Hình minh họa
BUÔN NGƯỜI DƯỚI DANH NGHĨA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG (TIẾP THEO)
BPSOS
Mạch Sống, ngày 15 tháng 10, 2021
PHẦN 2: TỘI MUA BÁN NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), tội mua bán người gồm hai điều luật quy định khác nhau về độ tuổi của nạn nhân. Nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, người phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 150 BLHS. Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi, người phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 151 BLHS.
Theo hướng dẫn tại Nghị Quyết 02/2019/NQ-HĐTP, người sử dụng thủ đoạn đưa người lao động từ đủ 16 tuổi trở lên đi nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của BLHS nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Biết người lao động ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
- Chuyển giao người lao động cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp người lao động để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác
Đối với người lao động dưới 16 tuổi, yếu tố lừa gạt hoặc ép buộc không phải là điều kiện bắt buộc của tội phạm. Tội mua bán người dưới 16 tuổi được thực hiện bằng các hành vi: chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp. Mục đích của hành vi là: nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Ví dụ: sau khi nhận tiền của người lao động, người môi giới đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người môi giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hay tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Khi một người phát hiện cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội mua bán người, người này có quyền tố giác tội phạm tại cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhằm kịp thời giải cứu nạn nhân và xử lý những kẻ vi phạm. Với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, việc xử lý những kẻ phạm tội không thể giải quyết triệt để vấn nạn buôn người nếu vẫn còn những người lựa chọn trở thành nạn nhân của tội phạm.
Đối với người lao động dưới 16 tuổi, yếu tố lừa gạt hoặc ép buộc không phải là điều kiện bắt buộc của tội phạm. Tội mua bán người dưới 16 tuổi được thực hiện bằng các hành vi: chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp. Mục đích của hành vi là: nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Ví dụ: sau khi nhận tiền của người lao động, người môi giới đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người môi giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hay tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Khi một người phát hiện cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội mua bán người, người này có quyền tố giác tội phạm tại cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhằm kịp thời giải cứu nạn nhân và xử lý những kẻ vi phạm. Với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, việc xử lý những kẻ phạm tội không thể giải quyết triệt để vấn nạn buôn người nếu vẫn còn những người lựa chọn trở thành nạn nhân của tội phạm.
Bài liên quan:
Buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động
Thêm Ôsin Việt ở Ả Rập Xê-Út bị hành hung và ngược đãi
Thêm nạn nhân buôn người được giải cứu ở Ả Rập Xê Út
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét