GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bài GIAI THOẠI VỀ NHẠC PHẨM "LÀNG TÔI" của Phan Văn Thanh (trích từ Blog SĐ6KQ VNCH), do đồng môn Hoàng Khai Nhan chia sẻ.
Xin chân thành cám ơn anh Hoàng Khai Nhan và tác giả Phan Thanh
Trân trọng giới thiệu
NHHN
Giai Thoại Về Nhạc Phẩm "Làng Tôi"
Phan Văn Thanh
Cựu Học Sinh Văn-Đức Lớp 12C Niên Khóa 1972 – 1975"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng!.."
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng!.."
Năm ấy, đoàn hát Kim Chung lần đầu tiên
có kế hoạch thực hiện bộ phim nhựa có tiếng nói (âm thanh). Để cho bộ phim thêm
phần hấp dẫn, trang trọng và gây ấn tượng với công chúng trong buổi chiếu ra
mắt, toàn bộ ê kíp điều hành, bầu sô, đạo diễn… đồng ý việc tổ chức một cuộc
thi sáng tác bài hát làm nền cho phim với giải thưởng lớn cho tác phẩm được
chọn. Đây cũng là bộ phim nhựa có âm thanh đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam
vào thời ấy (1952).
Cuộc thi được tổ chức rộng rãi trong
công chúng, không phân biệt tuổi tác, chuyên nghiệp hay nghiệp dư…đã có nhiều
nhạc sĩ tên tuổi cùng một số những người mới thành danh trong làng ca nhạc giải
trí thời đó tham gia. Đề tài sáng tác là quê hương và con người Việt Nam.
Sau nhiều lần chọn lựa rất công bằng và
vô tư, ban giám khảo đã mất khá nhiều thời gian bàn bạc, nhận xét rồi cân nhắc
để đưa ra một sự chọn lựa chính xác, dù biết đó là một quyết định rất khó khăn.
Cuối cùng, Ban tổ chức đã công bố, tác phẩm được chọn để trao giải là bài hát
“Làng Tôi” của một tác giả vô danh tiểu tốt, cái tên nghe chừng như rất xa lạ
trong làng ca nhạc Việt thời ấy đó chính là nhạc sĩ Chung Quân.
Nhạc sĩ Chung Quân
Bản
nhạc Làng Tôi được chọn vì nó mang hơi thở của một vùng quê yên bình, lời lẽ
cũng mộc mạc, dung dị thấm đẫm tình cảm của người dân Việt Nam, cho dù năm đó
tác giả bài Làng Quê mới chỉ vừa 16 tuổi. Nhạc phẩm Làng Quê và cái tên Chung
Quân ra đời từ dạo ấy. Nhờ giai điệu du dương, thắm thiết tình người tình quê
của Làng Tôi cứ mãi bay xa mà cái tên nhạc sĩ Chung Quân trở nên nổi tiếng và
đi vào lòng người.
Nhiều
nhạc sĩ tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có hơi ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều
công nhận bản nhạc "Làng Tôi" xứng đáng được nhận giải thưởng vinh dự
đó.
"Quê
tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn... người bốn phương..."
Bản
Làng tôi đã giành được giải của công ty điện ảnh, đoàn cải lương Kim Chung ở Hà
Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa.
Hành trình về phương Nam
Thế
rồi, thế sự đổi thay theo mệnh nước nổi trôi. Năm 1954, Chung Quân cùng gia
đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên
ngành về nhạc và danh tiếng của Làng Tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục
của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn
An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là
thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành
An, Đức Huy, Nam Lộc... Cũng khoảng thời gian 1955 - 1956, ông có soạn bản hợp
xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ
thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.
Trường
Nguyễn Trãi năm ấy có cậu học trò nghèo nên buổi trưa thường không về nhà mà
nghỉ lại ở trường cùng bữa ăn trưa là gói xôi mà mẹ cậu đã mua cho cậu đem theo
từ sáng sớm. Thay vì nghỉ trưa, cậu học trò lại tha thẩn trong trường để rồi
lắng nghe được câu chuyện tranh cãi giữa hai người thầy.
Trong
một căn phòng, tiếng của vị giáo sư Hà Đạo Hạnh (cử nhân toán) đang ầm ĩ nói
với nhạc sĩ Chung Quân:
- Trình
độ học vấn của anh chỉ đáng là học trò của tôi thôi. Việc anh được dạy chung
với những giáo sư như chúng tôi là một vinh dự cho anh, anh có biết điều đó
không?
- Nhưng
thưa giáo sư, nếu hỏi công chúng có biết nhạc sĩ Chung Quân là ai không? Thì
chắc chắn nhiều người biết đó là tác giả của bản nhạc Làng Tôi. Còn như hỏi họ,
có biết giáo sư Hà Đạo Hạnh là ai không? Tôi tin người ta không mấy người biết.
Câu
chuyện đang đến hồi hấp dẫn, và cậu học trò cố áp sát tai để chờ nghe tiếp xem
Giáo sư Hà Đạo hạnh trả lời ra sao, bỗng từ phía sau, một bàn tay lạnh lùng của
thầy giám thị véo vào tai cậu học trò kéo đi chỗ khác! Và vì thế mà câu chuyện
đành dở dang ở đây.
Rồi
thời gian trôi qua, tưởng mọi chuyện đã rơi vào quên lãng. Nhưng không, nhạc sĩ
Chung Quân đã không chịu bỏ qua dễ dàng như vậy, ông nhất định phải đòi lại món
nợ danh dự này. Không công danh thà nát vói cỏ cây.
Nhạc sĩ
Chung Quân sau đó đã quyết chí tiếp tục con đường kinh sử, ông ghi danh theo
học và hoàn thành tú tài toàn phần, sau đó, ông lại tiếp tục việc học để đạt
cho kỳ được mảnh bằng Đại học. Cuối cùng, ông đã tốt nghiệp cử nhân văn chương
tại Anh quốc.
"Đã mang
tiếng đứng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Nhớ lại
câu chuyện ngày xưa, nhạc sĩ Chung Quân sao chép tất cả văn bằng mà mình có
được gửi về cho giáo sư Hà Đạo Hạnh kèm theo lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng lịch
sự.
Thưa
giáo sư Hà Đạo Hạnh, tất cả những gì mà giáo sư làm được thì Chung Quân tôi
cũng đã làm được. Còn những gì Chung Quân tôi làm được thì giáo sư đã không làm
được.
Viết
tới đây tôi bỗng nhớ tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ có đoạn như sau:
"Đã hẳn
rằng ai nhục ai vinh
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm lên tiếng phi thường đâu đấy tỏ…"
Nhạc sĩ
Chung Quân đã đòi lại món nợ danh dự năm xưa một cách sòng phẳng bằng ý chí và
lòng kiến nhẫn của chính ông. Rất lịch sự, tế nhị mà cũng rất quân tử. Không ồn
ào, không gióng trống khua chiêng làm người khác phải ngượng ngùng, mất thể
diện. Quả thật, chẳng ai biết trước được chuyện gì xảy ra trong cuộc đời.
Cậu học
trò nghe lén câu chuyện ngày xưa sau này cũng theo cái nghề “gõ đầu trẻ”. Ông
dạy Trung học đệ nhị cấp (cấp 3) ở miệt dưới tận tỉnh Bạc Liêu. Ngoài công việc
dạy học, ông còn làm thêm nghề tay trái là viết báo, viết văn với bút hiệu Thái
Phương. Sau biến cố 1975, ông nghỉ dạy và chuyển hẳn sang viết báo. Hiện nay,
độc giả biết nhiều đến ông với bút danh nhà văn Đoàn Dự.
Đã có
lần, nhà văn Đoàn Dự gặp lại thầy cũ là giáo sư Hà Đạo Hạnh và ông có hỏi vị
giáo sư: "Thưa Thầy, sao ngày đó thầy lại nặng lời với Nhạc sĩ Chung
Quân thế ạ?" Thầy trả lời: "Hồi ấy tôi có hơi nóng nảy nên đã
quá lời!"
Mọi
chuyện rồi cũng qua đi, người xưa giờ cũng đã trở về cùng cát bụi, nhưng câu
chuyện thì sẽ còn mãi như một bài học, một tấm gương về cách đối nhân xử thế
của người xưa vậy.
Phan Văn Thanh
Xin mời quý Thầy Cô và quý Anh Chị thưởng thức nhạc phẩm LÀNG TÔI
- Sáng tác: Chung Quân
Hát: Hoàng Khai Nhan
Phụ họa: Ngọc Hiền, Bạch Yến, Hàn VinhVideo: Hoàng Khai Nhan
"Nhạc sĩ Chung Quân đã đòi lại món nợ danh dự năm xưa một cách sòng phẳng bằng ý chí và lòng kiến nhẫn của chính ông.", cung nhu nhan vat Han Tin cua Tau deu la cach" tra thu" bang cach tu phan dau, chien thang chinh minh, lam cho con nguoi minh co gia tri hon.
Trả lờiXóa