Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Việt Nam Ứng Cử Hội Đồng Nhân Quyền LHQ: Triển Vọng Thấp

 


VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: TRIỂN VỌNG THẤP
Mạch Sống 

* Việt Nam bị mất điểm vì ủng hộ Nga và vì vi phạm nhân quyền 

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 29 tháng 9, 2022


Từ năm ngoái Việt Nam đã tuyên bố ý định ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Ngày 4 tháng 8 vừa qua phái bộ Việt Nam ở LHQ gửi công văn cho Đại Hội Đồng LHQ chính thức công bố ứng cử và cung cấp bản cam kết để vận động phiếu bầu. Đọc bản cam kết: https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N22/454/09/PDF/N2245409.pdf?OpenElement


Đây là lần 2 mà Việt Nam ứng cử vào cơ chế nhân quyền bao trùm này của LHQ. Thành lập năm 2006, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ có 47 ghế phân bổ như sau: 13 ghế cho các quốc gia Phi Châu, 13 ghế cho các quốc gia Á Châu - Thái Bình Dương, 8 ghế cho các quốc gia Nam Mỹ và Caribê, 7 ghế cho các quốc gia Âu Châu và Phương Tây nói chung, và 6 ghế cho các quốc gia Đông Âu. Đọc thêm: https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/hrc/membership


Đại Hội Đồng LHQ bỏ phiếu trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 07/04/2022


Một cách không chính thức, các quốc gia Á Châu - Thái Bình Dương thoả thuận rằng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) lúc nào cũng phải có ít nhất 1 ghế. Năm 2013, Việt Nam đã trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ dù sở hữu một hồ sơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng là vì Việt Nam gần như độc diễn -- có 3 quốc ASEAN ứng cử, nhưng 2 quốc gia kia (Singapore và Thái Lan) hầu như không vận động tranh cử mà nhường cho Việt Nam.


Năm nay Việt Nam không còn lợi thế như trước vì:


1.      Việt Nam bị mất điểm trong con mắt của nhiều quốc gia khi chống lại việc trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.


2.      Nếu không bỏ phiếu cho Việt Nam lần này thì vẫn có Malaysia, một quốc gia thuộc khối ASEAN, là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cho đến hết năm 2024.


Trong tình thế đó, sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền có thể góp phần đẩy Việt Nam khỏi số 4 quốc gia dẫn đầu về số phiếu -- lần tranh cử này có 6 ứng viên cho 4 ghế trống thuộc khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.


“Về phần mình, chúng tôi vận động một số phái bộ ở LHQ nêu vấn đề Việt Nam đe doạ và trừng phạt các công dân đã hưởng ứng ngày quốc tế do chính LHQ khởi xướng,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Đây là tấm gương rất xấu về thiếu tôn trọng các quy tắc của LHQ.”


Cụ thể, chính quyền Việt Nam vừa rồi đã sách nhiễu, đe doạ, cấm cản và thậm chí phạt tiền nhiều công dân chỉ vì hưởng ứng ngày 22 tháng 8 tưởng niệm các nạn nhân của các hành vi bạo lực trên căn bản tôn giáo hay niềm tin. Tháng 5 năm 2019, Đại Hội Đồng LHQ, trong đó có Việt Nam, đồng thuận thông qua nghị quyết ấn định ngày quốc tế tưởng niệm hàng năm này.

Theo TS Thắng, 29 tổ chức và 10 cá nhân đã ký thư chung do BPSOS khởi xướng, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niền Tin nêu vấn đề này tại Đại Hội Đồng LHQ trước cuộc bỏ phiếu ngày 11 tháng 10 tới đây. Liên minh này gồm 37 quốc gia thành viên và 5 quốc gia quan sát viên.


BPSOS tiếp tục thu thập chữ ký và sẽ gửi bức thư chung kèm với danh sách chữ ký bổ sung cận ngày bỏ phiếu.


Thông tin liên quan:

Quốc tế theo dõi thái độ của nhà nước Việt Nam về Ngày Quốc Tế 22 tháng 8

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1845-quoc-te-theo-doi-thai-do-cua-nha-nuoc-viet-nam-ve-ngay-quoc-te-22-thang-8.html


Thư chung do BPSOS khởi xướng: https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/09/2022.09.20-Joint-letter-to-IRFBA-Steering-Committee.pdf


Mạch Sống  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét