Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Vùng Ký Ức "Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa"

GIỚI THIỆU
"Tháng Tư Đen" văn thi sĩ Trúc Giang (Cao Gia) là một trong những cây bút (thân hữu) kỳ cựu nhất của Gia Đình CHS Nguyễn Huệ đóng góp bài viết Vùng Ký Ức "Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa". Xin mời quý vị thưởng thức.
Trân trọng,
NHHN



VÙNG KÝ ỨC "THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"
Cao Trúc Giang.

Nguyên Cao nhìn chầm chập nàng Mây Tím trên chiếc du thuyền xuôi sông Seine, tưởng người trong mộng nàng “Áo Tím” Phượng Hồng. Đêm qua; mấy người bạn cùng hẹn đi Lauxdes viếng Đức Mẹ Lộ Đức, chơi ở đó hết ngày Thứ 7 rồi quay về Paris. Thứ 2 đi Bá Linh thăm cổng tường Prandanburg nơi TT Ronald Reagan đứng trên ấy, kêu lớn tiếng đến ba lần đích danh TBT Cộng đảng Nga Mikhail Sergeyevich Gorbacheve. Và thách thức Gorbacheve; hãy đạp phá bức tường nầy đi, cho dân Đức đông và tây bắt tay nhau “tương phùng” xóa đi “một di tích lịch sử ô nhục”. Nhưng người bạn Paris; anh Bá Long đến đón nhóm bạn bị accident, phải hoãn chuyến đi. Mỗi người tự tìm vui theo sở thích. Cao tản bộ đến cây tháp Eiffel khi những vạt nắng thu vàng như tơ trời vương đỉnh tháp, tràn lan mênh mông khắp kinh thành Paris. Nét hoàng tráng một thời vàng son lừng lẫy của anh hùng Napoleon bá chủ Âu Châu. Những trận đánh thư hùng trên khắp Âu Châu đến Á Phi, bành trướng vòng đai thuộc địa thực dân. Rồi Napoleon cũng kết liễu sự nghiệp anh hùng tại trận địa Waterloo Áo quốc. Tất cả chỉ còn phảng phất đâu đây cái bóng dáng thực dân từ hàng trăm năm trước. Nó đã xoá nhoà qua lớp bụi thời gian đào thải vào dòng quá khứ. Kinh thành Paris tráng lệ thuỡ nào còn đó. Nét cổ kính già nua đang chậm chạp bước vào vùng trời văn minh hiện đại, khó mà sánh kịp với Hợp chũng quốc Hoa Kỳ, chàng thanh niên lực lưỡng cường tráng thời đại.

Nhìn cảnh nầy vật ấy, sông Seine nọ điện Vessiey kia. Nếu vật kia biết nói chúng kể ta nghe biết bao nỗi thăng trầm, vinh nhục diễn ra trên non nước này như một huyền sử mông lung. Sông Seine vào thu thật mơ màng và thơ mộng. Nguyên Cao cảm xúc, nghe như từng mảnh hồn tan ra và tụ lại niềm giao động rạc rào. Gợi cảm hứng Cao nghêu ngao bài thơ “Sông Seine Tàn Nắng Hạ” của thi nhân nào đó; anh không cần phải moi từng trang ký ức.

Sông Seine tàn nắng hạ
Thu vàng đầy mắt em
Đêm kinh đô huyền thoại
Sáng bừng tháp Eiffel.
Mắt em xanh như ngọc
Thắp khung trời Paris
Ngọ môn đăng soi sáng
Ngập ngừng bước chân đi.
Vầng trăng Thu đổ xuống
Ngập dòng nước sông Seine
Nghe hồn như trút hết
Những muộn phiền mông mênh.
Hàng phong xanh xao úa
Mùa lá rơi ngập đường
Em có nghe xao xuyến
Cơ hồ gợi nhớ thương.
Sông Seine tàn nắng hạ
Dòng nước xanh hững hờ
Anh dìu em buớc nhẹ
Dệt đời muôn ý thơ.@  
                  
Bài thơ như đưa Cao về miền quá khứ; chạnh nhớ cố hương, nhớ Sài Gòn những ngày tháng cũ, nhớ những cô học trò hồn nhiên, trên tà áo trắng trinh nguyên thơm mùi sách vở. Từ trong ký ức bỗng trôi về hình bóng người tình nhỏ “Áo Tím” Phượng Hồng cô sinh viên văn khoa kiều diễm, dịu hiền, ánh mắt long lanh như sao trời mùa hạ. Suối tóc huyền chảy ngập bờ vai tràn xuống lồng ngực, ngủ vùi trên lưng đồi ái ân cơ hồ quyến rũ mà Cao len lén nhìn nàng. Nàng yêu màu tím. Thu về nàng mặc chiếc áo màu tím hoa sim. Mỗi lần gặp nàng; Cao hát dòng nhạc “Màu tím hoa sim là màu nhớ với thương, màu hoa phai ánh sáng những chiều nghe buồn vương” thì nàng nhìn Cao nguýt dài trên ánh mắt có đuôi thấy thương lạ! Chàng đưa tay hôn gió lên môi nàng. Cao quen nàng trôi ba mùa phượng hồng ươm nắng hạ. Thì biến cố tang thương 30 tháng Tư đổ xuống đầu nhân dân miền Nam như cơn ác mộng kinh hoàng. Tất cả sụp đổ, tất cả chôn vùi dưới hố sâu vực thẳm tang thương. Mẹ VN mắt lệ tràn trề, khóc cho dân tộc bất hạnh, khóc cho đôi tình nhân cô sinh viên Phượng Hồng & Nguyên Cao tan biến theo cơn lốc phũ phàng.

“Áo Tím Phượng Hồng”. Quê hương nàng ở Gò Công. Gia đình nàng là điền chủ. Cuộc cách mạng người cày có ruộng; chính quyền miền Nam mua lại để phân phát cho nông dân. Chính phủ trả bằng công trái phiếu. Ba nàng có nhiều cổ phần trong các xí nghiệp tại Sài Gòn. Sau khi CS nhuộm đỏ miền Nam, kẻ cười, người khóc thành suối lệ. Bọn sinh viên thiên tả, bọn phản quốc trong Quốc Hội VNCH cùng bọn mệnh danh thành phần “Thứ Ba” vui mừng hớn hở qua bài “Nối Vòng Tay Lớn” của tên giặc đặc công văn hoá Trịnh Công Sơn. Bọn lừa thầy phản bạn, làm tay sai cho Kennedy TT Mỹ (DC) tiếp tay với CIA & chuyên gia đảo chánh Đs Henry Cabot Lodge lật đổ nền Đệ I VNCH. Giết chết anh em Tổng Thống Diệm. Bây giờ chúng mới thấy mình đắc tội với lịch sử dân tộc để rồi thống hận; nghe văng vẳng bên tai như đinh nhọn đóng vào đầu: “Giấc nam kha khéo bất bình - Bừng con mắt dậy thấy mình tang thương!”. Quả thật; tang thương trên quê hương! Nhìn lũ giặc Hồ vô thần qủy đỏ giày xéo non sông. Trên biển khơi xác chìm đáy biển, thây trôi lềnh bềnh. Tang thương trên rừng sâu; nơi trại tù oan nghiệt xác tù phơi thây! Có thống hận; thì tất cả cũng đã muộn màng!


Cô sinh viên văn Khoa “Áo Tím” kia chung số phận; cha nàng là Nghị viên hội đồng Đô Thành Sài Gòn bị bắt đi tù tập trung. Cướp hết nhà cửa sản nghiệp đuổi đi vùng kinh tế mới, mẹ nàng cùng 3 em gái tới chiến khu D. Ba nàng chết trong trại tù, Má nàng cũng chết sau đó. Một cảnh trả thù man rợ của CS với thành phần trí thức, tư sản miền Nam. Nàng vốn là một tiểu thư thành thị, qua biến cố không nơi nương tựa, làm sao nuôi ba em gái trẻ dại, nơi vùng rừng rú. Ôi! biến cố tang thương 30-4 ấy một trang sử bi hận tràn trề!


Sau tin bại tướng đồ tể Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Nguyên Cao có người anh là phi hành trực thăng; kịp lôi Cao còn đứng chần chờ, lên phi cơ bay ra Đệ Thất Hạm Đội, suýt nữa là anh em Cao đi chầu Long Vương. Khi chiếc trực thăng gần tới Hàng Không Mẫu Hạm thì hết xăng rơi ùm xuống biển, nhưng may mắn được cứu thoát. Chiếc lưỡi hái tử thần cũng hối hận trách mình tới chậm. Anh em Cao ngẫng mặt lên trời tạ ơn Thượng Đế thoát hiểm nguy tại Thái Bình Dương trong khoảnh khắc ấy.




Chiều Paris; Cao cùng các nhóm bạn, xuống chiếc du thuyền ngược Sông Seine. Xa dần, xa dần.. cây tháp Eiffel, cho đến khi khuất bóng trong chiều Thu nắng úa. Mùa thu vàng Paris thật tuyệt vời như tranh, màu thu chín ối trên muôn sắc lá vàng, hồng tía hững hờ ru gió. Rặng phong già chen nhau soi bóng, như ngậm ngùi tiếc nuối một mùa xanh. Xôn xao từng cơn gió heo mây về lay nhè nhẹ lá thu vàng, cũng làm rã rời, đắm đuối từng đợt lá buông xuống dòng nước sông Seine xây cuộc tình lãng mạn. Nó tạo thành bức tranh thủy mặc lung linh tuyệt mỹ. Hồn thu mơ màng, gợi niềm cảm xúc những ai có cuộc tình yêu dấu, dở dang hằn trong ký ức. Khiến Cao chạnh nhớ nàng “áo tím Phượng Hồng” một cách lạ lùng! như thấp thoáng đâu đây khi chợt thấy nàng áo tím kia trên du thuyền.

Cao tập trung thính giác để lắng nghe câu chuyện của ký giả Ánh Dương từ trong nước mới ra, kể trong nhóm bạn về những cuộc săn tin các phiên toà VC hành xử, dưới thời chủ nghĩa CS, theo kiểu luật rừng thời tiền sử nghe rất khôi hài. Một sự ngẫu nhiên được gặp, và nghe người ký giả trong nước dự khán những phiên tòa kể rằng:


- Tôi thường lân la đến các Toà án cấp huyện, tỉnh thành, hoặc trung ương, chỉ để xem lịch xét xử trong tuần, trong tháng. Mục đích của tôi là tìm một vài đề tài để viết cho tờ báo tỉnh lẻ.


Lần nọ, tôi trông thấy một thanh niên. Nhìn thoáng qua là biết anh ta viêm màng não từ thuở bé. Cặp mắt anh vô hồn, miệng mấp máy những câu lí nhí vô nghĩa, và tay chân cứ động đậy vô thức. Anh ngồi trên chiếc xe lăn, do một người phụ nữ có ánh mắt long lanh, thấp thoáng trên dáng nàng, một nét tiểu thư đài các một thời đang đẩy đi. Hỏi người thư ký phiên toà mới biết. Anh ấy là người Đài Loan, đến Toà để tham dự phiên xử vụ ly hôn giữa anh và vợ, một cô gái Việt Nam.


Tôi thắc mắc hỏi:

- Luật pháp Việt Nam đâu cho phép người tâm thần kết hôn. Hơn nữa, đây là một vụ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, phải do Chủ tịch UBND tỉnh ký giấy kết hôn mới hợp pháp. Vậy mà tại sao...... ? Bà thư ký phiên toà lườm tôi một cái sắc lẹm để ngắt ngang câu hỏi; rồi buông ra một câu nói rất lạnh lùng như giáo đầu.

- Chuyện đó do “trên” quyết, ông là nhà báo nên giữ mồm, giữ miệng biết không? một người bạn xen vào: các anh có Đệ Tứ Quyền kia mà. Dương nói; đó là Hiến Pháp của nền tự do, văn minh các nước Âu, Mỹ. Các chế độ CS dưới thời chủ nghĩa xã hội chỉ có luật “ngục tù” của đảng khủng bố, chụp mũ, buộc tội và áp đặt bản án trước mà thôi. Anh tiếp:


- Vào thời Nguyễn văn Linh TBT/CS, có phần cởi mở đôi chút cho giới cầm bút. Ký giả Trần Chấn Uy, đăng trên báo Tuổi Trẻ bài thơ “Mười Năm” ca ngợi những bậc anh hùng dân tộc từ các triều đại... Trưng, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.  Mở đầu bài thơ:



“Mười năm bình định giặc Minh
Mười năm luân lạc nàng kiều
.............................................
(Bài thơ dài, nên nêu câu kết)
Ngô chí sĩ
Lấy cái chết để giữ minh trong sạch”@

Lập tức Trần Chấn Uy có lịnh thu thẻ đảng, thẻ phóng viên báo chí. Truy tố ra toà với tội danh “phản động, dám tuyên truyền ca tụng kẻ thù”. Trước phiên toà; Trần Chấn Uy xin phản biện. Bị chánh án đập bàn và to tiếng áp đão: Bài thơ sờ sờ ra đó! anh không nhận tội, mà còn chối cãi à! Trần Chấn Uy biết phường ngu dốt, nên quyết đòi cho được quyền phản biện để dạy họ bài học. Uy hùng hồn phản biện, dẫn chứng và trao cho chánh án tập sử liệu.

Trần Chấn Uy lập lại nguyên bài thơ. Và chứng minh tập tài liệu sử; nhân vật mà anh ca ngợi trong bài thơ “Ngô Chí Sĩ” (lấy cái chết để giữ mình trong sạch) là chí sĩ Ngô Thời Nhậm phò Quang Trung đại đế. Đánh bại quân Thanh vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789. Do bọn bán nước là vua tôi Lê Chiêu Thống rước giặc Thanh về dày mã Tổ Hùng Vương. Ngô Thời Nhậm có người bạn đồng môn là Đặng Trần Thường. Vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, họ hay ngồi bàn luận thế sự, nhưng khác nhau chính kiến: Đặng Trần Thường theo phò Gia Long. Sau khi Gia Long thống nhất sơn hà. (Vua Quang Trung chết sớm, triều đại suy tàn). Đặng Trần Thường sai quân sĩ dẫn Ngô Thời Nhậm đến trước mặt với giọng hiu hiu tự đắc của kẻ chiến thắng. Rồi thấu cáy Ngô Thời Nhậm rằng: “Ai công hầu, ai khanh tướng? Trong trần ai, ai dễ biết ai”?. Ngô Thời Nhậm ngạo nghễ và dõng dạc chửi vào mặt Đặng Trần Thường rằng “Thế chiến quốc, thế Xuân Thu - Gặp thời thế, thế thời phải Thế”!.  Đặng Trần Thường giận tím mặt, như điên lên, sai lính dẫn Ngô Thời Nhậm ra ngoài đánh cho đến chết. Tiết tháo anh hùng của chí sĩ họ Ngô như thế không đáng được làm thơ ca tụng truyền cho hậu thế sao? Chánh án nói lắp bắp không ra lời: 

- Không phải anh ca ngợi Ngô Đình Diệm à!?

Ký giả Trần Chấn Uy thở dài...! Anh tuyên bố trắng án, khiến viên chánh án thuỗn mặt dài ra sần sượng, mà không dám nói bản án là do đảng ủy kết tội trước. Cũng may; là những phiên xử nhằm khủng bố giới trí thức cầm bút nên hạn chế số dự khán. Nếu không; chỉ làm trò cười cho thiên hạ về những “đỉnh cao trí tuệ nhân loại” là thế đó! Quan toà ra lịnh cấm phóng viên & báo chí, không được viết phóng sự phiên toà nầy. Luật pháp XHCN là thế đấy!.

 Ánh Dương trở lại câu chuyện Phiên tòa ly hôn:
- Tôi chợt nhớ ra câu nói của ông Thường vụ Tỉnh ủy, phụ trách Ban Tuyên giáo: “Không phải sự thật nào cũng viết báo” các anh nhớ rõ. Nên tôi biết phải làm gì giữa “bầu trời chính trị ở Việt Nam là một không gian xám xịt”. Nhưng tôi vẫn tò mò vì sao họ phải ly hôn, nên bước vào phòng xử án để dự khán.

- Cô vợ tên Hồng đó! (tôi đổi tên cô ta thành Huyền như để chia xẻ nỗi bất hạnh trước vong linh nàng đã khuất). Cô từ sắc Hồng đã biến thành Huyền là (Đen theo thổ ngữ địa phương) màu tang thương. Số phận Hồng giống như số phận nàng Kiều của thời đại Hồ chí Minh. Trước 30-4-75 gia đình cô là danh gia vọng tộc tại Gò Công, cô tiểu thư (Hoa Khôi) sinh viên Văn Khoa Sài Gòn. Sau 75 thân tàn ma dại, sống vô gia cư, chết vô địa táng. Hồng phải đi lấy chồng nước ngoài, để nuôi những đứa em sau cuộc đổi đời. Cho dù biết rõ người chồng tương lai đang sống như tượng gỗ biết di động, hoàn toàn bất lưc về sinh lý. Vai trò của Hồng ở xứ người không khác gì một bảo mẫu chăm sóc người bệnh tâm thần. Tôi nhìn Hồng đang đứng gần người chồng cứ lắc lư cái đầu, hai tay cà giật của anh ta luôn động đậy. Hai con ngươi trong đôi mắt vô thần liếc xiêng, nhìn xéo, kiểu nầy sang kiểu khác cũng tài tình; khó ai bắt chước được. Trong khi Hồng; bóng dáng một tiểu thư đài các, dầu trải qua cuộc bể dâu nàng vẫn thấp thoáng giới trí thức thượng lưu Sài Gòn xưa. Càng nhìn, càng thấy nàng xinh đẹp. 

Nét đẹp của Hồng không qua nổi cặp mắt tinh đời của cha chồng. Ông biết rằng đứa con tật nguyền của mình, không thể nào thực hiện những cuộc yêu đương, nhưng ông chìu theo ý vợ thuộc giới đại gia. Vì thế, ông lén lút vào phòng con dâu để không hoài của quí mà ông thèm thuồng, khao khát. Còn Hồng phải âm thầm chịu đựng, lo sợ mọi bất trắc của mẹ chồng khi bị phát hiện, thì những biến cố như trời sập sẽ đổ xuống.

Một hôm, người mẹ chồng của Hồng bất ngờ vào phòng con trai, và tận mắt chứng kiến cái cảnh cha chồng nàng dâu trên giuờng, trên bụng trong tư thế đắm đuối không một mảnh vải che thân. Bà đã nỗi cơn điên “sư tử hóng”, quyết không bao giờ để cảnh nầy tái diễn. Phiên toà xử vụ ly hôn lần đó, nguyên cáo là của bà mẹ chồng Hồng. Một là để cắt đứt mối quan hệ loạn luân của cha chồng nàng dâu, hai là đuổi cổ Hồng về Việt Nam mà không phải phân chia tài sản.

- Tôi như thường lệ, lân la đến các trụ sở Toà án để săn tin. Được biết phiên tòa hôm đó, tại địa điểm tiếp giáp với Campuchia, sắp đưa ra xét xử một vụ án “Lây truyền HIV (SIDA) cho người khác” theo điều 117 của Bộ luật hình sự. Đến nơi, tôi tá hỏa vì người đứng trước vành móng ngựa lại là Hồng. Sau khi bị bà mẹ chồng buộc ly dị, cô không dám về quê cũ vì sợ tai tiếng, và ảnh hưởng đến các em mình. Hồng phải lên tận biên giới Miên Việt để hành nghề bán bia ôm, kiêm luôn nghề ôm bán ân tình. Người mua dâm thường là những người bên kia biên giới. Nghề nầy tại đây cũng thất thường, đôi khi túng thiếu, nên thỉnh thoảng Hổng về tỉnh, vào bệnh viên để bán máu kiếm đủ tiền cung cấp nuôi các em.

Một ngày nọ, sau khi xét nghiệm máu, BS đã thông báo cho Hồng biết: Cô đã bị nhiễm HIV. Hồng chán đời! làm kiếp con người của cái thiên đường XHCN/CS. Cô xử dụng cái vốn trời cho của mình, qua dung nhan còn phảng phất nét yêu kiều cô sinh viên “Hoa Khôi” một thời, vẫn còn sức thu hút nhiều người mê mệt, nhưng "lưỡi hái tử thần HIV" chập chờn trước mắt. Hồng bất cần, rồi hời hợt, buông thả: Một chầu nhậu, một tô phở, một cữ cafe cũng ban, thậm chí cho không chỉ vì ông ấy có chức, có quyền nhỏ, lớn ở địa phương, cho xả láng.

Hình minh họa - Internet

Tại phiên tòa, trong phần thẩm vấn, vị hội thẩm nhân dân đặt ra một câu hỏi hết sức ngu ngốc:

- Tại sao bị cáo biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố tình lây nhiễm cho người khác, trong đó có cả đảng viên và cán bộ?

Hồng trả lời không do dự:
- Các ông hãy đi hỏi ông Kark Max, Lenine, Bác Hồ của các ông về cái thiên đường XHCN nầy mới phải, cớ sao hỏi tôi?.

Thế là Hồng bị kết án 3 năm tù. Có lẽ cô cũng không buồn suy nghĩ vì án nầy vẫn còn nhẹ, so với án tử mà chiếc lưỡi hái tử thần chập chờn bên cổ cô bởi triệu chứng căn bịnh SIDA/HIV.

Mấy năm sau tôi về Gò Công. Và được mấy thằng bạn đồng nghiệp mời thiết đãi tôi rất hậu hỹ. Đang cụng chén ly bôi. Nghe xôn xao bên ngoài có đám ma sắp ngang qua. Mấy thằng bạn nhanh nhẩu tỏ ra thạo tin.

- Em ấy chết vì SIDA đó mầy! Hồi trước gia đình giòng họ nàng giàu nhất vùng, điền chủ mà! Sau 30-4-75 chính quyền đánh tư sản mại bản, tước đoạt xí nghiệp, nhà cửa ở Sài Gòn của ông già sạch sành sanh. Ba cô ấy là Nghị viên HĐĐT bắt đi tù lao động chết. Vợ con bị đuổi đi kinh tế mới. Bả chết ở đó. Bỏ lại cô gái đầu ngoài 20 tuổi và 3 em nhỏ. Một giòng họ phú quí, danh giá, bỗng chốc tang thương, khốn cùng. Nghe đâu cô nầy lấy một thằng khùng ở Đài Loan, để có tiền gửi về nuôi những đứa em.

- Tôi thoáng bán tín, bán nghi lao ra xem thử. Tôi bàng hoàng nhìn di ảnh người chết rõ ràng là Hồng. Tôi lặng người một lát lâu. Tôi quay vào bạn nhậu và cụng ly không ngừng, khiến mấy thằng bạn lấy làm ngạc nhiên, chưa từng thấy lần nào tôi uống như hôm nay. Chúng đồng thanh “bái sư” tôn tôi là “Xích Mi Lão Tổ”.

Nguyên Cao ngồi cách xa xa, cố vận dụng thính giác chăm chú lắng nghe. Bỗng bước tới bắt tay xã giao, giới thiệu tên mình và nhập bọn để nghe nốt câu chuyện như “Thần giao cách cảm”.

Ánh Dương như sực nhớ ra điều gì. Lần mò các túi, lấy ra một phong thơ nhỏ của một em gái trạc 16, 17 tuổi đưa vội, thấy dáng buồn rười rượi. Nhờ Dương có dịp đi Mỹ, hoặc có người bạn nào bên ấy; nhờ nhắn tin hộ trên các hệ thống truyền thông. Dương trước khi trao cho Cao khi về Mỹ. Dương mở thư ra đọc những lời tạ từ người tình Văn Khoa võn vẹn mấy dòng: Anh Cao Nguyên Cao yêu quí! “kiếp nầy bởi giặc Hồ chúng ta ly tan”. Xin hẹn anh kiếp sau. Em Phượng Hồng “Áo Tím”. Nghe chưa hết câu Cao lăn đùng, ngất xĩu trên sàn du thuyền. Bọn Ánh Dương sững sốt, ngơ ngác vội đưa Cao đến phòng cấp cứu.@

Trúc Giang
         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét