Vừa
rồi Kim Nghĩa, cô bạn học cùng lớp 9A post lên FB những sản phẩm móc crochet tặng
cho cô cháu nội Đậu Đậu. Phải nói Kim Nghĩa rất khéo tay. Tác phẩm của Nghĩa
không thua gì những mẫu thường thấy trên internet. Cô bạn sau đó chia sẻ, khéo
tay là do những năm tháng học nữ công với cô Toản ở trường Nguyễn Huệ. Nhìn Đậu
Đậu cùng hai cô bạn nhỏ múa may trong trang phục của nhà tạo mẫu Kim Nghĩa, bất
giác tôi nghĩ về bạn bè, về cô Toản và những giờ học nữ công tưởng nhẹ nhàng
đôi khi lại trở thành lẽ sống.
Từ năm lớp 6 đến năm lớp 9 ở trường Nguyễn Huệ, cô giáo phụ trách môn nữ công của lớp tôi là cô Toản (vợ thầy Trần Tiến Toản). Với một lớp học có nhiều nữ sinh hiếu động và nghịch ngợm như chúng tôi thì nữ công là giờ học thoải mái nhất. Lúc học không cần phải ngồi nghiêm chỉnh, có thể mang bài làm của mình đi từ bàn này sang bàn khác trao đổi cách làm và lợi dụng cơ hội để trò chuyện. Khác hẳn với những giờ toán căng thẳng, thót tim khi cây bút của cô Đoan dừng lại tên mình trên sổ điểm. Hay giật nảy người khi thầy Quát nạt lớn trong giờ văn: “nè! bà kia lấy cái kim may miệng lại” lúc quay sang nói chuyện với đứa bên cạnh.
Thường thì trong một giờ học, sau khi trả bài cũ cô Toản bắt đầu giảng lý thuyết bài mới. Sau đó cô đi đến từng bàn, từng đứa ân cần chỉ dẫn từng đường kim, mũi chỉ. Hình ảnh cô Toản ngồi trên bục giảng, mấy chục cái áo dài trắng xúm chung quanh xem cô thực hiện bài mẫu không những đẹp mà còn xúc động trong tôi đến tận giờ. Từ những bài học đơn giản như luôn, đột, thêu thụt lùi, thêu đường xương cá, vắt hột gạo, mạng tròn, mạng vuông, thêu point de croix (chữ thập)… cho đến những bài học phức tạp như rua, xích móc, brode, móc crochet… đã biến những giờ học tưởng như chơi ấy thành kỹ năng trong cuộc sống. Từ năm lớp sáu chúng tôi đã tự thêu bảng tên, làm khăn tay vắt hột gạo, vá áo dài bị rách (cũng có lúc làm biếng lấy dây thun cột lại)...Lớn lên một chút thì biết vá, mạng áo quần, móc crochet những chiếc kẹp tóc, áo, mũ em bé rất dễ thương hay biến vỏ bao bố thành những bức tranh, những chiếc túi thêu chữ thập xinh xắn. Lớn hơn nữa thì móc khăn quàng cổ, đan áo len cho chính mình…Đó là lý do tại sao thế hệ chúng tôi ai cũng biết may vá, thêu thùa phục vụ cho bản thân và gia đình nhỏ của mình sau này như Kim Nghĩa.
Từ năm lớp 6 đến năm lớp 9 ở trường Nguyễn Huệ, cô giáo phụ trách môn nữ công của lớp tôi là cô Toản (vợ thầy Trần Tiến Toản). Với một lớp học có nhiều nữ sinh hiếu động và nghịch ngợm như chúng tôi thì nữ công là giờ học thoải mái nhất. Lúc học không cần phải ngồi nghiêm chỉnh, có thể mang bài làm của mình đi từ bàn này sang bàn khác trao đổi cách làm và lợi dụng cơ hội để trò chuyện. Khác hẳn với những giờ toán căng thẳng, thót tim khi cây bút của cô Đoan dừng lại tên mình trên sổ điểm. Hay giật nảy người khi thầy Quát nạt lớn trong giờ văn: “nè! bà kia lấy cái kim may miệng lại” lúc quay sang nói chuyện với đứa bên cạnh.
Thường thì trong một giờ học, sau khi trả bài cũ cô Toản bắt đầu giảng lý thuyết bài mới. Sau đó cô đi đến từng bàn, từng đứa ân cần chỉ dẫn từng đường kim, mũi chỉ. Hình ảnh cô Toản ngồi trên bục giảng, mấy chục cái áo dài trắng xúm chung quanh xem cô thực hiện bài mẫu không những đẹp mà còn xúc động trong tôi đến tận giờ. Từ những bài học đơn giản như luôn, đột, thêu thụt lùi, thêu đường xương cá, vắt hột gạo, mạng tròn, mạng vuông, thêu point de croix (chữ thập)… cho đến những bài học phức tạp như rua, xích móc, brode, móc crochet… đã biến những giờ học tưởng như chơi ấy thành kỹ năng trong cuộc sống. Từ năm lớp sáu chúng tôi đã tự thêu bảng tên, làm khăn tay vắt hột gạo, vá áo dài bị rách (cũng có lúc làm biếng lấy dây thun cột lại)...Lớn lên một chút thì biết vá, mạng áo quần, móc crochet những chiếc kẹp tóc, áo, mũ em bé rất dễ thương hay biến vỏ bao bố thành những bức tranh, những chiếc túi thêu chữ thập xinh xắn. Lớn hơn nữa thì móc khăn quàng cổ, đan áo len cho chính mình…Đó là lý do tại sao thế hệ chúng tôi ai cũng biết may vá, thêu thùa phục vụ cho bản thân và gia đình nhỏ của mình sau này như Kim Nghĩa.
Sản phẩm móc crochet
Riêng tôi, những giờ học nữ công nói trên còn có một ý nghĩa đặc biệt, đã có
lúc là chiếc cần câu cơm. Sau khi từ giã Tuy Hòa và nghề dạy học, tôi lưu lạc
xuống tận miền Tây. Ở nơi nổi tiếng “gạo trắng nước trong” nhưng tôi luôn đau
đáu về hai chữ mưu sinh. Học hành dang dở, nghề ngỗng cũng không làm gì để kiếm
sống! Đang lúc loay hoay, bế tắc tôi tình cờ đi ngang một tiệm may ở khu vực Cầu
Quay thành phố Long Xuyên. Thấy những mẫu đồ thêu rất đẹp treo trong tủ kính,
tôi nảy sinh ý nghĩ sao không thử xin việc ở đây mình cũng biết thêu cơ mà! Sau
một hồi đi qua đi lại đắn đo suy nghĩ, tôi đánh bạo đẩy cửa bước vào. Bà chủ tiệm
sau khi nghe tôi trình bày đã gương đôi mắt nghi ngờ về cặp kính cận của tôi rồi
hất hàm hỏi, biết thêu không? Tôi lí nhí trả lời, biết ạ! Không nói thêm câu
nào bà lấy ra một miếng vải trắng, dùng bút chì vẽ một cành hoa hồng đưa cho
tôi kèm theo mấy tép chỉ thêu rồi nói, hai ngày sau quay lại. Vận dụng kiến thức
môn nữ công đã học, hai ngày sau tôi quay lại và bất ngờ được nhận việc trở
thành thợ thêu chính thức của tiệm. Khỏi phải nói tôi mừng đến cỡ nào, không ngờ
môn học tưởng như chơi thuở nhỏ lại là chìa khóa bước vào đời hôm nay. Đó là những
năm 80, trong khi ở miền Trung đàn bà, con gái tỏ ra e dè, tiết kiệm với việc
ăn mặc thì ở miền Tây phần lớn phụ nữ vẫn thoải mái chi tiêu trong việc ăn mặc
và đặc biệt rất thích đồ thêu. Nhờ vậy tôi mới có thu nhập ổn định, tạm yên với
cuộc sống ở quê người.
Hai năm sau tôi lên Sài Gòn và giống như lúc ở Long Xuyên lại tìm đến với nghề thêu. Lần này là HTX thêu MA nằm trên đường MTB. Sau này vô Google tìm hiểu tôi mới biết cơ sở này xuất phát từ một làng nghề thêu nổi tiếng ở miền Bắc trước năm 54. Lúc tôi vào làm HTX đã có nhiều hàng xuất khẩu sang Châu âu và Đông âu, đồng lương tuy không bằng lúc ở Long Xuyên nhưng vì có hàng thường xuyên nên cuộc sống của tôi cũng tạm ổn. Một năm sau tôi xin được việc làm ở công ty khác và sợ cặp mắt cận của mình tăng độ nên giã từ nghề thêu. Nhiều năm sau nghĩ lại, nếu không được học thêu từ nhỏ không biết việc kiếm sống của mình ngày ấy còn vất vả đến dường nào!
Bốn mươi năm sau tôi có dịp gặp lại các bạn lớp 9A ngày trước. Hơn nửa lớp sau này đã chọn ngành sư phạm. Điều bất ngờ là để bù đắp cho đồng lương nhà giáo eo hẹp, không ít người đã sử dụng môn nữ công từng học làm nghề tay trái. Hà Nguyễn có một cơ sở may nhỏ, Nguyễn Thị Liệu cũng thế, Kim Nghĩa thì may gia công và thêu, Ngọc Tới là thợ may áo dài. Riêng Mỹ Hoa vừa là y tá vừa là thợ may trong thời bao cấp… Trong số 54 nữ sinh còn có hai người nối gót cô Toản chuyên dạy về nữ công gia chánh là Xuân Lan và Nguyễn Thị Liệu. Như vậy không hẹn mà gặp, chúng tôi đã đi chung một con đường: áp dụng những bài học nữ công năm xưa vào cuộc sống. Hôm 20/11 vừa rồi các bạn lớp 9A có đến thăm cô Toản. Nhìn hình cô và trò đều già như nhau mà xúc động. Lời cảm ơn dành cho cô chưa bao giờ là muộn.
Cùng với sự phát triển của xã hội, môn nữ công ngày nay đã trở nên chuyên nghiệp và hiện đại hơn rất nhiều. Ngoài các trung tâm như nhà văn hóa phụ nữ, trường dạy nghề thì sách vở, máy móc và internet cũng góp phần không nhỏ cho những ai muốn tìm hiểu, học hỏi bộ môn này. Nếu bạn muốn móc một cái mũ hoặc thêu một bức tranh cứ thử gõ Google, vài phút sau là có ngay mẫu ưng ý và cách hướng dẫn thực hiện. Vật liệu dùng để may, đan, thêu, móc thì rất phong phú. Các bạn trẻ khéo tay có thể thực hiện tác phẩm của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng qua những phương tiện sẵn có. Khác hẳn thời chúng tôi, ngoài những giờ lên lớp của cô Toản còn là chủ yếu học qua mẹ, chị, bạn bè, những người đi trước. Vật liệu cũng thế, tuy có nhưng rất hạn chế với thành phố nhỏ như Tuy Hòa. Vì thế, thỉnh thoảng bắt gặp ai thêu tranh chữ thập với vải kẻ ô sẵn, màu chỉ có số tương ứng với mẫu trên catalogue là tôi chạnh lòng, nhớ da diết cái vỏ bao bố và các tác phẩm ngây ngô một thời tuổi nhỏ.
Hai năm sau tôi lên Sài Gòn và giống như lúc ở Long Xuyên lại tìm đến với nghề thêu. Lần này là HTX thêu MA nằm trên đường MTB. Sau này vô Google tìm hiểu tôi mới biết cơ sở này xuất phát từ một làng nghề thêu nổi tiếng ở miền Bắc trước năm 54. Lúc tôi vào làm HTX đã có nhiều hàng xuất khẩu sang Châu âu và Đông âu, đồng lương tuy không bằng lúc ở Long Xuyên nhưng vì có hàng thường xuyên nên cuộc sống của tôi cũng tạm ổn. Một năm sau tôi xin được việc làm ở công ty khác và sợ cặp mắt cận của mình tăng độ nên giã từ nghề thêu. Nhiều năm sau nghĩ lại, nếu không được học thêu từ nhỏ không biết việc kiếm sống của mình ngày ấy còn vất vả đến dường nào!
Bốn mươi năm sau tôi có dịp gặp lại các bạn lớp 9A ngày trước. Hơn nửa lớp sau này đã chọn ngành sư phạm. Điều bất ngờ là để bù đắp cho đồng lương nhà giáo eo hẹp, không ít người đã sử dụng môn nữ công từng học làm nghề tay trái. Hà Nguyễn có một cơ sở may nhỏ, Nguyễn Thị Liệu cũng thế, Kim Nghĩa thì may gia công và thêu, Ngọc Tới là thợ may áo dài. Riêng Mỹ Hoa vừa là y tá vừa là thợ may trong thời bao cấp… Trong số 54 nữ sinh còn có hai người nối gót cô Toản chuyên dạy về nữ công gia chánh là Xuân Lan và Nguyễn Thị Liệu. Như vậy không hẹn mà gặp, chúng tôi đã đi chung một con đường: áp dụng những bài học nữ công năm xưa vào cuộc sống. Hôm 20/11 vừa rồi các bạn lớp 9A có đến thăm cô Toản. Nhìn hình cô và trò đều già như nhau mà xúc động. Lời cảm ơn dành cho cô chưa bao giờ là muộn.
Cùng với sự phát triển của xã hội, môn nữ công ngày nay đã trở nên chuyên nghiệp và hiện đại hơn rất nhiều. Ngoài các trung tâm như nhà văn hóa phụ nữ, trường dạy nghề thì sách vở, máy móc và internet cũng góp phần không nhỏ cho những ai muốn tìm hiểu, học hỏi bộ môn này. Nếu bạn muốn móc một cái mũ hoặc thêu một bức tranh cứ thử gõ Google, vài phút sau là có ngay mẫu ưng ý và cách hướng dẫn thực hiện. Vật liệu dùng để may, đan, thêu, móc thì rất phong phú. Các bạn trẻ khéo tay có thể thực hiện tác phẩm của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng qua những phương tiện sẵn có. Khác hẳn thời chúng tôi, ngoài những giờ lên lớp của cô Toản còn là chủ yếu học qua mẹ, chị, bạn bè, những người đi trước. Vật liệu cũng thế, tuy có nhưng rất hạn chế với thành phố nhỏ như Tuy Hòa. Vì thế, thỉnh thoảng bắt gặp ai thêu tranh chữ thập với vải kẻ ô sẵn, màu chỉ có số tương ứng với mẫu trên catalogue là tôi chạnh lòng, nhớ da diết cái vỏ bao bố và các tác phẩm ngây ngô một thời tuổi nhỏ.
Đồng môn NH Khóa 74
Song song với sự phát triển của môn nữ công, sự bùng nổ của các dịch vụ liên
quan cũng là điều đáng suy ngẫm. Ngoại trừ số bạn gái khéo tay và đam mê tìm đến
bộ môn này, hiện tại có không ít nữ sinh học tới lớp mười không biết khâu lại
đường chỉ đứt , nhiều bà mẹ trẻ muốn thêu bảng tên hay lên cái lai quần, gấu áo
cho con cũng phải mang tới tiệm. Sự tiện lợi thoạt nhìn có vẻ cần thiết và phù
hợp với nếp sống công nghiệp, nhưng cũng vô tình đánh mất đi sự dịu dàng nữ
tính và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Thử so sánh buổi tối trong hai
gia đình, một truyền thống và một hiện đại. Một bên ba dán mắt vào màn hình
laptop, mẹ lướt web trên smartphone, con chúi mũi vào ipad. Và hình ảnh “ Mẹ
tôi ngồi khâu áo. Bên cây đèn dầu hao. Ba tôi ngồi xem báo…”*. Nếu là bạn, bạn
sẽ chọn tổ ấm nào?
Tôi hình dung nụ cười rạng rỡ của Đậu Đậu khi nhận được món quà của bà nội từ Tuy Hòa gởi vào, cũng như hiểu tấm lòng của bạn tôi dành cho cô cháu nhỏ qua từng mũi chỉ. Món quà có thể mua ở sài Gòn đẹp hơn, sang hơn gấp nhiều lần nhưng sẽ phải tìm đỏ mắt nếu có thêm hai chữ yêu thương. Môn nữ công vì thế chưa bao giờ là lỗi thời, không cần thiết bởi nó thể hiện sự quan tâm, kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Lúc còn ở trường học tôi từng nghĩ đó là môn phụ, đến khi ra trường đời hóa ra thành môn chính. Thiết nghĩ môn học nào cũng có ích, không môn nào chính, môn nào phụ. Sự hoán đổi giữa chính và phụ lắm lúc đầy bất ngờ và ngoạn mục.
Tôi hình dung nụ cười rạng rỡ của Đậu Đậu khi nhận được món quà của bà nội từ Tuy Hòa gởi vào, cũng như hiểu tấm lòng của bạn tôi dành cho cô cháu nhỏ qua từng mũi chỉ. Món quà có thể mua ở sài Gòn đẹp hơn, sang hơn gấp nhiều lần nhưng sẽ phải tìm đỏ mắt nếu có thêm hai chữ yêu thương. Môn nữ công vì thế chưa bao giờ là lỗi thời, không cần thiết bởi nó thể hiện sự quan tâm, kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Lúc còn ở trường học tôi từng nghĩ đó là môn phụ, đến khi ra trường đời hóa ra thành môn chính. Thiết nghĩ môn học nào cũng có ích, không môn nào chính, môn nào phụ. Sự hoán đổi giữa chính và phụ lắm lúc đầy bất ngờ và ngoạn mục.
*Kỷ
Niệm: nhạc Phạm Duy
QUANG ĐẶNG
QUANG ĐẶNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét