Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Rắn Đầu Biếng Học (Xướng) & Giống Con Nhà (Họa)





Bài Thơ RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC

- Giai thoại về bài thơ RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC, Duy Phối đã đọc từ thuở nhỏ. Đó là một trong những giai thoại nhiêu khê. Không ai có bằng chứng để khẳng định tác giả là ai. Cũng có một số người phản bác rằng bài thơ này tác giả không phải là LÊ QUÍ ĐÔN, nhưng họ cũng chẳng đưa ra một sự khả tín nào. Cuối cùng giai thoại vẫn là giai thoại nên một bài thơ xuất sắc như thế cũng bị để ra bên lề chính sử. Và bây giờ bài thơ cũng được viết khác nhau trên những websites.
Nhất là câu thứ 6:
(1) Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
(2) Lằn lưng cam chịu vết roi da.
Còn ngày xưa Duy Phối nhớ là.
(3) Lằn lưng đâu phải vệt năm ba.
Theo Duy Phối thì câu (3) là câu đối chỉnh và hay nhất .
Điều quan trọng chúng ta đã có 1 bài thơ hay và TẠM gọi tác giả của bài thơ lá LÊ QUÍ ĐÔN.
(Huỳnh Duy Phối. Trân trọng.)

Bài thơ nổi tiếng Rắn Đầu Biếng Học được nhiều tài liệu cho là của Lê Quý Đôn, tuy nhiên cũng có vài vị học giả nghi ngờ cho là không phải của Lê Quý Đôn, trong đó có nhà thơ - học giả Trần Nhuận Minh, nhưng lại không cho biết là của ai? Nay ta, hiện tại vẫn tạm tin là của Thần Đồng Hay Chữ Lê Quý Đôn vậy (!).
(Trần Hoàng Phước Hậu)

LÊ QUÝ ĐÔN
Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726-1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂); là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời quân chủ chuyên chế".
Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóakhoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tổng hợp" mọi tri thức của thời đại.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.
(Nguồn Internet)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét