Ảnh: Freepik.
THAM VÀNG BỎ NGHĨA - BI KỊCH CỦA NHỮNG QUỐC GIA BỊ ĐỒNG TIỀN MÊ HOẶC
Hồi Hương
Một quan niệm hiện đại phổ biến về lợi ích trong bang giao quốc tế
Thủ tướng Anh vào thế kỷ 19 là Palmerston đã từng nói câu này: “Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh cửu. Nhưng lợi ích của chúng ta là vĩnh cửu, vĩnh hằng, và chúng ta có nghĩa vụ phải tuân theo những lợi ích đó”.
Palmerston trước đó đã làm ngoại trưởng Anh, và quan điểm đối ngoại này của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với các thế hệ chính khách sau này.
Nói cách khác, trong mối quan hệ bang giao quốc gia thời hiện đại, chữ “lợi” là ưu tiên hàng đầu. Điều này được nhiều người mặc nhiên coi như một chân lý thời đại.
Nhưng vào 25 thế kỷ trước, Khổng tử – một Thánh nhân Trung Hoa không chỉ nói đến chữ “lợi”, mà còn nói về “nghĩa”. Ông nói rằng “khi thấy lợi thì hãy nghĩ đến nghĩa” (1). Và rằng: “nương theo lợi mà hành động thì nhiều oán thù”. (2)
Một quốc gia, một cá nhân chỉ tính toán lợi ích cho riêng mình dẫu bất nghĩa cũng không màng, đây có phải là một chính sách tốt hay không? Liệu có hậu quả gì? Chẳng hạn như mối quan hệ mang tính tư lợi của các quốc gia phương Tây ngày nay với Trung Quốc liệu có mang lại điều gì tốt đẹp cho người trong cuộc và cộng đồng nhân loại văn minh? Thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm đã để lại những bài học lịch sử quý giá cho hậu thế.
Nước Tần dùng lợi thôn tính 6 nước
Năm 334 TCN, Tô Tần du thuyết đề xuất việc hợp tung sáu nước Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Tề để chống Tần – là nước mạnh nhất thời ấy, một năm sau, hiệp ước liên minh được ký kết. Nhưng ngay sau đó các nước này chỉ hành động vì lợi ích riêng, sách lược hợp tung vì thế mà thất bại.
Có thể đơn cử như việc nước Yên và nước Tề tiếp tục kết thông gia với nước Tần, hay việc nước Sở phản nước Tề để chiếm lại đất đai, nhưng hóa ra mắc mưu phản gián của nước Tần. Chuyện là như sau.
Nước Tần vốn sợ quan hệ tốt giữa Sở và Tề, nên cử Trương Nghi tới Sở để thuyết phục Sở Hoài Vương cắt đứt quan hệ với nước Tề, để thân với Tần, đồng thời sẽ được Tần trả lại vùng đất Thương Ư rộng 600 dặm vuông. Sở Vương nghe bùi tai nên bằng lòng.
Mặc dù đã được trung thần can gián, Sở Hoài Vương cử người đến lăng mạ quân vương nước Tề. Quan hệ Sở – Tề tan vỡ, Tề vương cử người tới giao ước với nước Tần để cùng nhau đánh hạ nước Sở.
Sau đó Sở bị Tần nuốt lời, không giao đất nên căm giận đánh Tần, nhưng cả hai lần đều đại bại, quân đội thiệt hại nặng nề, lại mất thêm cả vùng đất Hán Trung rộng lớn. Hai nước Hàn và nước Ngụy nhân lúc nước Sở yếu thế, bèn xuất binh đánh Sở để kiếm lợi.
Sau này, tổng kết lại nguyên nhân 6 nước thất bại và diệt vong, danh sĩ Tô Tuân đời Tống cho rằng: không phải vì quân đội 6 nước yếu kém, mà là do hối lộ nước Tần, hy vọng Tần chỉ dữ dằn với nước khác mà buông tha nước mình. Con trai ông là danh sĩ Tô Triệt lại cho rằng, mấu chốt nằm ở chỗ Tần muốn diệt được 6 nước, thì phải “bước qua xác” Hàn và Ngụy, do vị trí địa lý của hai nước này, do vậy chỉ cần 6 nước hỗ trợ cho Hàn và Ngụy, thì Tần không làm gì được. Còn người con trai lớn là Tô Thức lại cho rằng, vấn đề là tại con người.
Bất luận thế nào, nguyên nhân 6 nước bị diệt trên bề mặt có thể thấy được, đều là vì “thấy lợi quên nghĩa”.
Hơn 2000 năm đã qua đi, nhưng câu chuyện này vẫn giữ nguyên tính thời sự, hãy quay lại với mối quan hệ phương Tây và Trung Quốc hiện đại mà xem.
Một nước Đức thấy lợi quên nghĩa và một Liên Âu bị chia rẽ vì lợi ích
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Đức tái thống nhất, nguyên thủ nước Đức đã vận động sự hình thành của khối tiền tệ thống nhất, là Khối Euro. Trước thời đó, đồng D-Mark của Đức là ngoại tệ mạnh nhất Âu Châu, trong khi các nước nghèo hơn Đức như Pháp và Ý thường phá giá đồng bạc để tìm lợi thế xuất cảng. Tuy nhiên, sau khi vào Euro và dùng chung đồng tiền, chỉ nước Đức có thể phá giá đồng tiền thông qua các thủ đoạn kinh tế, nhờ đó chiếm lợi thế xuất khẩu, tương đương với chiếm lợi nhuận các nước khác, đây là điều vẫn khiến các nước trong Liên Âu không hài lòng.
Trong nhiều năm, Đức thành công với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. Để sản xuất, Đức cần nhập khẩu năng lượng, với nhà cung cấp lớn nhất và rẻ nhất là nước Nga.
Nước Đức tận dụng những lợi thế ấy để trở thành nước giàu nhất khối Euro.
Vì lợi ích kinh tế, Đức sẵn sàng bỏ qua cho Trung Quốc và Nga những vi phạm nhân quyền, hay sự lộng hành quốc tế, đặc biệt là từ năm 2021 trở về trước. Trong thời gian đó, hầu như không thấy Đức lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh vì các vấn đề Tây Tạng, Hong Kong, Tân Cương, Đài Loan, cũng như những tội ác rùng rợn đối với những người thực hành nguyên lý tinh thần Chân – Thiện – Nhẫn.
Chưa kể đến việc Đức hầu như không có động thái lên án Nga đánh chiếm Georgia năm 2008 và Crimea năm 2014.
Hôm 4/11/2022, ngay sau Đại hội 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ tướng Đức Olaf Scholz là lãnh đạo đầu tiên của khối Liên Âu đã thăm chính thức Trung Quốc. Chuyến đi này gây tranh cãi và chia rẽ trong nội bộ Liên Âu vì mấy lý do: Thứ nhất, nó mâu thuẫn với chủ trương giảm sự lệ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc; Thứ hai, nó diễn ra ngay sau khi ông Tập tái đắc cử như một hành động tôn vinh ông ta và ĐCSTQ; Thứ ba, ông Scholz đơn phương hành động mà không có Liên Âu; Thứ tư, Đức xác nhận đã bán một phần cảng Hambourg cho tập đoàn Trung Quốc Cosco.
Cũng chẳng phải chỉ có mình nước Đức hành động vì tư lợi.
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nước Pháp là nước đầu tiên phản đối Trung Quốc tại hội nghị nhân quyền Geneva, nhưng lại là nước đầu tiên thiết lập “quan hệ bạn bè chiến lược toàn diện”, chủ trương giải trừ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc, tổng thống Pháp lúc đó ca ngợi ĐCSTQ… sau hợp đồng trị giá 15 tỷ Franc mà Giang Trạch Dân ký năm 1999 để mua 30 máy bay Airbus.
Tháng 3/2019, nước Ý là quốc gia đầu tiên của G7 tham gia vào Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, chính phủ Ý cũng tuyên bố rằng Ý có thái độ tích cực đối với kế hoạch “Made in China 2025” và không muốn thiết lập cơ chế rà soát đầu tư ở cấp EU. Cũng như nhiều quốc gia trong Liên Âu, Ý không đặt chính sách về Trung Quốc của họ trong khuôn khổ chung.
Những nước nghèo hơn trong Liên Âu như Hy Lạp, Hungary, Czech… những năm trước đây đều bị Trung Quốc tung tiền mua chuộc nên đều có xu hướng “thân Trung Quốc”. Hy Lạp nhiều lần phản đối những nghị quyết của Liên Âu phê bình nhân quyền của Trung Quốc, khiến cho những tuyên bố này bị huỷ bỏ. Hungary cũng vậy. Tổng thống Czech thuê thương gia Trung Quốc cố vấn cho mình, đồng thời phản đối ngài Đạt Lai Lạt Ma.
Nauy bị Trung Quốc trừng phạt thương mại năm 2010 vì trao giải Nobel nhân quyền cho nhân vật bất đồng chính kiến ở đại lục, sau đó cũng đã im lặng khi Trung Quốc vi phạm nhân quyền.v.v.
Khi đối diện với lợi ích, thì những giá trị cao đẹp như dân chủ, nhân quyền mà các nước phương Tây vẫn thường đề cao rao giảng dường như trở thành thứ yếu.
Rõ ràng, miếng mồi lợi ích của Trung Quốc khiến các nước Liên Âu phân hóa, chia rẽ, im lặng hưởng lợi trước một chính quyền ĐCSTQ hung hãn, tà ác, nhiều dã tâm… sự việc này về bản chất không khác gì việc chính sách hợp tung của 6 nước thời Chiến Quốc thất bại vì đòn phản gián của nước Tần.
Lịch sử lặp lại bởi con người vẫn hay quên các bài học quá khứ.
Tinh thần quân tử phương Đông và hiệp sĩ phương Tây – di sản bị quên lãng
Có câu nói rằng: “quân tử hiểu rõ nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ lợi” (3). Người quân tử làm gì hay không làm gì đều xem xét nó có hợp đạo nghĩa hay không, còn kẻ tiểu nhân chỉ tính toán lợi hại. Do vậy, người quân tử sẵn sàng làm việc nghĩa, dù biết sẽ gặp tổn hại hoặc không có kết quả. Còn với kẻ tiểu nhân thì đạo nghĩa không phải ưu tiên số một, hễ bất lợi cho mình, hoặc không kiếm chác được gì thì không làm.
Cụ Đồ Chiểu nước Nam ta vì thế có câu:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Tức là thấy việc nghĩa mà không làm thì chẳng phải kẻ anh hùng.
Thời Xuân Thu, quân chủ nước Tề là Tề Hoàn Công hẹn vua nước Lỗ là Lỗ Trang Công ở ấp Kha để ăn thề. Trong hội thề, tráng sĩ Tào Mạt của nước Lỗ bất ngờ rút dao găm cưỡng ép Tề Hoàn Công, buộc ông phải hứa trả lại đất Vấn Dương bị Tề chiếm cho nước Lỗ. Tề Hoàn Công vì để bảo toàn tính mạng, bất đắc dĩ đành phải đồng ý.
Tề Hoàn Công sau đó tức giận, muốn hủy lời hứa. Quản Trọng nói:
“Không nên, nếu tham cái lợi nhỏ để cho thỏa thích mình, bỏ tín nghĩa đối với chư hầu, thì mất sự giúp đỡ của thiên hạ. Chi bằng cứ cho là hơn.” (4)
Tề Hoàn Công bèn trả lại đất cho nước Lỗ. Chư hầu thấy Tề Hoàn Công có tín nghĩa bèn tuân phục. Nước Tề trở thành bá chủ đầu tiên của thời Xuân Thu.
Nếu như người Trung Hoa xưa có tinh thần quân tử, thì người Châu Âu thời Trung cổ có tinh thần hiệp sĩ, phong độ quý tộc.
Năm 1135, khi vua Henry của Anh quốc qua đời, đã diễn ra cuộc tranh giành quyền thừa kế của hai người cháu trai của ông là Stephen và Henry II. Vì Stephen ở Anh gần hơn nên đã lên ngôi. Henry II lúc đó ở châu Âu đã tổ chức một nhóm lính đánh thuê tấn công Stephen. Nhưng khi quân đội của ông ta đổ bộ lên Anh quốc thì phát hiện cạn lương, cạn tiền. Henry II bèn viết một lá thư cho đối thủ Stephen yêu cầu trợ giúp để đưa những người lính đánh thuê này xuất ngũ trở lại châu Âu. Stephen đã hào phóng cung cấp tiền của cho Henry II. Sau đó thì hai bên tiếp tục cuộc chiến.
Dần dần, Henry II thắng thế, đánh bại được Stephen. Nhưng thật bất ngờ là khi ấy Henry II đã ký một hiệp ước với Stephen, theo đó Stephen vẫn làm vua, còn Henry II làm Thái tử, đợi khi Stephen không làm vua nữa thì Henry II sẽ lên ngôi.
Câu chuyện này có thể khá lạ lùng với con người ngày nay, bởi vì tinh thần nghĩa hiệp, trọng danh dự, độ lượng của người quý tộc, hiệp sĩ ngấm vào trong từng ý nghĩ, thể hiện trong mỗi hành động và quyết định của họ. Nó mang lại cho họ những tưởng thưởng xứng đáng về nhân cách, uy tín, và thậm chí cả lợi ích.
Còn những quốc gia ngày nay chỉ chăm chăm vào lợi ích thì sao?
Nước Đức và Liên Âu chịu hậu quả của việc “thấy lợi quên nghĩa”
Vào tháng 5/2022, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức công bố một con số tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 50 năm qua. Ở đầu vào, giá năng lượng tăng cao ngất do cuộc chiến Nga – Ukraine; Ở đầu ra, xuất khẩu đình trệ vì Trung Quốc, thực ra xuất khẩu của Đức đã đình trệ kể từ cuối năm 2017, sản lượng công nghiệp giảm khoảng 15%.
Tháng 7/2022, tờ Business Insider chạy tít: “Các ngành công nghiệp của Đức có thể sụp đổ do nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga bị cắt giảm”. Tờ Daily Telegraph đã mô tả Đức là “kẻ ốm yếu của Âu Châu”.
Tháng 11/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thừa nhận rằng: mô hình kinh doanh của đất nước này đã đổ vỡ.
Tháng 12/2022, kết quả khảo sát của Viện kinh tế Đức cho thấy: 30 trong số 49 hiệp hội (hoặc 60%) cho biết họ dự đoán hoạt động kinh doanh sẽ xấu đi, trong khi con số này vào năm trước là 0%.
Nước Đức vốn trọng lợi, lại đang thất lợi.
Nước Ý cũng vậy, năm 2018 việc tham gia kế hoạch “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Ý với các đồng minh truyền thống. Lợi chẳng thấy đâu, nước Ý tiếp tục thâm hụt thương mại với Trung Quốc, với con số lên đến hơn 200 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2018.
Khủng hoảng năng lượng cũng có thể dẫn đến kinh tế Liên Âu sụp đổ, khắc sâu thêm những bất đồng của các nước thành viên trong quan hệ với Nga, tất cả những điều này có thể dẫn đến việc Liên Âu sụp đổ. Cũng lại vì một chữ “lợi”.
Cách đây hơn 2000 năm, đức Mạnh tử đã đưa ra lời cảnh báo về “lợi” và “nghĩa”. Khi đó ở nước Lương, Lương Huệ Vương đã hỏi Mạnh Tử: “Thưa ngài, chẳng kể ngàn dặm xa mà đến, chắc sắp có gì làm lợi cho nước ta chăng?”
Mạnh Tử đáp rằng: “Vua cần gì nói đến lợi? Hẳn có điều nhân nghĩa mà thôi. Vua mà nói: ‘Lấy gì làm lợi cho nước ta?’ Quan đại phu nói: ‘Lấy gì làm lợi cho nhà ta?’ Kẻ sĩ, người dân nói: ‘Lấy gì làm lợi cho thân ta?’ Trên dưới cùng nhau tranh lợi, thì nước nguy mất.” (5)
Đại họa được tiên báo cho kẻ thấy lợi quên nghĩa
Thánh Kinh Khải Huyền có viết về “Đại dâm phụ phương Đông” như sau: “Vì mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó, Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, Các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó.’”
Đối chiếu với thực tế ngày nay, phải chăng Đại dâm phụ là chính quyền Bắc Kinh? khi bế quan tỏa cảng thì giống như người đàn bà đã có chồng, khi mở cửa mới bắt đầu dâm loạn với các nước, trở thành đại dâm phụ.
“Mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó” có phải là chỉ các nước giao dịch với Bắc Kinh chỉ vì chữ lợi, mà không cất lên tiếng nói chính nghĩa của mình?
“Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó” khiến ta liên tưởng đến lãnh đạo các nước bị đại dâm phụ chính quyền Bắc Kinh này dụ dỗ, mua chuộc, giao dịch dơ bẩn với nó, đi theo ma quỷ mà vứt bỏ chính nghĩa quốc gia.
“Các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó” nghe như thể các doanh gia, công ty, tập đoàn trên thế giới chỉ nhìn thấy ở Trung Quốc một thị trường béo bở, mà làm ngơ những tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ, chính là tham lợi bất nghĩa.
Đây là 3 trong 6 tội trạng lớn mà Thánh John ghi lại được trong Khải Huyền, nếu điều này là sự thật, thì tất cả những người và các nước giao dịch dơ bẩn với Đại dâm phụ chính quyền Bắc Kinh cũng đều bị Thượng Đế trừng phạt.
Những nội dung này của Khải Huyền có người tin người không, nhưng dù thế nào, nó cũng đang triển hiện ngày càng thần tốc và mạnh mẽ khôn lường. Trong tiên tri vào ngày 1/12/2022, nhà tiên tri người Anh là Craig Hamilton Parker có nói về mối quan hệ giữa các quốc gia phương Tây và chính phủ Trung Quốc. Ông nói rằng, nhiều chính phủ phương Tây và ĐCSTQ đều có thoả thuận lợi ích ngầm với nhau, và những giao dịch này sẽ lộ rõ trong năm 2023.
Vô số mạng người đã phải trả trong đại dịch COVID – 19, cuộc sống hỗn loạn bất an, đạo đức suy hoại, khủng hoảng kinh tế, sự tan rã trông thấy của Liên Âu, sự sụp đổ của những nhãn hiệu một thời hùng mạnh v.v. chẳng lẽ còn chưa đủ để các quốc gia, cá nhân này nhìn ra sự nguy hiểm trong mối quan hệ với ĐCSTQ?
Tháng 6/2002, ở tỉnh Quý Châu xuất hiện tảng tự thạch hàng trăm triệu năm tuổi, trên đó có ghi dòng chữ Hán: “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong”, là nguồn gốc của khẩu hiệu “Trời diệt Trung cộng” trong các phong trào phản đối ĐCSTQ trên toàn cầu.
Ngạn ngữ nước Anh có câu: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”. Gian dâm với Đại dâm phụ thì được tính là người thế nào đây, muốn không ô nhiễm có được không? Giao dịch bất chính với chính quyền ĐCSTQ – kẻ bị Trời diệt thì liệu các quốc gia, tổ chức, cá nhân còn có thể nguyên vẹn?
Có câu: “nhân quả thường đến chậm, nên người ta tưởng đời không có báo ứng”, những kẻ chỉ chăm chăm lợi ích có thực sự là kẻ khôn ngoan hay không?
Hồi Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét