Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Tàu Cộng Dính Thêm Một Đòn Đau Từ Mỹ Bởi Tội Bóp Nghẹt Dân Chủ Của Hong Kong


Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

TÀU CỘNG DÍNH THÊM MỘT ĐÒN ĐAU TỪ MỸ BỞI TỘI BÓP NGHẸT DÂN CHỦ CỦA HONG KONG
Tran Hung

Hôm qua, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng "Hoa Kỳ đã cấm thị thực cho các thành viên đảng cộng sản Tàu cộng liên quan đến sự cản trở quyền tự trị của Hong Kong".

Đồng thời, Ngoại trưởng Pompeo cũng nói thêm rằng "Tổng thống Trump hứa sẽ trừng phạt các quan chức của đảng cộng sản Tàu cộng, những người chịu trách nhiệm cho việc xóa bỏ các quyền tự do của Hong Kong. Tuyên bố mới nhứt của Bắc Kinh tiếp tục làm suy yếu nhơn quyền và các quyền tự do cơ bản ở Hong Kong bằng cách gây áp lực lên chánh quyền địa phương để bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và không đủ tư cách ứng cử viên dân chủ ủng hộ".

Ông Pompeo kết luận "Hoa Kỳ kêu gọi Tàu cộng tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ của mình trong Tuyên bố chung Trung-Anh - cụ thể là Hong Kong sẽ 'được hưởng quyền tự trị cao' và các quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm các quyền tự do ngôn luận và hội nghị hòa bình sẽ được bảo vệ bởi luật pháp và được các cơ quan quản lý ở Hong Kong tôn trọng".

Trước đó một ngày, vào hôm thứ Năm, theo một báo cáo của Politico, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố thêm một quan hệ đối tác mới với Liên minh châu Âu để mở cuộc đối thoại Mỹ-EU về Tàu cộng. 

Ông Pompeo nói rằng Tàu cộng đã làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong bằng cách tuyên bố chánh quyền của Bắc Kinh về việc giám sát chánh quyền của Hong Kong. Ông Pompeo cũng nói rằng Tàu cộng đã cáo buộc sai trái nhắm vào ít nhứt một thành viên của Hội đồng Lập pháp của Hong Kong và đã chuyển sang đơn phương và tự ý áp đặt luật pháp an ninh quốc gia đối với Hong Kong.

Ngoài những tuyên bố và hành động trên của chánh quyền tổng thống Donald Trump ứng phó với Tàu cộng ở Hong Kong ra thì bên Quốc Hội, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã thông qua một Đạo  luật vào hôm thứ Năm để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người hoặc công ty ủng hộ những nỗ lực hoặc thu lợi từ những nỗ lực của Tàu cộng nhằm tăng cường an ninh ở Hong Kong.

Sau Mỹ thì các quốc gia Phương Tây khác như Anh, Đức,... cũng đồng loạt đứng về phía Hong Kong. Chúc mừng cho Hong Kong vì chánh quyền của tổng thống Donald Trump luôn đồng hành, ủng hộ họ không như thời chánh quyền của Obama chỉ lấy mắt nhìn và mở miệng hô quan ngại khi Phong trào Dù Vàng của Huỳnh Chi Phong bị đàn áp dã man và bản thân Huỳnh Chi Phong cũng phải bị ngồi tù./.

Tran Hung

Mỹ Không Còn Bị Động Và Ngây Thơ Trước Chế Độ Trung Quốc


Cố Vấn An Ninh Robert O'Brien

MỸ KHÔNG CÒN BỊ ĐỘNG VÀ NGÂY THƠ TRƯỚC CHẾ ĐỘ TRUNG QUỐC
Như Ngọc

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray trong hai ngày qua đã nhấn mạnh về mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra. Cả hai quan chức cấp cao này đã cung cấp một cái nhìn khái quát về những nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump trong việc đối phó với chế độ Bắc Kinh. 

Trong bài phát biểu với một nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp tại bang Arizona, ông O’Brien cho biết Mỹ sẽ không còn bị động trong việc đối phó với Trung Quốc và nói thêm rằng phát biểu này của ông sẽ là khởi đầu cho một loạt các bài phát biểu khác thách thức Trung Quốc trong vài tuần tới.

Ông O’Brien tiết lộ rằng Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng Chưởng lý William Barr, cũng như các quan chức cấp cao khác trong chính quyền Trump dự kiến cũng sẽ phát biểu về chủ đề Trung Quốc.

Những ngày tháng người Mỹ bị động và ngây thơ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kết thúc”, ông O’Brien nói hôm 24/6 tại Phoenix, thủ phủ của bang Arizona.

Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump cuối cùng đã thức tỉnh trước mối đe dọa từ những hành động của ĐCSTQ và mối đe dọa mà họ đặt ra đối với lối sống tuyệt vời của chúng ta”, ông O’Brien nói.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump cho rằng Mỹ đã chào đón Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 với “nhiều nhượng bộ và đặc quyền thương mại to lớn”, trong khi lại hạ thấp “những vi phạm nhân quyền thô bạo của Trung Quốc” và chuyển hướng sang “phớt lờ hành vi đánh cắp công nghệ diện rộng của Trung Quốc mà đã lấy đi những phần cốt yếu nhất trong toàn bộ các thành phần của nền kinh tế Mỹ”.

Khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn và mạnh mẽ hơn, chúng ta đã tin rằng ĐCSTQ sẽ tự do hóa để đáp ứng khát vọng dân chủ ngày càng gia tăng của người dân. Đây là ý tưởng tinh túy, táo bạo. Ý tưởng này được hình thành do tư duy lạc quan thiên bẩm của chúng ta và cũng do kinh nghiệm về chiến thắng của ta trước cộng sản Liên Xô. Thật không may, ý tưởng này lại hóa ra là rất ngây thơ”, ông O’Brien nói.

Ông O’Brien đã đề xuất một danh sách các hoạt động của Trung Quốc mà ông nói rằng chúng không chỉ nhằm đàn áp người dân trong nước, mà còn gây ảnh hưởng tới dân Mỹ. Ông cũng chỉ rõ rằng không phải ông đang tấn công người dân Trung Quốc mà là nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Giám Độc FBI Wray

Trong khi đó, Giám đốc FBI Wray tiết lộ rằng Cục Điều tra Liên bang hiện tại đang tiến hành hơn 2.000 cuộc điều tra mà truy dấu nguồn gốc tới ĐCSTQ. Ông nói với kênh Fox News hôm 24/6 rằng trong thập kỷ qua các vụ điều tra gián điệp kinh tế liên quan tới chế độ Trung Quốc đã tăng gần 1.300%.

Ông Wray cũng cáo buộc ĐCSTQ đang nỗ lực can thiệp vào chính trị Mỹ và gián điệp các công ty Fortune 100 – top 100 công ty Mỹ hàng đầu xếp theo số lượng lao động.

Không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa rộng lớn và toàn diện đối với sự sáng tạo, an ninh kinh tế và các ý tưởng dân chủ của nước Mỹ hơn Trung Quốc đang làm”, ông Wray nói với Fox News.

Giám đốc Wray cũng nói rằng “bây giờ sau mỗi 10 giờ, FBI lại mở một cuộc điều tra phản gián mới liên quan tới Trung Quốc”.

Trao đổi với The Epoch Times mới đây, chuyên gia về Trung Quốc, ông Gordon Chang cho rằng nhận thức của Mỹ về Trung Quốc cuối cùng cũng “đang trở nên thực thế hơn”.

Họ đang bắt đầu hiểu được thách thức cơ bản mà Bắc Kinh đặt ra cho xã hội Mỹ”, ông Gordon Chang nói.

Ông Peter Huessy, chủ tịch GeoStrategic Analysis, công ty tư vấn quốc phòng và an ninh quốc gia nói với The Epoch Times rằng chính quyền Trump là chính quyền Mỹ đầu tiên từ trước tới nay nghiêm túc xem xét mức độ đe dọa từ ĐCSTQ.

Như Ngọc - TriThucVN
(Theo The Epoch Times)

Bí Mật Sức Mạnh Thủy Quân Tây Sơn Của 'Hoàng Đế Biển Cả' Quang Trung


Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

BÍ MẬT SỨC MẠNH THỦY QUÂN TÂY SƠN CỦA 'HOÀNG ĐỀ BIỂN CẢ' QUANG TRUNG  (P. 1)
Tĩnh Thủy 


Có bài thơ rằng: 
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu) 
Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa? 
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng. 
Thủy quân Tây Sơn tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc khám phá những câu chuyện chưa từng kể xung quanh hạm đội Tây Sơn và Đô đốc Quang Trung Nguyễn Huệ. 
Kể từ khi Hải tặc Viking xuất hiện khuấy đảo thế giới bằng các hải đoàn hùng mạnh đã đánh dấu cho sự ra đời của một lực lượng khó đối phó nhất trên thế giới: Cướp biển. Nạn cướp này đã hoành hành khắp nơi trên thế giới và lên thành đỉnh điểm từ thế kỷ 18, song song với công cuộc khai phá và thực dân hóa của các đế quốc hàng hải Âu châu khi mà thương mại đường biển phát triển nhộn nhịp.
Với vị trí nằm trên hải lộ quốc tế “con đường gia vị” huyền thoại, Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đó cũng là một trong những lý do chứng kiến cho sự ra đời của một hoàng đế lẫy lừng, cũng là một chúa tể hải tặc khét tiếng châu Á suốt một thời gian dài: Quang Trung Nguyễn Huệ. Thậm chí ngay cả khi nhà Tây Sơn đã mất, thì các thủ hạ của ông vẫn còn làm khiếp sợ tất cả các quốc gia châu Á với những tập đoàn cướp biển hùng mạnh do mình tạo nên.

Xây dựng hải quân làm xương sống

Không giống các vị hoàng đế truyền thống khác của Việt Nam chỉ xây dựng lục quân mà ít chú ý hải quân, Nguyễn Huệ xây dựng quân đội lấy hải quân làm xương sống. Tư duy của ông quả thật đi trước thời đại rất xa, khi mà chỉ đến thế kỷ 20 ta mới thấy một lực lượng hải quân xưng bá thế giới như quân đội Mỹ. Hãy tìm hiểu xem cách Nguyễn Huệ xây dựng hải quân như thế nào.
Lợi thế địa lý, dân cư
Các tỉnh Trung Bộ Việt Nam với địa hình bờ biển dài và hẹp chính là được trời phú cho sự phát triển của kinh tế biển và dĩ nhiên là lực lượng hải quân. Các dân tộc sống cạnh biển này là nguồn cung cấp quân lực tuyệt vời cho hải quân. Quân Chăm Pa trong suốt lịch sử của mình hầu như chủ yếu tất công Đại Việt bằng hải quân và có nhiều lần đã thành công, điển hình là lần tiến quân vào tận Thăng Long vào đời nhà Trần do Chế Bồng Nga chỉ huy.
Là một lực lượng quật khởi từ miền Trung, nhà Tây Sơn tuyệt đối hiểu rõ tầm quan trọng của quân chủng này nên đã ra sức đầu tư xây dựng nó lớn mạnh, vừa để tăng sức cơ động, vừa chống lại thủy quân của hai nhà Trịnh, Nguyễn. Các hải cảng nước sâu, dân chúng thạo nghề biển cũng như việc giao thương quốc tế thịnh vượng ngay trên hải lộ nổi tiếng “Con đường gia vị” đã từng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nước Chăm Pa khi xưa phồn thịnh một thời.
Trong “Vương quốc Champa, địa dư, dân cư và lịch sử”, P-B Lafont nhận xét rằng:
“Phải nói rằng ngành thương mại hàng hải đã đem lại cho Champa một nguồn tư lợi vô cùng lớn lao, bởi vì các tàu bè quốc tế phải dừng chân tại bờ bể của vương quốc này để tiếp tế lương thực và nhất là Champa có nhiều hải cảng nổi tiếng như Turan (Ðà Nẵng hiện nay), Kam-ran (Cam Ranh), Sri Banoy (hải cảng của Vijayapura trong vịnh Qui Nhơn hiện nay), Malithit (Phan Thiết)… Và các vị vua đầu tiên của Champa đã từng hưởng nền trù phú của ngành thương mại này là triều đại của Indrapura (Ðồng Dương) mà các tư liệu khảo cổ học đã từng chứng minh.
Kể từ đó, Champa trở thành một quốc gia hùng mạnh về ngành hàng hải. Năm 1177, hạm đội Champa đã chuyên chở nguyên đoàn quân của mình để đánh phá Angkor và vào năm 1203, có hơn hai trăm chiếc tàu buồm đã tháp tùng vị vua Champa đóng đô ở Vijaya để vượt biên lánh nạn (Việt Sử Lược III). Lực lượng hàng hải này cấu thành những đơn vị hải quân đã giúp vương quốc Champa gia tăng mạnh mẽ ngành trao đổi thương mại của mình với Trung Hoa, Ấn Ðộ và các nước Trung Ðông chuyên về nghề buôn bán các sản phẩm”. 
Đến khi nhà Tây Sơn quật khởi, với nhãn quan quân sự xuất sắc của mình, Nguyễn Huệ chắc chắn phải tận dụng những lợi điểm này để phát triển quân lực Tây Sơn. Lực lượng của ông có nhiều nét tương đồng với đoàn hùng binh của Chế Bồng Nga khi xưa. Điều này cũng không có gì lạ khi mà một trong những nữ tướng quân đầu tiên của quân Tây Sơn lại là nữ vương Chăm Pa, tục gọi bà chúa Hỏa. Đây là kết quả của một kế sách khôn khéo của anh em Tây Sơn và vai trò đắc lực của Nguyễn Lữ, lúc bấy giờ là đệ tử theo Bà Chúa Hỏa tu theo Minh Giáo (thờ Lửa) và rất có uy tín với sắc dân Chăm Pa. Đó cũng là nền tảng để sau này Nguyễn Huệ phát triển hải quân Tây Sơn.
Sử chép, một bộ phận người Chăm tại trấn Thuận Thành (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) do Kế Pù Tá đứng đầu ủng hộ và tham gia phong trào Tây Sơn từ rất sớm thì ở một địa bàn khác là động Thạch Thành (nay thuộc huyện Sơn Hòa và Sơn Thành, tỉnh Phú Yên) bà chúa Hỏa cũng đem toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân khi anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Nhờ được sự hỗ trợ của bà chúa Hỏa, năm Quý Tị (1773) quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Yên tạo thế ỷ dốc làm bàn đạp mở rộng địa bàn kiểm soát ra các phủ Bình Khang, Diên Khánh, Bình Thuận.
Tượng vua Quang Trung (ảnh: Wikipedia).

Kỹ thuật đóng thuyền và kỹ năng hải chiến kiểu bầy sói

Mặt dù thất bại trước Đại Việt trong các trận quyết chiến chiến lược khiến mất đi quốc gia của chính mình nhưng thủy quân Chăm Pa là các đối thủ khó chịu nhất trên biển cả ở vùng Đông Nam Á. Họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm và có những chiến tích kiêu hùng cả nghìn năm lịch sử. Thêm vào đó là công nghệ đóng thuyền thật sự đạt đến đỉnh cao vừa đáp ứng cho chiến trận cũng như cho giao thương kinh tế. Sau này khi thuộc về Đàng Trong của chúa Nguyễn thì họ chính là trụ cột đem lại sức mạnh cho thủy quân nhà Nguyễn thuở ban đầu.
John Barrow trong tác phẩm Một Chuyến Du Hành đến Đàng Trong (A Voyage to Cochinchina) xuất bản tại London năm 1806 đã ghi chép về chuyến đi của phái đoàn Anh đến Đà Nẵng năm 1792 với những chi tiết mắt thấy tai nghe của họ như sau:
“Ngành nghệ thuật độc đáo của người Đàng Trong có thể coi là tuyệt vời vào thời buổi hôm nay là kỹ thuật đóng tàu mà không tuỳ thuộc chút nào vào phẩm chất và tầm cỡ của loại gỗ dùng trong mục tiêu đó. Những chiếc thuyền chèo tay để đi chơi quả là khéo léo. Những con tàu đó, dài từ 50 đến 80 feet (15 đến 24 mét), lắm khi chỉ độc có năm mảnh ván ghép lại, mỗi thanh dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia, cạnh ghép bằng mộng, gắn khít khao chặt chẽ bằng chốt gỗ, buộc với nhau bằng lạt tre chứ không cần phải có sườn hay khung gỗ nào khác. Mũi và đuôi thuyền ngỏng lên khá cao, chạm khắc thành những thuỷ quái hình rồng, thuồng luồng, trang tri bằng sơn hay thếp vàng”. 
Kỹ năng hải chiến của người Đàng Trong thừa hưởng từ Chăm Pa cổ vốn có lịch sử hàng ngàn năm giao chiến trên biển. Một số tài liệu ghi chép cho rằng: “Về kỹ thuật, người Chiêm Thành đã biết dùng thuyền nhẹ dàn thành thế trận tấn công những tàu buôn từ lâu. Người Chăm có một đội hải thuyền hùng hậu và những thủy thủ can trường thường liều mạng xông xáo trên biển cả để buôn bán và chiến đấu. Kiểu mẫu tàu chiến của người Chăm có hình dáng tương tự như của thuyền vùng Nam Dương mà hiện nay chúng ta còn thấy dấu vết để lại nơi các thuyền trạm trổ mỹ thuật của người Thái Lan trong những cuộc đua thuyền. Theo những hình ảnh mà người Âu Châu vẽ lại về chiến thuyền của Đàng Trong, đó là một loại thuyền chèo tay, mũi ngẩng cao, trạm trổ và trang trí hoa văn kỳ dị, thân thon và dài đủ biết có thể lướt sóng với tốc độ cao. Để gia tăng sức chịu đựng khi đụng vào nhau, mũi thuyền dùng trong chiến đấu thường ghép thêm những thanh gỗ chéo vẫn còn thấy ở các thuyền nơi cửa sông vùng Quảng Đông. 
Do ảnh hưởng của văn minh hải đảo Malaysia, thủy thủ vùng Đông Nam Á nói chung và thủy thủy người Chiêm Thành nói riêng có thể ra khỏi bờ bể hàng ngàn dặm chẳng cần hải bàn hay hải đồ, chỉ dựa theo màu sắc của những đám mây, màu nước biển và độ sóng, giương buồm nương theo sức gió và nhìn sao để lấy hướng.
Chỉ cần tìm hiểu các loài chim biển và rong biển họ gặp, người Chăm có thể nhận biết những hòn đảo còn cách xa đến 30 dặm và kiến thức về biển cả được truyền miệng từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Phương thức và kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng rất độc đáo và người Việt chúng ta đã kế thừa khá nhiều truyền thống của họ. Những con số chúng ta còn ghi nhận được cho thấy tốc độ đóng thuyền rất đáng kể cho thấy vào thời kỳ này miền Nam Việt Nam có những phát triển kỹ thuật đáng kể mà nhiều điều đến nay vẫn chưa khám phá hết”. 
Vì tư duy chiến thuật khác nhau mà kỹ năng hải chiến và chiến thuật sẽ khác nhau. Các loại tàu chiến của Trung Hoa thường có nhiều đại pháo và to lớn, chở nhiều quân nhưng thiếu linh hoạt và khó xoay trở vì vậy chỉ phù hợp tác chiến ngoài biển theo chiến dịch lớn. Nhưng địa hình chiến đấu ở miền Đông Nam Á lại khác, nó đòi hỏi những đội tàu với nhiều kích thước khác nhau như thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.
Đây cũng là gần giống với mô hình hải quân hiện đại ngày nay. Khi tháo chạy có thể tỏa ra ngàn hướng rất khó bị tổn thất, khi tập trung đông lại thì lên đến hàng ngàn thuyền với sức xung kích khổng lồ. Đúng nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” hay chiến thuật bầy sói của kỵ binh Mông Cổ xưa, có thể coi đây là một bầy sói biển. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn lại nổi tiếng đến như thế, phù hợp với phong cách dùng binh của Nguyễn Huệ thần tốc, bất ngờ, áp đảo, tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh.

Hạm đội hải quân mạnh nhất biển Đông

Vào thế kỷ 18, ngoài các nước châu Âu đã hình thành những hạm đội hải quân nước xanh viễn dương nối tiếng khắp thế giới thì châu Á, đặc biệt Đông Nam Á vẫn chưa có một lực lượng hải quân đúng nghĩa. Nhưng ngay cả với một lực lượng hải quân hùng mạnh của các nước Âu Mỹ thời đó, vẫn có một lực lượng mà họ không thể xem thường, nhất là ở vùng biển Đông. Đó chính là hải tặc.
Thời Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan thì họ chính là một đội quân khét tiếng hoành hành khắp dải bờ biển từ Nhật Bản đến toàn bộ Đông Nam Á mà các chính quyền địa phương hầu như bó tay. Sau này Trung Quốc đến thời Khang Hy đã dẹp loạn được Trịnh Thành Công và bình định Đài Loan nhưng qua đến thời Càn Long thì cướp biển lại lục tục ngóc đầu dậy, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á và phía Nam Trung Hoa. Tuy nhiên họ lúc này chỉ hoạt động lẻ tẻ vì sau họ Trịnh thì dường như chưa có ai đủ uy tín để thống lĩnh cướp biển thành một lực lượng mạnh mẽ một lần nữa. Nhưng ông trời lại cho họ một cơ hội quật khởi lần nữa đến từ…. Nguyễn Huệ.
Xuất hiện như một ngôi sao sáng nhất về năng lực quân sự của nhà Tây Sơn, khả năng thiên phú về thống lãnh hải quân và các chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ tầm cỡ là một cơ duyên khiến cho hải tặc biển Đông và nhà Tây Sơn nên duyên để tạo ra lực lượng hải quân vô cùng đáng sợ.
Mô hình thuyền Định Quốc của thủy quân Tây Sơn, Bảo tàng Tây Sơn – Bình Định (ảnh: Wikipedia).
Công nghệ đóng tàu chiến và năng lực sản xuất lớn
Nhà Tây Sơn thừa hưởng công nghệ đóng tàu của Đàng Trong và đầu tư phát triển hạm đội của riêng mình khá dễ dàng. Lực lượng của họ quả thực rất đáng kể khi mà vừa thu dụng tàu thuyền của Hải tặc vừa nâng cấp và triển khai đóng mới. Việc này là một chiến lược khôn ngoan vì tàu hải tặc sẽ đủ để đáp ứng về số lượng, và việc đầu tư nâng cấp diễn ra sau khi hạm đội thành lập sẽ dễ thở hơn là xây mới từ đầu.
“Bất kể đến sự thất bại chung cuộc của cuộc khởi nghĩa và các nỗ lực của hải tặc nhân danh nó, sự bảo trợ của Tây Sơn đã là một ân sủng lớn lao cho giới hải tặc. Các chiếc tàu Việt Nam, với các cột buồm cao hơn 80 bộ Anh (feet) và các cạnh sườn được bảo bọc bằng các lớp da bò và lưới, thì lớn hơn và bền chắc hơn bất cứ chiếc thuyền nào mà hải tặc có thể tự mình kiếm được. Với đại bác cân nặng tới 4.000 cân Á Châu (catties), chúng cũng được vũ trang mạnh hơn nhiều” (Dian.H.Murray). 
Vũ Khí và trang bị hiện đại
Hải quân vươn lên thành chủ lực trong thế kỷ 18 cùng với sự áp dụng phổ biến của thuốc súng và các vũ khí nóng. Khi chưa có súng thần công, đại bác, thuyền bè phần lớn chỉ dùng như một phương tiện di chuyển cũng chẳng khác gì con ngựa của dân du mục, không thể nào làm nên chuyện lớn nếu không có cánh cung đi kèm. Vì thế mà suốt nghìn năm trước đó chỉ có kỵ binh là binh chủng xưng bá trên thế giới.
Khi hải quân phát triển, chiến thuyền vừa là một phương tiện di chuyển, vừa là phương tiện tấn công lại cũng là một cái nhà nổi mà sinh mạng của thủy thủy gắn liền với con tàu. Chính vì thế, việc bảo vệ con thuyền, sống chết với nó đã thành một truyền thống của hải quân. Hải quân hùng mạnh hay không chính là nhìn vào trang bị. Và nhà Tây Sơn với tầm nhìn ưu tiên hải quân đã trang bị cho quân chủng này mạnh tay nhất thời bấy giờ.
Theo như Chaigneau, một sĩ quan hải quân của Pháp được Giám Mục Bá Đa Lộc tuyển mộ để giúp Nguyễn Ánh thì: “Trước khi thấy được thủy quân địch, tôi đã coi thường lực lượng này nhưng nay tôi đoan chắc với ông rằng đó là lầm lạc, quân Tây Sơn đã có những chiến hạm trang bị 50 và 60 đại bác”.
Và theo một sĩ quan khác của nhà Nguyễn thì: “Hạm đội do Vũ Văn Dũng chỉ huy thì lực lượng của ông ta bao gồm 673 chiến thuyền lớn nhỏ, trong số đó có những tàu trang bị đại bác với một thủy thủ đoàn đông hơn những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có. Lực lượng Tây Sơn có đến 9 chiến hạm lớn (vaisseaux), trang bị 60 khẩu đại bác nặng 24 cân Anh (livres) và thủy thủ đoàn 700 người, 5 chiến hạm trang bị 50 đại bác nặng 24 cân Anh, thủy thủ đoàn 600 người và 40 chiếc trang bị 16 đại bác nặng 12 cân Anh và thủy thủ đoàn 200 người. 
Như vậy chỉ tính 54 chiến thuyền cỡ lớn này người ta đã thấy lực lượng lên tới 17.300 quân và 1430 đại bác. Về thuyền cỡ trung và cỡ nhỏ, cũng theo các giáo sĩ Tây Phương thì Vũ Văn Dũng có dưới tay 93 chiếc trung bình trang bị 1 đại bác 36 cân Anh và 150 thủy thủ, 300 xuồng (chaloupes canonnieres) mỗi chiếc 50 thủy thủ và 100 chiếc ghe mỗi chiếc 70 thủy thủ. Tất cả tổng cộng 35.950 người và 17.300 quân trên các thuyền lớn cho thấy dưới quyền Vũ Văn Dũng chỉ huy lên đến 53,250 người”.
Lực lượng thủy thủ tinh nhuệ đủ đông để phục vụ hạm đội
Nếu như tàu bè và súng ống có thể dùng tiền để mua thì điều còn lại là lực lượng thủy thủ tinh nhuệ là một điều rất khó để có được trong thời gian ngắn vì binh lính hải quân muốn tinh thông hải chiến thì không phải trong vài năm mà có được. Nó đòi hỏi một hệ thống huấn luyện bài bản và đặc biệt là phải kinh qua nhiều trận chiến.
Chính vì lý do đó mà một quốc gia muốn có hải quân mạnh phải trải qua mấy chục thậm chí trăm năm mà đôi khi còn chưa đủ kinh nghiệm. Nhưng Nguyễn Huệ đã giải quyết vấn đề trên theo một cách mà trước ông và cả sau ông cũng chưa từng có ai thực hiện thành công. Chính là dùng hải tặc để xây dựng hải quân. Vì vậy hải tặc với kỹ năng chiến đấu trên thuyền điêu luyện qua các cuộc chiến lớn nhỏ liên miên chính là nguồn cung dồi dào nhất cho hải quân Tây Sơn. Theo các ghi chép còn lại như vào thời đó, quy mô của hạm đội Tây Sơn là rất lớn.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy - ĐKN

Chàng Trai Gốc Việt Đạt Thủ Khoa Bậc Trung Học Ở Mỹ


John Cao trong ngày tốt nghiệp (ảnh: chụp từ báo Người Việt).

CHÀNG TRAI GỐC VIỆT ĐẠT THỦ KHOA BẬC TRUNG HỌC TẠI MỸ - HOÀN THÀNH BÀI VỠ MỖI NGÀY TẠI LỚP
Băng Thanh


John Cao là một trong hai thủ khoa của trường trung học La Quinta ở thành phố Westminster, tiểu bang California. Trước khi vào trung học, John đã tự đặt ra mục tiêu là phải tốt nghiệp thủ khoa. Mục tiêu giờ đây đã thành hiện thực, khi John kết thúc bậc trung học với thành tích đáng “gờm”: Bằng khen học sinh AP xuất sắc Quốc Gia; Học sinh đạt điểm tối đa kỳ thi toán California và được nhận học bổng Học sinh giỏi toàn nước Mỹ.
Từng sống ở Úc 18 năm trước khi cùng gia đình sang Mỹ định cư đến nay được 10 năm, John là con trai thứ ba. Anh chị và em trai của John đều sinh trưởng tại Úc.
Gọi cậu con trai cưng là “hắn”, chị Oanh Pham, mẹ của John chia sẻ: “Về tới nhà là hắn ăn, xong lăn quay ra ngủ. Có khi 1-2 giờ sáng thức giấc, tôi thấy ‘hắn’ đang… ngồi học bài. Tôi và ông xã phải ‘canh chừng’ hắn dữ lắm. Có lần tôi nói với John, hay là để mẹ cho con học thêm ở nhà, có người tới dạy nha. John trả lời: ‘Ồ, sao mẹ lại phải bỏ tiền ra để có người đến… canh chừng con? Con tự học được mà!’”.
Giải thích về giờ giấc “bất bình thường” của mình, John cho biết: “Dạ, con hoàn thành bài vở mỗi ngày từ trong lớp, trên trường, kể cả bài tập ở nhà con cũng làm lúc trước giờ chơi nhạc, hoặc sau đó, khi chờ mẹ con tới đón. Con nghĩ môi trường tốt nhất để con học là ở trong lớp, vì ở đó có bạn bè, thầy cô giáo”.
Mẹ của John cho biết, chị chỉ phải theo sát việc học của John ở bậc tiểu học. Lên bậc trung học, cậu bé có tính tự giác rất cao: “Canh chừng là chuyện của bố mẹ do lo cho con, chứ thật ra vợ chồng tôi chưa phải nhắc nhở ‘hắn’ điều gì”.
“Mà thật vậy, từ nhỏ, ‘hắn’ đã biết cách sắp xếp thời khóa biểu. Chưa bao giờ John phải dự buổi học thêm nào, phần lớn cháu tự học online, hoặc mua sách về rồi nghiên cứu”, chị chia sẻ.
Theo chị Oanh, ưu điểm của John là luôn lên kế hoạch cho điều mình mong muốn và sẽ thực hiện tốt điều đó.
“Vợ chồng tôi luôn theo sát chuyện học hành của con từ nhỏ, cố gắng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để con vào được trường giỏi, hoặc tham gia các kỳ thi, nên các cháu không ngỡ ngàng khi chuyển từ bậc tiểu học lên bậc trung học. Hy vọng khi lên đại học, cháu cũng tự tin như thế”, chị Oanh cho biết.
Ngoài việc học ra, ở trường trung học La Quinta, John còn tham gia Ban Trống Mùa Đông, Câu Lạc Bộ Hòa Nhạc và Toán. John cho biết, ban nhạc trong trường gồm 100 học sinh, riêng ban trống có 30-40 học sinh. Kỷ niệm thời trung học đáng nhớ nhất của em là được tham dự các cuộc thi tài năng của học sinh trong nhà trường.
John kể: “Về đến nhà con không phải làm gì, nhưng thỉnh thoảng con thức dậy sớm để học. Ngoài giờ trong lớp, mỗi tuần con chỉ có 6 tiếng học ở nhà, trong khi con có tới 12 tiếng chơi ban nhạc”.
Vào mùa thu này, John sẽ bắt đầu năm thứ nhất tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA), ngành Hóa Học. Mục tiêu của em là trở thành bác sĩ gây mê.
Theo Đoan Trang/Người Việt
Băng Thanh biên tập - ĐKN

Lụa Tơ Sen Ở Myanmar



LỤA TƠ SEN Ở MYANMAR
BẠN CÓ KHI NÀO NGHE LỤA TƠ SEN CHƯA?
Sưu tầm

Theo sự hiểu biết của tôi, lụa được dệt từ tơ của con tằm, len từ lông cừu, ..cũng như vải dệt từ bông vải, hoặc những loại sợi nhân tạo như Polyester, Elastane, Polymide, Viscose,.. Khi qua Trung Quốc, đến Trường Sa ở Hồ Nam, chúng tôi được đưa đi tham quan một cơ sở sản xuất vải làm từ tre, nghe rất lạ nhưng loại vải này rất tốt, tôi có mua qua một số khăn lau mặt và khăn tắm, chúng rất bền tốt và nhất là rất dễ rửa sạch. Cũng có nghe qua vùng Cao Bằng nước ta, người dân tộc Mông trắng có dệt vải làm từ sợi cây Lanh.

Hôm nay xem "Việt Thảo in Myanmar" tập 9, một bất ngờ mới biết là ở Myanmar, họ dệt lụa từ sợi tơ của "cây Sen". Tôi mới biết, mới nghe và mới thấy chứ còn không có lẽ tôi không tin. Tôi sẽ post video cho các bạn xem và bây giờ thì thử tìm hiểu đôi chút về nó nhé:

BẠN CÓ KHI NÀO NGHE LỤA TƠ SEN CHƯA?

Đúng rồi là lụa từ tơ sen chứ không phải loại lụa tơ tằm mà chúng từng biết.Lụa tơ sen là loại lụa độc đáo trên thế giới, những sợi tơ được lấy từ trong cuống của mỗi bông sen được kéo ra, se lại và dệt. Tên tuổi của lụa tơ sen đã vượt ra khỏi quê hương Myanmar của chúng.


Loại lụa chỉ được dệt duy nhất ở ngôi làng In Paw Khon trên hồ Inle (Heho, Myanmar) này không chỉ là một sản phẩm thương mại đắt giá, mà còn giúp thu hút rất đông khách du lịch tới đây bất kể mùa nào.

In Paw Khon là ngôi làng độc đáo, với những căn nhà sàn nổi trên hồ. Đi thuyền từ ngoài hồ, qua con lạch nhỏ đầy bùn dẫn vào làng, nếu tắt máy thuyền, có thể nghe thấy tiếng thoi dệt lách cách rộn rã từ xa. Những ngôi nhà gỗ nổi trên mặt nước cao hai tầng, thậm chí ba tầng, mỗi tầng là một khu sản xuất riêng biệt nối với nhau. Ấn tượng xấu là con lạch dẫn thuyền đầy bùn, nhưng khi vào trong làng, ai nấy mới hiểu, bùn đó dành cho những đầm sen trắng thơm ngát giữa làng, nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho những tấm lụa sen. 


Mặc dù nhiều gia đình trong làng có trồng sen nguyên liệu cho nghề dệt lụa, tuy nhiên mùa sen chỉ kéo dài vài tháng trong năm, trong khi nhu cầu tơ sen của những xưởng dệt rất cao, cho nên mỗi ngày, hàng đoàn thuyền chở cọng sen từ nhiều nơi đổ đến In Paw Khon.

Nghề dệt lụa ở In Paw Khon đã có lịch sử tới 100 năm. Ban đầu, dân làng dệt vải từ sợi bông, sau đó chuyển sang lụa tơ tằm, và rồi tới lụa sen. Cho tới nay, In Paw Khon là ngôi làng duy nhất trên thế giới có nghề dệt lụa từ tơ sen độc đáo này.

Mỗi một hộ làm nghề này tạo ra việc làm cho hàng chục, có khi hàng trăm nhân công lao động qua các khâu hái sen, tách tơ, se sợi, dệt vải, nhuộm và cắt may. 


Hầu hết các sản phẩm lụa trong làng đều được dệt ra từ sợi tơ của sen trắng. Một số nhà dệt tơ từ hoa súng nhưng không bền bằng sen. Sen trồng ở vùng nước càng sâu, cọng càng dài, càng nhiều tơ và sợi tơ cũng bền hơn. Cọng sen sau khi được hái về, sẽ được cắt thành nhiều đoạn ngắn chừng 3-4cm. Người thợ khéo léo dùng tay kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. Quy trình này lặp đi lặp lại khoảng ba lần để sợi tơ đủ dày. Những sợi tơ của các cọng sen sau đó được quấn tiếp vào sợi tơ trước, và cứ thế cho đến khi cọng sen hết nhẵn tơ. Tơ sau khi rút xong được bỏ vào một cái bát lớn và quấn vào một con suốt lớn Cuộn tơ này đã sẵn sàng để được nhuộm, dệt và cắt may…

Tất cả các cọng sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu không cọng bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn. Người thợ lành nghề có thể một lúc cắt và tách khoảng 4-5 cọng sen để lấy tơ. 


Điều đặc biệt là hầu hết những người tách sợi sen là đàn ông, trong khi những người làm công việc quay tơ se sợi lại là phụ nữ lớn tuổi. Khung cửi quay tơ được thiết kế đặc biệt để người phụ nữ không để lộ bàn chân của mình trước bất kỳ người nào đối diện, bởi theo người làng, việc chìa bàn chân ra trước mặt người khác là rất thô lỗ.

Những phụ nữ lớn tuổi này thường là chuyên gia trong nghề dệt cửi. Ban đầu, bao giờ họ cũng khởi nghiệp bằng nghề dệt vải bông, sau đó đến lụa tơ tằm, và cuối cùng mới đến lụa sen. Người thợ dệt có thể ngồi khung cửi cho đến khi đã rất cao tuổi, và trước khi bà qua đời, tất cả những kỹ thuật đặc biệt, ngón nghề sẽ được truyền lại cho những phụ nữ khác trong làng để giữ nghề. Đó là một nét đặc biệt trong truyền thống của nghề dệt lụa sen ở In Paw Khon


Du khách đến In Paw Khon có thể ngạc nhiên bởi không hề thấy một nong tằm hay một cây dâu nào, những dân làng vẫn dệt lụa tơ tằm. Điều này xuất phát từ việc người Myanmar theo đạo Phật và kiêng sát sinh, vì thế họ không thể thả kén tằm vào nước sôi để tách lấy sợi tơ như nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống ở tất cả những nơi khác. Người In Paw Khon nhập tơ tằm đã tách sẵn từ Trung Quốc hoặc Thái-lan về và hoàn thành những khâu cuối là dệt và may…

Lụa tơ sen không được nhuộm nhiều mà thường hay để màu mộc, gồm hai màu ngà vàng và nâu. Khăn, áo… từ lụa tơ sen thường không mịn, nhẵn và đẹp mắt như lụa tơ tằm, nhưng khá nhẹ và xốp.

Phần lớn các sản phẩm từ lụa tơ tằm hay lụa sen của In Paw Khon là khăn quàng cổ, khăn che tóc, longi (một loại trang phục truyền thống của người Myanmar, giống như váy quấn, dài đến mắt cá chân, dành cho cả đàn ông và phụ nữ). 


Đối với các sản phẩm từ lụa sen, do làm thủ công hoàn toàn, mất nhiều công sức, cho nên giá khá cao, thường gấp từ 7-10 lần so với sản phẩm tương tự làm từ lụa tơ tằm. Một chiếc khăn quàng cổ khổ nhỏ từ lụa sen hoàn toàn có giá khoảng từ 75-100 USD. Do giá khá cao cho nên số lượng sản phẩm từ tơ sen hoàn toàn không nhiều, mà phần lớn là tơ sen được dệt chung với tơ tằm. Nhiều chiếc khăn từ tơ sen được người dân Myanmar bỏ tiền ra mua để dâng lên Phật trong những dịp đặc biệt.

Những xưởng dệt ở In Paw Khon được thiết kế khép kín, giống như một khu du lịch nho nhỏ. Khách đến được mời lên tham quan từ xưởng tách tơ sen đến xưởng dệt, ngắm đầm sen trắng muốt đung đưa trong nắng, và được chiêm ngưỡng những sản phẩm dệt từ tơ sen qua lời thuyết minh trau chuốt của cô gái Myanmar xinh xắn quấn Longi “nhà trồng được”. Nhiều xưởng còn có góc cà phê, cây cảnh để khách nghỉ chân thư giãn… 


Lụa tơ sen hiện nay đang được giữ gìn và phát triển khá tốt ở In Paw Khon. Chính nghề dệt lụa độc đáo này đang góp phần thu hút ngày càng đông khách du lịch từ khắp nơi đến với ngôi làng nhỏ trên hồ này để tận mắt ngắm nhìn, nghe và tự tay chạm vào loại lụa độc nhất vô nhị trên thế giới này./.

Sưu tầm
(Không biết tác giả)

Xin mời quý vị xem video



Bài Thơ Không Đề




Thương

 


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Tự Truyện Của Tím

GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy Cô, quý Đồng Môn và Thân Hữu: 
Truyện ngắn TỰ TRUYỆN CỦA TÍM, tác giả Điệp Mỷ Linh (chia sẻ). Nhà văn Điệp Mỹ Linh là cựu nữ sinh trường trung học Võ Tánh Nha Trang. Hiện đang định cư tại Houston, Texas, USA.  
Là một trong những nhà văn tên tuổi, bắt đầu viết văn từ năm 1961. Đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị. Được rất nhiều độc giả ở hải ngoại và quốc nội mến mộ. 
Xin mời quý vị thưởng thức
Trân trọng
NHHN



TỰ TRUYỆN CỦA TÍM

Điệp Mỹ Linh (Truyện ngắn)

Một buổi chiều im vắng bên dòng sông Cái Lớn. Theo hướng gió mơn man trên rừng dừa nước, Tím đẩy mái chèo một cách khoan thai, nhẹ nhàng. Chiếc xuồng nhỏ rẻ nước, lặng lờ trôi ngang đồn Nghĩa Quân. Tiếng đàn và tiếng hát nghe văng vẳng xa xa. Khi xuồng đến gần, Tím thấy một người lính đang ôm “cây đàn số 8” – do trẻ em trong làng đặt tên; vì không đứa nào biết cây đàn này tên là Guitar mà chỉ thấy thùng đàn giống như số 8 – ngồi trên hầm chống pháo kích. Người lính cứ say sưa hát:

“… Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói: ‘Thương anh!” (1)

Không thể nào Tím hiểu được ý nghĩa của lời ca. Nhưng giai điệu thiết tha, êm đềm của dòng nhạc cùng với âm thanh trầm trầm của “cây đàn số 8” và mấy tiếng “anh nhớ” và “thương anh” gieo vào lòng nàng thôn nữ – vừa qua tuổi dậy thì – nhiều ước mơ và mộng tưởng. Tím muốn “ủi” xuồng vào bờ để nghe “cho đả”; nhưng chợt nhớ, quanh đồn là khu vực quân sự, cấm lai vãng, Tím đành phải vừa chèo chầm chậm vừa lắng nghe. Bất ngờ người lính trên vọng gác chỉa súng xuống, nói lớn:

- Tránh xa! Đừng tới gần!

Tím giật mình, hơi hoảng sợ. Chợt nhớ, mỗi lần Việt cộng về làng thu thuế hoặc dọa nạt/dụ dỗ trẻ em và người làng đi theo quân “giải phóng”, Mẹ thường đem gạo/đường/cá khô, v.v… “ủng hộ” thì Việt cộng để gia đình Tím yên. Tím bắt chước Mẹ, cố nói lớn cho người lính gác nghe:

- Dạ, tui muốn biếu các anh mấy trái khóm ăn lấy thảo.
- Không được đâu. Tránh xa đi!
- “Xời”! Khóm ngọt như đường phèn…

Tím nói chưa dứt câu, chợt thấy người lính ngồi đàn trên hầm chống pháo kích ngưng đàn, ngẫng mặt, hỏi người lính trên vọng gác:

- Cái gì vậy, Lộc?
- Dạ, không có gì đâu, thiếu úy. Cô ấy muốn biếu mấy trái khóm mà em không nhận.

Quay sang, thấy khuôn mặt ngây thơ của Tím, thiếu úy nói:

- Cảm ơn em. Nếu em bán thì chúng tôi mua, trả tiền sòng phẳng; còn cho thì chúng tôi không nhận.
- Mỗi ngày xuồng của tui chở khóm ra Tắc Cậu bán sĩ; tui đâu biết mỗi trái giá bao nhiêu mà bây giờ thiếu úy biểu tui bán lẻ lại?
- Nếu em không bán thì chúng tôi không thể nhận khóm.

Tím chỉ tay về khóm cây ngoài vòng kẽm gai:

- Cho tui “tấp” xuồng vô chỗ bụi cây kia, tui đưa mấy trái khóm rồi thiếu úy cho tui “nhiu” thì cho.
- Vâng. Em tấp xuồng vô chỗ đó đi.

Thiếu úy dựa Guitar vào ụ đất rồi mở cổng đồn, đi về phía khóm cây. Tím ngẫng nhìn thiếu úy và thấy bảng tên Nguyễn Dân. Nhiều quân nhân tò mò đến gần Dân. Sau khi Tím lấy 5 trái khóm để lên bờ, Dân lục tất cả túi áo, túi quần lấy tiền ra rồi xòe tay lượng định xem số tiền đó có thể đủ trả cho 5 trái khóm hay không. Thái độ của Dân làm cho mấy anh lính cười rộ lên; rồi mọi người đều lục túi lấy tiền, trao cho Dân. Dân đến bên xuồng, căn dặn Tím:

- Đây là số tiền tượng trưng của chúng tôi để cảm ơn lòng tốt của em. Em cẩn thận. Lần sau, nếu chèo thuyền qua đây, em nhớ chèo xa xa một chút để tránh rủi ro.

Tím thiệt thà quá đổi:

- Dạ, tui biết mà. Nhưng lâu quá “hỏng” được nghe tân nhạc, chiều nay nghe thiếu úy hát bài gì hay “wá”, tui muốn nghe “cho đả” nên “tấp đại” gần bờ chút mà!

Nhóm lính trẻ lại cười rộ lên. Dân vừa trao tiền cho Tím vừa cười:

- Cảm ơn em. Em cầm tiền đi!
- Tui “hỏng” dám lấy tiền đâu, thiếu úy!
- Lúc nãy em đồng ý rồi. Nhớ không?

Tím thở dài, miễn cưỡng nhận tiền.

Về đến làng, chưa kịp “tấp” xuồng vào bờ, Tím đã thấy thằng Búng đang ngồi “chàng hãng”  trên đất, vót cây. Thấy Tím đang cột xuồng vào cây cọc, Búng vội để rựa và cây nhọn xuống, vừa chạy đến bên Tím vừa bảo:

- Mày để tao cột cho. Tay mày yếu xìu, cột không chặt, rủi trời mưa, nước “dưng” cao, xuồng sút giây, trôi mất đó, mày!

Tím chưa kịp đáp, Cha của Tím từ trong nhà bước ra, bảo:

- Búng! Tao nói với mày mấy lần rồi; đừng chơi với con Tím nữa!

Búng hơi sừng sộ:

- Tui giúp nó chớ bộ tui… ăn thịt nó sao mà làm dữ vậy?

Cha của Tím bước đến, vừa giật sợi giây dừa từ tay Búng vừa nói:

- Tao cấm mày chơi với con Tím. Mày nghe chưa, Búng?

Búng quay đi với thái độ giận dữ. Tím im lặng theo Cha vô nhà, lòng thắc mắc, không hiểu tại sao Búng là bạn của Lắm – anh của Tím – mà Cha lại không thích Búng. Vừa vào nhà, Cha đóng nhanh cửa lại, hỏi:

-  Tím! Có khi nào thằng Búng hỏi mày về thằng Lắm không?
- Dạ, hồi anh Lắm mới đi, nó hỏi một hai lần gì đó; rồi thôi.
- Mày trả lời sao?
- Thì con nói như Cha Mẹ dặn là ở đây khổ quá, anh Lắm trốn nhà đi bụi đời.
- Nó có hỏi gì nữa không?

Đồn Nghĩa Quân (Hình minh họa - internet)


Tím lắc đầu. Cha thở dài nhè nhẹ. Sự thật thì – dù có đồn Nghĩa Quân nơi ngã ba và Nghĩa Quân trong đồn thường đi phục kính ban đêm và đi tuần ban ngày – tình trạng an ninh trong làng cũng vẫn bất ổn. Vì, ban ngày Việt cộng trốn trong hầm, dưới mấy vườn khóm, các đơn vị Nghĩa Quân đi tuần, đi kích không thấy hoặc không biết được. Ban đêm Việt cộng chia ra từng nhóm nhỏ: Nhóm này ra tỉnh lộ đặt mìn để sáng xe đò chạy ngang, bị nổ, chết người, giao thông bị gián đoạn; nhóm kia vào làng bắt dân đóng thuế hoặc buộc dân làng “ủng hộ” bất cứ thứ gì; nhóm khác chiêu dụ hoặc cưỡng bức trẻ em đi theo “giải phóng” để làm “anh hùng”; nhóm khác nữa lo đặt mìn trong lòng sông để tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị nổ, chìm, v.v… Vì muốn Lắm có tương lai và cũng vì lo ngại Lắm sẽ bị Búng dụ dỗ theo Việt cộng, Cha Mẹ của Lắm lén cho Lắm qua Rạch Giá, ở nhờ nhà người Chú để đi học. Khi rảnh và cuối tuần Lắm đi chài lưới với Chú. Nhưng nếu ai hỏi về sự vắng mặt của Lắm, gia đình đều bảo là Lắm trốn đâu “mất biệt”, có lẽ theo du đảng.

Dân làng vừa hết thắc mắc về Lắm thì bắt đầu chú ý đến lời nói và hành động hơi là lạ của Búng; vì thấy Búng thường chặt cây, vót nhọn như là làm bàn chông để bẩy thú vật và đôi khi Búng vắng nhà cả tuần; nhưng vì sợ Việt cộng và Búng trả thù, không ai dám nói ra. Đó là lý do Cha Mẹ của Tím rất lo lắng khi thấy Búng cứ “rà rà” muốn kết thân với Tím.

Sáng sớm hôm sau, đang sắp khóm vào xuồng, Tím thấy toán lính Cộng Hòa đi kích về, bước hàng một dọc theo “lộ đất” cạnh bờ sông, hướng về đồn Nghĩa Quân. Bất ngờ một giọng reo vui:

- Cô ơi! Có phải cô là người hôm qua “ủi” xuồng vô đồn, cho tụi tôi khóm hay không?

Dừng tay, nhìn toán lính, nhận ra anh Nghĩa Quân gác trên vọng gác chiều hôm qua, Tím cười:

- Dạ, em đó, anh Lộc! Thấy mấy anh, em nhớ anh Lắm của em “wá” hà!
- Anh Lắm cũng đi lính Cộng Hòa, phải không?
- Ảnh chưa tới 18 tuổi, là “con trai một” mà đi lính “cái nỗi gì”, anh!

Một anh lính vừa chuyền khóm hộ cho Tím vừa nói:

- Mấy “cha” sao không phụ chất khóm lên xuồng giúp người ta mà đứng đó?

Thế là nhóm lính chuyền khóm lên xuồng cho Tím. Vừa khi đó, Dân cùng với nhóm lính khác đến, hỏi:

- Tụi mày làm gì đây?
- Công tác dân vận, thiếu úy!

Hai tiếng thiếu úy làm Tím quay vội về phía nhóm lính mới đến. Nhận ra Dân, Tím chào:

- Dạ, chào thiếu úy.
- Gọi tôi bằng anh thôi. Em cỡ tuổi với nhỏ em của tôi mà. Em tên gì?
- Dạ, tui tên Tím. Em của thiếu…ý “wên”, của anh, chắc còn đi học, phải không?
- Vâng. Còn Tím, sau giờ buôn bán có đi học hay không?
- Mèng ơi! Trường cứ bị “tụi ôn dịch” – tiếng lóng dân làng dùng để chỉ Việt cộng – về phá sập và hăm dọa thầy cô giáo hoài; không ai dám dạy. Mấy năm nay, con nít trong làng cũng như tui, đâu có trường, đâu có ai dạy mà học!

Lời nói thật thà, mộc mạc và khuôn mặt xinh xinh của Tím làm Dân nhớ cô em lâu ngày chàng chưa về thăm. Chút tình cảm này khiến Dân nói không kịp suy nghĩ:

- Nếu có người dạy, em có muốn học hay không?
-  Dạ, học chớ – mà ai thèm bỏ thì giờ dạy tui, Trời!
- Hồi đó em học lớp mấy?
- Dạ, lớp bốn.
- Tôi nghĩ nhiều anh em trong đồn có thể dạy kèm cho em.
- Dạ, dạy kèm là dạy cái gì?

Nhóm lính chưa kịp cười, chợt nhận ra ánh mắt nghiêm khắc của Dân, đành im. Dân đáp:

- Là dạy thêm, dạy ngoài giờ học sinh đến trường.
- Dạ, Mẹ tui nói ai cũng “lấy dạ đong lúa chớ ai lấy dạ đong chữ”; vì vậy tui chỉ ước sao được học tiếng Anh để làm sở Mỹ, lấy tiền giúp Cha Mẹ thôi.

Thấy toán lính dừng chân hơi lâu, trẻ em trong làng tò mò, kéo nhau đến, đứng quanh. Trong khi Dân hơi khó nghĩ vì Tím chỉ muốn đi làm sở Mỹ thì Lộc nói:

- Nếu cô Tím muốn học tiếng Anh thì chỉ có “ông thầy tui” mới dạy được chứ tụi tôi “bù trớt”!

Tím cảm thấy lòng rộn ràng vui, nhìn Dân, cười. Thấy nụ cười rạng rỡ của Tím, Dân không nỡ cắt đứt niềm hy vọng của cô gái quê xinh đẹp:

- Vâng, tôi có thể giúp em học tiếng Anh. Nhưng ngày nào em cũng đi bán khóm, làm thế nào em có thì giờ để học?
- Dạ, sáng tui phụ với Mẹ bán nước mía ngoài chợ. Trưa tui chở khóm ra Tắc Cậu bán sĩ; mà khóm gần hết mùa rồi anh ơi!

Hai tiếng “anh ơi” “ngọt lịm” của Tím làm cho nhóm lính nhìn Dân, cười. Dân nghiêm giọng:

- Nếu vậy thì tôi sẽ soạn bài bằng tiếng Việt, chỉ dẫn cho em cách phát âm. Soạn xong, khi mấy anh lính đi chợ tôi nhờ mấy ảnh ghé xe nước mía trao bài cho em. Thỉnh thoảng, nếu có dịp, tôi sẽ dò bài cho em nơi xe nước mía. Em nghĩ sao?
- Dạ, mỗi tháng anh tính “nhiu”?
- Cái cô này! Không ai bắt em trả tiền đâu!

Tím chưa kịp mừng thì nhiều tiếng “ồ” vang lên nho nhỏ trong nhóm trẻ em. Một em bé chạy vào nhà Tím, reo vui:

- Câu Mợ ơi! Ra coi nè! Chị Tím được mấy “ông” lính Cộng Hòa dạy học “hỏng” lấy tiền nè!

******
Việt cộng pháo kích (hình minh họa - internet)


Trong ánh đèn dầu leo lét, thấy Tím bậm bàn tay lại rồi vừa đọc vừa đưa từng ngón tay lên, đếm: One, two, three, four, v.v… Cha cười, hỏi:

- Tím! Mày học cái gì mà giống tụi con nít thường giấu tay sau lưng, nói “woảnh, tù, tỳ ra cái gì, ra cái này” vậy?

Tím chưa biết đáp lời Cha như thế nào, Mẹ lên tiếng:

- Ông này! Để con nó học; “chọc quê” nó chi vậy?

Cha chưa kịp đáp thì nghe tiếng súng rền vang, hướng đồn Nghĩa Quân. Bước vội ra cửa, nhìn về hướng đồn, thấy đạn hai bên đan chéo nhau, sáng rực cả một vùng, Cha quay vội vào, thét lên:

- Xuống hầm, lẹ lên! Mẹ! “Tụi ôn dịch” lại pháo kích vô đồn nữa rồi! Xuống hầm không thôi đạn lạc!

Cha giở nắp hầm. Mẹ khom người chui xuống. Vừa dợm chui theo Mẹ, Tím thấy ngọn đèn dầu chưa kịp tắt, vội quay lui để thổi cho đèn tắt cho khỏi hao dầu. Bất ngờ, Búng cùng hai người đàn ông lạ xông vào, chụp tay Tím, lôi đi, trước đôi mắt thất thần của Cha! Cha buông rơi nắp hầm, chạy theo kêu cứu. Nhưng nhà ai cũng đóng cửa “tối thui” trong khi Búng và hai “thằng ôn dịch” lôi Tím lên chiếc tắc ráng, “dông mất tiêu”! Bất chợt, Cha nghe tiếng máy tàu xa xa rồi đoàn giang đỉnh của Hải Quân VNCH đang hướng về phía đồn Nghĩa Quân. Cha “khóc ròng”: “Trời! Phải chi mấy ổng đến sớm hơn một chút thì cứu được con tui rồi!”

Riêng Mẹ, nghe miệng hầm sập “cái ầm” mà không thấy Cha và Tím chun xuống. Chờ một lúc cũng vẫn không thấy Cha và Tím, Mẹ mở nắp hầm, leo lên. Thấy Cha trong tư thế như người mất hồn, Mẹ nhìn quanh, không thấy Tím đâu cả. Mẹ gào lên:

- Con Tím đâu?

Lúc này Cha mới “hoàn hồn”, đáp:

- Thằng Búng dẫn hai thằng “ôn dịch” tới bắt nó đi rồi!

Mẹ quỵ xuống như trái mít ướt chín cây bị sút cùi!

******
Hình minh họa (internet)


Tiếng trực thăng từ xa vọng lại. Chỉ một chốc sau, ba chiếc đáp xuống nơi bãi đáp dã chiến, bên ngoài hàng rào kẽm gai của đồn Nghĩa Quân. Thiếu tá Quận trưởng, thiếu tá chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh, Dân và vài sĩ quan đến bãi đáp đón ông Tướng Vùng cùng phái đoàn đến thị sát chiến trường.

Người bị thương – không phân biệt Nghĩa Quân, vợ con của Nghĩa Quân hay là “tụi ôn dịch” – đều được đưa sang hai chiếc trực thăng. Đầy người, hai chiếc trực thăng rời vùng lửa đạn trong khi Dân hướng dẫn vị Tướng Vùng thị sát quanh đồn.

Theo sự hướng dẫn của Dân, vị Tướng Vùng và phái đoàn đi trên sự đổ nát toàn diện do nhiều đợt tấn công bằng chiến thuật “tiền pháo, hậu xung” và “xa luân chiến” của Việt cộng để lại. Vị Tướng thở dài khi thấy người lính Nghĩa Quân tiếp tục âm thầm đào xới, tìm kiếm hình hài không toàn vẹn của bạn hữu, của vợ con và của… kẻ thù!

Xác người và mảnh rời của thân người được để gần bờ sông, chờ người nhà xác nhận hoặc chờ phương tiện đưa về nguyên quán. Xác của “tụi ôn dịch” được khiêng để ngoài vòng kẽm gai, phía sau đồn, sẽ được chôn nơi vùng đất mà các “đồng chí” của họ đã nằm đó từ những trận công đồn trước đây.

Trong cảnh tận cùng của thê lương, không ai – ngay cả vợ con của các anh Nghĩa Quân – còn giọt nước mắt nào để biểu lộ niềm đau khổ của mình! Ngoài tiếng xào xạc của khóm tre, không ai có thể nghe được bất cứ tiếng động nào nơi bờ sông nhuộm máu này!

Sau khi tiễn vị Tướng Vùng cùng phái đoàn trở lại bãi đáp dã chiến, thiếu tá Quận trưởng, chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh và Dân đứng chờ trong khi vị Tướng Vùng và phái đoàn bước lên trực thăng. Trực thăng quay cánh quạt, vừa nâng thân tàu lên, thiếu tá Quận trưởng, chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh và Dân đưa tay phải lên, chào. 
Hình minh họa (Tướng Hiếu thị sát chiến trường - internet)


Trở lại đồn, sau một lúc bàn thảo, Dân cùng mọi người đi thẳng đến đoàn chiến đỉnh để về Quận họp hành quân, hoạch định kế sách thích ứng và biện pháp hữu hiệu hơn để tránh bớt tổn thất.

Chiều, từ Quận trở về, vừa từ chiếc Fom nhảy lên bờ, Dân thấy một người Nghĩa Quân bước vội đến, nói:

- Trình thiếu úy, cô Tím bị Việt cộng bắt đi tối hôm qua!

Dân trợn mắt:

- Thiệt không, mày?
- Cả làng đều biết! Bộ tui dám “giỡn mặt” với “ông thầy” sao?

Dân mím môi thật chặt. Sau khi người Nghĩa Quân quay đi, Dân nghẹn ngào nhìn ra dòng sông Cái Lớn, lòng xót xa tự hỏi, không biết giờ này Tím bị địch hành xử như thế nào? Tại sao một cô bé quê hiền lành, chất phát, thiệt thà như Tím mà cũng bị chúng nó “lôi” vào cuộc chiến một cách tàn bạo như thế?

Bất ngờ, từ radio trên một trong các chiến đỉnh, dòng nhạc quen thuộc văng vẳng trong ánh nắng chiều. Với cõi lòng tan tác như vết tích của chiến trận đêm qua còn vương vãi trong sân đồn, Dân chậm bước, lắng nghe. Đến đoạn cuối, Dân tưởng như ca sĩ đang tỏ bày nỗi niềm thiết tha của Dân âm thầm dành cho Tím:

“… Nhiều năm trời chẳng thương mình
Để anh thành kẻ bạc tình
Cầu xin cho mây về vui với gió
Dù có qua bao đắng cay
Muôn đời anh vẫn chờ em.” (2)

Đọc đến đây, Danny không thể đọc tiếp, vì quá xúc động! Cả một dĩ vãng hào hùng, khốn khó lẫn đau thương trong cuộc chiến bừng sống trong hồn chàng. Nhìn tên tác giả bài tự truyện, thấy chữ Tiffany Trần, Dân cố vận dụng trí nhớ xem trong số sinh viên ban Anh văn – do Dân giảng dạy tại Community College – cô nào tên là Tiffany Trần; nhưng không thể nhớ được.

Từ khi Hoa Kỳ có lệnh “cách ly” vì Covid-19, theo lệnh của tiểu bang, trường học đóng cửa. Học sinh, sinh viên học online. Giáo sư cũng dạy online. Để tạo nguồn cảm hứng cho sinh viên trong thời “Tàu dịch”, Dân đưa đề tài: “Hãy viết tự truyện về một phần đời của bạn”. Vì đa số sinh viên lớp Anh văn đều là người Á Đông và người Mễ, Dân đặc biệt cho phép sinh viên có thể chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để diễn đạt ý tưởng của họ.

Trong những bài tự truyện của sinh viên Việt Nam, Dân nhận thấy, đa số sinh viên không thể phân biệt được trạng thái “cụ thể” và “trừu tượng”; do đó, họ dùng những từ ngữ rất khó chấp nhận và đặt không đúng vi thế, như: Tan chảy, cận nghèo, lâm sàn, trọn gói, thể hiện, điều khiển, v.v… Chỉ có Tự Truyện Của Tím là viết theo văn phong trong sáng – đượm chút mộc mạc, bình dị, rất dễ thương – của thời VNCH. Và cũng chỉ có Tự Truyện Của Tím mới đem đến cho chàng sự xúc động vô bờ như chính chàng đang bước từng bước trên vùng đất xưa.

Sự xúc động vừa lắng dịu, Danny “rà rà” “con chuột” vào hồ sơ, danh sách sinh viên để tìm điện thoại, địa chỉ của Tiffany Trần. Sau khi bấm số, nghe tiếng “allo” từ đầu giây bên kia, Danny nói tiếng Việt:

- Cho tôi được tiếp chuyện với Tiffany.
- Xin lỗi, ai đây?
- Tôi là thầy giáo Danny Nguyễn.

Nhận ra vị giáo sư Anh văn của trường Community College mà – sau khi vợ chồng thầy ly dị – nhiều nữ sinh viên Việt Nam sang đây du học đều cố “bẹo hình bẹo dạng” để chinh phục, chỉ với mục đích được ở lại Mỹ một cách hợp pháp, Tiffany hơi lúng túng:

- Dạ… dạ, thưa thầy, em là Tiffany.

Sau vài câu chào hỏi thông thường, Danny hỏi:

- Tiffany đang làm gì đó?
Dạ, em đang theo dõi vụ chàng da đen George Floyd và các cuộc bạo loạn ở Mỹ.
- Tiffany nghĩ như thế nào về sự việc đó?
- Dạ, em nhớ người Anh có câu: “Two wrongs don’t make a right”.
- Tiffany chịu khó đọc sách và theo dõi thời sự. Tốt! Bây giờ tôi muốn hỏi Tiffany vài câu về bài Tự Truyện Của Tím, Tiffany có thể giúp tôi hay không?
- Trời! Thầy biểu cả lớp viết thì em viết chứ “sức mấy” mà em dám giúp thầy.
- Tôi chỉ muốn biết, làm thế nào Tiffany có thể biết được những chi tiết xảy ra trong đồn Nghĩa Quân sau đêm cô Tím bị Việt cộng bắt?
- Dạ, sau này gặp lại anh Lộc ở trại tỵ nạn bên Thái Lan, ảnh kể cho em nghe.
- Thì ra Tiffany là cô Tím. Đúng không?
- Dạ. Dạ, em.
- Làm thế nào Tím biết bài hát “Chờ Người” mà Tím đưa vào bài tự truyện?
- Dạ, anh Lộc kể rằng sau đêm đồn bị tấn công, thiếu úy Dân thường hát bài gì mà… “Chờ em chờ đến bao giờ…”. Em “để bụng” mấy chữ đó. Khi biết dùng iPhone em vô Google tìm thì thấy lời ca nguyên bài.
- Làm thế nào Tím biết được tâm trạng của thiếu úy Dân mà Tím viết?
- Dạ, em cứ “suy bụng ta ra bụng người”. Em nghĩ về ổng sao thì em cứ cho là ổng cũng nghĩ về em y vậy – như là niềm ước mơ vậy mà!
- Làm thế nào Tím thoát được bàn tay Việt cộng?
- Dạ, dễ “ẹc” hà, thầy! Sau thời gian ngắn, tạo được sự tin tưởng của “tụi ôn dịch”, “tụi nó” cho em đi theo mấy chiếc tác ráng để học cách làm giao liên. Một buổi chiều, chiếc tắc ráng chở em bất ngờ gặp đoàn tàu của Hải Quân VNCH từ sông Trèm Trẹm chạy ra. Em “nhảy đại” xuống sông, lặn thiệt sâu, thiệt lâu. Khi “hụt hơi” em trồi lên, bơi theo hai chiếc tàu nhỏ chạy sau cùng và được mấy ông Hải Quân vớt.
- Còn chiếc tắc ráng?
- Dạ, thấy tàu Hải Quân “tụi ôn dịch” “dông mất tiêu” chứ “sức mấy” mà dám “lạng wạng”!
- Ngã ba sông Cái Lớn và kinh Trèm Trẹm sâu lắm mà sao Tím dám nhảy xuống?
- Dạ, con nít miệt vườn như tụi em bơi như cá chứ “nhầm nhò” gì đâu!
-Làm thế nào Tím có thể trốn khỏi Việt Nam?
- Dạ, sau khi cứu được em, mấy ông Hải Quân đưa em qua Rạch Sỏi, nhắn anh Lắm vô Rạch Sỏi “nhận” em. Anh Lắm nhắn tin cho Cha Mẹ em biết chứ ảnh “hỏng” cho em trở lại làng xưa. Sau đó, ban ngày em phụ với Thiếm bán cá ở chợ Rạch Giá; ban đêm anh Lắm và em đi học Anh văn. Sau khi “tụi ôn dịch” cưỡng chiếm miền Nam, Chú Thiếm dùng “ghe nhà” đưa gia đình của Chú Thiếm, anh Lắm và em ra biển rồi qua Thái Lan.
- Tím đã tự cứu mình, tìm được cuộc sống mới mà còn đi học thêm. Giỏi lắm!
- Dạ, em đi học cho vui, vì em về hưu “non”, ở nhà một mình “buồn muốn chết”!
- Nếu vậy thì về hưu “non” để làm gì?
- Dạ, cuộc đời của em đã “bầm dập/nát nước”, không còn gì nữa! Sống được tới giờ là may rồi, bon chen cho lắm cũng “bù trất” thôi!
- Sao bi quan quá vậy? Hãy tìm vui bên con cháu. Đừng nghĩ bậy!
- “Mèng ơi!” Em có lấy chồng đâu mà có con, có cháu, thầy!
- Tại sao Tím không lập gia đình?
- Dạ, cuộc đời em “te tua” quá đổi! Hết bị Việt cộng “dần” thì tới hải tặc “dần”! Em chỉ là “cái xác không hồn” chứ còn gì đâu! Em đã tự phá thai hai lần; tưởng chết rồi! Từ đó, em triền miên sống trong sự dày vò và ân hận! Lấy ông nào mà em cứ bị những hình ảnh hãi hùng của “tụi ôn dịch”, tụi hải tặc và hai thai nhi vô tội dằn vặt thì chỉ tội nghiệp cho ông đó chứ ích lợi gì đâu, thầy!

Không thể đè nén tình cảm lâu hơn nữa, Danny nói:

- Tôi sẽ gặp Tím trong vòng một tiếng đồng hồ.

Với bản tính chất phát, thật thà, chưa bao giờ Tím nghi ngờ Danny Nguyễn chính là thiếu úy Nguyễn Dân; vì vậy, Tím rất bối rối:

- Dạ…dạ…chi vậy, thầy? Em có nói gì tầm bậy không? Thầy làm em lo “wá” hà!

Dân cười, lập lại câu nói của chàng rồi tắt điện thoại.

Cho xe chạy với tốc độ vừa phải, Dân vừa nghe GPS – Global Positioning System chỉ đường vừa mở radio. Giọng nam đang trình bày tình khúc Just the Way You Are của Billy Joel. Dân vừa gật đầu nhè nhẹ vừa hát theo nho nhỏ:

“…I wouldn't leave you in times of trouble
We never could have come this far
I took the good times; I'll take the bad times
I'll take you just the way you are...

Dân mỉm cười, vuốt mái tóc “muối” nhiều hơn “tiêu”, lòng lâng lâng trong niềm vui dịu dàng…

1.- Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn.
2.- Chờ Người của Lam Phương

ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/