Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Đang Bới Rác Thì Vô Tình Được Chụp Hình, Cô Bé Khốn Khổ Nào Ngờ Đổi Đời Ngoạn Mục...

 

Sophy Ron 12 năm trước

ĐANG BỚI RÁC THÌ VÔ TÌNH ĐƯỢC CHỤP ẢNH, CÔ BÉ KHỐN KHỔ NÀO NGỜ ĐỔI ĐỜI NGOẠN MỤC TỪ ĐÓ, HÌNH ẢNH HIỆN TẠI SAU 12 NĂM GÂY KINH NGẠC
Đầu Báo

Hành trình thay đổi cuộc đời đầy ý nghĩa của Sophy được đăng tải rộng rãi trên truyền thông Campuchia. Giờ đây, không còn là cô bé nhặt rác năm nào, thay vào...

Năm 2009, khi đang bới rác mưu sinh, cô bé Sophy Ron (11 tuổi) bất ngờ may mắn tìm được "phao cứu sinh" của cuộc đời sau cuộc gặp gỡ cực kì ngẫu nhiên. Hồi đó, Sophy vẫn là một đứa trẻ nghèo khổ, sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động cấp thấp ở Phnom Penh, Campuchia.

Nhà đã nghèo mà cô bé còn có đến tận 5 anh chị em khác. Cả gia đình họ gần chục người sống trong túp lều lụp xụp tự dựng ngay trên bãi rác Steng Meanchey. Địa điểm này chính là bãi rác lớn nhất Đông Nam Á, nơi sinh sống của những người khốn khổ nhất Campuchia.

Cả Sophy hay những đứa trẻ sống tại đây đều làm nghề bới rác, sáng nào chúng cũng dậy sớm, lội qua những núi rác hôi thối, bẩn thỉu, đầy mầm bệnh và virus. Nguy hiểm và khó nhọc đến thế nhưng việc này có thể giúp chúng kiếm chút tiền, đỡ đần cha mẹ. Nếu may mắn kiếm được đôi chút, hôm đó cả nhà sẽ có cơm ăn, còn nếu không bữa ăn của họ chính là thực phẩm vứt đi nhặt nhạnh được từ bãi rác.


"Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác, nó mặc nhiên trở thành nhà của tôi. Tôi còn không nhận ra nó bốc mùi, không biết đó là chỗ bẩn thỉu", Sophy nhớ lại. Cô bé cũng không được đi học vì gia đình không có đủ tiền. Tương lai "những đứa trẻ nhặt rác" cứ tối tăm như thế, nhìn đâu cũng chẳng thấy ánh sáng hy vọng.

Hôm đó, như thường lệ, Sophy đang vác một bao rác lớn. Một người đàn ông ăn mặc tươm tất bỗng xuất hiện, trên tay ông cầm chiếc máy ảnh. Khi ông ta giơ ống kính lên, cô bé ngây thơ 11 tuổi liền cười tươi rạng rỡ. Bức ảnh đáng yêu và đầy kí ức ấy đến hôm nay vẫn còn. Và khoảnh khắc đó chính là khởi đầu cho cuộc đời mới của Sophy.


Người đàn ông đặc biệt hôm đó chính là Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF). Sau khi gặp gỡ cô bé nghèo, Scott Neeson đã hỏi Sophy có muốn học tiếng Anh không. "Tôi còn không biết Tiếng Anh là gì nhưng cứ gật đầu vì ông ấy hứa cho tôi đến trường", Sophy kể lại ngày hôm đó.

Thế rồi cuối cùng, điều kì diệu đã thật sự xảy ra. Tổ chức của ông Scott Neeson đã giúp Sophy được đến Úc đi học. 11 năm qua chỉ quanh quẩn ở bãi rác bẩn thỉu, không ngờ có một ngày Sophy lại được lên máy bay, đi đến nước Úc xa xôi, và còn được thực hiện ước mơ của mình là "đi học". Sophy vẫn nhớ như in cảm giác vào năm 11 tuổi khi lần đầu tiên được tới lớp và nhìn thấy nhóm trẻ con nô đùa.

Có lẽ vì hiểu rằng không phải ai cũng được trao cơ hội đáng giá này nên Sophy đã nỗ lực hết mình với nó. Kết quả nhận lại khiến ai nấy đều phải kinh ngạc. Năm 2016, "cô bé nhặt rác" năm nào đã đứng trên sân khấu của Tedx Talk để diễn thuyết bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, cô nàng giành được học bổng toàn phần tại Đại học Trinity College thuộc Đại học Melbourne.


Sophy khiến nhiều người kinh ngạc với thành công ở hiện tại


Tháng 6/2019, cô nàng tốt nghiệp thủ khoa bằng cử nhân văn học, thành tích vượt xa mong đợi của bất kì ai. "Tôi đã rất mừng khi nhận được học bổng, mọi may mắn cứ như dồn hết vào tôi vậy, tôi thật sự rất biết ơn", Sophy bộc bạch.


Cô nàng giờ đây là tấm gương sác cho nhiều người trẻ


Dù rất thích Melbourne và cuộc sống tại Úc, cô nàng 23 tuổi dự định sau khi học xong sẽ trở về với gia đình ở Campuchia để Kinh doanh và làm việc thiện nguyện cho CCF - nơi đã mang lại cho cô cơ hội thay đổi cuộc đời 12 năm về trước. Hành trình thay đổi cuộc đời đầy ý nghĩa của Sophy được đăng tải rộng rãi trên truyền thông Campuchia. Giờ đây, không còn là cô bé nhặt rác năm nào, thay vào đó Sophy đã trở thành niềm tự hào của đất nước, tấm gương tiêu biểu và niềm cảm hứng to lớn đối với nhiều người.

"Thông điệp trong suốt cuộc đời mà tôi luôn mang theo đó là: Không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào", Sophy nói.


Cô sẽ về quê huong và giúp đỡ cộng đồng của mình sau khi học xong


Nguồn: Cambodian Children's Fund  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét