Kính thưa quý Thầy Cô và quý Anh Chị
Nhân tuần lễ chủ đề "Tháng Tư Buồn", xin hân hạnh giới thiệu bài viết SAU 42 NĂM, tác giả Nguyễn Thị Thêm do đồng môn Phan Kiều Oanh chia sẻ. Một bài viết rất sâu sắc giúp chúng ta nhớ lại quá khứ, nhìn thấy thực tại và nghĩ đến tương lai để tìm lấy một hướng đi, ngỏ hầu có thể đưa quê hương dận tộc Việt Nam mau thoát khỏi cảnh đau thương, khốn cùng hiện nay.
Xin chân thành cám ơn bạn Phan Kiều Oanh và tác giả Nguyễn Thị Thêm.
Trân trọng giới thiệu
NHHN
Gia
đình tôi cổ hũ và tôi là đứa con gái duy nhất nên bị ràng buộc trong tầm suy
nghĩ của mẹ. "Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu
trao mình" Cái ông Khổng tử ở tuốt bên Tàu vậy mà uy lực ổng thật to rộng.
Một người phụ nữ ít học, quê mùa như má tôi lại thuộc nằm lòng mấy câu giáo
điều đó. Thuộc để ép mình vào khuôn khổ cả một đời và truyền lại cho con gái.
Chúng
tôi cùng dạy tư cho một trường trung học công giáo do cha đạo mở ra. Khi ấy anh
đã là lính mang lon chuẩn úy. Có nghĩa là anh cũng thuộc lính mới tò te. Một sĩ
quan mới ra trường còn mang nhiều món nợ áo cơm từ cha mẹ. Nơi anh được bổ
nhiệm là một quận lỵ nằm giữa những vùng xôi đậu. Ban ngày là của Quốc Gia, ban
đêm Việt Cộng về thăm dân. Họ nhận tiếp tế, tuyên truyền và rải
truyền đơn.
Người
dân như mang mặt nạ, không dám biểu lộ tình cảm của mình với lính Quốc Gia.
Xung quanh hàng xóm không biết ai là bạn, ai là Việt Cộng nằm vùng. Cuộc sống
bấp bênh trong những trận càn của lính và đêm sục xạo, gõ cửa rình mò của phía
bên kia. Ấp chiến lược sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết đã không còn
hiệu lực. Một con đường vô hình đã mở ra cho sự phát triển của phe đối nghịch.
Đưa đẩy người dân vô tội vào hai gọng kìm Quốc Gia và Việt Cộng..
Khi
những người bạn đồng minh lần lượt đổ quân vào thôn xóm thì như giọt nước đã
tràn ly. Người dân càng hoảng loạn không biết đâu là chính nghĩa. Những người
Mỹ, người Đại Hàn, người Thái Lan súng ống rầm rộ khắp mọi ngõ ngách xóm làng.
Người dân quê sợ sệt vì lần đầu tiên thấy người ngoại quốc lùng sục khắp nơi.
Đó là cái mồi lửa thật tốt châm ngòi cho phía bên kia. Họ tuyên truyền trong
dân chúng để kéo chính nghĩa về phía họ.
Tôi
nói điều này ra có nhiều người sẽ phản đối. Nhưng đó là sự thật khi người dân
không có được một sự giáo dục rõ ràng về phía chính phủ. Họ không hiểu thế nào
là Thế Giới Tự Do và thế nào là Cộng Sản. Họ không hiểu tại sao người Mỹ có mặt
ở nước mình.
Nhan
nhản trên đường những người lính Mỹ say sưa. Những cô gái thôn quê bỗng chốc
thay da đổi thịt. Từ ăn mặc đơn giản lại lòe loẹt chói mắt. Một số biến thành
gái mãi dâm mua vui cho những người lính Mỹ đen, Mỹ trắng. Những người phụ nữ
bỏ quên chồng con, diêm dúa trong những bộ quần áo mini ngắn ngủn, son phấn sặc
sỡ đi làm sở Mỹ. Những áp phe buôn đồ Mỹ, bán đồ quân tiếp vụ Mỹ, quán
rượu mọc ra như nấm. Những đứa bé con lai ra đời, những bào thai bị
vất bên đường và thỉnh thoảng phát hiện xác con gái nằm chết trong bãi rác.
Những tin xấu tràn về thôn xóm, những hình ảnh xa đọa lung lay xã hội.
Đau
đớn là ở chỗ chính nghĩa bị hiểu lầm và kẻ gian ngoa đã giành chiến thắng.
Những người học sinh trong bộ đồng phục tới lớp buổi sáng. Nhưng sẽ là một liên
lạc viên báo cáo tin tức vào buổi tối cho phía bên kia. Những em học sinh mặt
thì già nhưng giấy tờ nhỏ tuổi. Có em đã có vợ, có con nhưng vẫn mang giấy tờ
giả đến trường để trốn lính. Những chị ngồi trên xe lam đi chợ nói nói cười
cười. Những cô gái đẹp làm người tình hờ của lính. Họ là những người nằm vùng
của phía bên kia. Nhiệm vụ hoạt động mật, báo tin tức, tiếp tế lương thực, thuốc
men và tiếp nhận chỉ thị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Trong
bộ ngực căng tròn của cô gái đẹp chứa đầy thuốc trụ sinh. Dưới lằn vải quần mỹ
a đen mượt mà kia là những lớp nylon bó thật chặc vào đùi để tiếp
tế. Trong gà mên cơm đem đi ăn một ngày, họ ém thật chặc cho 2, 3
người ăn. Sau giờ làm, họ để lại bên rừng cho người của mặt trận về lấy đem đi.
Trong làng, đa số là phụ nữ. Nhưng những đứa bé không cha tiếp tục ra đời mà
không ai đặt vấn đề.
Chiến
tranh đã đẩy những người dân chơn chất thành những kẻ phản bội "Ăn cơm
Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản" Đừng trách họ, mà hãy trách nhà cầm quyền không
bảo vệ được họ. Những người có nhiệm vụ tuyên truyền không dẫn giải cho dân
hiểu được sự thật, đâu là bạn, đâu là thù. Những người làm công tác
chiến tranh chính trị chỉ làm trên giấy tờ mà không đi vào cái gốc chính là
người dân- những người dân quê an phận, hiền lành-
Trong
khi đó kẻ gian rình mò trong bóng đêm. Những bộ mặt giả nhân nghĩa vừa tỉ tê dụ
dỗ, vừa hù dọa khủng bố đã len lỏi vào từng gia đình. Những tổ chức bí mật được
thành hình, biến người dân thiệt thà thành tai mắt, những người đàn
bà quê mùa thành những bà mẹ anh hùng.
Thành
phố rộn rã tiếng cười, những bar rượu, những đêm vui thâu đêm suốt sáng. Thành
phố không có chiến tranh cho nên thành phố đẹp, thành phố sang. Đất nước VN
không phải chỉ là thành phố mà có cả thôn làng, núi, đồi, sông,
biển. Thôn làng càng xa xôi nghèo nàn, Việt Cộng trà trộn càng nhiều, càng khó
bảo vệ. Người dân không thương yêu gì CS nhưng sợ bị trả thù, sợ bị theo dõi,
sợ bị nghi ngờ và bị giết oan. Tội nghiệp người dân, một cổ hai tròng. Dù đang
sống dưới chế độ Cộng Hòa nhưng vẫn bị Mặt Trận khống chế hàng ngày, hàng đêm.
Gần
gũi dân nhất là những người lính Địa Phương Quân. Họ đóng quân ngay trong làng,
sống với dân và người họ sợ nhất lại chính là những người dân. Ai đã từng đi
lính thì khắc biết điều tôi nói là sự thật. Chỉ một câu nói lỡ lời thì tin tức
hành quân được bên kia nắm bắt. Và những chuyến phục kích kể như thất bại. hay bị
đảo ngược thế cờ.
Người
lính sống trong đường tơ kẻ tóc và người con gái chấp nhận lấy lính là chấp
nhận mọi sự rủi may trong đời. Đám cưới đôi khi không dám tổ chức tại địa
phương vì gia đình sợ bị theo dõi và trả thù. Thôn làng do chính phủ VNCH làm
chủ mà người dân sợ Việt Cộng hơn Quốc Gia.
Đã
trễ quá rồi khi nói đến điều này, nhưng tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một
cuộc lừa đảo. Bao nhiêu nhân mạng oan khiên đã chết một cách thảm thương cho
cuộc chiến tương tàn. Bao nhiêu thanh niên của nước Mỹ giàu đẹp đã bỏ thây một
cách oan uổng trên chiến trường VN. Vì sự sai lầm của cả hai phía. Tất cả tang
thương đó đã đổ lên vai, lên đầu của thế hệ chúng tôi. Những người lính, những
người vợ lính và những trẻ thơ vô tội.
42
năm qua rồi, nhưng mỗi khi tháng Tư Đen lại về tôi lại xoay cuồng trong suy
nghĩ. Tôi khâm phục cái nhìn thật rõ ràng cốt lõi cuộc chiến VN của
Tống Thống Ngô Đình Diệm. Ngài biết thật rõ ràng về Cộng Sản kể cả sách lược
bảo vệ quốc gia. Ngài không muốn người Mỹ hay đồng minh đổ bộ vào Việt Nam.
Ngài chỉ muốn đựợc tiếp tế vũ khí và ngân sách để bảo vệ và xây dựng
đất nước. Ngài lập ra ấp chiến lược là để cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực và
thuốc men cho phía bên kia. Đồng thời xây dựng một lực lượng bảo vệ xóm làng từ
người dân. Nhưng tiếc thay ngài đã bị giết chết. Chế độ Đệ nhị Cộng Hòa không
xoay nỗi thế cờ chính trị. Mỹ bỏ rơi VN. Và sự thất trận đau thương xóa sổ VNCH
trong ngày 30/4/75 lịch sử. Vận mạng đất nước nhược tiểu nằm trong tay của
những đại cường. Một cuộc mua bán, sang nhượng chính trị. Đất nước ta là món
hàng đưa lên bàn cân ngã giá. Kẻ thắng chẳng oai hùng, người thua đầy uất ức.
Bốn
mươi hai năm qua rồi, nhắc lại thêm ngậm ngùi, đau đớn. Bao nhiêu mạng người đã
bỏ thây trong cuộc chiến, trên con đường chạy loạn 30/4/1975. Bao nhiêu xác
người tù CS bị bỏ thây trên rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu xác người bị chết
trên biển đông và trong bàn tay của hải tặc. Bao nhiêu? bao nhiêu? Một câu hỏi
làm nghẹn lòng người Việt trên khắp năm châu.
Thoắt
một cái đã 42 năm. những người có mặt và tham dự trong cuộc chiến ngày đó đều
đã già. Những mái tóc bạc trắng hay hoa râm, những tâm hồn đầy những vết thẹo quá
khứ và chiến tranh. Cố gắng xây dựng một thế hệ tiếp nối. Cố gắng sống tốt và
làm sống lại một thuở hào hùng. Đôi chân đã yếu, cơ thể hao mòn. Những người
cha, người ông đã tận lực mình vì hai chữ tự do. Họ thật đáng kính trọng và tự
hào. Nhưng trong họ biết bao nhiêu đêm trăn trở, dằn vặt vì sức tàn, lực kiệt.
42
năm cho những người di tản. Mấy chục năm cho những người HO đang sống ở một
nước khác quê hương mình. Sau 30/4 người sĩ quan VNCH bị tù đày nơi rừng thiêng
nước độc. Không một bản án, không biết ngày về. Họ được thả ra với một thân thể
suy nhược, một tâm hồn loang lỗ những thương đau. Trong họ mọi thứ đều đỗ vỡ,
bi thương. Được thả từ nhà tù hẹp ra nhà tù lớn với vài chục đồng lộ phí và một
túi hành trang nhẹ tênh. Nhưng họ lại mang quá nặng cái lý lịch đen "Ngụy
Quân" đè bẹp cuộc đời và cả gia đình. Có người tìm lại được mái ấm gia
đình. Có vợ, có con để dựa nương, bám víu. Có người không còn nhà cửa, vợ con
thân thích.
Nếu
không có chương trình HO không biết bây giờ cuộc sống của những người tù CS sẽ
ra sao? Không có chương trình HO. Không có những người liều chết vượt biển tìm
tự do. Chúng ta sẽ không có một thế hệ thứ hai thứ ba thành công trên đất nước
Hoa kỳ hay trên thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ có một Little Sai
Gon trên đất Mỹ. Chúng ta sẽ không thể hảnh diện giơ cao lá cờ vàng
và hát Quốc ca. Chúng ta không có xe hoa diễn hành ngày tết Nguyên Đán, Chúng
ta cũng không thể có những bảo tàng lịch sử "Quân lực VNCH". Không có
tượng đài Đức Trần Hưng Đạo và cũng không thể có những nghị quyết "Vinh
Danh cờ vàng" tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, Úc, Canada.
Cám
ơn Bà Hạnh Nhơn. Cám ơn những ân nhân đã cứu vớt, đã mở con đường sống cho
những người liều chết tìm tự do như chúng tôi.
42
năm, một thời gian quá nửa đời người. Những chứng nhân lịch sử rất nhiều người
đã nằm xuống vì tuổi già, vì bệnh tật. Những văn nhân, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ
nỗi danh cũng quá nửa đã ra đi. Một thế hệ VNCH lần lần đi vào quá khứ. Thế hệ
tiếp nối lớn lên tại Mỹ, sinh ra tại Mỹ và chúng gia nhập vào dòng chính để làm
một người Mỹ thực thụ.
Hôm
tuần trước tôi đi dự một đám ma. Người chết là một bà bác 90 tuổi. Con cái,
người thân quen đến viếng tang đa phần là người Việt, nói tiếng Việt. Nhưng quỳ
dưới kia các cháu dâu rễ đa phần là người Mỹ. Bầy cháu cố cũng là những đứa bé
Mỹ lai nói toàn tiếng Mỹ. Cả một đại gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng
Mỹ. Người chết chắc hẳn sẽ buồn và không hiểu chúng đang nói chuyện gì. Người
tham dự như tôi cũng xót xa cho ngay bản thân mình. Rồi thì cũng thế mà thôi
hay sao?
Không?
Chúng ta đã có những lớp dạy tiếng Việt. "Tiếng Việt còn, nước ta còn".
Chúng ta không thể không hòa nhập nhưng không thể để mất nguồn cội. Những thế
hệ VNCH thứ hai thứ ba đang học hỏi để hiểu lý do tại sao chúng có mặt nơi này.
Các cháu đang làm sống lại dòng sử Việt. Các cháu giương cao lá cờ vàng và các
cháu tự hào về nó.
Dù
muốn dù khôngchúng ta cũng đã rời khỏi VN. Mọi việc của quê hương đất nước phải
do người trong nước quyết định. Có thay đổi được vận mệnh, có bảo vệ VN khỏi
bàn tay xâm lược của Tàu Cộng hay không là do người trong nước thực hiện. Chúng
ta chỉ có thể ủng hộ tinh thần, tiếp tay đưa mọi việc ra dư luận quốc tế để làm
áp lực.
Các
bạn ơi! 42 năm rồi cho một cuộc chiến, cho một đời người. Con gái tôi sinh ra 3
tháng sau ngày mất nước. Bây giờ cháu đã 42 tuổi, là một phụ nữ trung niên, con
cái đã vào Trung học. Người lính VNCH trẻ nhất cũng đã ngoài 60. Những người
lính già bây giờ đều đã đi gần cuối cuộc đời. Sống nơi xứ người tuy đầy đủ
vật chất nhưng vẫn là nỗi khắc khoải khôn nguôi cho những giấc mơ về một VN tự
do dân chủ.
Tôi
yêu quê hương VN tôi lắm. Tôi nhớ gia đình, họ hàng anh em và bạn bè tôi. Tôi
nhớ từng con đường, từng góc vườn kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi trẻ. Thú thật
tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi
sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam. Người Việt mình sẽ bị làn sóng người Tàu
tràn xuống tịch thu nhà cửa, chiếm cứ ruộng vườn. Họ sẽ đày người Việt mình đi
vào những nơi rừng núi hay đồng khô cỏ cháy. Họ sẽ xóa một nước VN như chính
quyền hiện nay xóa sổ VNCH. Họ sẽ tàn bạo hơn, quyết liệt hơn, dã man hơn để
đồng hóa chúng ta. Vì mộng bá chiếm VN ấp ủ mấy ngàn năm nay đã toại nguyện.
Một
SàiGòn xưa đã mất. Một nền văn hóa nhân bản đã mất. Có thể rồi đây nước Việt
Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Chẳng ai còn nhớ đến bà Trưng, bà Triệu,
Hưng Đạo Vương, vua Quang Trung....
Tôi
có bi quan quá hay không? Xin nhường câu trả lời cho tất cả mọi người. Chỉ mong
sẽ không bao giờ là sự thật. Chỉ mong được như vậy.
Xin
các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình
vượt qua cơn bão giông này.
42
năm đã quá đủ cho những thương đau.
Nguyễn
thị Thêm
Tháng
4/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét