Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Một Cuộc Hoảng Loạn Đang Bắt Đầu Ở Biên Giới Phía Nam

 



Thư Từ Nước Mỹ: MỘT CUỘC HOẢNG LOẠN ĐANG BẮT ĐẦU Ở BIÊN GIỚI PHÍA NAM
Tiến sỹ Terry F. Buss – Chuyển ngữ: Đào Thúy

Có lẽ người Mỹ nên cân nhắc dần việc di cư sang khu vực Mỹ Latinh vì những quốc gia này đang ngày càng ít người.



Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã chấm dứt toàn bộ các chính sách không 
cho phép di dân không có giấy tờ vào Mỹ qua biên giới phía Nam của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Chỉ riêng trong tháng Hai vừa rồi đã có 100.000 người tràn qua biên giới, áp đảo Sở Di trú và Cơ quan Tuần tra Biên giới, chưa kể các thành phố cung cấp dịch vụ – chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở đến thực phẩm – cho người nhập cư, cộng với việc nông dân và chủ trang trại phải đối mặt với nạn trộm cắp, phá phách tài sản, và hành hung người địa phương.

Tình hình tồi tệ đến mức DHS phải mở chiến dịch kêu gọi tình nguyện viên tham gia trợ giúp người dân vùng biên. Cảnh sát trưởng của các thị trấn ở khu vực biên giới thì bất bình về việc họ đã kiểm soát được biên giới nhưng rồi chính sách mở cửa khiến tình tình trở nên hỗn loạn.

Điều tệ hại nhất là di dân không có giấy tờ được phép vào Mỹ mà không cần xét nghiệm COVID. Và nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus chỉ sau khi đã được đưa lên xe buýt, máy bay về nhà người thân ở Mỹ. Những người khác chưa được xét nghiệm thì đang ở trong các cơ sở tập trung khiến nguy cơ lây lan virus tăng cao.

Nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người đang sống tại các tiểu bang còn đóng cửa rất phẫn nộ. Những người Mỹ sống dọc vùng  biên thì lo sợ về một làn sóng COVID mới, sau khi đại dịch vừa mới được kiểm soát sơ bộ trong vài tuần qua.

Báo chí và mạng xã hội không khỏi xôn xao với các báo cáo và phát biểu tố cáo chính phủ đã gây ra “cuộc khủng hoảng ở biên giới”. Bộ trưởng DHS gọi sự cuồng loạn ngày càng gia tăng tại khu vực biên giới là một “thách thức”, trong khi những người ủng hộ chủ trương biên giới mở gọi đó là một “tình huống”.

Họ tuyên bố rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Mỗi khi quan chức chính quyền tuyên bố tình hình đang trong tầm kiểm soát thì người Mỹ lập tức hiểu rằng những điều tồi tệ nhất chuẩn bị xảy ra.

CUỘC KHỦNG HOẢNG BIÊN GIỚI

Đầu tiên là việc chính phủ ra lệnh ngừng xây dựng bức tường biên giới vốn được thực hiện để ngăn chặn di dân không có giấy tờ vượt biên trái phép vào Mỹ. Với động thái này, các đoàn di dân không giấy tờ chỉ việc đi đến cuối bức tường dài 550 dặm và bước qua vạch biên giới vào đất Mỹ. Bức tường chỉ còn thiếu vài trăm dặm là hoàn thành.

Tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Ảnh: Reuters

Tiếp đó, chính phủ ra lệnh cho các nhà thầu không được sửa chữa bức tường hiện tại: các nhóm di dân không có giấy tờ thường đào các đường hầm xuyên dưới bức tường hoặc khoét lỗ trên tường để chui qua. Toà án Tối cao góp phần bằng phán quyết bác bỏ những nỗ lực duy trì ngân sách xây dựng bức tường.

Chính phủ Mỹ đã huỷ bỏ chính sách yêu cầu những người xin tỵ nạn “chờ đợi ở Mexico” trong thời gian Sở Di trú xet đơn của họ. 

Chính sách này vốn để bảo đảm rằng những người di cư vì lý do kinh tế không được nhập cư khi họ khai man là người xin tị nạn. 

Nó đã thành công trong việc bảo  đảm di dân không có giấy tờ buộc phải dừng chân cách xa biên giới hàng trăm dặm

Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng ra lệnh cho lực lượng quân đội Mexico đang đóng dọc biên giới phía nam phải rút quân để lại biên giới hoàn toàn mở. Vốn dĩ, lực lượng này được điều động để bảo  đảm những người di cư có không giấy tờ phải dừng chân tại Mexico.

Trước đây, Lực lượng Tuần tra Biên giới đã bắt giữ những người di cư không có giấy tờ ở phía biên giới của Mỹ và ngay lập tức gửi trả họ về các quốc gia Trung Mỹ. Giờ đây, những người bị bắt giữ được nhanh chóng  giải quyết và cho vào Mỹ: đây gọi là chính sách “bắt và thả”.

Tin tốt lành cho di dân không có giấy tờ: họ sẽ được vào Mỹ và phải 2-3 năm sau mới cần có mặt tại toà án để điều trần về trường hợp của họ. Lý do là hệ thống đang bị quá tải hồ sơ tồn đọng. Ngoài ra, họ còn được cung cấp dịch vụ luật sư đại diện miễn phí. Tin xấu cho nước Mỹ: 70% nhóm này sẽ biệt vô âm tín khi có trát của toà.

Chính phủ Mỹ đang cố gắng nghiêm cấm hoàn toàn việc trục xuất người nhập cư không có giấy tờ ra khỏi nước Mỹ, kể cả những người phạm tội. Một tòa án liên bang đã ra lệnh cho DHS ngừng kế hoạch cấm trục xuất, nhưng điều này có thể thay đổi.

Mỹ cũng cung cấp cho hầu hết người nhập cư không có giấy tờ “một con đường” để được cấp quốc tịch và giấy phép lao động trong thời gian chờ đợi giải quyết hồ sơ. 

Ước tính có khoảng 20 triệu người thuộc diện này. Trước đó, một tòa án liên bang đã ra lệnh cấm Cục Điều tra dân số nhập số liệu về lượng dân nhập cư không giấy tờ tại Mỹ vào hệ thống thống kê.

Hậu quả khôn lường

Chính sách biên giới mở của Mỹ kéo theo vô số hậu quả khôn lường.

Làn sóng di dân không có giấy tờ đầu tiên từ tháng 2 đến tháng 3 mang theo trẻ vị thành niên không có người đi cùng – hầu hết ở độ tuổi thanh thiếu niên.

DHS ước tính số thanh thiếu niên nhập cư không có giấy tờ sẽ tăng lên 117.000 vào cuối năm nay. Để dễ hình dung, điều này có nghĩa là nước Mỹ tiếp nhận hơn 1.000 thanh thiếu niên thuộc diện này mỗi ngày.

Lưu ý: Nhiều người trong số này đã trả tiền cho những kẻ vô lại để vào Mỹ bất hợp pháp – các băng đảng buôn người thu phí khoảng 1.000 đến 5.000 đô la cho mỗi người.

Thông thường, những kẻ buôn người sẽ giả làm cha mẹ của trẻ vị thành niên không có người đi kèm. Điều này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Liệu DHS có nên tách trẻ em khỏi những cha mẹ là đối tượng bị cáo buộc và đang trong thời gian xác minh tình trạng nhân thân không? Hay cứ để trẻ em tiếp tục ở với những người này?

Và một câu hỏi nữa là: giải quyết thế nào với những trẻ hoàn toàn không có một ai đi cùng? Hiện tại, trẻ em được quản thúc trong một cơ sở tạm giữ cho đến khi việc phân loại được hoàn tất.

Các chính sách mới được đưa ra với mục đích để chấm dứt tình trạng trẻ em bị đưa vào các trung tâm tạm giữ, tuy nhiên ngay sau đó việc cho phép ồ ạt lượng người qua biên giới khiến mọi chuyện còn xấu hơn lúc trước. Không sao cả, có cách ngay:

Các Trung tâm tạm giữ được đổi tên thành “Trung tâm tiếp nhận”. 

Vấn đề vậy là được giải quyết!

Có lẽ những người phải gánh chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của việc này chính là những người dân Mỹ thất nghiệp hoặc bị cắt giảm trong đại dịch. Phần nhiều trong số những người nhập cư không có giấy tờ mới đến, cùng với những người thuộc diện này đang sống tại Mỹ sẽ được cấp giấy phép lao động.

Tuy nhiên, đại dịch COVID đã khiến nhiều công việc bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi thị trường việc làm hoặc người lao động sẽ phải chờ đợi để tìm được công việc phù hợp. Rất nhiều người đang đặt ra câu hỏi về tính sáng suốt của quyết định cho phép di dân không giấy tờ ồ ạt vào trị trường lao động Mỹ, tạo ra sự cạnh tranh giữa những người này với những công dân Mỹ.

Chính sách của Mỹ đang nghiêng về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho người nhập cư không giấy tờ - bao gồm vắc-xin COVID, nhà ở, giáo dục và thậm chí là vé máy bay để họ đoàn tụ với người thân tại Mỹ.

TƯƠNG LAI

Như vậy, nếu ai đó nói đây không phải là một cuộc khủng hoảng ở biên giới phía Nam, tôi sẵn sàng đánh cược, nếu thua tôi sẽ nuốt chửng chiếc máy tính của mình.

Rất may, người phát ngôn White House đã có giải pháp. 

Cô ấy gửi lời cầu xin đến những di dân không có giấy tờ:

 “Làm ơn đừng đến đây!” (Ôi, thật vậy luôn!). Và thêm nữa, thay vì duy trì bức tường biên giới thì giờ đây DHS ra thông điệp kêu gọi người dân các nước Trung Mỹ không đến đây. 

Có ai dám khẳng định những việc này sẽ hiệu quả?

Một điều tôi muốn lưu ý là sự khác biệt giữa người tỵ nạn và người xin tỵ nạn với những người di cư vì lý do kinh tế. Người tỵ nạn và người xin tỵ nạn xứng đáng được bảo vệ và nhận các quyền lợi để họ có thể phát triển và đóng góp cho nước Mỹ.

Tuy nhiên, những người di cư vì lý do kinh tế thì cần phải nộp đơn xin nhập cảnh và xếp hàng chờ đợi theo thứ tự giống như rất nhiều người khác đang phải làm. Hiển nhiên, việc cho phép tình trạng hỗn loạn tại biên giới phía Nam trong khi những di dân tuân thủ luật pháp thì bị đưa vào danh sách chờ, thường là phải mất nhiều năm, thực sự là một điều vô lý.



Giải pháp là gì? Thứ nhất, khôi phục các chính sách cho phép các biện pháp kiểm soát biên giới và giải quyết các trường hợp di dân không có giấy tờ một cách chặt chẽ. Việc này khó có khả năng được thực hiện bởi những gì đang diễn ra tại biên giới phía Nam lúc này chỉ được coi là một tình huống mà thôi.

Thứ hai, các chính sách hiện hành chỉ có mục đích gia tăng dân số Mỹ bằng cách cho di dân không có giấy tờ được nhập cư ồ ạt chứ không nhằm thiết lập một quy trình trật tự và công bằng.

Trớ trêu là việc này xảy ra khi nước Mỹ đang đối mặt với đại dịch COVID – mở cửa biên giới phía Nam nhưng lại đóng cửa với hầu hết khách nước ngoài vào Mỹ theo con đường hợp pháp.

Thứ ba, chính phủ Mỹ vẫn đang thực hiện các chính sách viện trợ nhiều tỷ đô la cho khu vực Trung Mỹ, cũng chính là quê hương của những di dân không có giấy tờ. Khoản viện trợ này nhằm giúp các quốc gia tăng trưởng và phát triển, từ đó tạo ra động lực kinh tế để người dân có thể phát triển ngay tại đất nước mình.

Thứ tư, DHS đề xuất các nhân sự của Lực lượng Tuần tra biên giới - những người chịu trách nhiệm bắt giữ người nhập cư không có giấy tờ và trục xuất họ khỏi Mỹ – được xếp lại chức danh là các nhà điều tra. Họ sẽ không phải bắt và trục xuất những người này nữa. Thay vào đó, họ sẽ chuyển sang điều tra tội phạm và bắt giữ người phạm tội.

Đồng thời, Tòa án Tối cao đã bác một vụ kiện nhằm cắt ngân sách dành cho “các thành phố trú ẩn” của người nhập cư không có giấy tờ. Bản chất của vụ kiện này là nhằm ngăn chặn việc các quan chức chính phủ ủng hộ nhập cư bất hợp pháp từ chối trợ giúp DHS trong việc bắt giữ hoặc trục xuất tội phạm không có giấy tờ.

Thứ năm, các quan chức chính phủ cần có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa một cuộc khủng hoảng và một tình huống.

Về lâu về dài: có lẽ người Mỹ nên cân nhắc dần việc di cư sang khu vực Mỹ Latinh vì những quốc gia này đang ngày càng ít người. Nhưng gượm đã! Những nước này lại không chào đón di dân không có giấy tờ!

Chuyển ngữ: Đào Thúy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét