Tối nay vô tình mở tv,
trên màn ảnh nhỏ đang chiếu một phim Phi luật Tân, nhưng hoàn toàn nói tiếng… Việt
nam. Đoạn phim tả cảnh một cặp nam nữ đang “thỏa
thuận” với nhau về một vấn đề hệ trọng. Người con gái hứa sẽ… lấy người thanh
niên, với điều kiện người thanh niên hiến tặng một trái thận cho “người cô
yêu”, người đang nằm trong bệnh viện chờ chết, nếu không có người hiến tặng
thận để thay vào. Và người bị bệnh cũng là anh em song sinh của ngưòi thanh
niên kia, nhưng vì lúc nhỏ nhà nghèo, chàng thanh niên đã bị bà ngoại ruột đem
bán cho nhà nọ, và hiện tại, chàng đang được sống trong gia đình giàu
sang sung sướng, có đủ mọi thứ, kể cả tình thương của ông bà ngoại
nuôi, không chỉ tình yêu thương hết mực của cha mẹ nuôi.
Dẫu biết rằng người con gái không hề yêu mình, và tuyên bố dù có chết cũng vẫn “không yêu chàng”, cô vẫn yêu say đắm người đang nằm trong bệnh viện! Ấy vậy mà người thanh niên vẫn cứ… yêu cuồng si, vẫn cãi lại lời “bà mẹ nuôi”, hứa sẽ tặng quả thận cho người cần, sau khi đám cưới với người con gái. Và dù gì thì người bệnh cũng là anh em của chàng, cùng gia đình máu mủ ruột thịt.
Dù mẹ nuôi chàng ngăn cản, năn nỉ cỡ nào, than khóc cỡ nào, phân tích cặn kẽ cỡ nào, chàng ta vẫn tuyên bố thẳng thừng: “nếu chọn giữa hai người, thì người chàng ta chọn sẽ là cô gái chứ không phải bà mẹ nuôi!”
Xem xong đoạn phim, tôi thật buồn. Dù biết đó là phim ảnh để… giải trí, nhưng cũng có phần nào phản ảnh sự thật bên ngoài đời. Những đứa con nuôi, đã được người mẹ nuôi khổ cực trăm bề để săn sóc từ tấm bé, mớm cho từng muỗng sữa, thay cho từng cái tã lót, ẵm bồng lo lắng thức đêm thức hôm những khi trái gió trở trời, tập cho từng bước đi, thương yêu, săn sóc từng bữa cơm, giấc ngủ, manh áo tấm quần. Đến khi chập chững đi vào trường học, cũng phải chọn cho ngôi trường nào tốt, giáo dục cho con nên người hữu dụng cho xã hội. Nói chung là bao nhiêu tình yêu thương, cha mẹ nuôi đều dồn hết cho đứa con của mình, chỉ khác là không tự banh ruột sinh ra. Vậy mà khi biết được gia đình cha mẹ ruột, những người chỉ có công mang trong bụng chỉ chín tháng mười ngày, khi sanh ra rồi... thảy cho người khác cưu mang không hề luyến tiếc, lại còn được “ẵm” một món tiền lớn để... sinh sống. Ấy vậy mà người con nuôi vội vàng “vứt bỏ” ngay tấm chân tình của người mẹ nuôi trong ngần ấy năm dài. Đau xót thật.
Từ chuyện phim ảnh, gợi nhớ trong tôi một câu chuyện thật thương tâm ngoài đời*, khi người chị họ của chồng tôi từ bên Pháp sang thăm chơi năm trước, đã kể lại hoàn cảnh thương tâm của người hàng xóm của chị, và người “con nuôi” của họ, trước khi chị đi sang Pháp định cư, một người mà chồng tôi cũng có lần gặp mặt khi đến viếng thăm nhà chị trước năm 75.
Xóm nhà chị ngày xưa ở vùng Tân Định, ngày đó cũng không mấy sầm uất. Nhưng khi có người “di cư” từ miền Bắc vào, thì người ta chọn khu vực này để làm ăn, sinh sống cũng khá đông, trong đó có gia đình hãng sản xuất dụng “xây cất nhà cửa” của ông bà “Từ Tâm”*
Khi gia đình đến đây, họ không còn trẻ lắm, nhưng chưa thấy có con cái gì, về sau cả xóm đều biết “ông” không thể có con. Thế là họ có ý đi xin “con nuôi”. Nhưng thời buổi bấy giờ cũng còn đất rộng người thưa, xóm láng giềng gần coi nhau như thân tình, con người được quí trọng, nhất là con nít, đâu có ai... dư con để mà cho.
Rồi một hôm ông bà vui mừng báo tin cho hàng xóm biết là họ vừa xin được một đứa con nuôi. Một đứa con trai đâu chừng hai ba tuổi, con của một gia đình nghe đâu ở tít bên cầu chữ Y, nhà nghèo mà người cha thêm tật cờ bạc, bằng lòng cho họ để lấy một số tiền (bán con?).
Bà Mẹ nuôi mừng vui lắm lắm. Bà nghĩ đến nay mai trong nhà bà sẽ có tiếng cười, tiếng nói của trẻ thơ chắc là dễ thương lắm. rồi mai kia mốt nọ, thằng con lớn lên sẽ là nguồn an ủi vô biên cho ông bà, đỡ đi nỗi cô quạnh, khi nó lập gia đình, sẽ có thêm một đàn cháu, để rồi khi tuổi về già, sẽ có người... thắp nén nhang trên bàn thờ khi ông bà qui thiên về với tổ tiên.
Bà tưởng tượng nhiều thú vui khi có một đứa con, bà sẽ cố thể hiện tình mẫu tử dù không sanh nhưng có dưỡng.Thế là bà cắc ca cắc củm lo lắng để nuôi thằng bé được đầy đủ mọi thứ từ tấm bé đến khi vào đại học, dù bà có mướn thêm một bà vú nuôi. Cậu con nuôi lớn lên trong sự thương yêu, chìu chuộng hết mực của cha mẹ. Có những buổi chiều, người ta còn thấy ông cha nuôi cõng cậu con đi chơi lòng vòng trong xóm cười nói râm ran. Từ nhỏ đến khi trưởng thành, cậu ta được cả xóm gọi là “cậu ấm”, vì cậu luôn có mọi thứ mà cậu muốn, và cha mẹ nuôi của cậu thương yêu chìu chuộng đủ điều, có xe hơi đón đưa đi học, rồi mua cho cậu chiếc xe Honda mới toanh, cả việc “mướn gia sư” về kèm thêm cho cậu học. Đến khi cậu thi đậu Tú tài và thi đậu luôn vào trường Kỹ thuật Phú Thọ, thì cậu được cha mẹ nuôi lo cho đi du học Tân Tây Lan.
Trước ngày đi, mẹ nuôi của cậu còn mời cả “vũ sư” về nhà dạy cho cậu ấm nhảy đầm, một môn nghệ thuật mà theo cậu, không thể thiếu đối với người “văn minh đi du học”. Và trong những ngày chờ đợi lên đường, thì tại nhà cậu, có một người đàn bà lớn tuổi, cứ lui tới to nhỏ với chị người làm, cuối cùng thì cậu ta được biết đó là… mẹ ruột của mình, người chỉ tốn công sanh, nhưng chưa một ngày nuôi dưỡng, dạy dỗ cho cậu thành đạt như hôm nay, nhưng vẫn là mẹ của cậu. Cậu mừng rỡ ra mặt. Điều đó cũng tốt thôi.
Ngày cả nước tan hàng, rã đám, cậu ấm còn ở tận bên Tân tây lan dù đã học ra trường rồi. Tài sản của cha mẹ nuôi cậu bị đánh sập vì thuộc thành phần ‘tư sản mại bản”. Chính quyền mới cướp lấy sạch sành sanh cơ ngơi, hãng xưởng, may mà họ còn chút ít của cải cất giữ và căn nhà nhỏ nên vẫn sống còn... Cha cậu buồn rầu nên sanh bệnh mà mất. Cậu ấm vẫn bặt tăm hơi.
Không hiểu bên nớ cậu ấm có bạn gái, vợ con gì chưa, mà ngay khi có phong trào “nhà nước mở cửa”, thì cậu ấm trở về. Lúc này bà mẹ nuôi nghèo rồi, chỉ còn có mỗi căn nhà nhỏ để ở, nhưng chẳng thấy cậu ấm giúp đỡ gì thêm. Nghe đâu cậu đã làm đơn “bảo lãnh” cho cha mẹ ruột sang Úc (?), nơi cậu ấm đang định cư.
Bà mẹ nuôi vẫn thương đứa con mình bao nhiêu năm nuôi dưỡng, dù gì vẫn là “tình mẹ con”! Bà đi tìm người “giỏi giang” để giới thiệu cho cậu con trai mình cưới làm vợ. Nhưng tiếc thay, người bà muốn thì cậu không ưng, và cuối cùng, một người con gái khác đã là vợ cậu. Bà mẹ nuôi buồn lắm, nhưng đâu có làm gì được.
Cậu trở về nước Úc sinh sống và bảo lãnh vợ sang, không có chút lo lắng gì cho bà mẹ nuôi, dù lúc này bà đã già và khốn khó về tài chánh. Nghe đâu sau đó cả gia đình nhà vợ, được cậu bảo lãnh sang bên Úc sống đời tự do, sung sướng, chỉ trừ một người không được gì cả, đó là… bà mẹ nuôi. Nếu phải nói theo thuyết nhà Phật, thì kiếp trước bà… vay, nên kiếp này phải… trả cho xong nợ??? Thương thay!
Những ngày gần cuối đời, bà mẹ nuôi bị bệnh, may nhờ có một người cháu họ trai từ ngoài miền Bắc vào săn sóc, nhưng người này cũng… không được bình thường mấy, khùng khùng; khịu khịu nên con gái chẳng ai ưng. Nhưng nhờ có căn nhà của bà cụ còn có chút giá trị, nên có người con gái trong xóm bằng lòng lấy người cháu họ của bà, và căn nhà sẽ là nhà của họ. Tội nghiệp, bà cụ lúc này đã già cả, bệnh hoạn, lại bị người cháu dâu… hất hủi, mắng nhiếc, chửi bới suốt ngày không coi bà ra gì cả. Bà cụ buồn lắm, nhưng người con nuôi thì ở tận đâu đâu không hề có tiếng… thăm hỏi. Cuối cùng thì bà đã về lại miền Bắc, nơi bà từ bỏ để di cư vào Nam mấy chục năm về trước, hiện tại còn có người anh trai đã già lắm, sống ngoài đó, bà sẽ về nương tựa nơi gia đình người anh. Từ đó đến nay, chị tôi không còn tin tức gì của bà Cụ nữa.
Thương thay thân phận bà mẹ nuôi! Và rất bất bình về hành động tàn nhẫn của người con nuôi vô ơn bạc nghĩa.
Lê thị Hoài Niệm
*ghi lại câu chuyện thật ngoài đời từ người chị họ kể mà cứ buồn mãi.
*xin đổi tên tiệm buôn.
Dẫu biết rằng người con gái không hề yêu mình, và tuyên bố dù có chết cũng vẫn “không yêu chàng”, cô vẫn yêu say đắm người đang nằm trong bệnh viện! Ấy vậy mà người thanh niên vẫn cứ… yêu cuồng si, vẫn cãi lại lời “bà mẹ nuôi”, hứa sẽ tặng quả thận cho người cần, sau khi đám cưới với người con gái. Và dù gì thì người bệnh cũng là anh em của chàng, cùng gia đình máu mủ ruột thịt.
Dù mẹ nuôi chàng ngăn cản, năn nỉ cỡ nào, than khóc cỡ nào, phân tích cặn kẽ cỡ nào, chàng ta vẫn tuyên bố thẳng thừng: “nếu chọn giữa hai người, thì người chàng ta chọn sẽ là cô gái chứ không phải bà mẹ nuôi!”
Xem xong đoạn phim, tôi thật buồn. Dù biết đó là phim ảnh để… giải trí, nhưng cũng có phần nào phản ảnh sự thật bên ngoài đời. Những đứa con nuôi, đã được người mẹ nuôi khổ cực trăm bề để săn sóc từ tấm bé, mớm cho từng muỗng sữa, thay cho từng cái tã lót, ẵm bồng lo lắng thức đêm thức hôm những khi trái gió trở trời, tập cho từng bước đi, thương yêu, săn sóc từng bữa cơm, giấc ngủ, manh áo tấm quần. Đến khi chập chững đi vào trường học, cũng phải chọn cho ngôi trường nào tốt, giáo dục cho con nên người hữu dụng cho xã hội. Nói chung là bao nhiêu tình yêu thương, cha mẹ nuôi đều dồn hết cho đứa con của mình, chỉ khác là không tự banh ruột sinh ra. Vậy mà khi biết được gia đình cha mẹ ruột, những người chỉ có công mang trong bụng chỉ chín tháng mười ngày, khi sanh ra rồi... thảy cho người khác cưu mang không hề luyến tiếc, lại còn được “ẵm” một món tiền lớn để... sinh sống. Ấy vậy mà người con nuôi vội vàng “vứt bỏ” ngay tấm chân tình của người mẹ nuôi trong ngần ấy năm dài. Đau xót thật.
Từ chuyện phim ảnh, gợi nhớ trong tôi một câu chuyện thật thương tâm ngoài đời*, khi người chị họ của chồng tôi từ bên Pháp sang thăm chơi năm trước, đã kể lại hoàn cảnh thương tâm của người hàng xóm của chị, và người “con nuôi” của họ, trước khi chị đi sang Pháp định cư, một người mà chồng tôi cũng có lần gặp mặt khi đến viếng thăm nhà chị trước năm 75.
Xóm nhà chị ngày xưa ở vùng Tân Định, ngày đó cũng không mấy sầm uất. Nhưng khi có người “di cư” từ miền Bắc vào, thì người ta chọn khu vực này để làm ăn, sinh sống cũng khá đông, trong đó có gia đình hãng sản xuất dụng “xây cất nhà cửa” của ông bà “Từ Tâm”*
Khi gia đình đến đây, họ không còn trẻ lắm, nhưng chưa thấy có con cái gì, về sau cả xóm đều biết “ông” không thể có con. Thế là họ có ý đi xin “con nuôi”. Nhưng thời buổi bấy giờ cũng còn đất rộng người thưa, xóm láng giềng gần coi nhau như thân tình, con người được quí trọng, nhất là con nít, đâu có ai... dư con để mà cho.
Rồi một hôm ông bà vui mừng báo tin cho hàng xóm biết là họ vừa xin được một đứa con nuôi. Một đứa con trai đâu chừng hai ba tuổi, con của một gia đình nghe đâu ở tít bên cầu chữ Y, nhà nghèo mà người cha thêm tật cờ bạc, bằng lòng cho họ để lấy một số tiền (bán con?).
Bà Mẹ nuôi mừng vui lắm lắm. Bà nghĩ đến nay mai trong nhà bà sẽ có tiếng cười, tiếng nói của trẻ thơ chắc là dễ thương lắm. rồi mai kia mốt nọ, thằng con lớn lên sẽ là nguồn an ủi vô biên cho ông bà, đỡ đi nỗi cô quạnh, khi nó lập gia đình, sẽ có thêm một đàn cháu, để rồi khi tuổi về già, sẽ có người... thắp nén nhang trên bàn thờ khi ông bà qui thiên về với tổ tiên.
Bà tưởng tượng nhiều thú vui khi có một đứa con, bà sẽ cố thể hiện tình mẫu tử dù không sanh nhưng có dưỡng.Thế là bà cắc ca cắc củm lo lắng để nuôi thằng bé được đầy đủ mọi thứ từ tấm bé đến khi vào đại học, dù bà có mướn thêm một bà vú nuôi. Cậu con nuôi lớn lên trong sự thương yêu, chìu chuộng hết mực của cha mẹ. Có những buổi chiều, người ta còn thấy ông cha nuôi cõng cậu con đi chơi lòng vòng trong xóm cười nói râm ran. Từ nhỏ đến khi trưởng thành, cậu ta được cả xóm gọi là “cậu ấm”, vì cậu luôn có mọi thứ mà cậu muốn, và cha mẹ nuôi của cậu thương yêu chìu chuộng đủ điều, có xe hơi đón đưa đi học, rồi mua cho cậu chiếc xe Honda mới toanh, cả việc “mướn gia sư” về kèm thêm cho cậu học. Đến khi cậu thi đậu Tú tài và thi đậu luôn vào trường Kỹ thuật Phú Thọ, thì cậu được cha mẹ nuôi lo cho đi du học Tân Tây Lan.
Trước ngày đi, mẹ nuôi của cậu còn mời cả “vũ sư” về nhà dạy cho cậu ấm nhảy đầm, một môn nghệ thuật mà theo cậu, không thể thiếu đối với người “văn minh đi du học”. Và trong những ngày chờ đợi lên đường, thì tại nhà cậu, có một người đàn bà lớn tuổi, cứ lui tới to nhỏ với chị người làm, cuối cùng thì cậu ta được biết đó là… mẹ ruột của mình, người chỉ tốn công sanh, nhưng chưa một ngày nuôi dưỡng, dạy dỗ cho cậu thành đạt như hôm nay, nhưng vẫn là mẹ của cậu. Cậu mừng rỡ ra mặt. Điều đó cũng tốt thôi.
Ngày cả nước tan hàng, rã đám, cậu ấm còn ở tận bên Tân tây lan dù đã học ra trường rồi. Tài sản của cha mẹ nuôi cậu bị đánh sập vì thuộc thành phần ‘tư sản mại bản”. Chính quyền mới cướp lấy sạch sành sanh cơ ngơi, hãng xưởng, may mà họ còn chút ít của cải cất giữ và căn nhà nhỏ nên vẫn sống còn... Cha cậu buồn rầu nên sanh bệnh mà mất. Cậu ấm vẫn bặt tăm hơi.
Không hiểu bên nớ cậu ấm có bạn gái, vợ con gì chưa, mà ngay khi có phong trào “nhà nước mở cửa”, thì cậu ấm trở về. Lúc này bà mẹ nuôi nghèo rồi, chỉ còn có mỗi căn nhà nhỏ để ở, nhưng chẳng thấy cậu ấm giúp đỡ gì thêm. Nghe đâu cậu đã làm đơn “bảo lãnh” cho cha mẹ ruột sang Úc (?), nơi cậu ấm đang định cư.
Bà mẹ nuôi vẫn thương đứa con mình bao nhiêu năm nuôi dưỡng, dù gì vẫn là “tình mẹ con”! Bà đi tìm người “giỏi giang” để giới thiệu cho cậu con trai mình cưới làm vợ. Nhưng tiếc thay, người bà muốn thì cậu không ưng, và cuối cùng, một người con gái khác đã là vợ cậu. Bà mẹ nuôi buồn lắm, nhưng đâu có làm gì được.
Cậu trở về nước Úc sinh sống và bảo lãnh vợ sang, không có chút lo lắng gì cho bà mẹ nuôi, dù lúc này bà đã già và khốn khó về tài chánh. Nghe đâu sau đó cả gia đình nhà vợ, được cậu bảo lãnh sang bên Úc sống đời tự do, sung sướng, chỉ trừ một người không được gì cả, đó là… bà mẹ nuôi. Nếu phải nói theo thuyết nhà Phật, thì kiếp trước bà… vay, nên kiếp này phải… trả cho xong nợ??? Thương thay!
Những ngày gần cuối đời, bà mẹ nuôi bị bệnh, may nhờ có một người cháu họ trai từ ngoài miền Bắc vào săn sóc, nhưng người này cũng… không được bình thường mấy, khùng khùng; khịu khịu nên con gái chẳng ai ưng. Nhưng nhờ có căn nhà của bà cụ còn có chút giá trị, nên có người con gái trong xóm bằng lòng lấy người cháu họ của bà, và căn nhà sẽ là nhà của họ. Tội nghiệp, bà cụ lúc này đã già cả, bệnh hoạn, lại bị người cháu dâu… hất hủi, mắng nhiếc, chửi bới suốt ngày không coi bà ra gì cả. Bà cụ buồn lắm, nhưng người con nuôi thì ở tận đâu đâu không hề có tiếng… thăm hỏi. Cuối cùng thì bà đã về lại miền Bắc, nơi bà từ bỏ để di cư vào Nam mấy chục năm về trước, hiện tại còn có người anh trai đã già lắm, sống ngoài đó, bà sẽ về nương tựa nơi gia đình người anh. Từ đó đến nay, chị tôi không còn tin tức gì của bà Cụ nữa.
Thương thay thân phận bà mẹ nuôi! Và rất bất bình về hành động tàn nhẫn của người con nuôi vô ơn bạc nghĩa.
Lê thị Hoài Niệm
*ghi lại câu chuyện thật ngoài đời từ người chị họ kể mà cứ buồn mãi.
*xin đổi tên tiệm buôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét