dạy chúng tôi Ngữ học nhập môn và Âm
Vị Học, hai môn khá khô khan và khó hiểu nhưng thầy giảng quá hay, quá rõ ràng
nên chúng tôi thâu thái rất dễ dàng, thật tuyệt vời. Thầy là một trong những vị
giáo sư mà tôi trọng nể nhất, và chẳng bao giờ quên ơn.
- Thầy Trương Văn Chình: Khoảng
60 tuổi, đẹp lão, đầu tóc bạc phơ. Thầy dạy ngữ pháp VN theo một hướng mới. Công
trình biên khảo của thầy (cộng tác với Nguyễn hiến Lê) rất có giá trị, được
giới học giả hoan nghênh. Vài tháng, thầy từ Sài Gòn ra Huế dạy khoảng 20 giờ.
- Thầy Giản Chi Nguyễn Hữu Văn: Thầy người
Bắc, tuổi ngoài 50, tướng vạm vỡ, tóc húi cao, phát biểu sang sảng, rõ ràng. Thầy
qua đời năm 2005 ở Saigon, thọ 102 tuổi. Thầy phụ trách môn Ngữ Biến Học (chữ
Nôm). Các giờ thầy dạy, vì trùng với sư phạm, nên tôi chẳng tham dự được, tuy
thế, ở sư phạm, tôi đã học liên tiếp 3 năm với thầy Lê Văn Hoàng (mỗi tuần 4
giờ) nên cũng có được một vốn liếng kha khá đủ để ứng thí.
Vào vấn đáp môn của thầy Văn, tôi bốc thăm
trúng đề: Cách chế tác chữ Nôm và viết 20 chữ nôm mà anh biết. Tôi trả lời song
suốt, minh chứng đầy đủ, thầy khen giỏi. Đến phần viết 20 chữ Nôm, vì không
biết thầy dạy ra sao nên tôi cứ viết theo những chữ đã học với thầy Hoàng, mà
như ta đã biết mỗi chữ nôm có nhiều cách viết khác nhau cũng như nhiều cách đọc
khác nhau. Tôi viết chừng nào thì sinh viên bên dưới bàn tán xôn xao chừng ấy
vì khác với cách dạy của thầy Văn.
Thầy phải giải thích: Anh Tín viết đúng hết, 5 chữ khác với những gì tôi dạy là vì tôi dạy theo tự điển GéNIBREL còn anh Tín lại viết theo truyện Kiều (thật sự tôi chỉ theo thầy Hoàng chứ chẳng biết lấy ở đâu), còn 10 chữ mới là do anh nghiên cứu, tìm tòi thêm, chỉ có 5 chữ là giống của tôi. Sau đó thầy cho tôi 15/20 (một điểm số rất lớn) và khen ngợi tôi với các đồng nghiệp và học trò. Đúng là tôi gặp may, chứ tôi mà giỏi gì, so với anh bạn Huỳnh Châm thì thua xa.
Thầy phải giải thích: Anh Tín viết đúng hết, 5 chữ khác với những gì tôi dạy là vì tôi dạy theo tự điển GéNIBREL còn anh Tín lại viết theo truyện Kiều (thật sự tôi chỉ theo thầy Hoàng chứ chẳng biết lấy ở đâu), còn 10 chữ mới là do anh nghiên cứu, tìm tòi thêm, chỉ có 5 chữ là giống của tôi. Sau đó thầy cho tôi 15/20 (một điểm số rất lớn) và khen ngợi tôi với các đồng nghiệp và học trò. Đúng là tôi gặp may, chứ tôi mà giỏi gì, so với anh bạn Huỳnh Châm thì thua xa.
Tinh thần giáo dục của thầy rất phóng khoáng,
cởi mở! Trước sự thật rành rành là tôi thiếu chuyên cần, thế mà thầy vẫn khen
ngợi, không bực tức, ghét bỏ. Thật đáng phục!
Và nhờ vậy, năm 1967, khi vào Sài Gòn để
tìm cách học lên cao vì hồi đó Văn khoa Huế chỉ mở ngang cử nhân, tôi đã tìm
đến nhà thầy ở đường Hoàng Diệu vùng Khánh Hội để nhờ thầy giới thiệu với thầy
Nghiêm Toản đỡ đầu làm Tiếu luận cao học, thầy vui vẻ nhận lời và ân cần viết
thư giới thiệu mà không hề đòi hỏi phong bì hay quà cáp gì, thầy Nghiêm Toản
cũng vậy, tất cả đều làm theo đúng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Nghề
giáo đúng là nghề thanh cao, trong sạch!
Phụ
chú về thầy Nguyễn Hữu Văn:
Học giả Giản Chi (Nguyễn Hữu Văn)
đã qua đời lúc 14h55 chiều 22/10/2005 tại tư gia số 171/3 lô H, chung cư Tái
Thiết (đường Hoàng Diệu), quận 4, TP.HCM, hưởng thọ 102 tuổi. Cách đây hơn 10
ngày cụ không muốn ăn, chỉ uống sữa, bảo hơi mệt và đến chiều 22/10, cụ lặng lẽ
vào cõi vĩnh hằng khi ngoài trời đang mưa.
Ngày 5/2, giới trí thức và một số
nhà văn nhà báo đã đến mừng học giả Giản Chi (Nguyễn Hữu Văn) thượng thọ
100 tuổi tại nhà riêng của học giả số 171/3 lô H, chung cư Tái Thiết (đường
Hoàng Diệu), quận 4, TP Hồ Chí Minh.
Niên khóa 65-66 này, tôi cũng đậu luôn cả 2
chứng chỉ ngay kỳ đầu. Thế là tôi đã hoàn thành cử nhân trong vòng 3 năm trong
khi ở Sư phạm tôi còn phải học thêm một năm nữa mới tốt nghiệp (anh Trần Duy
Phiên cũng giống như tôi), vì vậy năm cuối ở sư phạm tôi chỉ học các môn nghiệp
vụ mà thôi, rất thong dong. Tôi chẳng ghi danh học thêm một chứng chỉ nào cả mà
lang thang tham dự chỗ này một ít chỗ khác một ít. Tôi có học Anh văn với bà
Huỳnh cùng với Bảo Cự nữa và cảm nhận được tâm tình của bạn.
**********
Bây giờ, đã gần 50 năm trôi qua, nhìn lại
quãng thời gian 63-67, tôi nhận thấy:
1) Sống trong thời ly loạn, sinh viên
đều có ý thức xã hội rất cao, mọi người mong muốn làm một cái gì đó để đem lại
thanh bình, hạnh phúc cho xứ sở, họ hạ bệ người này, ủng hộ người khác, xuống
đường rồi đả đảo, hoan hô, có khi họ lại mơ mộng làm Tổng Thống để trổ tài kinh
bang tế thế, loay hoay tìm kiếm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc. Có người
tìm được lý tưởng để noi theo, một số khác ôm mộng rồi vỡ mộng.
2) Sinh viên tranh đấu không phải là
những người học dốt, bất tài, trái lại có nhiều người rất giỏi. Khi tranh đấu
họ là những người hăng say, nhưng lúc trở lại giảng đường, họ lại là những sinh
viên xuất sắc.
3) Các giáo sư Đại học là những
người rất công tâm, không biết nhận quà cáp, thương yêu sinh viên, lại có
tấm lòng rộng mở (trường hợp Bảo Cự dám viết thư tỏ tình với cô giáo, vợ khoa
trưởng, vậy mà họ vẫn chấm đậu cao). Còn tôi, thiếu chuyên cần nhưng trả lời
trôi chảy, vẫn được thầy Văn khen ngợi, lại còn khám phá những ưu điểm mà tôi
không nghĩ rằng mình có.
4 )Trừ chứng chỉ Hán văn, chúng tôi
phải học thuộc lòng, còn các chứng chỉ khác, giáo sư đều khuyến khích óc sáng
tạo, không hoàn toàn lệ thuộc vào bài giảng của thầy. Bởi thế chúng tôi phải
đọc sách ngoài thật nhiều rồi vận dụng vào bài làm mới mong có điểm cao. Vì thế,
tình trạng học bài như vẹt rồi trả lại y nguyên không bao giờ xảy ra. Sinh viên
nói chung đều ham đọc sách, ham nghiên cứu, đây là một ưu điểm trong việc giáo
dục thời ấy. Chính vì lẽ đó nên mãi đến bây giờ, dù đã bước vào tuổi thất thập
nhưng anh em chúng tôi vẫn chẳng ai chịu rời quyển sách, học, học nữa và học
mãi.
Thẻ Sinh Viên Cao Học
5) Không khí học hành ở Đại học
hồi đó, tôi thấy thật thanh cao, trong sạch và đẹp như mơ.
- Bảo Cự ở tù về đáng lẽ phải kiểm điểm, phê và tự phê, anh em
chúng tôi nghi kỵ, xa lánh. Thế mà không chi cả, nhà trường, giáo sư, bạn bè
vui vẻ đón chào xem như không chuyện gì xảy ra lại còn giúp đỡ tận tình
(giảng giải và chép giúp các bài trong mấy tháng vắng mặt). Nhờ vậy nên Bảo Cự
đỗ đầu ban và ưu tiên chọn nhiệm sở. Quan cảnh buổi lễ đó như sau: Đại diện của
Viện và trường xuống tại lớp, công bố các trường trong cả nước có nhu cầu
(khoảng 22 trường) sau đó các sinh viên tốt nghiệp (theo vị thứ cao thấp) lên
chọn nhiệm sở. Bảo Cự là người lên đầu tiên. Anh em chúng tôi vui vẻ chúc mừng,
không một chút ganh ghét, thắc mắc… (thiếu chuyên cần đến mấy tháng sao lại
được đỗ cao, ưu tiên chọn nhiệm sở?) Khóa tôi (63-67) khi ấy có 12 người tốt
nghiệp (đầu vào là 18, bị ở lại 5, chết 1 vào năm 1966) nhưng lại có đến 22
nhiệm sở để chọn.
- Thầy
Đoàn Khoách (ở trong nhà thường gọi là anh Khoách vì anh là con bà dì họ đồng thời
là bạn thân của anh trưởng tôi) rất thân với gia đình tôi. Vậy mà khi tôi thi vào Đại
học sư phạm văn (bài thi không rọc phách và do thầy chấm) ba má tôi cũng như anh tôi
không hề nói gì với thầy hết. Ngay cả khi tôi đậu thi viết và sắp vào vấn
đáp, ba tôi vẫn lặng thinh để tôi một mình ứng thí. Rồi trong suốt 4 năm học, gia đình tôi vẫn không một
lần nào đến nhà nhờ cậy.
Điều này các bạn cùng lớp (Bảo Cự, Trần Duy Phiên…) thấy rõ. Không ai có thể nói thầy thiếu công bằng cả. Nên nhớ hồi ấy Sư phạm rất được ưa chuộng, thi tuyển rất gắt gao (đỗ chừng 20% là nhiều) vì vào đó được học bổng 1500/tháng (vàng 700/chỉ) ra trường được bổ dụng ngay làm giáo sư chánh ngạch (chỉ số 470 được 8000 đồng). Cũng nên biết thi Tú tài (tốt nghiệp phổ thông) thời đó vô cùng gay go. Tú tài bán đậu 20% và tú tài toàn cũng thế. Do đó 100 học sinh lớp đệ nhị thì chỉ có khoảng 20 học sinh có được tú tài toàn phần để bước vào đại học.
Điều này các bạn cùng lớp (Bảo Cự, Trần Duy Phiên…) thấy rõ. Không ai có thể nói thầy thiếu công bằng cả. Nên nhớ hồi ấy Sư phạm rất được ưa chuộng, thi tuyển rất gắt gao (đỗ chừng 20% là nhiều) vì vào đó được học bổng 1500/tháng (vàng 700/chỉ) ra trường được bổ dụng ngay làm giáo sư chánh ngạch (chỉ số 470 được 8000 đồng). Cũng nên biết thi Tú tài (tốt nghiệp phổ thông) thời đó vô cùng gay go. Tú tài bán đậu 20% và tú tài toàn cũng thế. Do đó 100 học sinh lớp đệ nhị thì chỉ có khoảng 20 học sinh có được tú tài toàn phần để bước vào đại học.
- Nk
66-67 vì đã đậu cử nhân rồi, khá rảnh rỗi nên tôi tìm tài liệu để chuần bị sang
năm vào Saigon ghi danh Cao học. Chú họ tôi là thầy Trần Văn Tường (tuy không có bằng cấp
nhưng rất giỏi về chữ Hán, dịch thơ và làm thơ rất hay, do đó sau này khoảng năm 69
được mời dạy Đại học) đã tận tình chỉ bảo, cho tôi nhiều tài liệu quí
về Nguyễn Thượng Hiền và dạy tôi chữ Hán mà không lấy 1 đồng xu nào cả. Xin thắp một
nén hương để tri ân tưởng nhớ.
- Vào Saigon, tìm đến nhà thầy Giản Chi Nguyễn Hữu Văn, chẳng
phong bì thậm chí cũng chẳng một chút quà xứ Huế. Vậy mà thầy vẫn viết thư giới
thiệu với thầy Nghiêm Toản đề đỡ đầu làm Tiểu luận.
Rồi thầy Nghiêm Toản cũng
vậy, sau khi đã sát hạch khả năng của tôi như: Anh chọn đề tài gì?. Vì
sao?. Anh
đã thu thập được những tài liệu gì rồi?. Nghe trình bày xong (hơn 1 tiếng) thầy
chấp nhận và hỏi tôi: anh thấy ở Nguyễn thượng Hiền có gì đặc biệt.
Thưa: qua Nam Chi tập và 1
số thơ chữ nôm, tôi thấy tuy là nhà cách mạng nhưng lại có
khuynh hướng thoát tục. Thầy Nghiêm Toản vui vẻ đồng ý và bảo tôi đưa
nhan đề. Thưa: Nguyễn Thượng Hiền; một nhà thơ hai khuynh hướng: cách mạng và thoát tục. Thầy chấp nhận và viết ít
chữ xác nhận để tôi đưa xuống trường Văn khoa gặp Khoa trưởng (tiến sĩ Nguyễn
Khắc Hoạch). Tiến sĩ sát hạch tôi thêm một lần nữa (độ nửa tiếng) và viết ít
chữ bảo tôi ra văn phòng làm thủ tục (hồi đó học Cao học chỉ làm tiểu luận chứ
không đến lớp). Tất cả 3 vị đều không được phong bì hay quà cáp gì cả. Xin chân thành cảm phục.
Trên đây là vài nét phác họa sơ lược
về quãng đời học hành của thế hệ chúng tôi cùng vài kỷ niệm thời trai trẻ, nếu
có gì sai sót, xin các bạn đồng trang lứa bổ khuyết cho để lớp người sau được
biết có một thời ông, cha họ đã sống như thế. Xin cám ơn!
Trần Công Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét